Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 14: Những câu hát châm biếm

Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 14: Những câu hát châm biếm

 Tên bài dạy : NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

 Tiết chương trình : Tiết : 14. Tuần : 04.

 Ngày dạy :

 I. Mục tiêu cần đạt:

 Giúp học sinh :

 -Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh, ngôn ngữ ) của các bài ca về chủ đề than thân và chủ đề châm biếm trong bài học.

 -Thuộc những bài ca dao trong văn bản.

 II. Chuẩn bị :

 Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.

 Học sinh : .Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.

 III. Các họat động trên lớp :

 1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).

 2.Kiểm tra bài cũ : (Hỏi một vài kiến thức đã học ở bài vừa rồi)

 3. Giảng bài mới :

 a. Giới thiệu bài mới : (1)

 Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao, dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, nghĩa tình, những câu hát than thân, ca dao, dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Những câu hát châm biếm thể hiện khá đặc sắc nghệ thuật trào lộng dân gian nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, những thói hư, tật xấu những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 7 tiết 14: Những câu hát châm biếm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tên bài dạy : 	 NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM
	Tiết chương trình : Tiết : 14. Tuần : 04.	
	Ngày dạy :
	I. Mục tiêu cần đạt:
	Giúp học sinh :
	-Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu ( hình ảnh, ngôn ngữ ) của các bài ca về chủ đề than thân và chủ đề châm biếm trong bài học.
	-Thuộc những bài ca dao trong văn bản.
	II. Chuẩn bị :
	Giáo viên : Soạn tốt giáo án, tham khảo tài liệu, chuẩn bị đồ dùng dạy học.
	Học sinh : .Học thuộc bài cũ, soạn bài mới trước ở nhà.
	III. Các họat động trên lớp :
	1. Ổn định lớp : (Kiểm tra sỉ số lớp).	
	2.Kiểm tra bài cũ : (Hỏi một vài kiến thức đã học ở bài vừa rồi)
	3. Giảng bài mới :
	a. Giới thiệu bài mới : (1’)
 Nội dung cảm xúc và chủ đề của ca dao, dân ca rất đa dạng. Ngoài những câu hát yêu thương, nghĩa tình, những câu hát than thân, ca dao, dân ca còn có rất nhiều câu hát châm biếm. Những câu hát châm biếm thể hiện khá đặc sắc nghệ thuật trào lộng dân gian nhằm phơi bày các hiện tượng ngược đời, những thói hư, tật xấu những hạng người và hiện tượng đáng cười trong xã hội. 
	b.Tiến trình hoạt động dạy và học :
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
3’
6’
6’
7’
6’
4’
4’
6’
I. Giới thiệu :
1.Tác giả : Do nhân dân sáng tác.
2.Thể loại : Trữ tình dân gian.
II.Tìm hiểu văn bản : 
1. Đại ý :
Những bài ca lời châm biến, phê phán những thói hư, tật xấu ( lười lao động, nạn mê tín, các phong tục cổ hủ ) ở con người và xã hội.
2. Những câu hát châm biếm :
a). Bài 1 :
Cách giới thiệu chú tôi “hay tửu hay tâm”, “hay nước chè đặc”, “hay nằm ngũ trưa” icách giới thiệu nhân duyên nhưng qua cách giới thiệu cho thấy người chú có nhiều tật : nghiện rượu, thích chè lại nghiên ngủ trưa i châm biếm người vừa nghiện ngập vừa lười biếng trong xã hội.
b). Bài 2 : 
Bài ca dao nhại lời thầy bói với người đi xem bói. Thầy bói nói những điều hiển nhiên để lường gạt những người nhẹ dạ cả tin.
Bài ca dao phê phán những kẻ hành nghề mê tín, lợi dụng sự non dạ của người khác để kiếm tiền. Đồng thời châm biếm những kẻ mù quáng, thiếu hiểu biết như ông thầy bói kia.
c). Bài 3 : 
Mỗi con vật trong bài ca dao tượng trưng cho một hạng người trong xã hội cũ : người lao động nghèo “con cò ”, xã trưởng “cà cuốn”, cay lệ, lính lệ “chim ri, chào mào”, người rau việc “chim chích”.
-Châm biếm, phê phán hủ tục ma chay : có đám tang để dịp ăn nhậu, lao xao chia phần trong xã hội cũ, đến nay vẫn còn.
d). Bài 4 :
Cậu cay được miêu tả là người quyền thế, sang trọng “nón dấu đuôi gà, ngón tay đeo nhẫn” nhưng áo quần thì đi mượm, đi thuê thật thảm hại igọi “cậu cay” vừa lấy lòng vừa để mĩa mai kín đáo.
3.Tổng kết : (Ghi nhớ SGK trang 53)
III. Luyện tập : 
 1 (SGK trang 53)
Nhận xét về sự giống nhau của 4 bài ca dao, trong các ý kiến đã nêu, em đồng ý với ý kiến sau : 
c). Cả bốn bài ca dao đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm.
2 (SGK trang 53)
Những câu hát nói trên và truyện dân gian giống ở chỗ : lấy thói hư tật xấu của người đời để chê cười, châm biếm, dùng tiếng cười như một vũ khí để xây dựng cho xã hội, con người ngày tốt đẹp hơn lên.
-GV đọc 4 bài ca dao. Sau đó hứớng dẫn hs cách đọc (có nhận xét cách đọc, sửa sai).
-GV cho hs đọc các từ khó ở phần chú thích (SGK trang 52).
? Những bài ca dao trên châm biếm vấn đề về xã hội và con người (xã hội phong kiến) ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Bài 1 giới thiệu về “chú tôi” như thế nào ? Hai dòng đầu có ý nghĩa gì ? Bài này châm biếm hạng người nào trong xã hội ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Bài 2 nhạy lời của ai ? Nói với ai ? Em có nhận xét gì về lời của thầy bói ? Bài ca dao này phê phán hiện tượng nào trong xã hội ? (HS trả lời, GV kết luận).
? Mỗi con vật trong bài ca dao tương trưng cho ai, hạng người nào trong xã hội xưa, việc lựa chọn các con vật để đóng vai như thế lí thú ở điểm nào ? Bài ca dao phê phán châm biếm điều gì ? (HS trả lời, GV kết luận). 
? Chân dung “cậu cai” được miêu tả như thế nào ? Em có nhận xét gì nghệ thuật châm biếm của bài ca dao này ? (HS trả lời, GV kết luận). 
-Sau đó GV kết luận về nội dung và nghệ thuật của một số bài ca dao cho hs nắm bài – gọi hs đọc phần ghi nhớ để rút ra phần tổng kết.
-GV nói câu chuyển ý sang phần luyện tập.
-GV gọi hs đọc BT – hướng dẫn hs cách làm – có nhận xét.
Học sinh đọc BT và trả lời BT theo đáp án sau.
-GV gọi hs đọc BT – xác định yêu cầu BT – hướng dẫn hs cách trả lời BT (nhận xét).
-HS : Đọc BT – nắm yêu cầu, trả lời BT theo đáp án sau.
-HS chú ý lằng nghe để đọc bài cho đúng và diễn cảm.
-Châm biếm những thói hư, tật xấu (lười biếng, mê tín, phong tục lạc hậu) trong xã hội xưa.
-Giới thiệu người chú một cách mĩa mai “hay tửu, hay tâm” hay “nước chè đặc” hay “nằm ngủ trưa” – châm biếm người vừa nghiện ngập, vừa lười biếng.
-Nhại lời thầy bói với người đi xem bói, thầy bói nói những chuyện hiển nhiên. Nhưng thầy bói dùng những trò ấu trĩ để lừa gạt những người nhẹ dạ.
-Mỗi con vật tượng trưng cho một hạng người trong xã hội cũ, người lao ođộng nghèo, xã trưởng, lính lệ, rao việc ithật thú vị iphê phán hủ tục ma chay trong xã hội cũ : lợi dụng tang tóc để có dịp ăn nhậu lao xao, chia phần.
-Cậu cai “nón dấu đuôi gà” “ngón tay đeo nhẫn” người quyền thế , cao sang nhưng áo quần thì đi mượn, đi thuê thật thảm hại.
-HS chú ý lắng nghe và đọc chậm rãi, rõ to phần ghi nhớ để nắm bài.
-HS chú ý lắng nghe và đọc BT to, rõ ràng để nắm được bài – trả lời BT theo đáp án.
 -HS chú ý lắng nghe và đọc BT to, rõ ràng để nắm được bài – trả lời BT theo đáp án.
	3. Củng cố kiến thức : (4’)
	? Đọc diễn cảm 4 bài ca dao ? 
	? Chỉ ra vài nét nghệ thuật và nội dung châm biếm trong 4 bài ca dao trên.
 	4. Dặn dò : (1’)
	-Về nhà học bài, học thuộc ca dao.
	-Chuẩn bị bài “Đại từ” (SGK trang 54, 55).

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 14.doc