Tuần : 11. Tiết CT : 43.
Ngày dạy :
Tên bài dạy : TỪ ĐỒNG ÂM
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
-Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
-Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm.
-Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhằm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
III. Các họat động trên lớp :
1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).
2.Kiểm tra bài cũ : (6)
?.Đọc thuộc lòng 18 câu thơ đầu bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, cho biết nổi nghèo khổ của nhà thơ Đỗ Phủ.
?.Đọc thuộc 5 câu thơ cuối. Cho biết ước mơ, tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Đỗ Phủ.
Tuần : 11. Tiết CT : 43. Ngày dạy : Tên bài dạy : TỪ ĐỒNG ÂM I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : -Hiểu được thế nào là từ đồng âm. -Biết cách xác định nghĩa của từ đồng âm. -Có thái độ cẩn trọng, tránh gây nhằm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học. Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà. III. Các họat động trên lớp : 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp). 2.Kiểm tra bài cũ : (6’) ?.Đọc thuộc lòng 18 câu thơ đầu bài thơ “Bài ca nhà tranh bị gió thu phá”, cho biết nổi nghèo khổ của nhà thơ Đỗ Phủ. ?.Đọc thuộc 5 câu thơ cuối. Cho biết ước mơ, tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Đỗ Phủ. 3. Giảng bài mới : a. Giới thiệu bài mới : (1’) Trong tiếng Việt có cách nói chơi chữ rất tinh tế : gọi là chơi chữ đồng âm. VD như : “Khi đi cưa ngọn, khi về cưa ngọn”. Xong bên cạnh đó, trong tiếng Việt cách nói từ đồng âm, có âm thanh giống nhau, nhưng khác nghĩa nhau. Cách nói đó gọi là từ đồng âm. Như vậy từ đồng âm là như thế nào và cách sử dụng nó ra sao ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu vấn đề đó. b.Tiến trình hoạt động dạy và học : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 9’ 12’ -GV gọi hs đọc VD ở phần 1 mục I này. Sau đó GV dùng bảng phụ có 2 VD lên bảng. Cho hs quan sát và nêu câu hỏi : ?. Giải thích nghĩa của mỗi từ “lồng” trong hai câu VD trên ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm). ?. Nghĩa các từ “lồng” trên có liên quan gì với nhau không ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm). -Sau đó GV khái quát lại và đặt câu hỏi chốt lại bài. ?. Em hiểu thế nào là từ đồng âm ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm). -GV có thể gọi hs cho VD về từ đồng âm. ?. Nhờ đâu mà em phân biệt được nghĩa của từ “lồng” trong hai câu trên ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm). ?. Câu “đem cá về kho !”. Nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa ? Em hãy bỏ câu này một vài từ để trở thành câu đơn. (HS trả lời – GVKL cho hs nắm). ?. Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra, cần phải chú ý điều gì khi giao tiếp ? (HS trả lời – GVKL cho hs nắm). -Sau đó GVKL bài, cho hs đọc ghi nhớ ở phần II – SGK trang 136. -GV nói câu chuyển sang phần củng cố bài. -HS đọc VD và quan sát kĩ, chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi. -Lồng (1) : hăng lên chạy càn, nhảy càn; lồng (2) : đồ đan bằng tre, nứa nhốt chim, gà. -Các từ lồng có nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì tới nhau. -Là từ giống nhau về mặt âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau .. -HS cho VD theo yêu cầu. -Nhờ vào ngữ cảnh mà em hiểu nghĩa của hai từ lồng ở hai câu trên. -Câu “đem cá về kho” nếu tách khỏi ngữ cảnh có thể hiểu theo hai nghĩa : a) hoạt động, cách chế biến thức ăn; b) cái kho để chứa cá. Đem cá về mà kho; Đem cá về để nhập kho. -Phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh khi giao tiếp. -HS đọc ghi nhớ, nắm bài và trả lời tốt câu hỏi. I. Thế nào là từ đồng âm ? Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau. Ví dụ : -Anh ấy đi như chạy. -Hàng bán rất chạy. II. Sử dụng từ đồng âm : Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm. 4. Củng cố kiến thức : (2’) ?. Thế nào là từ đồng âm ? Cho VD có cặp từ đồng âm. ?. Sử dụng từ đồng âm cần chú ý những yếu tố nào ? Cho VD. III. Luyện tập : (14’) 1). (SGK trang 136) GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét. HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau : Thu 1 : mùa thu; Thu 2 : thu tiền; Cao 1 : cao thấp, Cao 2 : cao hổ cốt; Ba 1 : số ba, ba 2 : ba má, ba 3 : ba tiêu, ba 4 : thu ba, dư ba ..;tranh 1 : cỏ tranh, tranh 2 : tranh lụa, tranh 3 : tranh giành, tranh 4 :đàn tranh; Sang 1 : sang trọng, sang 2 : sang đò; Nam 1 : nam nhi, nam 2 : hướng nam, nam 3 : Nam ai; Sức 1 : sức mạnh, sức 2 : phục sức; Nhè 1 : khóc nhè, nhè 2 : nhè nhẹ; tuốt 1 : tuốt gươm, tuốt 2 : tuốt tuột. 3). (SGK – trang 136) GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu BT, hs suy nghĩ trình bày vào tập, nhận xét. HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau : Đặt câu : -Hai anh em ngồi vào bàn bàn bạc mãi mới ra vấn đề. -Con sâu lẫn sâu vào bụi rậm. -Nam7 nay, năm anh em đều làm ăn khá giả. 4). (SGK – trang 136) GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét. HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau : Anh chàng trong chuyện đã sử dụng từ đồng âm để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm (vạc, đồng). Nếu là viên quan sử kiện, em đặt lại hoàn cảnh giao tiếp ban đầu của anh chàng và người hàng xóm : mượn vạc để làm gì ? 5. Dặn dò : (1’) -Về nhà học bài, làm bài tập 2 (Xem từ điển TV làm bài). -Chuẩn bị bài : “Cảnh khuya – Rằm tháng giêng”.
Tài liệu đính kèm: