Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 25, 26: Đánh nhau với cối xay gió

Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 25, 26: Đánh nhau với cối xay gió

ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp hs

- Thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt.

- Đánh giá đúng đắn các mặt tốt, xấu của hai nhân vật.

- Rút ra bài học thực tiễn.

II. Tiến trình lên lớp:

A. Kiểm tra: ( câu hỏi trắc nghiệm về văn bản Cô bé bán diêm)

B. Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1607Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 tiết 25, 26: Đánh nhau với cối xay gió", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7
Tiết 25,26 (1,2) ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ
Ns: 3.10.09
Nd:5.10.09 
Mục tiêu cần đạt : Giúp hs
Thấy rõ tài nghệ của Xéc-van-tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê, Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt.
Đánh giá đúng đắn các mặt tốt, xấu của hai nhân vật.
Rút ra bài học thực tiễn.
II. Tiến trình lên lớp:
A. Kiểm tra: ( câu hỏi trắc nghiệm về văn bản Cô bé bán diêm)
B. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 Giới thiệu bài
Gv giới thiệu về nhà văn Xéc- van-tét và tiểu thuyết Đôn Ki-hô- tê ngắn gọn. Giới thiệu về những chiếc cối xay gió, công dụng
( tranh sưu tầm).
Hoạt động 2 Hướng dẫn tìm hiểu chung
* Gv nêu y/c đọc ( giọng có lúc như nghiêm trang, có lúc như dí dỏm, hài hước). Gv đọc mẫu một đoạn, hs đọc tiếp từng em.
* Văn bản có 3 phần: trước, trong, và sau khi đánh nhau với cối xay gió. Em hãy xác định giới hạn từng phần.
(đọc phần chú thích văn bản)
Hình ảnh của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa được miêu tả ra sao?
So sánh hai nhân vật đó?
Hai hình ảnh đó đặt cạnh nhau làm cho người đọc thấy thế nào?
( tương phản đến độ hài hước) 
( gv cho hs xem tranh tư liệu)
(đọc từ đầu không cân sức)
Khi nhìn thấy, hai thầy trò đã có nhận định khác nhau như thế nào?
( X.Pan-xa cho là những cối xay gió những Đ.Ki-hô-tê lại cho là những tên khổng lồ)
- Em thấy ai buồn cười hơn? Vì sao? 
- Nguyên nhân nào Đ.Ki-hô-tê lại có cái nhìn kỳ lạ như vậy?
Còn X.Pan-xa thì sao?
(đọc tiếp .toạc nửa vai)
Sau khi nhận định những cối xay gió là những tên khổng lồ, Đôn Ki-hô-tê đã làm gì?
Em thấy hành động đó như thế nào? Vì sao?( hành động tuy gan dạ, dũng cảm nhưng lại nực cười vì chàng lại đánh nhau với vật vô tri vô giác)
Còn X. Pan- xa thì sao? Tại sao lại không yểm trợ chủ? 
( thấy đúng thực tế, có phần hơi nhút nhát, nhưng làm đúng phận sự khi chủ nguy nan)
(đọc tiếp đến hết)
Sau khi đánh nhau, Đôn Ki-hô-tê bị thương, nhưng chàng đã có thái độ như thế nào? Vì sao? ( không rên rỉ, kêu la , bắt chước các hiệp sĩ trong truyện)
Trong lời nói của X.Pan-xa, em thấy lão là người như thế nào, có khác gì với chủ của lão? ( lão có óc thực tế, nhưng lại nhút nhát, nếu không muốn nói là hơi hèn nhát)
Đến giờ ăn, giờ ngủ thì hai nhân vật như thế nào?
Tại sao chàng Đon vẫn không thiết? ( bắt chước truyện để nghĩ đến tình nương). Đó đúng là con người như thế nào? ( lãng mạn, mơ mộng hão huyền)
