Tên bài dạy : Bài 8 : QUA ĐÈO NGANG
Tiết chương trình : Tiết : 29. Tuần : 08.
Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh :
-Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo.
-Tình bạn đậm đàhồn nhiên của Nguyễn Khuyến.
-Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú. (Đường luật)
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
III. Các họat động trên lớp :
1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).
2.Kiểm tra bài cũ : (7)
? Trắc nghiệm viết : khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau :
Qua hai bài : “Sau phút chia ly” và “Bánh trôi nước”, chúng ta có thể như thế nào về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến.
Tên bài dạy : Bài 8 : QUA ĐÈO NGANG Tiết chương trình : Tiết : 29. Tuần : 08. Ngày dạy : I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : -Hình dung được cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của bà Huyện Thanh Quan lúc qua đèo. -Tình bạn đậm đàhồn nhiên của Nguyễn Khuyến. -Bước đầu hiểu thể thơ thất ngôn bát cú. (Đường luật) II. Chuẩn bị : Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học. Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà. III. Các họat động trên lớp : 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp). 2.Kiểm tra bài cũ : (7’) ? Trắc nghiệm viết : khoanh tròn vào chữ cái in hoa ở đầu câu trả lời đúng nhất trong các câu trả lời sau : Qua hai bài : “Sau phút chia ly” và “Bánh trôi nước”, chúng ta có thể như thế nào về số phận và phẩm chất của người phụ nữ Việt Nam thời phong kiến. A. Long đong, chìm nổi. B. Ba chìm bảy nổi – vẫn giữ lòng son. C. Xa cách – chờ đợi – chung thủy. D. Buồn bả, cô đơn, than thân trách phận. ? Vấn đáp : đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Bánh trôi nước”, “Sau phút chialy”. Nói ngắn gọn cảm nhận của em về từng bài. Em hiểu thế nào về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và thể thơ song thất lục bát. Tại sao bài thơ “Bánh trôi nước” là bài thơ vịnh vật rất hay ? 3. Giảng bài mới : a. Giới thiệu bài mới : (1’) Trong lớp ta, đã em nào một lần qua đỉnh Đèo Ngang ? Nếu đã thì thử nhớ và nói lại phong cảnh ở đó cùng tâm trạng của em lúc qua đèo. b.Tiến trình hoạt động dạy và học : TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 3’ 2’ 1’ 2’ 10’ 8’ 2’ I.Giới thiệu : 1.Tác giả : Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Phan Thị Hinh, quê ở làng Nghi Tâm (nay thuộc quận Tây Hồ – Hà Nội). -Chồng làm tri huyện Thanh Quan nên bà có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan. 2.Thể loại : Thể thơ thất ngôn bát cú (bài có 8 câu – một câu có 7 chữ – có gieo vần chỉ một vần ở các chữ cuối của các câu 1; 2; 4; 6; 8 – phép đối ở câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6). II.Tìm hiểu văn bản : 1.Đại ý : Bài thơ vẽ lên cảnh tượng Đèo Ngang, tâm trạng cô đơn của Nhà thơ lúc qua đèo. 2.Bố cục bài thơ : có thể chia 2 phần : a. Phần 1 : bốn câu thơ đầu : cảnh tượng ở Đèo Ngang. b. Phần 2 : bốn câu thơ còn lại : tâm trạng cô đơn của Nhà thơ. 3.Phân tích : a. Cảnh tượng Đèo Ngang : -Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào lúc xế tà (đã về chiều) idễ gợi nổi buồn cho lòng người. -Cảnh Đèo Ngang được miêu tả có : +Yếu tố thiên nhiên : cỏ, cây, hoa, lá, sông, núi. Cỏ cây um tùm “cỏ cây chen đá, là chen hoa” trong không gian mênh mông : núi, sông. +Cuộc sống con người nhưng chỉ thấp thoáng, nhỏ bé trong cái thiên nhiên hoang sơ, rộng lớn “tiều vài chú”, “chợ mấy nhà”. b. Tâm trạng cô đơn của Nhà thơ : -Qua Đèo Ngang, Nhà thơ cảm thấy cô đơn, hoài cổ trong nổi thương nước, nhớ nhà. Tâm trạng đó biểu hiện bằng tiếng chim cuốc nhớ nuớc, tiếng chim đa đa thương nhà tha thiết. -Sự đối lập, ngược chiều : không gian bao la, rộng lớn : trời – non – nước với “một mãnh tình riêng” tâm trạng u uất, sầu kín. -Cụm từ “ta với ta”, chỉ có một mà thôi, một mãnh tình cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. 4.Tổng kết :(ghi nhớ SGK trang 104). -GV gọi hs đọc phần chú thích SGK trang 102 về tác giả bà Huyện Thanh Quan. Sau đó GV khái quát lại đôi nét về tác giả của bài thơ. ? Qua phần chú thích của bài em hãy chỉ ra thể thơ của bài thơ này ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV đọc trước bài thơ một lần. Sau đó hướng dẫn hs cách đọc bài thơ, gọi 2, 3 hs đọc bài thơ, nhận xét cách đọc. ? Qua bài thơ nêu bật một ý lớn, ý cơ bản trong bài thơ là gì ? (HS trả lời, GV kết luận). ? Nếu chia phần bài thơ thì em chia bài thơ thành mấy phần và mỗi phần từ đâu đến đâu ? Ý nói gì ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV gọi hs đọc 4 câu thơ đầu của bài thơ, đặt câu hỏi cho hs. ? Cảnh tượng ở Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày ? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả ? (HS trả lời, GV kết luận). ? Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những âm thanh gì ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV nói câu chuyển ý sang phần b cho hs nắm. -GV khái quát lại 4 câu thơ cuối bài cho hs, đặt câu hỏi cho hs. ? Qua cảnh Đèo Ngang, bà Huyện Thanh Quan trực tiếp tả tình ntn ? (HS trả lời, GV kết luận). ? Em có nhận xét gì về tâm trạng của tác giả khi đọc câu thơ cuối bài ? (HS trả lời, GV kết luận). -Sau đó GV kết luận nội dung và nghệ thuật bài thơ, cho hs đọc phần ghi nhớ, rút ra phần tổng kết của bài. -GV nói câu chuyển sang phần luyện tập. -HS chú ý lắng nghe để nắm bài. -Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ) cógieo vần một vần ở cuối câu 1; 2 . -Đọc giọng chậm, buồn, ngắt nhịp : 4/3 hay 2/2/3 chú ý giọng câu thơ cuối và tiếng “ta với ta” tách ra. -Vì cảnh Đèo Ngang và tâm trạng của nhà thơ khi qua đèo -Hai phần : phần 1 : 4 câu đầu : cảnh tượng chung của Đèo Ngang; phần 2 : 4 câu thơ cuối. -HS đọc 4 câu thơ và trả lời câu hỏi. -Cảnh Đèo được miêu tả vào lúc xế tà, ngày sắp tàn dễ gợi nổi buồn cho lòng người. -Miêu tả có cỏ, cây, hoa, lá, núi, sông, mái nhà, vài chú tiều icảnh vật hoang sơ . -HS chú ý lắng nghe để nắm bài học. -Qua Đèo Ngang, nhà thơ cảm thấy cô đơn, hoài cổ trong niềm thương nổi nhớ nước nhà “cuốc” “đa”. -Tương quan giữa cảnh trời, non, nước với một mảnh tình riêng đối lập ngược chiều -HS chú ý lắng nghe để nắm nội dung bài. III. Luyện tập : (8’) 1) SGK trang 104 : GV : Gọi hs đọc BT, xác định yêu cầu, hướng dẫn hs cách làm bài, chia nhóm, nhận xét. HS : Đọc BT, nắm yêu cầu BT, trả lời nhanh, chính xác BT theo đáp án sau : Cụm từ “ta với ta” trong câu thơ cuối bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan có hàm nghĩa là chỉ một người mà thôi, đó là một tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan, một mảnh tình riêng của bà. 2) SGK trang 104 : Dặn hs về nhà làm. 4. Củng cố kiến thức : (4’) ? Đọc lại bài thơ diễn cảm, cho biết thể thơ. ? Tìm những chi tiết, từ ngữ thể hiện tâm trạng cô đơn của Bà Huyện Thanh Quan trong bài thơ. 5. Dặn dò : (1’) -Về nhà học thuộc bài thơ, học thuộc bài. -Chuẩn bị trước bài : Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến – SGK trang 104.
Tài liệu đính kèm: