Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 34

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 34

Tuần: 34

Tiết: 133 – 134

Tổng kết phần văn & tập làm văn

 A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : * Giúp học sinh:

- Hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản đó trong chương trình ngữ văn 6. Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản đã học.

- Nắm được trong chương trình ngữ văn 6 đã học và làm quen những loại văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nhật dụng. Các loại văn bản đó được thể hiện bằng các phương thức biểu đạt gì?

- Nắm được đặc điểm nổi bật của các phương thức biểu đạt và sự thâm nhập lẫn nhau của các phương thức trong một văn bản.

- Rèn kĩ năng biết sử dụng các phương thức biểu đạt phù hợp trong việc xây dựng một văn bản hoàn chỉnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp.

- Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, tổng hợp & phân tích.

 

doc 6 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 34	
Tiết: 133 – 134
Ngày soạn : 03/05/2008
Ngày dạy : 05/05/2008 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : * Giúp học sinh:
- Hệ thống văn bản với những nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại của các văn bản đó trong chương trình ngữ văn 6. Hiểu và cảm thụ được vẻ đẹp của một số hình tượng nhân vật văn học tiêu biểu, tư tưởng yêu nước và truyền thống nhân ái trong các văn bản đã học.
- Nắm được trong chương trình ngữ văn 6 đã học và làm quen những loại văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nhật dụng. Các loại văn bản đó được thể hiện bằng các phương thức biểu đạt gì? 
- Nắm được đặc điểm nổi bật của các phương thức biểu đạt và sự thâm nhập lẫn nhau của các phương thức trong một văn bản.
- Rèn kĩ năng biết sử dụng các phương thức biểu đạt phù hợp trong việc xây dựng một văn bản hoàn chỉnh nhằm đạt được mục đích giao tiếp.
- Rèn kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, tổng hợp & phân tích.
B.CHUẨN BỊ:
1.GV: Lập bảng thống kê; dự kiến phương pháp dạy học.
2.HS: Ôn tập theo hướng dẫn của giáo viên.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn h/s hệ thống các kiến thức phần văn - TLV
 HS : Nhớ và ghi lại các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn 6?
GV định hướng: 
- Có thể tổng hợp theo từng loại văn bản.
- Khi tổng hợp nhớ ghi chú kèm theo tên tác giả.
HS: Trao đổi nhóm, bổ sung; cá nhân tụ đối chiếu SGK và sửa chữa , rút kinh nghiệm.
* Ở HK I phần truyện dân gian em đã được tìm hiểu về mấy thể loại? Đó là những thể loại nào? Nêu định nghĩa của từng thể loại đó?
* Kể tên các truyện trung đại mà em đã được học trong chương trình ngữ văn 6 HK I? 
* Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng? Kể tên các văn bản nhật dụngmà em mới được học? 
* Hãy lập bảng thống kê các văn bản là truyện theo mẫu SGK/154.
HS: Kẻ bảng, lập thống kê theo hướng dẫn (5 phút)
GV hướng dẫn: Em có thể dựa vào đề cương để thống kê.
* Trong các nhân vật chính kể trên, hãy chọn 3 nhân vật mà em thích nhất? Vì sao em lại thích 3 nhân vật đó? 
HS: Phát biểu tự do.
GV: Bình giảng thêm.
* Theo em, về phương thức biểu đạt giữa truyện dân gian, trung đại và hiện đại có điểm gì giống nhau?
HS: Có cốt truyện, chi tiết, nhân vật, lời kể, tả.
* Em cho biết trong chương trình HK II , những văn bản nào thể hiện ruyền thống yêu nước và những văn bản nào rthể hiện lòng nhân ái của dân tộc ta? 
GV hướng dẫn HS: Cách tra cứu bảng từ giải nghĩa các yếu tố Hán Việt:
Đọc kĩ nhiều lần bảng tra cứu
Ghi vào sổ tay những từ khó hiểu, tra nghĩa trong từ điển
GV: kiểm tra, theo dõi HS thực hiện.
 TIẾT 2
GV: Hướng dẫn HS điền vào bảng thống kê ( Bảng 1 – SGK/ 155 ): Cần tìm hiểu xem những VB nào biểu hiện những phương thức biểu đạt mà em đã học.
- Lưu ý: Một số VB có thể xếp vào 2 – 3 loại VB khác nhau vì trong đó có sự đan xen giữa các phương thức biểu đạt .
HS: Kẻ bảng thống kê ( 5 phút ), 
HS khác bổ sung
GV: Kiểm tra, nhận xét.
HS: Đọc và xác định yêu cầu BT2.
*Hệ thống hoá, xác định phương thức biểu đạt chính trong các văn bản ( Theo bảng thống kê ) * 
HS: Thảo luận nhóm 2 phút 
GV: Bổ sung, rút kinh nghiệm.
GV: Treo bảng phụ ( BT 3 lên bảng )
HS: Đọc và xác định yêu cầu.
HS: Lên bảng đánh dấu .
* So sánh sự khác nhau về mục đích, nội dung, hình thức giữa các loại VB: Tự sự, miêu tả, đơn từ? 
HS: Lập bảng thống kê ( 5 phút )
HS: Lập bảng thống kê so sánh bố cục của VB tự sự và VB miêu tả ( 5 phút )
GV hướng dẫn HS luyện tập: 
Bài 1: Kể lại chuyện “ Đêm nay Bác không ngủ” bằng văn xuôi .
- Ngôi kể: Nhập vai anh đội viên, kể theo ngôi thứ nhất.
- Yêu cầu: Kể bằng lời văn của mình; không sáng tạo, thêm bớt quá nhiều
Bài 2: Viết lại bài thơ “ Mưa” của Trần Đăng Khoa bằng văn xuôi theo hai cách: 
- Bám sát nội dung bài thơ.
- Kể sáng tạo theo tưởng tượng riêng của mỗi người.
Bài 3: Xác định mục còn thiếu trong nội dung một lá đơn?
GV: Hướng dẫn HS luyện tập ở nhà: 
Lập dàn ý cho đề 2 và các đề bài
 ở đề cương.
I.Phần văn bản
1.Thống kê các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn 6:
 ( Theo các cụm bài, các kiểu văn bản đã học theo thứ tự của chương trình, cụ thể như sau: )
* Văn bản tự sự: 
Tự sự dân gian ( Các loại truyện dân gian đã học: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười. )
Tự sự trung đại
Tự sự hiện đại: ( Thơ tự sự, trữ tình )
* Văn bản miêu tả
* Văn bản biểu cảm – chính luận ( bút kí )
* Văn bản nhật dụng: ( Thư, bút kí, bài báo )
+Yêu cầu HS: Nêu tên bài, tên tác giả, thể loại chính xác, cụ thể.
2. Khái niệm về các thể loại: Truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cuời, truyện trung đại, văn bản nhật dụng.
HS: Xem lại các chú thích * ở các bài : 1,5,10,14,29.
3. Lập bảng thống kê các nhân vật chính trong các văn bản tự sự:
 (HS thống kê theo bảng mẫu SGK)
4. ho biết nhân vật yêu thích nhất? Vì sao?
HS phát biểu tự do.
5 Sự giống nhau về phương thức biểu đạt giữa truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại:
Phải có cốt truyện, nhân vật, chi tiết, lời kể, tả.
 6. Những VB thể hiện truyền thống yêu nước, lòng nhân ái của dân tộc:
* Truyền thống yêu nước:
- Thánh Gióng, 
- Sự tích hồ Gươm,
- Cây tre VN, 
- Lòng yêu nước,
- Buổi học cuối cùng,
- Cầu Long Biên...
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Động phong Nha.
* Tinh thần nhân ái: 
Con Rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh dày, Sơn tinh thủ tinh, sọ dừa, Thạch Sanh, Mẹ hiền dạy con, Cây bút thần, Oâng lảo đánh cá,,,, Con hổ có nghĩa, Thầy thuốc giỏi, Đêm nay Bác không ngủ, Dế Mèn , Bức tranh của em gái tôi, Lao xao.
Câu 7: Tra từ điển để hiểu nghĩa của các yếu tố Hán Việt. ( HS xem SGK, Sách từ điển TV )
 TIẾT 2
**. Phần tập làm văn
I. Các văn bản với những phương thức biểu đạt:
1. Lập bảng thống kê theo mẫu SGK. tr/155
2. Xác định các phương thức biểu đạt chính trong các văn bản: 
TT
 Tên văn bản
 Phương thức biểu đạt
1
Thạch Sanh
Tự sự dân gian: Truyện cổ tích
2
Lượm
Tự sự, trũ­ tình ( biểu cảm)
3
mưa
Miêu tả, biểu cảm
4
Bài học đường
Tự sự, miêu tả, biểu cảm
5
Cây tre Việt Nam
Miêu tả, biểu cảm, giới thiệu, thuyết minh.
II.Đặc điểm vá cách làm
1. Sự khác nhau về mục đích, nội dung, hình thức giữa các loại VB: Tự sự, miêu tả, đơn từ:
 Tự sự
 Miêu tả
 Đơn từ
Mục đích
Kể chuyện, kể việc, làm sống lại câu chuyện hoặc sự việc
Tái hiện cụ thể, sống động như thật cảnh vật hoặc chân dung người.
Giải quyết yêu cầu, nguyện vọng của người viết
Nội dung
Hệ thống, chuỗi các chi tiết, hành động, sự việc diễn biến theo một cốt truyện nhất định.
Hệ thống chuỗi hình ảnh, màu sắc, âm thanh, đường nét, sự vật, người, thiên nhiên hiện ra trước mắt.
Trình bày lí do, yêu cầu, đề nghị, nguyện vọng để người, cơ quan có trách nhiệm giải quyết.
Hình thức trình bày
Văn xuôi ( Truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, đồng thoại, truyện dân gian, thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn); văn vần, ( Thơ, vè )
Văn xuôi
 ( Bút kí, các thể truyện ); văn vần
 ( thơ, ca dao)
Theo mẫu, không theo mẫu
2. Bố cục của văn bản tự sự - văn bản miêu tả:
a. Mở bài
b. Thân bài
c. Kết bài
* Tự sự
- Giới thiệu khái quát truyện, nhân vật hoặc dẫn vào truyện
- Diễn biến câu chuyện, sự việc một cách chi tiết 
( Trình tự: a-b-c-d)
- Kết cục của truyện, số phận của các nhân vật; Cảm nghĩ của người kể.
*Miêu tả
- Tả khái quát cảnh, người
- Tả cụ thể, chi tiết theo một trình tự nhất định
( Trình tự: a- b – c – d)
- Aán tượng chung, cảm xúc của người tả
II. Luyện tập: 
Bài 1: Kể lại câu chuyện “ Đêm nay Bác không ngủ” bằng văn xuôi.
Bài 2: Dựa vào bài thơ “ Mưa” em hãy tưởng tượng và viết bài văn miêu tả cảnh trời mưa.
4. Hướng dẫn về nhà:
- Ôân tập theo đề cương
- Soạn bài “ Chương trình ngữ văn địa phương – phần Tiếng Việt” 
- Thực hiện các yêu cầu SGK.
Tuần: 34	
Tiết: 135 
Ngày soạn : 03/05/2008
Ngày dạy : 07/05/2008 	
A. MỤC TIÊU CẦN ĐAT : * Giúp học sinh:
- Củng cố và hệ thống hoá kiến thức phần tiếng việt cả năm lớp 6.
- Vận dụng kiến thức tích hợp văn – tiếng việt – tập làm văn để làm bài kiểm tra cuối năm.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá.
B . CHUẨN BỊ:
1.GV: Lập bảng thống kê; dự kiến phương pháp dạy học.
