Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh “Lí Bạch”

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh “Lí Bạch”

Tuần : 10 Tiết CT : 37.

 Ngày dạy :

 Tên bài dạy : Bài 10 : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH

 “Lí Bạch”

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.

 -Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hòa.

 -Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú, thử pháp đối và tác dụng của nó.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (7)

 ?. Đọc thuộc lòng bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” và trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Lí Bạch.

 ?. Trong bài thơ trên, có một từ rất hay trong nguyên tác đã bị người dịch bỏ mất trong bản dịch. Đó là từ nào ? Điều đó làm mất đi vẻ đẹp gì của hình ảnh thơ ?

 ?. Giải thích nhan đề bài thơ, tại sao tác giả lại đặt tên như vậy ? Đây có phải là bài thơ đơn thuần chỉ tả thác nước không ?

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 37: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh “Lí Bạch”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tuần : 10 Tiết CT : 37.
 Ngày dạy :
	Tên bài dạy : 	Bài 10 : CẢM NGHĨ TRONG ĐÊM THANH TĨNH
	 “Lí Bạch”
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Thấy được tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ.
	-Thấy được một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ : hình ảnh gần gũi, ngôn ngữ tự nhiên, bình dị, tình cảm giao hòa.
	-Bước đầu nhận biết bố cục thường gặp (2/2) trong một bài thơ tuyệt cú, thử pháp đối và tác dụng của nó.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (7’)
	?. Đọc thuộc lòng bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” và trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Lí Bạch.
	?. Trong bài thơ trên, có một từ rất hay trong nguyên tác đã bị người dịch bỏ mất trong bản dịch. Đó là từ nào ? Điều đó làm mất đi vẻ đẹp gì của hình ảnh thơ ?
	?. Giải thích nhan đề bài thơ, tại sao tác giả lại đặt tên như vậy ? Đây có phải là bài thơ đơn thuần chỉ tả thác nước không ?
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	“Vọng nguyệt hoài hương” (Trông trăng nhớ quê) là một đề tài phổ biến trong thơ cổ phương đông cả Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Ngay cả với các nhà thơ đời Đường, ta cũng bắt gặp không ít bài, ít câu cảm động, man mác. Chẳng hạn vầng trăng phu châu và nổi nhớ quê, nhớ vợ trong thơ Đỗ phủ, hoặc bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” của Lí Bạch mà các em sẽ được tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
2’
1’
3’
5’
5’
6’
1’
-GV : Gọi hs đọc phần chú thích SGK, trang 123. Sau đó GV khái quát cho hs đôi nét về thơ Lí Bạch.
? Dựa vào phần chú thích em hãy cho biết bài thơ được làm theo thể thơ gì ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs).
-GV đọc trước một lần ba phần của bài thơ, đọc các từ khó. Sau đó hướng dẫn hs cách đọc, gọi 2, 3 hs đọc (GV nhận xét cách đọc của hs).
?. Hai câu thơ đầu có phải chỉ tả cảnh không ? Vì sao em biết điều đó ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs).
?. Từ “nghi” (ngờ) làm cho câu thơ mang ý nghĩa ntn ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs).
?. Hai câu thơ cuối bài có hành động nào đáng chú ý ? Vì sao lại cử đầu và vọng ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs).
?. Tìm từ ngữ trong thể thơ ghép đối ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs).
?. Bài có sử dụng những động từ nào ? Những động từ đó có tác dụng ntn ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs).
-GV khái quát lại đôi nét về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, cho hs đọc phần ghi nhớ, rút ra tổng kết bài thơ.
-GV nói câu chuyển sang phần luyện tập.
- HS đọc phần chú thích về tác giả và chú ý lắng nghe.
-Bài thơ đường được làm theo thể thơ cổ thể, trong đó mỗi câu gồm 5 hay 7 chữ.
-HS chú ý lắng nghe , đọc to, rõ ràng, chuẩn xác 3 phần của bài thơ.
-Hai câu thơ đầu không chỉ tả cảnh không vì tác giả có dùng từ “sàng” (giường) nằm trên giường chợp ngủ rồi thức không
-Từ “nghi” làm cho người đọc có cảm giác tưởng như hai câu thơ tả cảnh trữ tình.
-Hai hành động đáng chú ý : cử đầu, đê đầu, cử đầu là ngẩng đầu vọng ra xa nhớ về quê hương.
-Cử đầu, đê đầu; vọng minh nguyệt – nhớ cố hương, thể hiện tâm trạng của tác giả.
-Có 5 động từ chỉ có thể và suy nghĩ của con người : cử, tư, vọng, ngỡ, đê – không có chủ ngữ làm bài thơ có tính..
I. Giới thiệu :
1. Tác giả :
-Lí Bạch là nhà thơ đời Đường Trung Quốc.
-Thơ ông toàn ngập ánh trăng.
2. Thể loại :
 Bài thơ được viết theo thể thơ cổ thể, trong đó mỗi câu thường có 5 hay 7 chữ.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Mối quan hệ giữa tình và cảnh trong bài thơ :
a. Hai câu thơ đầu :
- Hai câu thơ đầu không đơn thuần là tả cảnh. Trong cảnh vẫn có chút tình. Chữ “sàng” (giường) làm người đọc nghĩ đến Nhà tha hương, nhìn trăng nhớ về quê hương khó ngủ tiếp được.
- Nhìn trăng sáng mà ngỡ mặt đất phủ sương.
- “Ngỡ” thể hiện sự suy ngẫm của Líc Bạch về quê hương.
b. Hai câu thơ cuối :
- Trong hai câu thơ có 3 từ “tư cố hương” là tả cảnh. Trước đó có các hành động : đề đầu, cử đầu.
- Cử đầu vọng ra trăng để nhớ về quê hương ở đây tình người và tình quê hương đã được thể hiện thành việc ngắm trăng, ngẩng đầu, đê đầu.
2. Nghệ thuật của bài thơ :
- Phép đối được sử dụng khá triệt để trong bài thơ : cử đầu – đê đầu, vọng minh nguyệt – tư cố hương.
- Cúi đầu nhìn trăng là hành động hướng ngoại. Cuối đầu lần hai là hướng vào lòng mình, trĩu nặng tâm tư.
- Các động từ : nghi, tư, vọng, cử, đê dù không có chủ ngữ đứng trước nhưng vẫn tạo nên sự liền mạch trong cảm xúc của bài thơ.
3. Tổng kết : (ghi nhớ, SGK, trang 124).
	III. Luyện tập : (10’)
	GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	-Hai câu dịch đã nêu tương đối đủ ý, tình cảm của nhà thơ, song có một số điểm khác :
	+ Lí Bạch không dùng phép so sánh, “sương” chỉ xuất hiện trong cảm nghĩ của nhà thơ.
	+ Bài thơ ẩn chủ ngữ, không nói rõ là Lí Bạch.
	+ Năm động từ chỉ còn ba động từ. Bài thơ còn cho biết tác giả ngắm cảnh như thế nào ?
	Dịch theo thể thơ lục bát – bài thơ :
	 “Đầu giường nhìn ánh trăng sáng.
	Nhà thơ ngỡ mặt đất bị phủ Sương.
	Đêm thu trăng sáng như Sương.
	Lí Bạch ngắm cảnh nhớ thương quê nhà”	
	4. Củng cố kiến thức : (3’)
	?. Đọc phần dịch thơ bài thơ cho diễn cảm, nêu thể thơ.
	?. Bài thơ có phải chỉ đơn thuần là tả ánh trăng không ? Vì sao ?
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học thuộc bài thơ, học bài đã ghi ở tập.
	-Chuẩn bị phần trả lời câu hỏi bên dưới bài “Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 37.doc