- Trái lại, lão X. Pan-xa lại có đầu óc như thế nào? ( thực dụng, có phần dung tục)
- Tóm lại, qua câu chuyện trên, ta thấy hai nhân vật được xây dựng như thế nào với nhau? ( tương phản)
- Hai nhân vật đã tương phản ở những mặt nào?
Chính sự tương phản này có tác dụng như thế nào? ( tạo ra sự hài hước, nhân vật này làm nổi bật nhân vật kia, bổ sung cho nhau)
Gọi hs đọc ghi nhớ
Tìm hiểu chung:
Đọc:
Chú thích:
Tác giả: Xéc- van- tét ( 1547-1616) là nhà văn Tây Ban Nha.
Văn bản: trích tiêủ thuyết “Đôn Ki-hô-tê”
Bố cục: 
- Trước khi đánh: (không cân sức)
- Trong khi đánh:(toạc nửa vai)
- Sau khi đánh:( còn lại)
II. Nội dung văn bản:
1/ Hình ảnh của Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa:
Đôn Ki-hô-tê Xan-chô Pan-xa 
- dòng dõi quí tộc - nông dân
- Cao lênh khênh - Béo lùn
- ngựa gầy còm - lừa thấp lè tè
 ↓ ↓ 
 Trông càng cao trông càng thấp
→ Hình ảnh trái ngược, tương phản đến độ hài hước.
2/ Diễn biến các sự việc 
a. Trước khi đánh nhau:
Hai nhân vật nhìn thấy và nhận định về những cối xay gió
Đôn Ki-hô-tê 
- ba bốn chục tên khổng lồ tưởng tượng
- có cánh tay dài ngoẵng mê muội 
( do đọc nhiều truyện kiếm hiệp)
X.Pan-xa
- những cối xay gió tỉnh táo
b. Trong khi đánh nhau:
Thái độ và hành động mỗi người
Đôn Ki-hô-tê
thúc ngựa xông lên gan dạ 
“ chớ có chạy trốn” dũng cảm
thầm mong nàng
Đuyn-xi-nê-a cứu giúp ↓
lấy khiên che kín, tay nhưng 
lăm lăm ngọn giáo, đâm nực cười
vào cánh quạt
X. Pan-xa
 - vội thúc lừa đến cứu, can ngăn chủ
Khuyên bảo chủ không được 
 Nâng, đỡ chủ lên ngựa đành đứng nhìn hậu quả 
c. Sau trận đánh: 
Quan niệm và cách xử sự của hai nhân vật
Khi bị đau đớn: 
Đôn Ki-hô-tê X. Pan-xa
- không được rên -hơi đau là rên
dù xổ cả ruột ngay.
 ↓ ↓ 
nhất nhất theo thực tế, nhưng
truyện đọc có phần nhút nhát
Về chuyện ăn, chuyện ngủ
Đôn Ki-hô-tê X. Pan-xa
- chưa cần ăn, nghĩ - vừa đi vừa đánh
đến người yêu đủ chén, tu rượu
 no
- không cần ngủ - ngủ một mạch
 ↓ ↓
 sống trong ảo tưởng thiết thực 
 mơ mộng . dung tục
3/ Sự tương phản của hai nhân vật:
Đánh giá về hai nhân vật
Đôn Ki-hô-tê : 
 Có khát vọng cao cả, mong giúp ích cho đời, dũng cảm , nhưng lại sống trong mơ mộng hão huyền, không phù hợp với đời sống hiện tại.
X. Pan-xa
Có ước muốn tầm thường, chỉ nghĩ đến cá nhân mình, đôi chút hèn nhát , tỉnh táo, thiết thực đến độ dung tục
Tương phản về hình ảnh 
( nguồn gốc, vóc dáng,trang phục, con vật cưỡi)
Tương phản về thế giới quan 
( một bên sống trong tưởng tượng vì truyện kiếm hiệp, một bên sống với đời thực)
Tương phản về quan niêm sự đau đớn, chuyện ăn chuyện ngủ.
Tác dụng: Tạo sự hài hước, làm nổi bật nhau, bổ sung cho nhau → tài nghệ của nhà văn.
*Tổng kết:
Nhà văn đã dựng nên cặp nhân vật bất hủ Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan-xa tương phản về mọi mặt, thể hiện được các mặt tốt, mặt xấu của họ qua quan niệm, lối sống, hành động, ngôn ngữ
Ghi nhớ: SGk 
C. Hướng dẫn về nhà:
- Vẽ Mind map cho hai nhân vật, soạn “ Chiếc lá cuối cùng”, chuẩn bị bài “ Tình thái từ”

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 7 Danh nhau voi coi xay gio (2).doc