2.HS: Ôân tập theo hướng dẫn của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 
 	1. Ổn định lớp:
 	2. Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 
 	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
 *Hướng dẫn h/s hệ thống hóa các kiến thức đã học phần tiếng việt. 
(?) Từ là gì? Thế nào là từ đơn? Từ phức? Cho ví dụ minh hoạ?
HS: Từ là đơn vị tạo nên câu; Từ đơn là từ chỉ có 1 tiếng; từ phức là từ có hai hay nhiều tiếng trở lên. ( VD )
(?) Có bao nhiêu từ loại tiếng việt mà em đã được học? Đó là những từ nào? Mỗi loại cho một ví dụ cụ thể?
GV : Khi dùng từ để gọi tên, miêu tả, chỉ ra tính chất của sự vật, hiện tượng, chúng ta gọi đó là chức năng thông báo của từ. Khi từ được dùng để chuyển cách gọi tên, miêu tả, chỉ tính chất từ sự vật, hiện tượng khác nhằm tăng tác dụng gợi hình, gợi cảm; chúng ta gọi đó là chức năng thẩm mĩ của từ. 
- Chức năng thẩm mĩ ấy được thực hiện bằng các phép tu từ về từ.
(?) Em hãy nhắc lại tên các biện pháp tư từ mà em đã được học trong chương trình ngữ văn 6? 
HS: Lập bảng thống kê vào vở.
(?) Chúng ta đã học ở lớp 6 các loại câu nào? Cho mỗi loại một ví dụ?
(?) Em hãy cho biết các thành phần chính của câu?
GV: Hướng dẫn HS lập bảng thống kê các kiểu cấu tạo câu.
(?) Hãy nêu các loại dấu câu mà em đã học trong chương trình ngữ văn 6 và nêu công dụng các loại dấu câu trên? 
=> Dấu chấm: Kết thúc câu trần thuật; Dấu hỏi: Kết thúch câu nghi vấn; Chấm than: Kết thúch câu cầu khiền hoặc cảm thán; Dấy phẩy: Phân cách các thành phần và các bộ phận của câu.
GV chốt: Ngoài các tác dụng đã nêu, dấu câu còn được dùng để bày tỏ thái độ, tình cảm của người việt
1. Hệ thống hoá kiến thức về từ - cấu tạo từ:
Phó từ
Chỉ từ
Lượng từ
Số từ
Tính từ
Động từ
Danh từ
 Từ loại
2. Hệ thống hoá các phép tu từ đã học: 
Các phép tu từ về từ
Phép
Hoán dụ
Phép
Aån dụ
Phép
Nhân hoá
Phép
so sánh
3. Hệ thống hoá các kiểu cấu tạo câu đã học:
Các kiểu cấu tạo câu
Câu đơn
Câu ghép
Câu có từ là
Câu không có từ là
4. Hệ thống hoá các dấu câu tiếng việt đã học:
Dấu câu tiếng việt
Dấu phân cách các
bộ phận câu
Dấu kết thúc câu
Dấu phẩy
Dấu chấm than
Dấu chấm hỏi
Dấu chấm
4. Hướng dẫn về nhà:
- Ôân tập tốt các kiến thức đã học thuộc cả ba phân môn: Văn – tiếng việt – tập làm văn theo đề cương ôn tập.
- Lập dàn ý các đề bài theo yêu cầu.
- Soạn bài ôn tập tổng hợp.
Tuần: 34	
Tiết: 136
Ngày soạn : 03/05/2008
Ngày dạy : 10/05/2008 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
- Củng cố và hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức đã học trong chương trình để chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. 
- Vận dụng kiến thức tích hợp văn – tiếng việt – tập làm văn để làm bài kiểm tra cuối năm.
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá.
B.CHUẨN BỊ:
GV: Lập bảng thống kê; dự kiến phương pháp dạy học; đọc kĩ những nội dung cơ bản cần chú ý (SGK/162)
Tích hợp giữa ba phân môn ở cấp độ khái quát, hệ thống toàn chương trình một năm học.
HS: Oân tập theo hướng dẫn của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ: GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 
3.Bài mới: :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn HS khái quát, hệ thống hoá những nội dung cơ bản theo từng phân môn đã học: Văn bản – Tiếng Việt – Tập làm văn.
* Em cho biết ở HK I phần văn bản em đã được học những loại văn bản nào ? 
* Theo em, trọng tâm là phần nào? 
* Học kì II em được học những thể loại nào? Trình bày vắn tắt những đặc điểm cơ bản của từng loại văn bản? 
GV hướng dẫn: Khi tìm hiểu nội dung VB cần chú ý nắm vững cốt truyện, 
Nhân vật, chi tiết, hình ảnh chủ yếu, nghệ thuật miêu tả, kể chuyện
- Khi tìm hiểu văn bản nhật dụng cần chú ý nội dung ý nghĩa, chủ đề của từng văn bản, đặc sắc về nghệ thuật thể loại, ngôn ngữ, hình tượng; lưu ý đến tính thời sự của từng văn bản.
* Em hãy xác định trong tâm của phần tiếng việt HK I & HKII mà em đã được học trong chương trình?
HS: Cần nắm vững các khái niệm cơ bản, các dấu hiệu và ý nghĩa ngữ hpáp đặc trưng và có ý thức vận dụng ào phần văn và tập làm văn, trong nói & viết.
* Em hãy xác định trọng tâm chương trình của phần TLV? Cho biết đặc điểm của từng thể loại? 
GV: Định hướng cho HS ôn tập kĩ về kĩ năng làm văn miêu tả qua một số yêu cầu cụ thể: Vai trò của các yếu tố quan sát, tưởng tượng, liên tưởng trong văn miêu tả; phương pháp tả người, tả cảnh; dàn bài của một bài văn miêu tả; xác định trình tự miêu tả
** Hướng dẫn HS luyện tập.
GV: Nêu một số câu hỏi trắc nghiệm
HS: Nghe, trả lời; rút kinh nghiệm
GV: Nêu một số đề văn miêu tả
HS: Lập dàn ý.
GV: Sửa chữa, rút kinh nghiệm cho HS.
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
* Trọng tâm chương trình:
Học kì I: 
Truyện dân gian
Truyện trung đại
Học kì II:
Truyện – kí – thơ tự sự – trữ tình hiện đại.
Văn bản nhật dụng.
II. PHẦN TIẾNG VIỆT:
* Trọng tâm chương trình:
Học kì I : 
Từ mượn, nghĩa của từ & hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Danh từ & cũm danh từ
Động từ & cụm động từ
Tính từ & cụm tính từ
Số từ & lượng từ, chỉ từ
Học kì II : 
Các vấn đề về câu:
+ Các thành phần chính của câu
+ Câu trần thuật đơn & các kiểu câu trần thuật đơn
+ Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
Các biện pháp tu từ:
+ So sánh
+ nhân hoá
+ Aån dụ 
+ Hoán dụ
III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:
* Trọng tâm chương trình:
Học kì I : 
Tự sự kể chuyện:
+ Kể chuyện dân gian
+ Kể chuyện đời thường
+ Kể chuyện sáng tạo, tưởng tượng
Học kì II :
Miêu tả: 
+ Tả cảnh thiên nhiên
+ Tả đồ vật & tả con vật
+ Tả người ( Chân dung và hành động )
+ Tả cảnh sinh hoạt ( Thiên nhiên, sự vật, con người, hoạt động )
+ Miêu tả tưởng tượng, sáng tạo.
Đơn từ:
+ Theo mẫu
+ Không theo mẫu
IV. LUYỆN TẬP:
 Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
- Tự luận: Đề bài: ( Đề cương – Lập dàn ý cho các đề bài trên )
4.Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập kỉ lí thuyết cơ bản
Luyện tập theo các đề kiểm tra tổng hợp, kết hợp hai phần trắc nghiệm và tự luận.
Chuẩn bị giấy nháp làm bài thi học kì.
5.Rút kinh nghiệm : 
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 34.doc