Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 39: Từ trái nghĩa

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 39: Từ trái nghĩa

Tuần : 10. Tiết CT : 39.

 Ngày dạy :

 Tên bài dạy : Bài 10 : TỪ TRÁI NGHĨA

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa.

 -Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ?.Đọc thuộc lòng phần dịch thơ bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ”.Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó.

 ?.Phân tích ý nghĩa của hai hành động “cử đầu và đê đầu” trong bài thơ.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 845Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 39: Từ trái nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tuần : 10. Tiết CT : 39.	
 Ngày dạy :
	Tên bài dạy : 	Bài 10 : TỪ TRÁI NGHĨA
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Củng cố và nâng cao kiến thức về từ trái nghĩa.
	-Thấy được tác dụng của việc sử dụng các cặp từ trái nghĩa.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	?.Đọc thuộc lòng phần dịch thơ bài thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh ”.Bài thơ được viết theo thể thơ gì ? Trình bày những hiểu biết của em về thể thơ đó.
	?.Phân tích ý nghĩa của hai hành động “cử đầu và đê đầu” trong bài thơ.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	GV có thể gọi 1 hs lên bảng cho một vài từ đồng nghĩa. Sau đó GVKL : Trong từ Tiếng Việt của chúng ta không chỉ có những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau như thế mà còn có các cặp từ có ý nghĩa đối lập nhau, trái ngược nhau. Đó là những từ trái nghĩa. Tiết học buổi nay sẽ giúp các em hiểu được thế nào là từ trái nghĩa, cách sử dụng và tác dụng của chúng.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
9’
5’
-GV gọi 2 hs đọc câu hỏi ở bên dưới phần I này. Sau đó GV treo bảng có sử dụng 2 văn bản đã nêu cho hs tìm.
?. Tìm các cặp từ trái nghĩa có trong hai bản dịch thơ “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê” của Trần Trọng San dịch ? (HS trả lời – GV kết luận).
-Sau đó GVKL gợi dần cho hs thấy được sự trái ngược về nghĩa là dựa trên một cơ sở chung nào đó “Ngẩng - cúi” – chỉ hoạt động của đầu theo hướng lên xuống.Sau đó cho hs ghi ý 1.
?. Tìm từ trái nghĩa với từ già trong những trường hợp sau : cau già, rau già ? (HS trả lời – GV kết luận).
?. Từ VD trên, em có biết từ “già” có mấy nghĩa ? Có nghĩa như thế thì thấy hiện tượng trái nghĩa ntn ? (HS trả lời – GV kết luận).
-GV nói câu chuyển sang phần II của bài học.
-GV đưa hai văn bản lên bảng cho hs quan sát và đặt câu hỏi :
?. Các từ trái nghĩa sử dụng trong bài thơ có tác dụng gì ? (HS trả lời – GV kết luận).
?. GV phát cho hs các thành ngữ có sử dụng từ trái nghĩa, nó có tác dụng gì ? (HS trả lời – GV kết luận).
-GV nói câu chuyển sang phần ba của bài học (phần củng cố bài)
-HS đọc và chú ý quan sát để trả lời câu hỏi.
-Ở bài đầu có cặp từ trái nghĩa : Ngẩng – cúi. Ở bài thứ hai có các cặp từ : Trẻ – già; đi – trở lại.
-HS chú ý lắng nghe để nắm bài.
-HS tìm các cặp từ trái nghĩa.
-Trái nghĩa với già là non (rau non, cau non)
-Từ “già” có hai nghĩa và với nghĩa như thế thì sẽ thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
-Trong thể đối, gây ấn tượng mạnh và sinh động cho lời văn.
-Tương phản mạnh, gây ấn tượng.
I. Thế nào là từ trái nghĩa ?
-Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau. (thật – giả; xuôi – ngược; lên – xuống)
-Một từ có nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau. (lành : Thuốc lành – thuốc độc; tin lành – tin dữ; áo lành – áo rách; bát lành – bát mẻ, vỡ).
II. Sử dụng từ trái nghĩa :
Sử dụng từ trái nghĩa hợp lí thì làm cho lời văn có ấn tượng mạnh và thêm sinh động.
	4. Củng cố kiến thức : (4’)
	?. Nhắc lại thế nào là từ trái nghĩa ? Tìm một hai câu ca dao có từ trái nghĩa.
	?. Từ trái nghĩa có tác dụng gì trong lời văn, lời thơ ?
III. Luyện tập : (13’)
	* BT 1 : (SGK trang 129)
	GV : Sử dụng mẫu giấy (Sau khi cho hs đọc BT). Sau đó GV cho hs chơi trò choi bằng cách gọi 6 hs lên cầm giấy có từ trái nghĩa đứng ở 6 vị trí xáo trộn. Sau đó gọi 6 hs lên tìm 6 từ trái nghĩa tương tự có nghĩa trái ngược nhau, cho hs nhận xét.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	a). Lành – rách.
	Giàu – nghèo
	Ngắn – dài
	Mượn – thuê
	Đêm – ngày.
	Sáng – tối.
	* BT 2 : (SGK trang 129)
	GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu BT, hướng dẫn (bằng cách làm mẫu), gọi hs lên bảng làm bài, nhận xét cho điểm.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	-Tươi : Cá tươi (ươn) và hoa tươi (héo)
	-Xấu : Chữ xấu (đẹp) và đất xấu (tốt)
	-Yếu : Ăn yếu (khỏe) và học lực yếu (khá, giỏi)
	* BT 3 : (SGK trang 129)
	GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu BT, dùng bảng phụ treo lên bảng cho hs, sau đó chia hai nhóm : một nhóm trả lời trước, một nhóm trả lời sau (cho hai nhóm nhận xét), GVKL - cho điểm.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	-mềm -phạt
	-lại -trọng
	-xa -đực
	-mở -cao
	-ngữa -ráo	
	5. Dặn dò : (2’)
	-Về nhà học bài, làm bài tập 4 SGK trang 129.
	-Chuẩn bị bài văn luyện nói. Đề bài 2 SGK trang 129.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 39.doc