Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 35: Từ đồng nghĩa

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 35: Từ đồng nghĩa

 Tuần : 09. Tiết CT : 35.

 Ngày dạy :

 Tên bài dạy : Bài 9 : TỪ ĐỒNG NGHĨA

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Hiểu được thề nào là từ đồng nghĩa. Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.

 -Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng nghĩa.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ?. Đọc thuộc lòng và diễn cảm phần dịch thơ, bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch.Cho biết thể thơ và đôi nét về tác giả Lí Bạch.

 ?. Đọc ba câu thơ cuối bài em có hình dung được dáng vẽ thác núi Lư ở đây ntn ? Qua bài thơ giúp em hiểu gì về tư cách và tâm hồn của nhà thơ Lí Bạch.

 3. Giảng bài mới :

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 693Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 35: Từ đồng nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tuần : 09. Tiết CT : 35.	
 Ngày dạy :
	Tên bài dạy : 	Bài 9 : TỪ ĐỒNG NGHĨA
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Hiểu được thề nào là từ đồng nghĩa. Hiểu được sự phân biệt giữa từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
	-Nâng cao kỹ năng sử dụng từ đồng nghĩa.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	?. Đọc thuộc lòng và diễn cảm phần dịch thơ, bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” của Lí Bạch.Cho biết thể thơ và đôi nét về tác giả Lí Bạch.
	?. Đọc ba câu thơ cuối bài em có hình dung được dáng vẽ thác núi Lư ở đây ntn ? Qua bài thơ giúp em hiểu gì về tư cách và tâm hồn của nhà thơ Lí Bạch.
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (2’)
	Trong viết có từ ghép, từ láy mà các em đã được học. Nhưng không chỉ có thế mà thôi mà từ tiếng Việt rất phong phú và đa dạng như trong tiếng Việt có những từ khác nhau về âm, thanh, vần nhưng không giống nhau về nghĩa. Những từ như thế ta gọi là từ đồng nghĩa. Để hiểu từ đồng nghĩa là gì ? Cách sử dụng cụ thể của chúng như thế nào trong tiếng Việt ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều vừa nói.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
8’
12’
1’
-GV gọi hs đọc câu hỏi 1 SGK bên dưới. GV có thể sử dụng bảng phụ treo bảng dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” cho hs quan sát, đặt câu hỏi.
?. Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ : “rọi, trông”. (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài)
-Sau đó GV gọi hs đọc câu hỏi số 2 ở bài. GV nêu câu hỏi
?. Từ “trông” trong bàn dịch thơ “Xa ngắm thác núi Lư” có nghĩa là nhìn để nhận biết. Ngoài nghĩa đó ra, từ “trông” còn có nghĩa sau :
a). Coi sóc giữ gìn cho yên ổn.
b). Mong
Tìm các từ đồng nghĩa với nghĩa trên của từ “trông” ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài)
-Gọi hs đọc phần ghi nhớ 1 SGK trang 114 và đặt câu hỏi.
?. Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài)
-GV gọi hs đặt câu có sử dụng từ cặp từ đồng nghĩa.
-GV nói vâu chuyển sang phần II của bài học.
-GV gọi 2 hs đọc hai VD ở phần dưới. Sau đó GV dùng bảng phụ có các VD ở mục 1, 2 cho hs quan sát để trả lời câu hỏi.
?. So sánh nghĩa của từ trái và từ quả trong hai VD trên ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài)
?. Nghĩa của từ “bỏ mạng” và từ “hi sinh” trong hai VD có chỗ nào giống nhau, chỗ nào khác nhau ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài)
?. Qua hai VD trên cho biết từ đồng nghĩa có mấy loại ? Đó là những loại nào ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài)
?. Em hiểu ntn là từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Cho VD (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài)
?. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn có gì khác với từ đồng nghĩa hoàn toàn ? Cho VD (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài)
-GV nói câu chuyển sang phần III của bài học.
?. Thử thay các từ đồng nghĩa quả và trái, bỏ mạng và hi sinh trong các VD ở mục II cho nhau và rút ra nhận xét. (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài)
?. Tại sao trong Chinh phụ ngâm khúc lấy tiêu đề “Sau phút chia ly” mà không phải là “Sau phút chia tay” ? (HS trả lời – GV kết luận cho hs nắm bài)
-Sau đó GV kết luận lại bài học, cho hs đọc phần ghi nhớ ở SGK trang 115, choihs ghi vào tập ở mục III này.
-GV cho hs chuyển sang củng cố bài học.
- HS đọc và chú ý lắng nghe để nắm bài và trả lời câu hỏi.
-Từ đồng nghĩa với từ rọi (chiếu, soi, tỏa), từ đồng nghĩa với từ trông (nhìn, nhòm).
-Trông có nghĩa là coi sóc, giữ gìn cho yên ổn, có các từ đồng nghĩa : trông coi, chăm sóc, coi sóc.Trông có nghĩa là mong có các từ đồng nghĩa : hi vọng, trông mong.
-HS đọc và chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi.
-Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ có nhiều.
-HS đặt câu theo yêu cầu của GV.
-HS đọc VD to, rõ ràng và chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi.
-Từ quả và từ trái trong 2 VD có nghĩa giống nhau hoàn toàn về sắc thái.
-Bỏ mạng và hi sinh có sự giống nhau là nghĩa “chết”; khác nhau : bỏ mạng là chết vô ích (xem thường), còn hi sinh
-Từ đồng nghĩa có hai loại : Từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
-Không phân biệt về sắc thái nghĩa. VD : Trái – quả, ba – bố.
-Có nghĩa giống nhau nhưng có sự phân biệt về sắc thái nghĩa. VD : phụ nữ – đàn bà, nhi đồng – trẻ em.
-Từ quả và trái có thể thay thế cho nhau nhưng từ bỏ mạng và hi sinh không thay cho nhau được.
-Dùng tiêu đề có từ “chia tay” là mới quá. Không hợp với bối cảnh và sắc thái biểu cảm của nội dung bài thơ.
-HS đọc và chú ý lắng nghe để nắm bài học.
I. Thế nào là từ đồng nghĩa?
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
VD :
Tôi tặng chị quyển sách tiếng Anh rất hay mà chị nở cho lại một người khác.
II. Các loại từ đồng nghĩa :
Có hai loại từ đồng nghĩa.
a). Từ đồng nghĩa hoàn toàn :
Từ đồng nghĩa hoàn toàn là những từ có nghĩa không phân biệt về sắc thái nghĩa.
VD : Trái = quả, ba = bố.
b). Từ đồng nghĩa không hoàn toàn :
Từ đồng nghĩa không hoàn toàn có nghĩa giống nhau nhưng có sắc thái nghĩa khác nhau.
VD : Trẻ em đang nô đùa ngoài sân (sắc thái nghĩa bình thường). Báo nhi đồng rất cần đọc ở hs tiểu học. (Sắc thái nghĩa trang nghiêm).
III. Sử dụng từ đồng nghĩa : (ghi nhớ SGK trang 115)
	4. Củng cố kiến thức : (2’)
	?. Nhắc lại thế nào là từ đồng nghĩa ? Cho VD.
	?. Từ đồng nghĩa có mấy loại ? Đó là những loại nào ? Cho VD.
III. Luyện tập : (13’)
	Bài tập 1, 2, 3 ,4 (SGK trang 115) – hướng dẫn hs tự làm (cho hs về nhà làm bài)
* BT 5 :
	GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	-Ăn, xơi, chén : nghĩa chung của ba từ này là tự cho thức ăn nuôi sống vào cơ thể. Nét nghĩa riêng của mỗi từ :
	+ ăn : Sắc thái bình thường.
	+ xơi : Sắc thái lịch sự, xã giao.
	+ chén : Sắc thái thân mật, thông tục.
	-Cho, tặng, biếu : nghĩa chung là trao cái gì cho ai trọn quyền sử dụng mà không đòi hay đổi lại một cái gì cả. Nét nghĩa riêng :
	+ Cho : người trao vật cao hơn hoặc ngang với người nhận.
	+ Tặng : người trao không phân biệt với người nhận.
	-Yếu ớt, yếu đuối :
	+ Yếu đuối : là sự thiếu hẳn sức mạnh về thể chất hoặc tinh thần.
	+ Yếu ớt : Yếu đến mức sức lực tác dụng coi như không đáng kể.
	-Xinh, đẹp :
	+ Xinh : Chỉ người còn trẻ hoặc hình dáng nhỏ nhắn, ưa nhìn.
	+ Đẹp : mức độ cao hơn xinh.
* BT 6 : (SGK trang 116)
	GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	a). Thành tích, thành quả :
	-Thế hệ mai sau sẽ hưởng được thành quả của công cuộc đổi mới hôm nay.
	-Trường ta đã lập nhiều thành tích chào mừng ngày quốc khánh 2 – 9.
	b). Ngoan cường, ngoan cố :
	-Bọn địch ngoan cố chống cự đã bị quân ta tiêu diệt.
	-Ông đã ngoan cường giữ vững khí tiết cách mạng.
	c). Nhiệm vụ, nghĩa vụ :
	-Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi con người.
	-Thầy hiệu trưởng đã giao nhiệm vụ cụ thể cho lớp em trong đợt tuyên truyền phòng chống ma túy.
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, làm các bài tập còn lại.
	-Chuẩn bị bài “Cách lập ý của văn biểu cảm”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 35.doc