I. Kiến Thức cơ bản:
1. Tóm tắt:
Từ hàng triệu năm nay, loài người đã xuất hiện trên Trái Đất. Chúng ta được đất nuôi dưỡng, được hít thở bầu không khí trong lành,. Có thể nói, con người đã được hưởng lợi rất nhiều từ thiên nhiên, môi trường. Tuy nhiên, nhiều người không ý thức được rằng: rất nhiều những vật dụng phế thải của chúng ta đang dần dần huỷ hoại tự nhiên, đầu độc và làm ô nhiễm môi trường sống của chính chúng ta.
Hãy bảo vệ ngôi nhà chung, bảo vệ Trái Đất thân yêu - lời kêu gọi đó đã được cả thế giới hưởng ứng, và ngày 22 tháng 4 hàng năm đã trở thành Ngày Trái Đất. Văn bản này được soạn thảo nhân dịp Việt Nam tham gia chương trình nói trên. Thông tin về ngày Trái Đất đã được thu hẹp, thể hiện tập trung trong chủ đề: "Một ngày không sử dụng bao bì ni lông".
2. Bố cục của văn bản gồm ba phần.
- Phần thứ nhất: từ đầu đến “chủ đề” “Một ngày không sử dụng bao bì ni long”. Trình bày nguyên nhân ra đời của bản thôn điệp “Thông tin về ngày trái đất năm 2000”.
- Phần thứ hai: từ “Như chúng ta đã biết ” đến “ô nhiễm nghiêm trọng đối với môi trường”. Phần này đi sâu phân tích tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, từ đó nêu ra một số “giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông”. Phần này có thể chia thành hai đoạn ứng với hai nội dung nêu trên. Hai đoạn đó nối với nhau bằng quan hệ từ “vì vậy”. - Phần thứ ba của văn bản chỉ gồm ba câu cuối đều có chứa từ “hãy”.
3. Nghệ thuật.
Với phong cách ngôn ngữ báo chí, bằng phương pháp liệt kê, phân tích chứng minh, câu cầu khiến tăng tính thuyết phục. Văn bản đã làm sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, về lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, kêu gọi mọi người góp phần bảo vệ môi trường – ngôi nhà chung của thế giới.
- Bố cục chặt chẽ
+ MB: tóm tắt lich sử ra đời, tôn chỉ, quá trình hoạt động của tổ chức quốc tế bảo vệ môi trường, lí do VN chọn chủ đề ''1 ngày.''
+ TB: đoạn 1-nguyên nhân cơ bản hệ quả
đoạn 2- liên kết đoạn trong quan hệ từ ''vì vậy''
- Lời văn trang trọng, giải thích đơn giản, ngắn gọn.
3. Nội dung:
Kêu gọi giản dị nhưng thiết thực, và vì thế, có hiệu quả tác động rõ rệt. Hành động kêu gọi "Một ngày không dùng bao bì ni lông" sẽ khiến mọi người nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ sự trong sạch của môi trường. Làm điều đó cũng vì chính cuộc sống của chúng ta.
Ngày soạn: Ngày dạy: Buổi 1:ÔN TẬP TỔNG HỢP( Tiết 1,2,3,7) A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức về cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ, trường từ vựng. - Rèn kĩ năng cảm thụ văn học qua bài “Tôi đi học” của Thanh Tịnh. B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy & trò Nội dung ? Thế nào là từ ngữ nghĩa rộng, từ ngữ nghĩa hẹp? ? Các từ lúa, hoa, bà có nghĩa rộng đối với từ nào và có nghĩa hẹp đối với từ nào? ? Thế nào là trường từ vựng? Cho các từ sau xếp chúng vào các trường từ vựng thích hợp? - nghĩ, nhìn, suy nghĩ, ngẫm, nghiền ngẫm, trông, thấy, túm, nắm, húc, đá, đạp, đi, chạy, đứng, ngồi, cúi,suy, phán đoán, phân tích, ngó, ngửi, xé, chặt, cắt đội, xéo, giẫm,... Đề: Phát biểu cảm nghĩ của em về dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện ngắn “ Tôi đi học” của Thanh Tịnh? Viết bài HS triển khai phần thân bài theo các ý trong dàn bài. I.Ôn tập lý thuyết và luyện tập thực hành: 1. Bài tập 1 - Một từ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi nghĩa của từ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác. - Một từ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác. * Lúa: - Có nghĩa rộng đối với các từ : lúa nếp, lúa tẻ, lúa tám... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : lương thực, thực vật,... * Hoa - Có nghĩa rộng đối với các từ : hoa hồng, hoa lan,... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : thực vật, cây cảnh, cây cối,.. * Bà - Có nghĩa rộng đối với các từ : bà nội, bà ngoại,... - Có nghĩa hẹp đối với các từ : người già, phụ nữ, người ruột thịt,... 2. Bài tập 2 - TTV là tập hợp những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. * Các từ đều nằm trong TTV chỉ hoạt động của con người. Chia ra các TTV nhỏ: - Hoạt động trí tuệ: nghĩ, suy nghĩ,phán đoán, ngẫm, nghiền ngẫm,phân tích, tổng hợp, suy,... - Hoạt động của các giác quan để cảm giác: nhìn, trông, thấy, ngó, ngửi,... - Hoạt động của con người tác động đến đối tượng: + Hoạt động của tay: túm, nắm, xé, cắt, chặt,... +Hoạt động của đầu: húc, đội,... + Hoạt động của chân: đá, đạp, xéo, giẫm,... - Hoạt động dời chỗ: đi, chạy, nhảy, trườn, di chuyển,... - Hoạt động thay đổi tư thế: đứng, ngồi, cúi, lom khom,... 3. Bài tập 3 * Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn “Tôi đi học” và cảm xúc của mình khi đọc truyện. b. Thân bài: - Giới thiệu sơ lược về truyện ngắn và cảm xúc của nv “tôi”. - Phân tích dòng cảm xúc của nv “tôi” và phát biểu cảm nghĩ: + Không gian trên con đường làng đến trường được cảm nhận có nhiều khác lạ. Cảm giác thích thú vì hôm nay tôi đi học. + Cảm giác trang trọng và đứng đắn của “tôi”: đi học là được tiếp xúc với một thế giới mới lạ, khác hẳn với đi chơi, đi thả diều. + Cảm nhận của nhân vật “tôi” và các cậu bé khi vừa đến trường: không gian của ngôi trường tạo ấn tượng lạ lẫm và oai nghiêm khiến các cậu cùng chung cảm giác choáng ngợp. + Hình ảnh ông đốc hiền từ nhân hậu và nỗi sợ hãi mơ hồ khi phải xa mẹ khiến các cậu khi nghe đến gọi tên không khỏi giật mình và lúng túng. + Khi vào lớp “tôi” cảm nhận một cách tự nhiên không khí gần gũi khi được tiếp xúc với bạn bè cùng trang lứa. Bài học đầu đời và buổi học đầu tiên khơi dậy những ước mơ hòa trộn kỉ niệm và mơ ước tương lai như cánh chim sẽ được bay vào bầu trời cao rộng. - Những cảm xúc hồn nhiên của ngày đầu tiên đi học là kỉ niệm đẹp đẽ và thiêng liêng của một đời người. Giọng kể của nhà văn giúp ta được sống cùng những kỉ niệm. - Chất thơ lan tỏa trong mạch văn, trong cách miêu tả, kể chuyện và khắc họa tâm lí đặc sắc làm nên chất thơ trong trẻo nhẹ nhàng cho câu chuyện. c. Kết bài: Nêu ấn tượng của bản thân về truyện ngắn (hoặc nêu những cảm nghĩ về nhân vật “tôi” trong sự liên hệ với bản thân). * Viết bài a. Mở bài: “ Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường...”. Những câu văn ấy của Thanh Tịnh đã xuất hiện trên văn đàn Việt Nam hơn sáu mươi năm rồi! Thế nhưng “Tôi đi học” vẫn là một trong những áng văn gợi cảm, trong trẻo đầy chất thơ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam. Không những thế, tác phẩm còn in đậm dấu ấn của Thanh Tịnh – một phong cách trữ tình nhẹ nhàng, nhiều mơ mộng và trong sáng. Dòng cảm xúc của nhân vật “tôi” trong truyện vẫn đầy ắp trong tâm trí ta những nét thơ ngây đáng yêu của trẻ thơ trong buổi đầu đến lớp. b. Thân bài: c. Kết bài: Truyện ngắn Tôi đi học của Thanh Tịnh còn đọng mãi trong ta kỉ niệm đầu đời trong sáng hồn nhiên, ghi lại khoảnh khắc thật đẹp trong tâm hồn tuổi thơ. Những trang văn tinh tế, giàu sức biểu cảm sẽ còn làm biết bao thế hệ học sinh xúc động. III. MỘT SỐ BÀI TẬPBỔ SUNG: Câu 1: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn van sau: Tôi quên thể nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Gợi ý: Chú ý đây là cách phân tích một phép tu từ so sánh: A như B ( phân tích B để làm rõ A). - Hình ảnh cành hoa tươi biểu trưng cho cái đẹp, cái tinh hoa tinh tuý, cái đáng yêu, đáng nâng nui của tạo hoá ban cho con người. Dùng hình ảnh cành hoa tươi tác giải nhằm diễn tả những cảm giác, những rung động trong buổi đầu tiên thật đẹp đẽ, đáng yêu, đáng nâng niu vô cùng. Vẻ đẹp ấy không chỉ sống mãi trong tiềm thức, kí ức mà luôn tươi mói vẹn nguyên. - Phép nhân hoá mỉm cười diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc tràn ngập rạo rực và cả một tương lai đẹp đẽ đang chờ phía trước. Rõ ràng những cảm giác, cảm nhận đầu tiên ấy sống mãi trong lòng ''tôi'' với bao tràn ngập hy vọng về tương lai. * Nhận xét: Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và giàu chất thơ. * Đánh giá: Ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý thầy cô, mái trường, bè bạn chủa nhà văn Thanh Tịnh. * Bài học khi phân tích giá trị biện pháp tu từ so sánh cần chú ý: + Phải phân tích kĩ hình ảnh được đem ra so sánh(B)( Hình ảnh này biểu trưng cho điều gì? Gợi cho ta suy nghĩ liên tưởng tới điều gì? Giúp ta hiểu gì về hình ảnh sánh (A). + Phải nhận xét, chỉ ra được cái hay của cách nói này(NT). + Phải đánh giá, nhận xét được thái độ, tình cảm, tâm hồn của tác giả. * Gợi ý cách viết mở đoạn: nên đi thẳng, trực tiếp vào vấn đề, không viết dài dòng, lan man và xa đề. VD: Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một so sánh thât hay đó là: '' Tôi quên thế nào.... Câu kết: Tấm lòng, tình yêu của nhà văn Thanh Tịnh với mái trường, thầy cô, bạn bè, với kỉ niệm đầu tiên thiêng liêng sâu nặng đến chừng nào, bao nhiêu năm trôi qua mà vẫn tươi mới, vẹn nguyên. Câu 2: Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn van sau: ''Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi'' Gợi ý: + Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh + Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau: - Chỉ ra được vế so sánh - Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, ngây thơ, dịu dàng đáng yêu của trẻ thơ. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi mà sống mãi, đọng mãi và lung linh trong kí ức. Khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao,.. - Qua đó thể hiện tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới. * Viết thành đoạn văn: Trong truyện ngắn ''Tôi đi học'' của Thanh Tịnh có một so sánh rất hay đó là: ''Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi''. Đây là phép so sánh hay và rất đẹp. Hình ảnh làn mây diễn tả sự trong sáng, thơ ngây, dịu dàng và đáng yêu của trẻ thơ. Kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên sức sống thật kì diệu, thật mãnh liệt. Chỉ một ý nghĩ thoáng qua thôi má sống mãi, đọng mãi trong kí ức. Bao nhiêu năm tháng qua rồi vẫn sống dậy lung linh. Ta thấy như đâu đó ánh lên một khát vọng mãnh liệt vươn tới một đỉnh cao. Cách diễn tả thật hay, thật đặc sắc và thám đẫm chất trữ tình. Qua đó, ta cảm nhận được một tâm hồn khát khao bay cao, bay xa, vươn tới những chân trời mới. Ước mơ, khát vọng ấy của nhà văn thật cao đẹp, đáng trân trọng biết những nào. Câu 3 : Hãy phân tích giá trị biểu đạt của nghệ thuật so sánh trong đoạn văn sau: '' Họ như con chim con đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rông......... '' Gợi ý: - Yêu cầu về hình thức phải viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh -Yêu cầu về nội dung cần làm rõ các vấn đề sau: + Chỉ ra được vế so sánh + Hình ảnh chim con được để dùng để diễn tả tâm trạng của ''tôi'' và các cô cậu lần dầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ được khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân tròi kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy - Qua đó, ta cảm nhận được tấm lòng mãi mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô bèbạn của nhà văn. Câu 4: Hãy chỉ ra và phân tích cái hay của cách kết thúc thiên truyện ngắn Tôi đi học của nhà văn Thanh Tịnh ? Gợi ý: + Cách kết thúc: ''Bài viết tập : tôi đi học'' + Cách kết thúc rất tự nhiên và bất ngờ. Dòng chữ tôi đi học vừa khép lại bài văn, vừa mở ra một bầu trời mới, một thế giới mới; một không gian, thời gian mới; một tâm trạng, tình cảm mới trong cuộc đời của đứa bé tôi. Đó là thế giới của mái trường, thầy cô, bè bạn, của kho tri thức,... + Dòng chữ này còn thể hiện chủ đề truyện ngắn. Câu 5: Hãy phân tích làm sáng tỏ chất thơ toát lên từ thiên truyện '' Tôi đi học''? Gợi ý: ( Chất thơ là gì? Ở đâu? Thể hiện như thế nào?) + Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn này, thể hiện ở những vấn đề sau: - Trước hết, chất thơ thể hiện ở chổ: truyện ngắn không có cốt truyện mà chỉ là dòng chảy cảm xúc, là những tâm tư tình cảm của một tâm hồn trẻ dại trong buổi khai trường đầu tiên. Những cảm xúc êm dịu ngọt ngào, man mác buồn, thơ ngây trong sáng làm lòng ta rung lên những cảm xúc. - Chất thơ toát lên từ những tình tiết sự việc dào dạt cảm xúc( mẹ âu yếm dẫn đi..., các cậu học trò..., con đường tới trường.... ). - Chất thơ toát lên từ cảnh sắc thiên nhiên rất thơ mộng và nên thơ trong trẻo. - Chất thơ còn toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt hiền từ của ông đốc và khuôn mặt tười cười của thấy giáo. - Chất thơ còn toả ra từ tấm lòng yêu thương con hết mực ( 4 lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ). Hình tượng bàn tay mẹ thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm, tình thương con bao la vô bờ của mẹ. - Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, ở giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng gợi cảm ở âm điệu tha thiết. - Chất thơ còn thể hiện ở chổ tạo được sự đồng cảm, đồng điệu của mọi người (kỉ niện tuổi thơ cắp sách tới trường, hình ảnh mùa thu yên lặng quê Việt. Câu 6: Hãy chỉ ra 3 hình ảnh so sánh đặc sắc và phân tích ... đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra. Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà! Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu biết. Luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh, trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Bên cạnh đó nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ, tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, không xa lánh, kì thị họ. c. Kết bài - Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy, xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy. 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I - Giờ sau kiểm tra Tuần 34 Ngày soạn: 18/2/09 Ngày dạy: Buổi 35 A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng làm văn nghị luận qua bài kiểm tra B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đề bài: Câu1Câu 1: Thế nào là vai xã hội trong hội thoại ? Vai xã hội được xác định bằng quan hệ nào ? Lượt lời trong hội thoại ? Những lưu ý khi tham gia hội thoai ? VD ? Câu 2: Cảm nhận của em về HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh a. - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại. - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội: + Quan hệ trên- dưới, ngang hàng (tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội) + Quan hệ thân - sơ (quen biết, thân tình) -Vai xã hội đa dạng, nhiều chiều nên khi tham gia hội thoại cần xác định đúng vai để chọn cách nói cho phù hợp. b. Trong hội thoại ai cũng được nói. Mỗi lần nói trong hội thoại là một lượt lời. - Khi tham gia hội thoại phải giữ lịch sự, tôn trọng lượt lời của người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời, chêm lời ... - Nhiều khi im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ. c. Khi thầy giáo và HS giao tiếp trong giờ học thì vai thứ bậc XH của hội thoại là: A. Ngang hàng, thân thiết. B. Trên hàng. C. Trên hàng – dưới hàng. D. Dưới hàng. d. Phân tích vai xã hội giữa ông giáo và Lão Hạc? - Xét về địa vị xã hội: ông giáo là người có địa vị cao hơn 1 nông dân nghèo như lão Hạc - Xét về tuổi tác: lão Hạc có vị trí cao hơn. - Xa quê nhưng tác giả “luôn tưởng nhớ” quê hương. Lối biểu cảm trực tiếp bộc lộ nỗi nhớ chân thành, tha thiết của nhà thơ nên lời thơ giản dị, tự nhiên. - Nhớ về quê hương tác giả nhớ về: Nhớ màu nước .vôi.Nhớ con quá đặc biệt là về ''cái mùi nồng mặn''. Dù đi xa, đứa con hiếu thảo của quê hương luôn tưởng nhớ ''mùi nồng mặn'' đặc trưng của quê hương - Đó là hương vị riêng đầy quyến rũ, mùi riêng của làng biển rất đặc trưng... * Quê hương là nỗi nhớ thường trực trong tâm hồn tác giả, ông luôn nhớ tới những h/a thân thuộc trong cuộc sống của người dân làng chài. Câu 3 Trần Quốc Tuấn là một vị tướng văn võ song toàn, người đã có công lớn trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông. Tên của ông luôn mãi được khắc sâu trong tâm trí mỗi người dân Việt Nam cùng với những trang sử vàng của dân tộc. Tác phẩm “Hịch tướng sĩ”-áng văn bất hủ được ông viết trước cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần II (1285) đã cho ta thấy lòng yêu nước nồng nàn, thiết tha của vị Quốc công tiết chế này, đồng thời cũng vang dậy lời hiệu triệu của toàn quân ra trận Tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn đã thể hiện cao độ khi ông tố cáo tội ác của quân thù bằng lời lẽ đanh thép. Với bản chất ngang tàn, hống hách, chúng không chỉ coi thường dân ta, mà còn sỉ nhục triều đình từ vua đến quan: “ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê cho mà bắt nạn tể phụ”. Chúng ta càng căm tức bọn giặc hơn nữa khi chứng kiến hành động rất tàn bạo, tham lam, nhằm vơ vét của cải của nhân dân: “thác mệnh hốt tất liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiêu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vơ vét của kho có hạn.” Thật là một bọn cầm thú, chẵng khác nào dê, chó hổ đói, cú diều. Vậy mục đích của tác giả khi tố cáo tội ác của quân thù là khích lệ lòng căm thù giặc của tướng sĩ, của toàn dân và khơi gợi nỗi nhục mất nước của 1 dân tộc. Trước nạn ngoại xâm, quốc gia dân tộc đang lâm nguy. Trần Quốc Tuấn không khỏi băn khoăn lo lắng, đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Nỗi lo lắng đó được ông bày tỏ với binh sĩ: “Ta thường đến bữa quên ăn, nữa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa”. Nỗi niềm ấy được chuyển hóa, nâng lên thành niềm uất hận ngàn thâu, chứa chan trong lòng khi chưa rửa được nhục cho tổ quốc, quyết không đội trời chung với giặc: “xả thịt lột da, nuốt gan, uống máu quân thù.” Không chỉ căm thù giặc mà trần Quốc Tuấn còn nguyện hy sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc: “dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Trần Quốc Tuấn quả là một con người yêu nước thương dân, ông đúng là tấm gương sáng cho binh sĩ noi theo để mà biết hy sinh bản thân vì nước vì dân. Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước, họ còn phải biết yêu thương binh sĩ. Và Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ những yếu tố đó. Ông luôn quan tâm, chia sẻ, xem binh sĩ như những người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình: “không có mặc thì ta cho cơm, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ra cấp bổng, đi thủy thì cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa”. Thật là cảm động thay cho tình sâu nghĩa nặng của ông đối với binh sĩ. Cũng chính nhờ tình cảm đó đã thắp lên ngọn lửa yêu nước trong lòng họ. Yêu thương, lo lắng binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhành mà là nghiêm khắc, quyết liệt phê phán những việc làm sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan trước vận mệnh tổ quốc lâm nguy: “thấy nước nhục mà không biết lo, thấy chủ nhục mà không biết thẹn, làm tướng triều đình phải hầu quân giặc mà không biết tức”. Đó là những hành động hưởng lạc, ham vui, quên mất trách nhiệm của mình đối với vận mệnh tổ quốc: “lấy việc chọi gà làm vui đùa, lấy việc đánh bạc làm tiêu khiển, hoặc vui thú vườn ruộng, hoặc quyến luyến vợ con, hoặc lo làm giàu mà quên việc nước, hoặc ham săn bắn mà quên việc binh, hoặc thích uống rượu, hoặc mê ca hát.” Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa, nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về con đường đúng đắn, giúp họ nhận thức hơn về độc lập dân tộc. Và hơn hết là chỉ ra những việc cần làm đó là hãy đề cao cảnh giác, đoàn kết với nhau trước nguy cơ bị nước ngoài lăm le bờ cõi, đặc biệt hãy chăm học “Binh thư yếu lược” do chính trần Quốc Tuấn biên soạn cũng là một cách rèn luyện để chiến thắng quân thù Toàn bộ văn bản “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã chứng minh được một điều rằng: ông là một vị tướng kiệt suất tài ba, không những giỏi về quân sự mà còn văn chương xuất chúng, mấy ai sánh được. Ngoài ra ông còn thấm đẫm một niềm thương dân sâu sắc, là tiêu biểu cho lòng yêu nước lúc bấy giờ. Tác phẩm này của ông xứng đáng là một ánh thiên cổ hùng văn trong nền văn học nước nhà. 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I - Giờ sau kiểm tra TUẦN 36 Ngày soạn: 18/2/09 Ngày dạy: Buổi 37 A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Khi con tu hú B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đề bài: Thuyết minh về chiếc bóng đèn điện tròn. HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I - Giờ sau kiểm tra Ngày soạn: 18/2/09 Ngày dạy: Buổi 38 A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Khi con tu hú B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đề bài: Thuyết minh về chiếc bóng đèn điện tròn. HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I - Giờ sau kiểm tra TUẦN 37 Ngày soạn: 18/2/09 Ngày dạy: Buổi 39 A. Mục tiêu cần đạt: - Ôn tập lại các kiến thức và rèn kĩ năng cảm thụ văn qua bài Khi con tu hú B. Chuẩn bị: Thầy: Các dạng bài tập Trò: Ôn tập C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra: sự chuẩn bị 2. Ôn tập Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đề bài: Thuyết minh về chiếc bóng đèn điện tròn. HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để lập dàn bài đảm bảo các ý cơ bản sau HS dựa vào kiến thức được tìm hiểu để viết bài đảm bảo các ý cơ bản trong dàn bài GV gọi một số HS đọc bài và cùng nhận xét, chữa bài hoàn chỉnh 3. Củng cố, hướng dẫn về nhà: - Học bài, chuẩn bị ôn tập các kiến thức của kì I - Giờ sau kiểm tra
Tài liệu đính kèm: