Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 9, 10: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 9, 10: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Tên bài dạy : Bài 3 : CA DAO, DÂN CA

 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH

 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI

 Tiết chương trình : Tiết : 09, 10. Tuần : 03.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Hiểu khái niệm ca dao, dân ca.

 -Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dan ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước con người.

 -Thuộc lòng những bài ca trong hai văn bản và biếy thêm một số bài ca thuộc hệ thống của chúng.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học tranh, những câu ca dao, dân ca.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ. Đọc và soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ? Thế nào là mạch lạc trong văn bản ?Mạch lạc khác với liên kết như thế nào ?

 ? Nêu những điều kiện cần để văn bản mạch lạc.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 9, 10: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	Bài 3 : CA DAO, DÂN CA 
	NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
	NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC, CON NGƯỜI	
	Tiết chương trình : Tiết : 09, 10. Tuần : 03.	
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Hiểu khái niệm ca dao, dân ca.
	-Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao, dan ca qua những bài ca thuộc chủ đề tình cảm gia đình và chủ đề tình yêu quê hương đất nước con người.
	-Thuộc lòng những bài ca trong hai văn bản và biếy thêm một số bài ca thuộc hệ thống của chúng.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học tranh, những câu ca dao, dân ca.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ. Đọc và soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
 ? Thế nào là mạch lạc trong văn bản ?Mạch lạc khác với liên kết như thế nào ?
 ? Nêu những điều kiện cần để văn bản mạch lạc. 
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
 Đối với tuổi thơ mỗi người Việt Nam, ca dao, dân ca là dòng sữa ngọt ngào, vỗ về, an ủi tâm hồn chúng ta qua lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ, của chị những buổi trưa hè nắng lửa, hay những đêm đông lạnh giá. Chúng ta ngủ say, mơ màng, chúng ta dần dần cùng với tháng năm lớn lên và ttrưởng thành nhờ nguồn suối trong lành đó. Bây giờ ta cùng nhau đọc lại, lắng nghe và suy ngẫm.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Tiết 1
2’
4’
3’
4’
4’
4’
4’
2’
9’
Tiết 2
1’
1’
3’
5’
5’
6’
8’
2’
I. Giới thiệu :
1.Tác giả :
Do nhân dân sáng tác.
2. Thể loại :
Thể loại trữ tình dân gian.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Đại ý :
Nêu lên tình cảm những người trong gia đình như : ông bà, cha mẹ, anh chị em.
2. Những bài hát về tình cảm gia đình.
a).Bài 1 : 
Lời mẹ ru con, nói với con về công lao cha mẹ. Sử dụng phép so sánh với những định ngữ chỉ mức độ “Núi ngất trời”, “Nước ngời ngời biển đông”.
b). Bài 2 :
Thời gian : Chiều chiều, không gian : ngõ sau. Dùng cách nói ẩn dụ “ruột đau” – nổi nhớ thương mẹ của người con gái lấy chồng xa.
c). Bài 3 : 
Cách nói : ngó lên thể hiện thái độ trân trọng, tôn kính. Sử dụng phép so sánh “nuột lạc – nhớ ông bà” với những đại từ chỉ mức độ “bao nhiêu . Bấy nhiêu” – nổi thương nhớ, tôn kính khôn nguôi của con cháu đối với ông bà.
d). Bài 4 :
-Những từ chỉ ý cùng chung : cùng, chung một i chỉ những người cùng một huyết thống. Tác giả sử dụng cách nói so sánh “anh em – tay chân” tình anh em thương yêu, hòa thuận, khắn khít nhau.
III. Tổng kết : (Ghi nhớ, SGK trang 36)
IV. Luyện tập : 
1 (SGK trang 36)
Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình, những tình cảm ấy thường mang tính kín đáo, sâu lắng, chân thành tiêu biểu cho tâm tình người lao động trong sinh hoạt hàng ngày của họ.
2 (SGK trang 36) 
Một số bài ca dao có nội dung tương tự : 
 -Có cha có mẹ thì hơn
Không cha, không mẹ như đờn không dây.
 -Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha mất gót chân đen xì
 -Mỗi đêm mỗi thắp đèn trời
Cầu cho cha mẹ sống đời với con.
I. Giới thiệu :
1. Tác giả :
Do nhân dân sáng tác :
2. Thể loại :
Thể loại trữ tình dân gian.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Đại ý :
Những bài hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
2. Những bài hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người.
a). Bài 1 : 
-Lời hỏi – đáp của chàng trai và cô gái.
-Họ thử tài nhau về kiến thức địa lý, lịch sử (Thành Hà Nội – Sông lục đầu – Sông Thương – Núi Đức Thánh Tản – Đền Sóng.).
-Thể hiện tình cảm thân thiết và trí thông minh, lịch lảm của họ.
b). Bài 2 : 
-Cách nói : “rủ nhau : sự thân thiết, gần gũi giữa người với người. Cách nói thường thấy trong ca dao”.
-Bài ca ngợi nhiều hơn tả. Chỉ tả bằng cách nhắc đến những địa danh, cảnh trí tiêu biểu của Hồ Hoàng Kiếm như : Cầu Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút,. i gợi lên âm vang lịch sử văn hóa.
c). Bài 3 :
-Cảnh trí xứ Huế rất đẹp và thơ mộng. Cách so sánh cảnh Huế như “Tranh họa đồ” iHuế càng thoáng đạt, tươi mát hơn “non xanh, nước biết”.
-Trong lời mời gọi : “Ai vô xứ Huế thì vô .”. Ai như một đại từ phiếm chỉ một người hoặc có thể nhiều người vào với xứ Huế i niềm tự hòa, lòng yêu mến cảnh đẹp xứ Huế muốn chia sẻ còn là cách bộc lộ tình cảm tinh tế và sâu sắc.
d). Bài 4 :
-Hai câu ca dao đầu bài 4, khác dòng thơ bình thường : có 12 tiếng, có đảo từ, điệp ngữ và đối xứng (đứng bên tê đồng – đứng bên ni đồng, mênh mông bát ngát – bát ngát mênh mông) icánh đồng dài rộng, bao la báo hiệu một cuộc sống đầy hạnh phúc và tự tin. 
-Hành ảnh cô thôn nữ xuất hiện ở hai câu ca dao cuối bài như một chẽn lúa đồng đồng tràn đầy sức sống itrạng thái vui sướng khi nhìn cánh đồng lúa mênh mông bát ngát do đôi bàn tay nhỏ bé của cô chăm sóc.
III. Tổng kết : (SGK trang 40)
-GV khái quát lại các bài ca dao – dân ca hoặc truyện cổ tích, thần thoại, . Là những tác phẩm văn học của nhân dân nên ca dao dân ca không có tác giả cụ thể mà của nhân dân.
? Những bài hát này thuộc thể loại gì ? (HS trả lời, GV KL)
-GV đọc mẫu trước 4 bài hát – hướng dẫn hs đọc – gọi hs đọc (hai – ba hs nhận xét, sửa chữa cách đọc cho hs). Sau đó gv cho hs đọc phần chú thích, giải từ khó, đi vào phần đại ý.
? Bốn bài ca dao vừa đọc nêu lên ý cơ bản là gì ? Viết về tình cảm gì ? Của ai ? Ở đâu ? (HS trả lời, GV KL).
? Bài ca dao nêu lên điều gì ? Tác giả dùng cách nói như thế nào ? (HS trả lời, GV KL).
-GV đọc lại bài hát thứ hai và nêu lên câu hỏi : 
? Không gian và thời gian trong bài ca dao như thế nào ? Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ntn ? Thể hiện tác dụng gì ? (HS trả lời, GV KL).
-GV cho hs đọc lại bài ca dao và nêu câu hỏi :
? Trong bài ca dao có sử dụng hình ảnh gì đặc biệt ? Tác giả sử dụng cách nói ntn ? Qua đó thể hiện điều gì ? (HS trả lời, GV KL).
-GV gọi hs đọc bài, đặt câu hỏi :
? Ở bài ca dao tác giả có sử dụng những từ chỉ ý cùng chung nào ? (HS trả lời, GV KL).
-Sau đó GV khái quát lại những nét cơ bản về nội dung và nghệ thuật của 4 bài ca dao trên icho hs rút kết luận phần ghi nhớ.
-GV chuyển sang phần luyện tập.
-GV gọi hs đọc BT , hs xác định yêu cầu bài tập – hướng dẫn hs cách trả lời.
-HS trả lời BT theo đáp án.
-GV cho hs đọc BT – xác định nội dung, hướng dẫn hs trả lời.
-HS nắm yêu cầu và trả lời BT.
-GV củng cố lại bài học và chuyển tiếp sang tiết 2.
?. Như tiết học rồi, những bài hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người này do ai sáng tác ? (HS trả lời, GV KL)
?.Những bài hát này thuộc thể loại gì ? (HS trả lời, GV KL)
-GV đọc các bài ca dao – hướng dẫn hs cách đọc – gọi 2-3 hs đọc (nhận xét cách đọc của hs).
?.Các bài ca dao trên nêu lên ý chung cơ bản là gì ? (gợi ý thể hiện tình cảm của ai ? của cái gì ?) (HS trả lời, GV KL)
-GV gọi 1 hs nam đọc lời hỏi- hs nữ đọc lời đáp và nêu câu hỏi :
?.Hình thức bài ca dao - dân ca có gì đặc biệt ? giữa lòi hỏi và lời đáp có gì chung ? Từ những lời hỏi đáp ta có thể nhận ra mối quan hệ tình cảm giữa họ như thế nào ? (HS trả lời, GV KL).
-GV gọi hs đọc bài ca dao – GV đặt câu hỏi :
? Cách nói : “rủ nhau” ở bài ca dao thể hiện quan hệ ntn giữa người với người ? (HS trả lời, GV KL).
? Em có nhận xét gì về cách tả cảnh ở bài ? Điạ danh và cảnh trí trong bài gợi lên điều gì ? (HS trả lời, GV KL).
? Em có nhận xét gì về cảnh trí xứ Huế ở bài ? Đại từ “Ai” chất chứa điều gì trong lòi mời “Ai vô xứ Huế thì vô ..” (HS trả lời, GV KL).
-GV gọi hs đọc bài ca dao và nêu câu hỏi :
? Đọc hai câu ca dao đầu em thấy có gì đặc biệt ? Điều đó có tác dụng và ý nghĩa gì ? (HS trả lời, GV KL).
? Hình dung diễn đạt nội dung của hai câu ca dao cuối bài ? (HS trả lời, GV KL).
-Sau đó GV kết luận, khái quát lại những nét cơ bản về nội dung, nghệ thuật của 4 bài ca dao cho hs nắm – đọc ghi nhớ.
-HS chú ý lắng nghe để nắm bài học.
-Thể loại trữ tình dân gian.
-HS chú ý lắng nghe và đọc to, rõ ràng, chuẩn xác các bài hát dân ca.
-Những bài ca dao nêu lên tình cảm của những người trong gia đình.
-Lời mẹ ru con, nói về công dao cha mẹ. Sử dụng phép so sánh với định ngữ chỉ mục đích.
-HS chú ý lắng nghe để nắm được bài.
-Không gian : ngõ sau, thời gian : buổi chiều, cách nói ẩn dụ ruột đau thể hiện tâm trạng thương nhớ cha mẹ của người con gái.
-HS chú ý lắng nghe.
-Ngó lên : thái độ trân trọng, tôn kính. Cách nói sử dụng phép so sánh thể hiện nổi thương nhớ ông bà sâu sắc với hình ảnh so sánh mức độ bao nhiêu  bấy nhiêu.
-Cùng, chung, một chỉ những người cùng huyết thống, cách nói so sánh anh em – chân tay ianh em hòa thuận, thương yêu.
-HS chú ý lắng nghe và trao đổi để rút ra những cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các bài ca dao.
-HS đọc to rõ nắm yêu cầu bài tập.
-Đáp án bên nội dung.
-HS chú ý lắng nghe.
-Trả lời BT theo đáp án.
-HS chú ý lắng nghe
-Do nhân dân sáng tác.
-Trữ tình dân gian.
-HS chú ý lắng nghe để đọc đúng theo yêu cầu.
-Nêu lên tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước.
-Là lời hỏi đáp xoay quanh một số địa danh lịch sử của quê hương, đất nước, thể hiện tình cảm thân thiết, trí thông minh, lịch lãm của chàng trai và cô gái. 
-HS chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi.
-Cách nói thân thiết, gần gũi giữa người rũ và người được rũ. Nó thường thấy trong ca dao.
-Bài ca ca ngợi nhiều hơm miêu tả. Chỉ tả bằng cách nhắc đến Hồ Hoàng Kiếm như Cầu Thê Hút, đền Ngọc Sơn .cảnh trí tiêu biểu của Hồ Gươm itạo nên lịch sử văn hóa.
-Cảnh xứ Huế rất đẹp và thơ mộng, có non xanh nước biết làm cho Huế thêm tươi mát, khoáng đạt. Lới nhắn gởi nhiều người hoặc một người yêu mến.
-HS đọc to rõ bài ca dao và chú ý lắng nghe.
- 12 tiếng kéo dài, có sử dụng biện pháp điệp từ, đảo ngữ (tê đồng – ni đồng, mênh mông – bát ngát icánh đồng bao la).
-Xuất hiện hình ảnh cô thôn nữ đang trong tâm trạng vui sướng khi nhìn cánh đồng.
-HS chú ý lắng nghe để nắm bài học.
	IV. Luyện tập : (8’)
	1 (SGK trang 40)
	GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu BT, hướng dẫn hs cách lám BT.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời BT theo đáp án.
	Thể thơ trong 4 bài ca dao : Ngoài thể thơ lục bát, chùm bài ca dao này còn sử dụng : thể lục bát biến thể : Bài 1 (câu 6 và câu 8 không như thường thấy), bài 4 thể thơ tự do.
	2 (SGK trang 40)
	GV : Gọi hs đọc bài ca dao, xác định yêu cầu BT, hướng dẫn hs cách lám BT.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời BT theo đáp án.
	Tình cảm chung trong 4 bài ca dao là tình yêu quê hương, đất nước, con người.
	4. Củng cố kiến thức : (3’)
	? Đọc 2 bài ca dao về tình cảm gia đình (ông bà, cha mẹ), chỉ ra nội dung cơ bản của hai bài ca dao.
	? Tìm một số bài ca dao về tình yêu quê hương, đất nước mà em biết.
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học thuộc các bài ca dao đã học ở SGK, học thuộc bài.
	-Chuẩn bị bài mới : “Từ láy” xem nội dung bài, trả lời câu hỏi ra giấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 9, 10.doc