Tên bài dạy : SÔNG NÚI NƯỚC NAM, PHÒ GIÁ VỀ KINH
Tiết chương trình : Tiết : 17. Tuần : 05.
Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ : “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về Kinh”. Bước đầu hiểu về thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Soạn tốt giáo án, nghiên cứu SGK, SGV, tự điển Hán Việt, tài liệu, tranh.
Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
III. Các họat động trên lớp :
1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).
2.Kiểm tra bài cũ : (Kiểm tra bài tập về nhà – về tạo lập văn bản của hs)
Tên bài dạy : SÔNG NÚI NƯỚC NAM, PHÒ GIÁ VỀ KINH Tiết chương trình : Tiết : 17. Tuần : 05. Ngày dạy : I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : Cảm nhận được tinh thần độc lập, khí phách hào hùng, khát vọng lớn lao của dân tộc trong hai bài thơ : “Sông núi nước Nam” và “Phò giá về Kinh”. Bước đầu hiểu về thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt và ngũ ngôn tứ tuyệt đường luật. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Soạn tốt giáo án, nghiên cứu SGK, SGV, tự điển Hán Việt, tài liệu, tranh. Học sinh : Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà. III. Các họat động trên lớp : 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp). 2.Kiểm tra bài cũ : (Kiểm tra bài tập về nhà – về tạo lập văn bản của hs) 3. Giảng bài mới : a. Giới thiệu bài mới : (1’) Trong truyền thống lịch sử của dân tộc ta là một dân tộc yêu chuộng hòa bình, thể hiện tinh thần và khí phách hào hùng trong đấu tranh dành độc lập, bảo vệ đất nước. Những tinh thần và khát vọng lớn lao ấy vẫn còn được ghi chép lại vào những trang sử vẻ vang của dân tộc. Đây chính là nội dung của hai bài thơ các em sẽ được tìm hiểu trong tiết học hôm nay. b.Tiến trình hoạt động dạy và học : TG NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1’ 4’ 3’ 3’ 2’ 1’ 3’ 3’ 3’ 4’ A.Văn bản “Sông núi nước Nam” : I. Giới thiệu : 1.Tác giả : Chưa rõ của tác giả nào. 2. Thể loại : Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt (4 câu – câu 7 chữ) II. Tìm hiểu văn bản : 1. Hai câu thơ 1, 2 : -Khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam. Điều này đã được sách trời sắp đặc sẳn không gì thay đổi được “Sách trời chia sứ sở”. 2. Hai câu thơ 3, 4 : Kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm thì thế nào cũng phải chuốt phải sự thất bại thảm hại “đánh tơi bời”. 3. Ý nghĩa diễn đạt của bài thơ : Biểu đạt tình cảm yêu nước mãnh liệt ẩn chứa trong một ý tưởng bảo vệ độc lập, chống ngoại xâm của người Việt. B.Văn bản “Phò giá về Kinh” Trần Quang Khải : I. Giới thiệu : 1. Tác giả : (SGK). 2.Thể loại : Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật (bài thơ có 4 câu – mỗi câu có 5 chữ) II. Tìm hiểu văn bản : 1. Sự chiến thắng hào hùng của dân tộc : Cuộc chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chống Mông – Nguyên xâm lược. Cáh nói không theo trình tự về thời gian. Nói chiến thắng Chương Vương trứơc vì đang ở trong khi chiến thắng mạnh mẽ ở trận Chương Dương. 2. Lời động viên và niềm tự hào về đất nước : Lời động viên xây dựng, phát triển đất nước trong hòa bình và niềm tin sắt đá vào sự bền vững muôn đời của đất nước. 3. Ý nghĩa biểu đạt của bài thơ : Cảm xúc được dồn nén trong ý tưởng khát khao hòa bình độc lập của đất nước. Đó là tình cảm yêu chân thành của tác giả bài thơ. II. Tổng kết : -Hai bài thơ được viết theo hai thể thơ Đường (Thất ngôn tứ tuyệt – Ngũ ngôn tứ tuyệt) nhưng ý thơ chắc nịch, cô đúc thể hiện được bản lĩnh, khí phách của dân tộc : trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bảo vệ nền độc lập của nước nhà. -Hai bài thơ ta thấy được tấm lòng yêu nước của mỗi nhà thơ đều bộc lộ sâu kín qua ý tưởng của mình. -GV gọi hs đọc phần chú thích SGK trang 63 về tác giả Lý Thường Kiệt – GVKL cho hs nắm. -GV nói : bài thơ ra đời trong lịch sử dân tộc thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phương bắc Phong Kiến – thơ trung đại – nền thơ này có viết nhiều thể loại : thất ngôn tứ tuyệt (4 câu/ câu 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu/ câu 5 chữ), lục bát (câu 6, câu 8), song thất lục bát (2 câu 7 chữ kèm theo 2 câu 6, 8 chữ). ?. Trong các thể thơ trên bài thơ “Sông núi nước Nam” thuộc thể thơ nào ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV đọc bài thơ một lần, gọi hs đọc bài thơ, có hướng dẫn hs cách đọc, nhận xét cách đọc của hs. -Sau đó GV cho hs đọc phần chú thích : hiểu nghĩa của các từ khó trong bài thơ. -GV gọi hs đọc hai câu thơ đầu, đặt câu hỏi cho hs : ?. Nói bài thơ là bảng tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Như vậy ở bảng tuyên ngôn này ý nai câu thơ đầu khẳng định điều gì ? (HS trả lời, GV kết luận). ?. Chủ quyền đó đã được khẳng định dựa trên chân lý nào trong bài thơ ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV nói câu chuyển sang ý 2 của bài học. -GV gọi hs đọc 2 câu thơ 3, 4 và đặt câu hỏi cho hs : ?.Hai câu thơ cuối bài khẳng định việc bảo vệ chủ quyền như noúi ở trên như thế nào ? (HS trả lời, GV kết luận). ?. Bài thơ là cách trình bày ý kiến một cách trực tiếp là bảo vệ độc lập và kiên quyết chống giặc ngoại xâm, nhưng có cách bộc lộ biểu cảm riêng của tác giả, em hiểu đó là biểu cảm gì ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV gọi hs đọc phần chú thích về tác giả Trần Quang Khải, SGK trang 66. Sau đó GVKL vài nét về tác giả cho hs nắm bài. ?. Bài thơ được viết theo thể thơ nào trong các thể thơ đã nói trên ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV gọi hs đọc bài thơ – GV có thể đọc trước ba phần bài thơ, gọi hs đoc lại (nhận xét cách đọc của hs). -GV gọi hs đọc phần chú thích về các từ khó ở bài thơ, SGK trang 67. -GV đọc lại phần dịch thơ hai câu thơ đầu bài thơ và nêu câu hỏi cho hs : ?. Hai câu thơ đầu nói lên chiến thắng hào hùng của dân tộc ở nhiều địa danh nào , trong cách nói đó có gì đặc biệt ? (HS trả lời, GV kết luận). -GV nói câu chuyển sang 2 của bài học. -GV khái quát lại 2 câu thơ cuối bài phẩn dịch thơ. GV đặc câu hỏi cho hs : ?.Hai câu thơ 3, 4 tác giả muốn động viên điều gì ? Và bộc lộ niềm tự hào về đất nước như thế nào ? (HS trả lời, GV kết luận). ?.Qua bài thơ ta thấy được cảm xúc tình cảm gì của tác giả được ẩn chứa trong ý tác giả tự hào và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ? (HS trả lời, GV kết luận). -GVKL lại nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ, gọi hs đọc 2 phần ghi nhớ, rút ra tổng kết bài. -GV nói câu chuyển ý sang phần luyện tập. -HS chú ý lắng nghe để nắm được bài. -Thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. -HS chú ý lắng nghe và đọc bài thơ chuẩn xác, to, rõ ràng, đúng nhịp điệu. -HS đọc chậm rãi, rõ ràng từng câu, chữ. -Hai câu thơ khẳng định chủ quyền, nước Nam là của người Nam, “Vua Nam ở” như toàn dân Nam ở. -Chân lý có di tâm nhưng đã vững chắc vĩnh hằng không gì thay đổi được “Sách trời chia sứ sở”. -Không kẻ thù nào được xâm phạm – Sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại. -Biểu đạt về tình cảm, cảm xúc yêu nước mãnh liệt ẩn lín bên trong ý tác giả bảo vệ độc lập, chống ngoại xâm của tác giả. -HS đọc to, rõ ràng và chú ý lắng nghe để nắm được bài học. -Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu – câu 5 chữ). -HS chú ý lắng nghe và đọc tốt bài thơ chữ Hán. -HS đọc to, rõ ràng. -HS chú ý lắng nghe để nắm bài. -Chiến thắng ở Chương Dương, ở cửa Hàm Tử. Cách nói này không theo trật tự về thời gian mà đảo ngược. Nói chiến thắng ở Chương Vương và không.. -HS chú ý lắng nghe để nắm bài. -Động viên xây dựng và phát triển đất nước trong hòa bình và tin tưởng váo sự bền vững muôn đời của đất nước. -Bài thơ bộc lộ cảm xúc kín đáo qua ý tác giả là thể hiện khát vọng hòa bình thịnh trị của đất nước – lòng yêu nước của nhà thơ. -HS chú ý lắng nghe để nắm bài. III. Luyện tập : (10’) 1) (SGK trang 65). -GV : Gọi hs đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập, hướng dẫn cho hs thảo luận trả lời, có nhận xét cho điểm. -HS : Đọc bài tập, nắm yêu cầu , thảo luận trả lời bài tập theo đáp án sau : Sở dĩ không nói “Nam nhân cư” mà nói “Nam đế cư” iKhẳng định đất nước có sông núi, bờ cõi riêng, đất nước chủ quyền. Hơn nữa xưa kia nước Táu các Vua xem nước họ là lớn tự xưng là “đế”, cón nước Nam cũng như các Vương hầu. Nói “Nam Đế” nước ta cũng ngang hàng, cũng có chủ quyền như nước Tàu. 2) (SGK trang 68, bài tập ờ bài Phò giá về Kinh) -GV : Gọi hs đọc bài tập, xác định yêu cầu bài tập, hướng dẫn cho hs thảo luận trả lời, có nhận xét cho điểm. -HS : Đọc bài tập, nắm yêu cầu , thảo luận trả lời bài tập theo đáp án sau : “Bài thơ có cách nói giản dị, cô đúc,rõ ràng để thể hiện được hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thởi đại nhà Trần ”. 3. Củng cố kiến thức : (5’) ?. Đọc lại diễn cảm phần dịch thơ của hai bài thơ, cho biết thể thơ của mỗi bài. ?. Chỉ ra cách hiệp vẫn trong hai bài thơ. ?. Nêu nội dung cơ bản của hai bài thơ là gì ? 4. Dặn dò : (1’) -Về nhà học bài, học thuộc lòng 2 bài thơ. -Chuẩn bị bài mới : Từ Hán Việt, xem nội dung để trả lời câu hỏi trong bài.
Tài liệu đính kèm: