Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 30: Qua đèo ngang

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 30: Qua đèo ngang

 Tuần : 08. Tiết : 30

 Tên bài dạy : Bài 8 : BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

 Nguyễn Khuyến (1835 – 1929)

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến.

 -Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (6)

 ?. Trắc ngiệm : bài thơ “Qua Đèo Ngang” cùa Bà Huyện Thanh Quan là bài thơ tả :

 a) Cảnh thiên nhiên.

 b) Tình cảm nhớ nước, thương nhà.

 c) Cảnh ngụ tình.

 ?. Vấn đáp : Tại sao cụm từ “ta với ta” mà lại chỉ một người ? Em có thể thay từ “ta” cuối cùng bằng từ nào khác được hay không ? Vì sao ?

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 30: Qua đèo ngang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tuần : 08. Tiết : 30
	Tên bài dạy : 	Bài 8 : BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 Nguyễn Khuyến (1835 – 1929)
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Tình bạn đậm đà, hồn nhiên của Nguyễn Khuyến.
	-Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (6’)
	?. Trắc ngiệm : bài thơ “Qua Đèo Ngang” cùa Bà Huyện Thanh Quan là bài thơ tả :
	a) Cảnh thiên nhiên.
	b) Tình cảm nhớ nước, thương nhà.
	c) Cảnh ngụ tình.
	?. Vấn đáp : Tại sao cụm từ “ta với ta” mà lại chỉ một người ? Em có thể thay từ “ta” cuối cùng bằng từ nào khác được hay không ? Vì sao ?
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Nguyễn Khuyến để lại cho đời hai bài thơ đặc sắc về tình bạn. Đó là bài “Khóc Dương Khuê” và “Bạn đến chơi nhà”. Nếu bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là nỗi đau đớn, thống thiết, nghẹn ngào khi nghe tin bạn qua đời đột ngột thì “Bạn đến chơi nhà” là niềm vui khôn xiết, hóm hỉnh khi đã lâu bạn già mới đến thăm. Đó là nội dung của bài học hôm nay. Các em vở SGK trang 164 ghi tựa bài học.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
3’
2’
1’
5’
12’
5’
-Gọi hs đọc phần chú thích SGK trang 104 của bài. Sau đó GV khái quát lại vài nét về tác giả và đặt câu hỏi cho hs. (HS 
trả lời, GV kết luận).
?. Dựa vào bài thơ “Qua Đèo Ngang” vừa học cho biết bài thơ “Bạn đến chơi nhà” thuộc thể thơ gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV đọc bài thơ, hướng dẫn hs cách đọc, gọi 2, 3 hs đọc bài thơ (có nhận xét cách đọc của hs).
?. Ý cơ bản của bài thơ nói kên nội dung gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Khi bạn đến nhà thăm thì Nguyễn Khuyến có cử chỉ vì với bạn, ta đi vào phần một của bài học.
-GV có thể nhắc lại câu thơ và đặt câu hỏi cho hs.
?. Đọc câu thơ em có suy nghĩ gì về giọng điệu ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Gv nói câu chuyển sang phần 2 của bài học.
-GV có thể gọi hs đọc 6 câu thơ tiếp theo, đặt câu hỏi.
?. Để tiếp bạn đầu tiên Nguyễn Khuyến đã nghỉ ngay đến gì ? Với cách nghỉ đó mong muốn tiếp bạn như thế nào ? (HS trả lời, GV kết luận).
?. Những thứ tiếp bạn (Nhà thơ định tiếp bạn) là những thứ gì ? Nếu nấu thành những món ăn thì những thứ này có giá trị không ? Vì sao ? (HS trả lời, GV kết luận).
?. Những thứ vừa kể trên, có hay không ở nhà Nguyễn Khuyến ? Vì sao tác giả không dùng để đãi bạn ? (HS trả lời, GV kết luận).
?. Tác giả tạo ra một tình huống đặc biệt như thế nhằm có dụng ý gì ? (HS trả lời, GV kết luận).
-GV nói thêm cả miếng trầu lễ nghi tiếp khách tối thiểu cũng không có.
-GV nói câu chuyển ý sang phần 4 của bài.
-GV khái quát lại câu thơ và nêu câu hỏi cho hs.
?. Trong thơ có cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì ? Thử so sánh với “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang” vừa học ? (HS trả lời, GV kết luận).
?. Câu thơ khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ ? (HS trả lời, GV kết luận).
-Sau đó GVKL về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, cho hs rút ra nội dung phần ghi nhớ, ghi vào phần tổng kết.
-Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), quê ở thôn Vị Hạ, xã Yên Đỗ (Nay thuộc xã Trung Lương, huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam).
-Thể thơ thất ngôn bát cú (Bài có 8 câu - mỗi câu 7 chữ, có cách gieo vần chỉ một vần ở các chữ cuối của các câu 1, 2, 4, 6 ,8, phép đối
-HS chú ý lắng nghe và đọc bài thơ giọng chậm rãi, ung dung, hóm hỉnh, chú ý cách ngắt nhịp ở câu 6.
-Bài thơ viết về tình bạn cao quí, đẹp đẽ : yếu tố tình cảm là trên hết.
-HS chú ý lắng nghe để nắm được bài.
-Giọng thơ vui, phấn chấn khi đã lâu mới được bạn tới thăm, câu thơ tự nhiên.
-HS đọc bài và chú ý lắng nghe để trả lời câu hỏi.
-Tác giả nghĩ đến chợ trước tiên ý muốn tiếp bạn thật đàng hoàng.
-Những thứ tiếp bạn thật đơn giản : cá, gà, cải, bầu, mướp.
-Tất cả đều có nhưng chưa lấy được, chưa dùng được để tiếp bạn.
-Nhà thơ không than nghèo, có hay không thì bạn vẫn quí mến mình.
-HS chú ý lắng nghe để nắm bài.
-Khẳng định tuy hai mà một : Tôi và Bác như một đồng nhất trọn vẹn ®khác với bài thơ Qua Đèo Ngang 1 tâm hồn buồn, cô đơn.
-Khẳng định tình bạn cao hơn vật chất. Trong tình bạn tình cảm là yếu tố quyết định.
-HS chú ý lắng nghe và đọc to, rõ phần ghi nhớ.
I. Giới thiệu :
1.Tác giả :
-Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), quê ở xã Trung Lương, huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam.
-Ông là người thông minh, học giỏi, đỗ đầu ba kì thi : Hương, Hội, Đình, do đó còn có tên là Tam Nguyên Yên Đỗ.
-Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn của dân tộc.
2.Thể loại :
Thể thơ thất ngôn bát cú (Bài 8 câu – 1 câu 7 chữ – hiệp vần ở các chữ cuối của các câu 1; 2; 4; 6; 8; phép đối câu 3 với câu 4; câu 5 với câu 6)
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Đại ý :
Bài thơ bộc lộ một tình bạn đậm đà thắm thiết.
2. Lời chào câu thơ : (Câu thơ thứ nhất).
-Như một tiếng reo vui, hồ hởi khi đã lâu mới được bạn tới thăm.
-Câu thơ rất tự nhiên như lời nói thường hàng ngày.
3. Mong muốn tiếp bạn và khả năng : (6 câu thơ tiếp theo).
-Nhà thơ nhắc đến “chợ” trước tiên itiếp bạn thật đàng hoàng. Nhưng “chợ” lại xa nhà và cũng không có trẻ ở nhà để sai bảo.
-Những thứ tác giả định tiếp bạn thật đơn giản : cà, cá, gà, cải, bầu, mướp. Tất cả đếu có nhưng chưa lấy được, chưa dùng được để tiếp bạn.
-Nhà thơ không có than nghèo mà có hay không bạn cũng thông cảm và quí mến mình.
4. Câu thơ kết – quan hệ giữa vật chất và tình cảm : (câu thơ thứ 8)
-Cụm từ “ta với ta” thể hiện sự đồng nhất giữa chủ và khách, tuy hai mà một.
-Khẳng định tình bạn cao hơn vật chất. Trong tình bạn, tình cảm là yếu tố quyết định.
5.Tổng kết : (Ghi nhớ SGK trang 105).
	III. Luyện tập : (12’)
	1) ( SGK trang 106)	
	GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	-Ngôn ngữ ở bài “Bạn đến chơi nhà” là những câu chữ bình dị, mộc mạc dễ hiểu, gắn với ngôn ngữ cuộc sống đời thường.
	-Ở bài, đoạn thơ “Sau phút chia li” ngôn ngữ uyên bát khoa trương, ướt lệ thuộc cách nói của ngôn ngữ bác học : “Thiếp – Chàng,.”.
	2) (SGK trang 106)
 GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét.
	HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau :
	* Giống :
	-Cấu tạo sắp xếp cụm từ.
	-Thể hiện cảm xúc, tâm trạng của chủ thể (hai nhà thơ).
	-Gợi mở dự báo cho người đọc.
	* Khác :
	-Hai từ “ta” trong Bà Huyện Thanh Quan chỉ một người, một tâm trạng. Đó là Bà Huyện với cái bóng của bà, với nổi cô đơn thăm thẳm không biết chia sẽ cùng ai, giữa không gian bao la vô tận trời mây non nước.
	-Hai từ “ta” trong Nguyễn Khuyến chỉ hai người “Nhà thơ và bạn”. Chung một tâm trạng mừng vui lâu ngày gặp nhau.
	4. Củng cố kiến thức : (2’)
	?. Đọc lại diễn cảm bài thơ.
	?. Sắp xếp các mẫu giấy theo từng ý kiến thức ở từng đề mục trong bài học. (cho hs xung phong)
	?. Tìm câu tục ngữ, thành ngữ nói về tình bạn.
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học thuộc lòng bài thơ, học thuộc bài.
	-Chuẩn bị bài trước : “Chữa lỗi về quan hệ từ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 30.doc