Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 86: Câu cảm thán

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 86: Câu cảm thán

Tiết 86.

CÂU CẢM THÁN

I . Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được

 - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.

 - Chức năng của câu cảm thán.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng sử dụng câu cảm thán.Biết đặt câu cảm thán.

 - Kỹ năng sống: Biết vận dụng câu cảm thán vào giao tiếp thực tiễn có hiệu quả.

3. Thái độ:

 - Giáo dục lòng yêu bộ môn và tình yêu tiếng mẹ đ4ẻ cho học sinh

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Soạn giáo án, sgk, máy chiếu, ngữ liệu, phiếu học tập.

2. Học sinh: Sgk, vở, đọc và soạn trước bài ở nhà.

 

docx 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 787Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 86: Câu cảm thán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng Tiết (TKB) Ngày dạy Sĩ số Vắng 
Tiết 86.
CÂU CẢM THÁN
I . Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được
	- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
	- Chức năng của câu cảm thán.
2. Kỹ năng:
	- Rèn kỹ năng sử dụng câu cảm thán.Biết đặt câu cảm thán.
	- Kỹ năng sống: Biết vận dụng câu cảm thán vào giao tiếp thực tiễn có hiệu quả.
3. Thái độ:
	- Giáo dục lòng yêu bộ môn và tình yêu tiếng mẹ đ4ẻ cho học sinh
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Soạn giáo án, sgk, máy chiếu, ngữ liệu, phiếu học tập.
2. Học sinh: Sgk, vở, đọc và soạn trước bài ở nhà.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
	Câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng chính của câu cầu khiến ? Lấy ví dụ cụ thể?
	( - Đặc điểm: Có từ ngữ cầu khiếnThường kết thúc bằng dấu chấm than
	 - Chức năng: Ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo
	 - Vd: Hãy tắt thuốc lá đi! )
2. Bài mới:
	* Giới thiệu bài.
	* Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.
I. Đặc điểm hình thức và chức năng:
1. Xét ví dụ: sgk
- Các câu cảm thán:
+ Vd a: Hỡi ơi lão Hac !
+ Vd b : Than ôi !
- Đặc điểm hình thức:
+ Có các từ cảm thán: Hỡi ơi, than ôi.
+ Đều kết thúc bằng dấu chấm than.
- Chức năng: Dùng bộc lộ trực tiếp tình cảm cảm xúc
+ Vd a: 'Hìi ¬i" béc lé c¶m xóc ®au xãt xen thÊt väng 
+ Vd b: " Than «i" béc lé c¶m xóc nuèi tiÕc qu¸ khø vµng son .
2. Ghi nhớ : 
 Sgk
- Chiếu vd lên màn hình, gọi hs đọc 2 vd.
- Nhận xét phần đọc của hs
- Đọc yêu cầu thực hiện.
- Phát phiếu học tập cho học sinh thảo luận theo 4 nhóm trong thời gian 3 phút.
- Chiếu đáp án lên màn hình.
- Yêu càu các nhóm trao đổi phiếu đối chiếu đáp án để nhận xét cho nhau.
 - Nhận xét kết quả của hs, tuyên dương các nhóm.
- Qua ví dụ trên em hãy cho biết câu cảm thán có đặc điểm hình thức và chức năng gì?
- Hãy đặt câu cảm thán(Dựa vào đặc điểm hình thức và chức năng của nó) 
- Gọi hs nhận xét.
- Nhận xét, đánh giá.
- Cho học sinh phân tích 1 văn bản đề nghị có sd câu cảm thán ( Chiếu văn bản lên màn hình):
+ Hãy chỉ ra kiểu văn bản và câu cảm thán có trong văn bản?
+ Sử dụng câu cảm thán trong văn bản này có phù hợp không? Vì sao?
- Trong ngôn ngữ công vụ hành chính và ngôn ngữ tư duy của văn bản khoa học có sd câu cảm thán không ?
- Câu cảm thán chủ yếu xuất hiện trong ngôn ngữ nào?
- Khái quát lưu ý.
Hãy đọc ý c bài tập 1 và xác định đâu là câu cảm thán? Câu cảm thán kết thúc bằng dấu gì?
- Từ đó em có nhận xét gì thêm về cách kết thúc câu cảm thán.
* Khái quát những lưu ý :
- Không sd câu Ct trong văn bản hành chính và văn bản khoa học.
- Một số trường hợp câu ct kết thúc bằng dấu chấm (.) hoặc dấu chấm lửng ()
- Gọi hs đọc ghi nhớ sgk
- Đọc, theo dõi.
- Theo dõi, rút kinh nghiệm
- Theo dõi.
- Trao đổi nhóm
- Trao đổi phiếu, đối chiếu đáp án, nhận xét.
- Theo dõi.
- Rút ra kết luận.
 Đặt câu.
- Nhận xét câu đã được đặt.
- Theo dõi.
- Đọc văn bản, xác định kiểu văn bản, xác định câu cảm thán và tác dụng. 
- Không phù hợp, vì đây là văn bản hành chính cần sd câu từ trang trọng ( Ngôn ngữ công vụ hành chính)
- Không.
- Trong ngôn ngữ văn chương và ngôn ngữ giao tiếp thường ngày.
- Theo dõi.
- Đọc, theo dõi
- Xác định câu CT và dấu kết thúc câu.
- Nhận xét.
- Đọc, nhớ.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
II. Luyện tập.
Bài 1.
a. Than ôi!
 Lo thay!
 Nguy thay!
- Vì có đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán:
+ Hình thức: Có từ ngữ cảm thán ( ôi, thay) và kết thúc bằng dấu chấm than.
+ Chức năng: Bộc lộ rõ niềm thương xót và nỗi lo lắng trước nguy cơ đê vỡ .
b. Hỡi cảnh rừng ghê ghớm của ta ơi!
+ Hình thức: Có từ ngữ cảm thán ( Hỡi..ơi) và kết thúc bằng dấu chấm than.
+Chức năng: Bộc lộ sự than vãn và tiếc nuối.
Bài 2.
a. Lời than thở của người nông dân dưới xã hội phong kiến.
d. Sự ân hận, day dứt của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế Choắt.
-> Cả hai câu bộc lộ trực tiếp tâm trạng nhưng ko phải là câu CT vì không có đặc điểm hình thức của câu cảm thán.
Bài 3
1. Ôi quê ta đẹp biết bao!
2. Cảnh thơ mộng quá !
3. Ôi mèo con dễ thương quá!
4. Đáng yêu làm sao những chú gà con mới nở!
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cho học sinh làm ý a, b.
- Gọi 2 học sinh lần lượt làm 2 ý bài tập.
- Nhận xét, cho điểm.
- Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Gọi 2 hs lần lượt chỉ ra nd cảm xúc 2 ý a,d.
- Hai trường hợp này có phải là câu CT không vì sao?
- Chốt lại.Nhận xét, cho điểm.
- Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 3.Tổ chức trò chơi cho học sinh( Chia 4 đội: Nhìn lên màn hình lựa chọn cho mình một ô số để mở ra bí mật sau đó đặt câu cảm thán phù hợp với bí mật đó.
- Luật chơi: các đội ( theo thứ tự) mở ra ô số , sau đó đặt câu. Trong 5 giây nếu không đặt được câu chuyển đội khác.Đôi nào đặt được nhiều câu đúng sẽ thắng.
- Đọc, theo dõi.
- Trao đổi làm bài tập
- Trình bày, nhận xét.
- Theo dõi.
- Theo dõi, làm bài tập.
- Trình bày.
- Theo dõi
- Theo dõi yêu cầu và luật chơi.
- Xung phong mở ô cửa ->Trao đổi nhóm để đặt câu và trình bày.
3. Củng cố:
	-Củng cố lại bằng sơ đồ tư duy lên màn hình
4. HDVN: 
	- Học bài, nắm chắc đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán. 	- Nắm được những lưu ý khi sd câu cảm thán.
- Chép lại hai đoạn thơ có sd câu cảm thán.
- Viết 1 đoạn văn 5 câu có sd câu cảm thán.
- Làm các bài tập còn lại 
- Chuẩn bị trước bài mới:

Tài liệu đính kèm:

  • docxngu van 7.docx