Tên bài dạy : Bài 2 : CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ
Tiết chương trình : Tiết : 05, 06. Tuần : 02. Khánh Hoài
Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
-Thấy được những tình cảm chân tình , sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện, cảm nhận được nổi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẽ với những người bạn ấy.
-Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
III. Các họat động trên lớp :
1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).
2.Kiểm tra bài cũ : (6)
? Vì sao liên kết có tính chất quan trọng nhất trong văn bản ?
? Để văn bản được thống nhất thì người nói, người viết cần phải làm gì ?
Tên bài dạy : Bài 2 : CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ Tiết chương trình : Tiết : 05, 06. Tuần : 02. Khánh Hoài Ngày dạy : I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : -Thấy được những tình cảm chân tình , sâu nặng của hai anh em trong câu chuyện, cảm nhận được nổi đau đớn xót xa của những bạn nhỏ chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Biết thông cảm và chia sẽ với những người bạn ấy. -Thấy được cái hay của truyện là ở cách kể rất chân thật và cảm động. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học. Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà. III. Các họat động trên lớp : 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp). 2.Kiểm tra bài cũ : (6’) ? Vì sao liên kết có tính chất quan trọng nhất trong văn bản ? ? Để văn bản được thống nhất thì người nói, người viết cần phải làm gì ? 3. Giảng bài mới : a. Giới thiệu bài mới : (1’) Trong cuộc sống có không ít những số phận trẻ thơ có thể rơi vào hoàn cảnh bất hạnh đáng thương. Những số phận đó thể hiện cụ thể như thế nào và ta làm gì để chia sẽ và hiểu được nổi đau của họ, tiết học hôm nay sẽ giúp các em cảm nhận điều đó. b.Tiến trình hoạt động dạy và học : TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 4’ 3’ 8’ 8’ 7’ 2’ I. Giới thiệu : 1.Tác giả : 2.Văn bản : văn bản nhật dụng. II.Tìm hiểu văn bản : 1. Đại ý : Văn bản thể hiện một tình cảm anh em chân thành và sâu nặng nhưng chẳng may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. 2. Tình cảm của hai anh em Thành, Thủy : -Thủy mang kim chỉ ra tận sân vận động để vá áo cho anh, lấy búp bê làm vệ sĩ gác đêm cho anh ngũ – rất mực thương yêu, quan tâm đến anh. -Thủy lựa chọn để lại con vệ sĩ cho anh, để nó được đứng cạnh con Em Nhỏ – em gái nhân hậu, giàu lòng vị tha. -Thành giúp em học, chiều nào cũng đón em đi học về, trò chuyện với em, nhường hết đồ chơi cho em – thương yêu, gần gũi và chia sẽ với em gái. 3. Nổi bất hạnh của hai anh em Thành – Thủy : -Thủy phải chia tay với lớp học, xa cô giáo, không được học nữa về quê ngoại sinh sống vì bố mẹ chia tay nhau – khiến cô giáo bàng hoàng và người đọc cảm động. -Tâm hồn Thành nổi dông, nổi bảo vì sắp phải chia tay em gái nhỏ, thân thiết. 4. Nghệ thuật kể chuyện của tác giả : -Nghệ thuật kể chuyện bằng cách miêu tả cảnh vật, miêu tả tâm lí nhân vật. -Kể chuyện theo ngôi thứ nhất ( nhân vật Thành – người kể xưng “Tôi” trong truyện). -Lời văn bình dị nhưng có sức truyền cảm lớn, tạo sự chú ý cho người đọc, người nghe. III. Tổng kết : (Ghi nhớ SGK trang 27) -GV gọi hs đọc phần chú thích về tác giả Khánh Hoài viết truyện ngắn này. -GV đọc mẫu một đoạn sau đó hướng dẫn hs đọc một vài đoạn trong văn bản – gọi hs đọc chú thích những từ khó SGK trang 26 – GV đặt câu hỏi : ? Tóm tắt ý chính của văn bản là gì ? (HS trả lời, GVKL). -GV chuyển ý sang phần 2 của bài. -GV cho hs quan sát SGK nội dung văn bản và đặt câu hỏi. ? Tìm chi tiết thể hiện sự quan tâm của Thủy đối với anh mình (HS trả lời, GV kết luận). -GV có thể gọi hs đọc đoạn cuối truyện từ “cuộc chia tay đột ngột .. hết”, hỏi : ? Chi tiết quyết định của Thủy là để lại con vệ sĩ cho anh, làm em hiểu gì về Thủy nói với anh mình ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV cho hs quan sát văn bản và đặt câu hỏi : ? Tìm chi tiết cho thấy cách thể hiện tình cảm thương yêu, gần gũi, chia sẽ của Thành đối với em gái ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV nói câu chuyển sang phần 3 của bài học. -GV đọc đoạn từ “gần trưa .. lên cảnh vật”, GV đặt câu hỏi : ? Điều gì làm Thủy phải chia tay với lớp học, điều gì khiến cô giáo phải bàng hoàng và chi tiết làm em xúc động nhất ? (HS trả lời, GV kết luận). ? Vì sao khi dắt em ra khỏi trường Thành lại mang tâm trạng kinh ngạc khi thấy mọi người và cảnh vật vẫn bình thường ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV nói câu chuyển sang phần 4 của bài học. ? Có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả ? Có tác dụng gì trong việc tạo nội dung ý nghĩa của truyện ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV nói câu chuyển sang phần tổng kết. -GV khái quát lại cho hs nắm vững những nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản – cho hs đọc phần ghi nhớ, ghi vào tập. -HS đọc to và chú ý lắng nghe để nắm bài. -HS chú ý lắng nghe để đọc được tốt và trả lời câu hỏi của bài. -Tình cảm anh em chân thành và sâu nặng nhưng không may rơi vào hoàn cảnh gia đình bất hạnh. -HS quan sát vàchú ý để trả lời tốt các câu hỏi. -Mang kim chỉ ra tận sân vận động để vá áo cho anh, lấy con búp bê làm vệ sĩ canh gác cho anh. -HS đọc to, rõ ràng, chuẩn xác và chú ý lắng nghe để trả lời. -Thủy là một em gái có lòng nhân hậu và giàu lòng vị tha, vừa thương anh vừa thương những con búp bê không cho chúng xa nhau. -HS chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi. -Dắt em đi học, trò chuyện với em, nhường hết đồ chơi cho em. -HS chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi. -Bố mẹ chia tay nhau làm Thủy phải xa lớp, xa cô giáo về quê ngoại làm cô giáo bàng hoàng – Thủy không đi học nữa, cô Tâm thốt lên : “cô giáo tái mặt .”. -Tâm hồn đang nổi dông, nổi bảo vì sắp phải chia tay với em gái nhỏ, thân thiết thế mà bên ngoài trời đất và mọi người vẫn bình thường. -Miêu tả cảnh vật, miêu tả tâm lý nhân vật, làm nổi bậc tính cách nhân vật và cuốn hút người đọc, lời văn bình dị nhưng truyền cảm. -HS trao đổi để rút ra phần ghi nhớ và phần tổng kết. 4. Củng cố kiến thức : (5’) ? Đọc lại một đoạn truyện mà em thích nhất trong văn bản vừa học. ? Qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” giúp người đời hiểu được bài học gì ? 5. Dặn dò : (1’) -Về nhà đọc lại văn bản, học thuộc bài. -Đọc và trả lời câu hỏi bên dưới phần : Bố cục trong văn bản và mạch lạc trong văn bản (SGK trang 28, 31).
Tài liệu đính kèm: