Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 73 đến tiết 88

Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 73 đến tiết 88

Tiết 73- 74 : Đọc - hiểu văn bản NHỚ RỪNG

 Thế Lữ

I/ TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

- Sơ giản về phong trào thơ mới.

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa của bài thơ Nhớ Rừng

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.

- Phân tích được chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu nước qua bài thơ ''Nhớ rừng'', yêu tự do.

II/ CHUẨN BỊ.

1. - Giáo viên: - Tranh ảnh, tư liệu về nhà thơ Thế Lữ và bài Nhớ rừng.

2. - Học sinh: tìm hiểu bài thơ.

III/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ. - kiểm tra phần soạn bài của hs.

 

doc 28 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 - Tiết 73 đến tiết 88", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2010 Ngày giảng: 27/12
Tiết 73- 74 : Đọc - hiểu văn bản Nhớ rừng
 Thế Lữ 
I/ trọng tâm kiến thức kĩ năng
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về phong trào thơ mới.
- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ tri thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do.
- Hình tượng nghệ thuật độc đáo, có ý nghĩa của bài thơ Nhớ Rừng
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn.
- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn.
- Phân tích được chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu nước qua bài thơ ''Nhớ rừng'', yêu tự do.
II/ Chuẩn bị.
1. - Giáo viên: - Tranh ảnh, tư liệu về nhà thơ Thế Lữ và bài Nhớ rừng.
2. - Học sinh: tìm hiểu bài thơ.
III/ Tiến trình bài dạy.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. - kiểm tra phần soạn bài của hs.
3. Bài mới.
*Hoạt động 1: Tạo tâm thế
-Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: thuyết trình.
*Hoạt động 2: Tri giác
- Thời gian: 20 phút
- Phương pháp: thuyết trình , vấn đáp, nêu vấn đề
- Kĩ thuật: hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn làm vở bt ,kt động não, khăn phủ bàn
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
-Nêu cảm nhận của em về giọng điệu bài thơ?
* Đọc mẫu bài thơ.
- Gọi 2 hs đọc lại.
-Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Thế Lữ.
Gv bổ sung.
-Bài thơ Nhớ rừng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến tư tưởng, tình cảm của nhà thơ?
-Nêu phương thức biểu đạt của bài thơ?
 Tâm trạng cảm xúc của con hổ trong bài thơ được diễn tả theo mạch trình tự nào?
- Bố cục của VB?
( giọng ào ạt, phóng khoáng , có chất bi hùng)
- đọc bài .
- nhận xét cách đọc của bạn .
- Nêu những nét chính về nhà thơ.
- Nghe , ghi những thông tin cần thiết về nhà thơ.
 - Hoàn cảnh nước mất nhân dân nô lệ nhà thơ chán ghét thực tại và khao khát cuộc sống tự do
- Nêu phương thức biểu đạt và trình tự mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình 
- Trình bày, nhận xét
I. Đọc- chú thích.
1. Đọc.
2. Chú thích.
a. Tác giả.
- Thế Lữ ( 1907- 1989), Nguyễn Thứ Lễ, quê ở BắcNinh. 
-Ông là nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới buổi đầu.
-Hồn thơ dồi dào lãng mạn, góp phần quan trọng vàođổi mới thơ ca , đem lại chiến thắng cho Thơ Mói.
- Ngoài sáng tác thơ, còn viết truyện, kịch nói. Tác phẩm chính: Mấy vần thơ ( 1935), Vàng và máu ( 1934), 
b. Tác phẩm:
- Hoàn cảnh sáng tác: Trước cách mạng
- vị trí: là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Thế Lữ.
- phương thức biểu đạt: biểu cảm.
- Bố cục: 3 phần .
*Hoạt động 3: Phân tích
- Thời gian: 45 phút
- Phương pháp: thuyết trình , vấn đáp, nêu vấn đề
- Kĩ thuật: hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn theo kt động não
* Gọi hs đọc đoạn 1.
- Đọc đoạn thơ đầu , em có ấn tượng gì về tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt của vườn bách thú?
-Tâm trạng đó được đặc tả qua từ ngữ nào trong đọan thơ? Phân tích giá trị biểu đạt của từ ngữ đó?
* Bình "Gậm một khối căm hờn"
-Vì sao con hổ lại mang tâm trạng "căm hờn" như thế?
- mất tự do
- nỗi nhục bị biến thành trò chơi.
- nỗi nhục và bất bình khi phải chịu ngang hàng cùng gấu , báo
-Vì sao con hổ lại cảm thấy nhục nhằn và bất bình?
 * gợi mở những giả thiết lí giải nỗi nhục của hổ.
- Em có nhận xét gì về những từ ngữ được sử dụng trong đoạn thơ?
-Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của ai? được diễn tả qua những chi tiết nào?Đó là một cảnh tượng như thế nào?
- Cảnh tượng đó gây lên phản ứng nào trong tình cảm của hổ? 
-Hãy chỉ ra cách ngắt nhịp và giọng điêu của những câu thơ trong khổ 4. Cách ngắt nhịp đó gợi em liên tưởng đến điều gì?
-Từ đó em hiểu "niềm uất hận ngàn thâu"là như thế nào?
- Từ hai đoạn thơ trên , em hiểu gì về thái độ sống và nhu cầu sống của con hổ trong vườn bách thú? Thực chất đó là tâm sự của ai?
* khái quát và chuyển ý.
- Cảnh sơn lâm được gợi tả qua những chi tiết thơ nào?
- Nhận xét về cách dùng từ ngữ trong những lời thơ này?
-Hình ảnh của chúa tể muôn loài hiện lên như thế nào giữa không gian ấy?
-Có gì đặc sắc trong từ ngữ, nhịp điệu của những lời thơ miêu tả chúa sơn lâm?
-Từ đó hình ảnh chúa tể được khắc hoạ mang vẻ đẹp như thế nào?
* Khái quát.
- Đọc đoạn 3
-Có ý kiến cho rằng đoạn thơ là một bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy , hùng vĩ và tráng lệ. Em hãy chứng minh ý kiến trên.
* Hướng dẫn hs phân tích vẻ đẹp của một số hình ảnh, ngôn từ tiêu biểu:
- Em hiểu như thế nào vể hình ảnh : đêm vàng và chiều lênh láng máu sau rừng.
(hình ảnh ẩn dụ diễn tả vẻ đẹp lãng mạn , dữ dội của đại ngàn. Đó còn là những sáng tạo độc đáo đậm nét của thơ Mới.)
-Giữa thiên nhiên ấy , chúa tể của muôn loài đã sống một cuộc sống như thế nào?
- Trong đoạn thơ này điệp từ " Nào đâu" kết hợp với câu thơ cảm thán Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? có ý nghĩa gì?
- Em hãy chỉ ra sự đối lập giữa cảnh con hổ trong vườn bách thú với cảnh con hổ ngự trị nơi núi rừng ngày xưa. Theo em sự đối lập này có ý nghĩa gì?
- Đọc đoạn cuối và cho biết:
 giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian như thế nào?
- Câu thơ cảm thán mở đầu và kết thúc đoạn thơ có ý nghĩa gì?
-Từ đó giấc mộng ngàn của hổ là một giấc mộng như thế nào?
-Giấc mộng ấy có phải là một bi kịch không?
- Hs đọc đoạn 1.
- Quan sát đoạn 1.
- nêu ấn tượng chung.
- tìm từ ngữ đặc tả tâm trạng: gậm , khối căm hờn, nhục nhằn.
- Nghe, hiểu.
- Lí giải tâm trạng của con hổ.
- Giải thích, bổ sung
- nhận xét ngôn từ: động từ , tính từ có sắc thái biểu cảm mạnh.
- Đọc đoạn 4.
- trả lời.
- nhận xét.
- trả lời
- trả lời 
- Đọc khổ 2.
- Nêu chi tiết thơ.
- Nhận xét.
- nêu chi tiết thơ.
- Nhận xét 
- cảm nhận .
- Thảo luận trong nhóm nhỏ.
- Một số đại diện trình bày.
- trả lời.
- Nghe.
- Nêu chi tiết thơ.
- Trình bày.
( nỗi tiếc nuối da diêt, đau đớn của con hổ đối với qua khứ huy hoàng của mình)
- trả lời.
- nêu chi tiết.
- trả lời.
- Đọc
- Nhận xét.
- Hs trả lời.
II. Phân tích.
1. Cảnh con hổ ở vườn bách thú.
a. Nỗi căm hờn.
- gậm một khối căm hờn
- nằm dài ; sa cơ ; nhục nhằn tù hãm; làm trò lạ mắt; chịu ngang bầy
=> Cảm xúc căm hờn kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối không có cách nào giải thoát được.
b. Niềm uất hận.
 + cảnh vườn bách thú :
- hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng- Dải nước đen giả suối- Dăm vừng lá hiền lành
-> giả dối , nhỏ bé , vô hồn .
-> giọng giễu nhại, cách ngắt nhịp ngắn dồn dập ở hai câu đầu, kéo dài ở những câu tiếp theo gợi tả cảm xúc.
=>Trạng thái u uất, bực bội, chán gét kéo dài vì phải chung sống với mọi sự tầm thường giả dối.
=> Chán gét sâu sắc thực tại tù túng, tầm thường, giả dối và khao khát cuộc sống tự do , chân thật.
2. Con hổ ở chốn giang sơn hùng vĩ.
+ Khổ 2:
- Cảnh sơn lâm: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn thét núi / điệp từ "với" , các động, tính từ mạnh cả, già, gào, thét gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng.
- Hình ảnh con hổ: Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng- Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng- Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc- Trong hang tối mắt thần khi đã quắc- Là khiến cho mọi vật đều im hơi / các từ gợi tả hình dáng và hoạt động của hổ, nhịp thơ ngắn, thay đổi.
=> Ngang tàng, lẫm liệt giữa núi rừng uy nghiêm , hùng vĩ.
+ Khổ 3:
- Bộ tranh tứ bình: Đêm vàng, Ngày mưa, Bình minh, Những chiều.
-> rực rỡ , huy hoàng, náo động, hùng vĩ , bí ẩn.
- Cuộc sống của chúa tể: 
Say mồi đứng uống ánh trăng tan
Lặng ngắm giang sơn ta đổi mới.
Giấc ngủ ta tưng bừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt.
->Thể hiện khí phách ngang tàng , làm chủ thiên nhiên với một nội tâm đa dạng phong phú. 
=> Cảnh tượng con hổ tự do dũng mãnh nơi núi rừng hùng vĩ , tráng lệ đối lập gay gắt với thực tại tù túng nơi vườn bách thú thể hiện khát vọng mãnh liệt về một cuộc sống tự do cao cả.
3. Khao khát giấc mộng ngàn..
- Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn.
-> Mãnh liệt , to lớn, nhưng đau xót , bất lực.
*Hoạt động 4: Khái quát, đánh giá
- Thời gian: 10 phút
- Phương pháp: vấn đáp, nêu vấn đề
- Kĩ thuật: hoạt động cá nhân kết hợp với thảo luận nhóm bàn theo kt động não
* Hướng dẫn hs tổng kết.
- Nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ: ( cảm hứng, hình tượng thơ, hình ảnh thơ, nhịp điêu, ngôn từ)
- Bài thơ thể hiện nội dung gì?
- Thảo luận nhóm, trình bày, bổ sung.
- Rút ra bài học
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật.
- Cảm hứng lãng mạn.
- Hình tượng thích hợp và đẹp.
- H/ảnh thơ giàu chất tạo hình.
- Ngôn ngữ và nhịp điệu thơ phong phú
2. Nội dung:
- Bài thơ thể hịên sâu sắc nỗi chán ghét thực tại tầm thường tù túng và niềm khao khát tự do mãnh liệt.
* Ghi nhớ.
4. Luyện tập- củng cố.
- Đọc bài thơ em thích nhất những câu thơ nào ? Vì sao?
5. Hướng dẫn học bài.
- Đọc thuộc lòng bài thơ.
- Soạn bài Quê hương.
-----------------------------------------
Ngày soạn: 20/12/2010 Ngày giảng: 30/12
Tiết 75: Câu nghi vấn.
I/ trọng tâm kiến thức kĩ năng
1.Kiến thức: - Đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. 
 - Chức năng của câu nghi vấn : dùng để hỏi.
2. Kĩ nẵng : - Nhận biết và hiểu được tác dụng câu nghi vấn trong văn bản cụ thể
 - Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu dễ lẫn.
3. Thái độ: Bước đầu ý thức sử dụng câu nghi vẫn trong giao tiếp.
II/ Chuẩn bị.
- Gv: Hệ thống ví dụ và bài tập.
 - Hs : Đọc bài., xem lại kiểu câu nghi vấn đã học ở bậc tiểu học.
III/ Tiến trình bài dạy.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. - Nêu những kiểu câu chia theo mục đích nói.
3. Bài mới.
Hoạt động 1 : Giới thiệu bài ( tạo tâm thế )
Phương pháp : Vấn đáp, Thuyết trình
 Thời gian : 2 phút
Hoạt Động 2, 3, 4 : Tìm hiểu bài ( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm)
- Phương Pháp : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình...
- Kĩ thuật : Phiêú học tập ( vở luyện tập Ngữ văn), Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não
- Thời gian : 20 phút 
Hoạt động củ thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
- Yêu cầu hs đọc ví dụ.
-Trong đoạn trích trên, câu nào là câu nghi vấn?
Những đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu nghi vấn?
- Câu nghi vấn trong đoạn trích trên dùng để làm gì?
- Hướng dẫn học sinh đặt một số câu nghi vấn
- Qua đó em hiểu như thế nào về hình thức và chức năng chính của câu nghi vấn?
- Quan sát ví dụ.
- Đọc ví dụ.
- Xác định câu nghi vấn.
- Nêu đặc điểm hình thức:
+ Dấu kết thúc câu: ?
+ Từ ngữ nghi vấn: có...không; Thế làm sao; Hay là; 
- Nêu công dụng.
- Một số cặp hs tạo câu nghi vấn.
- Rút ra ghi nhớ
I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính.
1. Ví dụ: Vẻ nghi ngại hiện ra sắc mặt, :
- Sáng ngày người ta đấm u có đau không?
 Chị Dậu khẽ gạt nước mắt:
- Không đau con ạ!
-Thế làm sao u cứ khóc mãi mà không ăn khoai? Hay là ?
 (NgôTất Tố, Tắt đèn)
2. Ghi nhớ.
* Câu nghi vấn là câu:
- Có những từ nghi v ... nh thường nữa không? Vì sao?
* Giải thích thêm thú thưởng nguyệt của các bậc tao nhân mặc khách đời xưa.
-Và em cảm nhận được tâm trạng gì của Bác trước cảnh đẹp ngoài trời?
 “ Đối thử lương tiêu nại nhược hà?”
 Câu thơ dịch là một câu trần thuật, còn câu nguyên tác là một câu nghi vấn. Có gì khác nhau về ý nghĩa giữa hai câu thơ này?
* nêu nét tâm trạng bối rối đến mất tự chủ thể hiện trong nguyên tác mà lời thơ dịch chưa lột tả hết được.
* khái quát ý hai câu thơ đầu.
*Yêu cầu hs đọc 2 câu cuối.
- Trong 2 câu cuối của bài thơ chữ Hán, sự sắp xếp vị trí các từ "nhân" , "song" , "nguyệt" ( thi gia; song; minh nguyệt) có gì đặc biệt?
( chữ "song" luôn ở giữa)
- Sự sắp xếp như vậy và việc đặt 2 câu dưới dạng đối nhau có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
+ song sắt nhà tù luôn ở giữa ngăn cách người và trăng.
+ người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để ngắm trăng.
+ vầng trăng đi qua song sắt nhà tù để ngắm nhà thơ.
+ Sự giao hoà trọn vẹn giữa người và trăng trong một tình cảm mãnh liệt.
+ sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ- thi sĩ.
- Qua đó em cảm nhận được những vẻ đẹp nào trong tâm hồn của Bác?
- Nêu nét đắc sắc của bài thơ về các phương diện: Đề tài, thi liệu, thể thơ, cấu trúc, ngôn từ.
- Qua bài thơ => bức chân dung tự hoạ như thế nào về con người Bác?
*H/dẫn phân tích bài Đi đường.
- Nêu phương hướng phân tích bài thơ : theo kết cấu khai, thừa, chuyển, hợp.
-Câu thơ đầu mở ra ý chủ đạo của bài thơ. Đó là gì?
- Trong câu thơ , Bác đã sử dụng biện pháp nghệ thuật điệp ngữ (lặp lại 2 lần cụm từ “tẩu lộ”) có tác dụng gì?
- câu thứ 2 miêu tả đường đi khó ntn? Biện pháp nghệ thuật nào đã góp phần nhấn mạnh sự khó khăn đó?
- Hai câu thơ đầu phải chăng chỉ nói đến nỗi gian lao của việc đi đường núi?
- Từ chỗ nói về khó khăn khi đi đường, Bác đã chuyển sang nói về điều gì?
* giảng vị trí của câu chuyển trong bài thơ( vút lên bất ngờ, làm chuyển mạch cả bài thơ) 
 Bình việc đi đường thắng lợi của người cách mạng: câu thơ thoáng nghe như một thông báo nhưng cũng chứa đựng một suy ngẫm sâu săc....
- Đọc câu thơ cuối và so sánh tư thế của con người ở câu này với câu 2.
- Hỉnh ảnh thơ gợi cảm giác ?
-Câu thơ cuối không chỉ là câu miêu tả đơn thuần mà ngụ ý sâu sắc. Đó là ý gì?
HĐ 5 Hướng dẫn hs tổng kết.
-Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?
-Bài thơ có những ý nghĩa gì?
- Yêu cầu hs ghi phần tổng kết vào vở.
- Đọc.
- Trả lời( đặc biệt, thiếu thốn)
- Trả lời( không bình thường với thú chơi của các bậc thi nhân xưa)
- Đọc.
- Giải thích.
- Nghe.
- Trả lời( rung động đến bối rối, xao xuyến)
- Trả lời.
- Nghe.
- Đọc.
- nhấn mạnh hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù, tình yêu thiên nhiên mãnh liệt, sức mạnh tinh thần kì diệu
- ( Tình yêu thiên nhiên, tinh thần lạc quan, phong thái ung dung , tự tại...)
- Trả lời( chuyện đi đường gian nan)
- Trả lời( nổi bật ý thơ, tạo giọng điệu suy ngẫm)
- ( vượt qua trùng trùng núi cao)
- Điệp ngữ.
- Trả lời ( Gian khó của đường đời, đường cách mạng).
- ( sự khó khăn kết thúc, người đi đường đã lên đến điểm cao tột cùng)
- Nghe.
- tư thế đối lập hoàn toàn...
- thoải mái mở ra không gian bát ngát
- Trả lời( Hạnh phúc của người chiến thắng)...
- Trả lời.
- Trả lời.
II. Phân tích.
A. Ngắm trăng.
1. Hai câu thơ đầu.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
- Hoàn cảnh đặc biệt: trong nhà tù, thiếu thốn và khắc nghiệt.
- Tâm trạng: rung động trước vẻ đẹp của đêm trăng đến bối rối, mất tự chủ.
* Dù đang là thân tù song người chiến sĩ cách mạng vĩ đại vẫn yêu thiên nhiên một cách say mê và hồn nhiên với những rung động mãnh liệt.
2. Hai câu thơ cuối.
 Nhân hướng song tiến khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
- cấu trúc đăng đối: nhân- song- nguyệt; câu trên với câu dưới.
- phép nhân hoá: nguyệt tòng, khán thi gia.
=> Cuộc vượt ngục tinh thần của người tù cách mạng Hồ Chí Minh để đến với vầng trăng tri kỉ.
- tình yêu t/ nhiên mãnh liệt , tinh thần lạc quan, phong thái ung dung vượt lên sự tàn bạo của nhà tù.
3. Tổng kết.
- Nghệ thuật: màu sắc cổ điển( đề tài, thi liệu cổ, cấu trúc) kết hợp với tinh thần thời đại; ngôn ngữ thơ giản dị, hàm súc, dư ba.
- Nội dung: Vẻ đẹp của tâm hồn , nhân cách lớn vừa rất nghệ sĩ vừa có tinh thần thép của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
B. Đi đường.
1. Câu khai.
 Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan.
- điệp ngữ: tẩu lộ-> nổi bật thơ đi đường thật khó khăn.
- giọng điệu suy ngẫm
-> câu thơ là kết quả của một sự trải nghiệm thực tế nên mang nặng suy nghĩ và cảm xúc.
2. Câu thừa.
Trùng san chi ngoại hựu trùng san.
- điệp ngữ: trùng san-> làm nổi bật hình ảnh thơ và nhấn mạnh sự chồng chất khó khăn và gian nao cứ triền miên như bất tận.
-> khó khăn của việc đi đường núi cũng như con đường cách mạng.
3. Câu chuyển.
Trùng san đăng đáo cao phong hậu.
-> mọi gian nao đã kết thúc, người đi đường đã đứng trên điểm cao tột cùng.
4. Câu hợp.
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
- Tư thế: khách ung dung, say đắm ngắm nhìn phong cảnh đẹp - tư thế của người chiến thắng chủ động. kiêu hãnh trong niềm hạnh phúc tột đỉnh.
- Hình ảnh thơ mở ra sự bát ngát.
-> Niềm hạnh phúc lớn lao của người chến sĩ cách mạng khi cách mạng hoàn toàn thắng lợi sau bao gian khổ hi sinh.
5. Tổng kết.
- Nghệ thuật: ngôn ngữ bình dị, cô đọng, ý và lời chặt chẽ, lô gic, nhiều điệp ngữ có hiệu quả nghệ thuật.
- Nội dung: Bài thơ có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen nói về việc đi đường núi, nghĩa bóng ngụ ý về con đường cách mạng, đường đời: lâu dài,gian khổ nhưng nhất định sẽ thắng lợi.
4. Củng cố.
- Đọc lại bài thơ, đọc ghi nhớ.
5. Hướng dẫn học bài.
- Tìm 5 bài thơ của Bác thể hiện tình yêu trăng .
-----------------------------------
Ngày soạn: 14/01/2011 Ngày giảng:24/01
Tiêt 86: Câu cảm thán.
I. Trọng tâm kiến thức kĩ năng.
1. Kiến thức: - Đặc điểm hình thức của câu cảm thán; - Chức năng của câu cảm thán.
2. Kĩ năng: - Nhận biết câu cảm thán trong các VB; 
 - Sử dụng câu cảm thán phù hợp với tình huống giao tiếp.
3. Thái độ: Sử dụng đúng hình thức và chức năng câu cảm thán trong tạo lập VB
II. Chuẩn bị.
Gv: Hệ thống ví dụ và bài tập.
Hs: đọc trước bài.
III. Các bước lên lớp
I. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Câu cầu khiến có đặc điểm và chức năng gì?
- Làm bài tập 2 trang 32.
3. Bài mới.
*Hoạt động 1: Tạo tâm thế
-Thời gian: 2 phút
- Phương pháp: thuyết trình.
Hoạt Động 2, 3, 4 : Tìm hiểu bài ( Đọc, quan sát và phân tích, giải thích các ví dụ, khái quát khái niệm)
- Phương Pháp : Vấn đáp ; Nêu vấn đề, thuyết trình...
- Kĩ thuật : Phiêú học tập ( vở luyện tập Ngữ văn), Khăn trải bàn, Các mảnh ghép, động não
- Thời gian : 20 phút 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
Ghi chú
* H/dẫn hs tìm hiểu đặc điểm và chức năng của câu cảm thán.
- Yêu cầu hs đọc các ví dụ a,b trong mục I.
-Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cảm thán?
-Đặc điểm hình thức nào cho biết đó là câu cảm thán?
- Câu cảm thán được dùng để làm gì? Khi viết đơn, biên bản, hay trình bày kết quả hay giải một bài toán... có thể dùng câu cảm thán không? Vì sao?
* Hướng dẫn hs rút ra ghi nhớ.
- Quan sát vd.
- Đọc.
- Xác định, trả lời.
- Thảo luận, trình bày.
- Trình bày, bổ sung.
- K/quát ndung bài học
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1 Ví dụ:
a. Hỡi ơi lão Hạc!-> đau đớn, thất vọng. 
b. Than ôi!-> đau đớn, tiếc nuối.
2. Nhận xét.
- Đặc điểm hình thức: có từ ngữ cảm thán, kết thúc bằng dấu chấm than.
- Chức năng: bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói, viết.
- Xuất hiện trong ngôn ngữ nói hàng ngày hoặc trong ngôn ngữ văn chương.
3. Ghi nhớ. SGK trang 45.
Hoạt động 5 : Luyện tập , củng cố 
Phương pháp : Vấn đáp giải thích
Kĩ thuật : Khăn trải bàn, các mảnh ghép, dùng các phiếu ( Phần III, Vở LTNV); 
Thời gian : 18-20 phút.
*Hướng dẫn luyện tập.
Bài tập 1, 2 : Làm theo nhóm nhỏ.
- Yêu cầu một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
* Chuẩn xác kiến thức.
Bài 3: Làm cá nhân.
Vd: Tình cảm của mẹ dành cho con sâu nặng biết chừng nào!
- Chao ôi, mặt trời mọc rực rỡ làm sao!
- Thảo luận nhóm nhỏ.
- Trình bày kết quả thảo luận.
- Cá nhân lên bảng thực hiện
II. Luyện tập.
Bài tập 1: 
- Than ôi!
- Lo thay! Nguy thay!
- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
- Chao ôi...
- Các câu còn lại không phải là câu cảm thán vì không có từ ngữ cảm thán.
Bài 2: 
a. Lời than thở oán trách của người nông dân dưới chế độ phong kiến.
b. Lời than thở oán trách của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh.
c. Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống.
d. Tự oán trách bản thân mình.
- Không phải là câu cảm thán vì không có từ ngữ cảm thán.
4. Củng cố.
Bài tập 4: Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn câu cầu khiến và câu cảm thán.
Kiểu câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng
Câu nghi vấn
Có từ ngữ nghi vấn hoặc có từ hay
Thường kết thúc bằng dấu ?
- Dùng để hỏi, cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe doạ , bộc lộ cảm xúc...
Câu cầu khiến
Có từ ngữ cầu khiến hoặc ngữ điệu cầu khiến
- Thường kết thúc bằng dấu chấm than.
- Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo...
Câu cảm thán
- Có từ ngữ cảm thán.
- Thường kết thúc bằng dấu!
- Dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói, ngườiviết.
5. Hướng dẫn học bài.
- Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ một bài thơ đã học trong đó sử dụng câu cảm thán.
-----------------------------------------------------------
Ngày soạn: 18/01/2011 Ngày giảng:28/01
Tiết 87- 88: Viết bài tập làm văn sô 5.
I. Chuẩn kĩ năng cần đạt.
- Rèn luyện kĩ năng thu thập, tìm hiểu, tích luỹ tư liệu phục vụ cho viết văn thuyết minh.
- Rèn kĩ năng làm một bài văn thuyết minh hoàn chỉnh về thể loại văn học.
II. Chuẩn bị.
- Hướng dẫn hs tìm kiếm, thu thập tư liệu phục vụ cho bài viết.
III. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra.
Gv: chép đề bài lên bảng: 
Đề 1:
Thuyết minh về thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật hoặc song thất lục bát 
Đề 2: Hãy thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở quê hương em ?
3. Đáp án.
Đề 1:
* Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh.
* Thân bài: Lần lượt thuyết minh các khía cạnh của thể thơ
+ Nguồn gốc
+ Cấu trúc.
+ Giá trị.
* Kết bài: Khẳng định vẻ đẹp của thể loại
Đề 2:
* Mở bài: Giới thiệu vị trí và ý nghĩa của danh lam .
* Vị trí địa lí, quá trình hình thành, phát triển , tu tạo, cấu trúc , quy mô, từng mặt, từng phần, phong tục lễ hội 
* Kết bài: Nêu thái độ và tình cảm với danh lam.
Yêu cầu chung: - Tri thức phải đảm bảo tính chính xác.
 - Ngôn ngữ rõ ràng, có txen yếu tố miêu tả trong quá trình thuyết minh.
 - Đảm bảo các ý cơ bản.
4. Thu bài.
5. Hướng dẫn học bài.
- Hệ thống phương pháp thuyết minh các loại đối tượng đã học.
------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van8tuan 2024HP.doc