Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

 Tên bài dạy : TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM

 Tiết chương trình : Tiết : 20. Tuần : 05.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu nảy nở của con người.

 -Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt được các yếu tố đó trong văn bản.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ :

 3. Giảng bài mới :

 a. Giới thiệu bài mới : (1)

 Chúng ta đã ôn lại kiểu bài làm văn lớp 6 tự sự, miêu tả. Qua tự sự miêu tả sẽ giúp các em có một bước để làm một kiểu bài văn tiếp theo. Đó là văn biểu cảm. Để giúp các em hiểu được thế nào là văn biểu cảm và đặc điểm của nó như nhế nào. Tiết học hôm nay giúp em hiểu được điều đó.

 

doc 3 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 20: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tên bài dạy : 	TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN BIỂU CẢM
	Tiết chương trình : Tiết : 20. Tuần : 05.
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu nảy nở của con người.
	-Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt được các yếu tố đó trong văn bản.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : 
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
	Chúng ta đã ôn lại kiểu bài làm văn lớp 6 tự sự, miêu tả. Qua tự sự miêu tả sẽ giúp các em có một bước để làm một kiểu bài văn tiếp theo. Đó là văn biểu cảm. Để giúp các em hiểu được thế nào là văn biểu cảm và đặc điểm của nó như nhế nào. Tiết học hôm nay giúp em hiểu được điều đó.
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
15’
19’
I.Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm :
1.Nhu cầu biểu cảm của con người :
-Khi người ta có những cảm xúc chất chứa, muốn biểu hiện cho người khác cảm nhận được thì người ta có nhu cầu biểu cảm.
-Người ta biểu cảm bằng phương tiện viết ra văn bản nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc lời văn biểu cảm.
2.Đặc điểm chung của văn biểu cảm :
-Đoạn văn 1 trực tiếp biểu nỗi nhớ và nhắc lại những kĩ niệm. Đoạn văn 2 biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước. Cả hai đoạn văn không kể một chuyện gì hoàn chỉnh. Có sử dụng biện pháp miêu tả nhing7 qua miêu tả liên tưởng gợi ra cảm xúc.
-Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn (yêu con người, yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc; ghét cái tầm thường, cái độc ác).
-Đoạn văn 1 biểu đạt trực tiếp qua các từ ngữ (Thảo thương nhớ ơi). Đoạn văn 2 tác giả dùng biện pháp tự sự, miêu tả để gợi tình cảm.
-Trước hết GV có thể giải cho các em hai từ biểu cảm. GV đưa ra một tình huống bằng bảng phụ : Khi một việc vui hay buồn phiền thì con người luôn có những cảm xúc tình cảm là muốn đem niềm vui và nỗi buồn kia ra chia sẽ với một người khác thì lúc đó con người có nhu cầu biểu cảm. GV đặt câu hỏi :
?.Khi nào thì con người có nhu cầu biểu cảm ? (HS trả lời, GV kết luận cho hs nắm)
?.Người ta biểu cảm bằng những phương tiện nào ? (HS trả lời, GV kết luận cho hs nắm)
-GV nói câu chuyển sang ý 2 của bài.
-GV gọi hs đọc chậm, rõ ràng hai đoạn ở phần 2. GV hỏi :
?.Hai đoạn văn trên biểu đạt nội dung gì ? Nội dung ấy có đặc điểm gì khác so với văn bản tự sự, miêu tả ? (HS trả lời, GV kết luận cho hs nắm)
?.Có ý kiến cho rằng tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm là tình cảm thắm nhuần tư tưởng nhân văn. Qua hai đoạn văn trên em có tán thành với ý kiến đó không ? (HS trả lời, GV kết luận cho hs nắm)
?.Em có nhận xét gì về phương thức biểu đạt của hai đoạn văn trên ? (HS trả lời, GV kết luận cho hs nắm)
-GV chốt lại bài học, gọi hs đọc phần ghi nhớ (SGK trang 73).
-HS chú ý lắng nghe và quan sát để nắm bài học.
-Khi có tình cảm chất chứa muốn biểu cảm cho người khác cảm nhận được.
-Viết hoặc nói. Viết thì có viết thư, văn, thơ trữ tình.
-HS đọc to, chú ý lắng nghe.
-Đoạn 1 trực tiếp biểu hiện nỗi nhớ và nhắc lại kĩ niệm. Đoạn 2 biểu hiện tình cảm gắn bó với quê hương. Cả hai đoạn văn dùng biện pháp miêu tả imiêu tả để liên tưởng
-Tán thành trong văn biểu cảm, tình cảm, cảm xúc thắm nhuần tư tưởng nhân văn.
-Bộc lộ trực tiếp qua các từ ngữ “Thảo thương nhớ ơi !” Đoạn 2 tác giả dùng biện pháp tự sự, miêu tả để gợi tình cảm.
-HS đọc to, rõ ràng và chú ý lắng nghe.
	II.Luyện tập : (6’)
	1. (SGK trang 73)
	-GV : Gọi hs đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập, hướng dẫn cách trả lời, cho hs thảo luận, nhận xét.
	-HS : đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập, trả lời theo đáp án sau :
	Đoạn văn thứ hai là đoạn văn biểu cảm. Đoạn văn đã bộc lộ được tình cảm yêu thích hoa Hải Đường của tác giả. Sự yêu thích đó được biểu lộ qua cái nhìn chủ quan của tác giả, bộc lộ trực tiếp bằng lời văn : màu đỏ thắm rất quý, hân hoan, say đắm, rạng rỡ, nồng nàn,.
	2. (SGK trang74)
	-GV : Gọi hs đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập, hướng dẫn cách trả lời, cho hs thảo luận, nhận xét.
	-HS đọc bài tập, nắm yêu cầu bài tập, trả lời theo đáp án sau :
	Nội dung biểu cảm của hai bài thơ “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về Kinh” đều thể hiện bản lĩnh, khí phách dân tộc về lòng tự hào, về chiến thắng hào hùng và khát vọng hòa bình lâu dài của dân tộc.
 4. Củng cố kiến thức : (3’)
	?.Văn biểu cảm là gì ?
	?.Văn biểu cảm thể hiện qua những thể loại nào ?
	?.Tình cảm trong văn biểu cảm thường có tính chất như thế nào ?
	5. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, làm tiếp các bài tập 3, 4 SGK trang 74.
	-Chuẩn bị bài : Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra.từ hán Việt (tt).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 20.doc