TUẦN 20
Tiết 77: QUÊ HƯƠNG
Tế Hanh
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
-Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả.
-Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
II.LÊN LỚP
1.Ổn định
2.Bài cũ:
-Đọc diễn cảm-thuộc lòng bài thơ Ong đồ. Nói rõ hai nguồn cảm hứng chủ yếu làm nên kiệt tác Thơ mới này?
-Kết cấu bài thơ Ong đồ có gì độc đáo? Chứng minh qua khổ thơ đầu và cuối.
3.Bài mới
TUẦN 20 Tiết 77: QUÊ HƯƠNG Tế Hanh I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS: -Cảm nhận được vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển được miêu tả trong bài thơ và tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả. -Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. II.LÊN LỚP 1.Ổn định 2.Bài cũ: -Đọc diễn cảm-thuộc lòng bài thơ Ôâng đồ. Nói rõ hai nguồn cảm hứng chủ yếu làm nên kiệt tác Thơ mới này? -Kết cấu bài thơ Ôâng đồ có gì độc đáo? Chứng minh qua khổ thơ đầu và cuối. 3.Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 ?Những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? Hoạt động 2 Đọc: giọng nhẹ nhàng, trong trẻo,chú ý nhịp phổ biến trong bài:3-2-3;3-5 GV cùng 2 HS đọc bài thơ Tìm hiểu chú thích ?Thể thơ và bố cục bài thơ? HS đọc 8 câu đầu ?Nhà thơ đã giới thiệu chung về làng quê biển của mình như thế nào? ?Nhà thơ tả cảnh thuyền cùng trai tráng của làng ra khơi đánh cá như thế nào? ?Có những hình ảnh nào làm em chú ý hơn cả? Vì sao? ?So sánh được sử dụng để miêu tả con thuyền có tác dụng như thế nào? Các tính từ, động từ nào cần lưu ý? ?So sánh cánh buồm giương to như mảnh hồn làng hay và ấn tượng như thế nào? GV chốt cho HS ghi bài HS đọc diễn cảm 8 câu tiếp ?Không khí bến cá khi thuyền đánh cá từ biển trở về được tái hiện như thế nào? ?Vì sao câu thơ thứ 3 của đoạn thơ lại được đặt trong dấu ngoặc kép? HS phân tích, giải thích ?Hình ảnh dân chài và con thuyền ở đây được miêu tả như thế nào? Câu thơ:"Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" có điều gì cần bàn? ?Hai câu thơ tả con thuyền nằm im trên bến sau chuyến đi dài ngày có gợi cho em cảm xúc gì? Có khiến em nhớ tới câu thơ nào của người xưa? HS phân tích, liên tưởng GV chốt cho HS ghi bài Phân tích 4 câu cuối HS đọc lại 4 câu thơ ?Nhớ làng, người thanh niên Tế hanh nhớ những gì? ?Tại sao tác giả lại nhớ nhất cái mùi nồng mặn của quê mình? HS suy luận, trả lời GV chốt cho HS ghi bài Hoạt động 3 Hướng dẫn tổng kết và luyện tập ?Cảnh quê hương của tác giả là cảnh mang những đặc điểm gì? ?Tình cảm của tác giả đối với làng quê biển của mình như thế nào? ?Bút pháp lãng mạn giúp nhà thơ sáng tạo được những hình ảnh đẹp, ấn tượng như thế nào? ?Bài thơ là tả cảnh thiên nhiện-sinh hoạt hay biểu cảm? Vì sao? HS đọc, ngẫm nghĩ nghi nhớ SGK T18 H/s đọc chú thích * HS đọc -Thể thơ 8 chữ -Bố cục: +2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê. +6 câu tiếp: Cảnh thuyền ra khơi đánh cá trong buổi sớm mai hồng. +8 câu tiếp:Thuyền cá trở về +4 câu cuối:Nôn nao nỗi nhớ làng, nhớ biển quê hương. -Giới thiệu rất tự nhiên, mộc mạc: nghề nghiệp truyền thống của làng: làng đánh cá; vị trí của làng: sống chung với nước-nước bao vây -Hình ảnh con thuyền cùng trai tráng của làng ra khơi được miêu tả trong buổi sớm mai hồng, gió nhẹ(thời tiết tốt, thuận lợi) -Hình ảnh con thuyền và hình ảnh cánh buồm trắng -So sánh con thuyền với con tuấn mã cùng với các tính từ:hăng; động từ: phăng, vượt diễn tả khí thế dũng mãnh của con thuyền đè sóng ra khơi cùng sức sống mạnh mẽ, vẻ đẹp hùng tráng của thanh niên trai tráng trong làng. -Hình ảnh cánh buồm trắng căng phồng, no gió được so sánh với mảnh hồn làng cánh buồm trở nên lớn lao, thiêng liêng vì đó cũng chính là biểu tượng của linh hồn làng chài.So sánh giữa cái cụ thể và cái trừu tượng gợi vẻ đẹp bay bổng, mang ý nghĩa lớn lao. -Một bức tranh lao động náo nhiệt, ăm ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá. -Dùng để trích nguyên văn lời cảm tạ trời yên biển lặng. -Dân chài da ngăm đen vì nắng (màu da của dân biển) -Cả thân hìnhxa xăm: Nước da ngăm nhuộm nắng,gió và những chuyến đi xa; thân hình vạm vỡ, thấm đậm vị mặn mòi, nồng toả vị xa xăm của biển -Con thuyền được nhân hoá thành nhân vật có hồn-một tâm hồn rất tinh tế. -"Con thuyền trên bến suốt ngày ngơi"(Bến đò xuân đầu trại) của Nguyễn Trãi. -Nỗi nhớ làng quê biển cứ hiện lên thường trực trong tâm trí Tế Hanh :hình ảnh con thuyền, cánh buồm, màu nước, màu trời, con cá nhớ nhất là cái mùi nồng mặn của gió biển, muối biển, của con thuyền, của thân hình người đánh cá, của làng chài Đó là mùi đặc trưng của quê hương lao động- quê hương miền biển của mình. -thiên nhiên, lao động, sinh hoạt kết hợp, toát lên vẻ đẹp trong sáng và khoẻ mạnh, đầy sức sống -tha thiết, chân thành -con thuyền ra khơi, con thuyền nghỉ ngơi trên bến; cánh buồm-mảnh hồn làng, mùi nồng mặn Nhưng nguồn gốc sâu xa là tâm hồn tha thiết và tinh tế của Tế Hanh. -trữ tình biểu cảm -HS đọc bài thơ -cho về nhà I.TÁC GIẢ-T/P II.TÌM HIỂU BÀI THƠ 1..ĐỌC -TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 2.Bố cục: 4 phần 3.Phân tích a.Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá Phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi, náo nhiệt và dạt dào sức sống. b.Cảnh thuyền cá về bến -Hình ảnh người dân chài được miêu tả vừa chân thực vừa lãng mạn và trở nên có tầm vóc phi thường. -Con thuyền vô tri đã trở nên có hồn c.Bốn câu kết Nỗi nhớ làng quê khôn nguôi của tác giả. III.TỔNG KẾT GHI NHỚ SGK IV.LUYỆN TẬP 1.HS đọc diễn cảm bài thơ 2.Viết một đoạn văn ngăn nói về tình cảm của em đối với làng quê hoặc phố phường nơi em sinh ra và lớn lên. 4. Củng cố: 1.Nội dung của bài thơ Quê hương là gì? A.Vẽ lên một bức tranh tươi sáng, sinh động về làng quê miền biển. B.Vẽ lên hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống về sinh hoạt lao động và con người làng chài. 2.Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong câu thơ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ". A.Aån dụ B.Nhân hoá C.S o sánh D.Hoán dụ 5.Dặn dò: -Về nhà học thuộc và phân tích lại bài thơ -Soạn bài: Khi con tu hú +Phân tích bức tranh mùa hè ở 6 câu thơ đầu. +Phân tích tâm trạng người tù- chiến sĩ thể hiện ở 4 câu thơ cuối. +Tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ có gì giống và khác nhau?Vì sao? (thảo luận)
Tài liệu đính kèm: