Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 13

Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 13

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)

Tuần 13

BÀI 13:

 Tiết 49: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.

 Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

 Tiết 51: Đề bài và cách làm bài văn thuyết minh.

 Tiết 52 Chương trình địa phươ ng (phần Văn)

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh nắm được:

· Mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số , đó là con đường “ tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.

· Thấy được cách viết rất nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.

· Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm: Biết sử dụng hai loại dấu này.

· Nhận dạng được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.

· Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.

· Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.

· Giúp học sinh: hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho học sinh thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần học sinh biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp là được.

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 8 THCS - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 (HKI)
Tuần 13
BÀI 13:
	Tiết 49: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại.
	Tiết 50: Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
	Tiết 51: Đề bài và cách làm bài văn thuyết minh.
	Tiết 52 Chương trình địa phươ ng (phần Văn)
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh nắm được:
Mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua văn bản là cần phải hạn chế sự gia tăng dân số , đó là con đường “ tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
Thấy được cách viết rất nhẹ nhàng, kết hợp kể chuyện với lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm: Biết sử dụng hai loại dấu này.
Nhận dạng được đề văn thuyết minh và cách làm bài văn thuyết minh.
Hiểu rõ công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Biết dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm trong khi viết.
Giúp học sinh: hiểu đề văn và cách làm bài văn thuyết minh. Đặc biệt ở đây phải làm cho học sinh thấy làm bài văn thuyết minh không khó, chỉ cần học sinh biết quan sát, tích luỹ tri thức và trình bày có phương pháp là được.
 Tiết 49 – 50: 
Văn Bản:	BÀI TOÁN DÂN SỐ
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1- Ổn định lớp.
2- Kiểm tra bài cũ?
Câu hỏi:
Hãy nêu ý nghĩa của văn bản “Thuốc lá, ôn dịch” ?
Tại sao có thể nói đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch ?
3. Giới thiệu bài mới ( Giáo viên tự chọn cách phù hợp nhất)
Hoạt động của Thầy
Trò
Ghi bảng
HĐ1: Giới thiệu bài mới
HĐ 2: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
-Đọc to rõ ràng , nhấn giọng các số liệu trong bài.
- Giáo viên đọc mẫu.
- Uốn nắn cách đọc cho trò
HĐ 3: Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản
? Em hãy xác định văn bản thuộc kiểu văn bản gì?
- Được viết bằng phương thức biểu đạt chính nào (lập luận kết hợp với tự sự)
? Em hãy xác định bố cục của văn bản? Nêu nội dung chính của mỗi phần?
? Trong phần thân bài có mấy luận điểm chính?
* Thảo luận: (hướng dẫn học sinh)
? Vấn đề mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản này là gì? Điều gì đã làm tác giả “sáng mắt ra”?
(ghi nhớ)
? Câu chuyện kén rể của nhà thông thái có ý nghĩa như thế nào trong việc làm nổi bật vấn đề chính mà tác giả muốn nói tới? (vừa gây tò mò , hấp dẫn vừa mang lại một kết luận bất ngờ)
? Để làm sáng tỏ chủ đề chính tác giả đã lập luận theo lo-gíc nào?
(Từ câu chuyện cổ kén rể đến quan niệm của Kinh Thánh. Tiếp đến là những con số về khả năng sinh con của phụ nữ để nhấn mạnh nội dung chính: Thế giới đang đứng trước nguy cơ bùng nổ và gia tăng dân số quá nhanh cần phải báo động và ngăn chặn).
? Việc đưa ra những con số về tỷ lệ sinh con của phụ nữ một số nước nhằm mục đích gì?
? Bằng những hiểu biết của em về châu Á và châu Phi, trước những con số tỷ lệ sinh con đã nêu , em có nhận xét gì về sự phát triển dân số của hai châu lục này ? Có thể rút ra kết luận về mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội?
? Văn bản này mang lại cho Em những hiểu biết gì?
HĐ 4: Hướng dẫn luyện tập .
? Hãy nêu các lý do để trả lời cho câu hỏi:
? Con đường nào là tốt nhất để 
hạn chế sự gia tăng dân số ? Vì sao ? (Hướng dẫn học sinh thảo luận- 5 phút theo tổ )
? Hướng dẫn học sinh đọc bảng thống kê và dự báo dân số thế giới.
? Dựa vào bảng tính từ năm 2000 đến 9-2003 số dân số thế giới tămg bao nhiêu và gấp bao nhiêu lần dân số của Việt Nam hiện nay.
HĐ 5 : Củng cố bài.
? Nhận xét về nghệ thuật lập luận văn bản? 
? Em biết Việt Nam đã tích cực cổ động cho việc sinh đẻ có kế hoạch bằng những biện pháp nào?
-Theo dõi
-đọc văn bản
- đọc chú thích
- Trả lời
- Bám sát văn bản trả lời 
- Học sinh thảo luận 3 phút
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến
- Trả lời
-Nghe diễn giảng-chép bài
- Hs đưa các hình ảnh tư liệu-Trả lời
-Trả lời
-Học sinh đọc mục 1 phần đọc thêm
-Thảo luận
- Học sinh đọc phần 2
-Hs tính số liệu
- Nghe trả lời
I- Đọc - hiểu văn bản.
1. Xuất xứ: Theo Thái An, Báo Giáo Dục và Thời đại chủ nhật số 28/95
2.Bố cục: 3 phần
a. Mở bài( từ đầu ..“sáng mắt ra”
- Bài toán dân số kế hoạch hoá gia đình dường như đã đặt ra từ thời cổ đại.
b. Thân bài: (3 ý)
- Tốc độ gia tăng dân số thế giới là hết sức nhanh chóng.
c. Kết luận: (đừng để)
- Kêu gọi khuyến cáo loài người cần hạn chế sự bùng nổ dân số
3. N ội dung ý nghĩa của văn bản:
- Câu chuyện kén rể của nhà thông thái " so với sự bùng nổ gia tăng dân số.
- So sánh " nhấn mạnh tốc độ gia tăng dân số là hết sức nhanh chóng.
- Những nước nghèo kém phát triển thì dân số lại gia tăng rất nhanh.
- Cần phải báo động để ngăn chặn sự gia tăng dân số, đó làvấn đề sống còn của mỗi dân tộc.
4. Tổng kết
(Ghi nhớ SGK/132)
II. Luyện tập:
- Đẩy mạnh giáo dục là con đường tốt nhất để hạn chế gia tăng dân số.
4. Củng cố : 
5. Dặn dò : 	- Thuộc và hiểu ghi nhớ.
- Soạn bài tiếp theo
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết:50	 DẤU NGOẶC ĐƠN VÀ DẤU HAI CHẤM
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Giới thiệu bài mới 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Tìm hiểu công dụng của dấu ngoặc đơn.
+ Gv treo bảng phụ.
a. Đùng một cái tự do. 
b. Gọi là kênh Ba Khíarất ngon
c. Lí Bạch(Tứ Xuyên)
H : Dấu ngoặc đơn trong đoạn trích trên được dùng để làm gì? 
H : Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của những đoạn trích trên có thay đổi không ?
H : Em hãy đặt câu có sử dụng dấu ngoặc đơn và cho biết công dụng của nó .
H : Vậy công dụng dấu ngoặc đơn là gì ?
* Gv cho hs đọc ghi nhớ / tr134
* Gv cần lưu ý thêm hs trường hợp dùng dấu ngoặc đơn với dấu chấm hỏi (?) (để tỏ ý hoài nghi) và dấu ngoặc đơn với dấu chấm than(!) (để tỏ ý mỉa mai)
Hoạt động 2: Tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm.
* Gv treo bảng phụ.
H : Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì ? 
H : Vậy em hãy cho biết công dụng của dấu hai chấm ?
H : Hãy cho một ví dụ trong đó có sử dụng dấu hai chấm và cho biết công dụng của nó ?
* Gv yêu cầu 1 hs đọc to phần ghi nhớ ? tr135
Hoạt động 2: tìm hiểu công dụng của dấu hai chấm.
* Gv treo bảng phụ.
H : Dấu hai chấm trong những đạn trích trên dùng để làm gì ? 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn hs làm bài tập
- Đọc vd
(a) giải thích để làm rõ “họ” ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ)
(b) thuyết minh về một loài động vật mà tên của nó được dùng để gọi tên một con kênh .
© Bổ sung thêm thông tin về nhà thơ Lí Bạch.
- Trả lời
- Đặt câu
- Trả lời
- Đọc ghi nhớ
Hs đọc
Trả lời:
(a) Lời đối thoại
(b) Lời dẫn trực tiếp
(c) Giải thích
- Trả lời
- Đặt câu , trả lời
-Hs đọc
- Trả lời
Làm cá nhân 
Thảo luận nhóm
Bt về nhà
I. Dấu ngoặc đơn
Vd/ tr 134
* Ghi nhớ
- Dấu ngoặc đơn :
đánh dấu phần chú thích.
II. Dấu hai chấm
Vd / tr135
* Ghi nhớ
 Dấu hai chấm dùng để :
- Đánh dấu phần giải thích , thuyết minh cho phần trước đó
- Đánh dấu lời dẫn trực tiếp , lời đối thoại
III. Luyện tập:
Bài 1 , 2, 3
Bài 4
Bài 5, 6
C. Củng cố:
- Nhắc lại công dụng của dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm. Cho ví dụ
D. Dặn dò:
 -Học ghi nhớ,
 -Làm bài tập về nhà
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết:51
ĐỀ VĂN THUYẾT MINH VÀ CÁCH LÀM 
BÀI VĂN THUYẾT MINH
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài củ
	Văn thuyết minh là gì ?
3. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động của thầy
Trò
Ghi bảng
-GV chiếu đèn các đề
- Yêu cầu hs đọc các đề
? Vấn đề được nêu ở đề a là vấn đề gì
? Đối tượng thuyết minh ở đề a
? Cho biết đối tượng thuyết minh của các đề còn lại
? Những đối tượng trong các đề thuộc loại nào
? Tại sao em có thể khẳng định được các đề trên thuộc văn thuyết minh
-Yêu cầu hs đọc văn bản: xe đạp
- Xác định đối tượng thuyết minh
? Chia bố cục bài văn này gồm mấy phần
? Phần mở bài giới thiệu vấn đề gì
? Trong bộ phận cấu tạo chiếc xe đạp gồm có những bộ phận nào
? Phần kết bài nêu nội dung gì
-GV chiếu bộ phận xe đạp
? Hệ thống truyền động gồm những bộ phận nào? Tác dụng của nó như thế nào?
? Hệ thống điều khiển gồm những bộ phận nào. Tác dụng
? Hai bộ phận đó giúp ta điều gì?
? Hệ thống chuyên chở như thế nào? Dùng làm gì ?
? Bài văn thuyết minh viết theo phương pháp gì
? So sánh phương pháp miêu tả chiếc xe đạp với phương pháp thuyết minh chiếc xe đạp
? Khi thuyết minh yêu cầu tri thức của người thuyết minh như thế nào?
? Phương pháp thuyết minh mà bạn sử dụng trong bài có phù hợp không? Nhận xét về ngôn ngữ trong bài văn
? Muốn làm bài văn thuyết minh ta cần xác định vấn đề gì 
? Bố cục văn thuyết minh gồ mấy phần? Nhiệm vụ từng phần
-GV cho hs đọc ghi nhớ/140
* GV giới thiệu cách thức làm nón lá và chiếu đèn bố cục bài văn thuyết minh về chiếc nón
- Phân nhóm thảo luận (2phút)
- GV nhận xét cho điểm
Đọc
Trả lời
Đọc
Trả lời
Theo dõi trả lời
Hs so sánh theo bảng
Đọc 
Nghe 
Thảo luận
Trình bày
I. Đề văn thuyết minh
-Đối tượng thuyết minh
" gần gũi, quen thuộc
II. Cách làm bài văn thuyết minh
A. Tìm hiểu đề
-Đối tượng thuyết minh: xe đạp
B. Bố cục
1. Mở bài: “có. sức người”
-Xe đạp là phương tiện giao thông.
2. Thân bài: “xe đạp. thể thao”
-Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của xe đạp
- Lợi ích trong việc đi xe đạp
3. Kết bài:
-Vị trí xe đạp trong tương lai.
C. Phương pháp thuyết minh: Phương pháp phân tích
D. Ngôn ngữ :chính xác, dễ hiểuÔ3
* Ghi nhớ tr 140
III. Luyện tập
Đề: Giới thiệu về chiếc nón lá Việt Nam
1. Mở bài:
-Chiếc nón lá là loại nón được làm bằng lá.
- Tô điểm nét duyên dáng của người phụ nữ Việt Nam.
2. Thân bài:
a. Hình dáng? Làm bằng nguyên liệu gì? Cách làm nón?
b. Vùng nào nổi tiếng làm nghề nón?
c. Tác dụng của nón?
d. Hình tượng của nón trong ca dao, điệu múa?
e. Em có nghĩ rằng nón lá trở thành biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam?
3. Kết bài
-Cảm nghĩ về chiếc nón lá Việt Nam
C. Củng cố, dặn dò:
- Viết bài hoàn chỉnh
@?@?@?@?&@?@?@?@?
Tiết 52: 	CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG ( Phần Văn)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
II.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Oån định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Để làm bài văn thuyết minh được tốt ta phải làm những gì?
Trình bày bố cục bài văn thuyết minh.
Bài mới:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Trước tiết học 1, 2 tuần GV phải thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc, kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Hoạt động 2: GV chỉ định 3 HS trình bày bản danh sách các tác giả ở địa phương.
GV bổ sung thêm những tác giả có vị trí nhất định trong sự phát triển văn học của cả nước hoặc ở địa phương.
Hoạt động 3: GV phân công mỗi nhóm đọc một bài thơ, bài văn viết về địa phương mà HS thích (tác giả không nhất thiết phải là người ở địa phương ).
GV bổ sung những tiêu chuẩn cơ bản khi tuyển chọn văn- thơ theo một yêu cầu nào đó ( giá trị nội dung, nghệ thuật, bản sắc địa phương, sở thích cá nhân của tác giả đó )
Hoạt động 4: GV tổng kết, rút ra những kinh nghiệm.
Tuyên dương hoặc cho điểm những nhóm, cá nhân chuẩn bị tốt.
HS tìm kiếm những tư liệu về nhà văn, nhà thơ ở quê mình.
HS trình bày những tư liệu về tác giả theo phần đã chuẩn bị: tiểu sử, hoạt động văn học, tác phẩm chính
Các HS khác bổ sung hoặc phát hiện những chi tiết thiếu chính xác trong phần chuẩn bị.
Mỗi nhóm cử một đại diện lên đọc một bài thơ, bài văn viết về địa phương mình.
Các HS khác trao đổi ý kiến về những tác phẩm ấy ( Cúng có thể có những HS không tán thành chọn các tác phẩm ấy mà đề xuất những tác phẩm khác).
Củng cố
Dặn dò:
Chuẩn bị bài Dấu ngoặc kép
@?@?@?@?&@?@?@?@?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai (13).doc