Tuần 33 :
Tiết 129 :
Động Phong Nha
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
- Củng cố thêm về văn bản nhật dụng.
- Thấy được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha; đồng thời thấy được vị trí, vai trò của nó trong cuộc sống của nhân dân Quảng Bình, nhân dân Việt Nam hôm nay và mai sau.
- Yêu quý, tự hào, chăm lo, bảo vệ và biết cách khai thác các danh lam thắng cảnh nhằm phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi nhọn của nghành kinh tế Việt Nam thế kỉ XXI.
- Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, miêu tả và kể chuyện.
- Giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV: Tích hợp với phần tiếng việt ở các khái niệm cơ bản đã học về câu kể, câu tả và các biện pháp tu từ từ vựng ; với phần TLV ở kiểu bài thuyết minh – giới thiệu – miêu tả
2. HS: Thực hiện các yêu cầu theo SGK.
C . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp:
2. Bài cũ: ? Theo em “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” có ý nghĩa gì ?
* Nêu những hiểu biết của em về vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường ở nơi em ở hoặc trên cả nước ta?
Tuần 33 : Tiết 129 : Ngày soạn : 24/04/2008 Ngày dạy : 28/04/2008 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh: - Củng cố thêm về văn bản nhật dụng. - Thấy được vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha; đồng thời thấy được vị trí, vai trò của nó trong cuộc sống của nhân dân Quảng Bình, nhân dân Việt Nam hôm nay và mai sau. - Yêu quý, tự hào, chăm lo, bảo vệ và biết cách khai thác các danh lam thắng cảnh nhằm phát triển kinh tế du lịch, một trong những mũi nhọn của nghành kinh tế Việt Nam thế kỉ XXI. - Rèn kĩ năng quan sát, nhận xét, miêu tả và kể chuyện. - Giáo dục cho các em tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. B. CHUẨN BỊ: 1.GV: Tích hợp với phần tiếng việt ở các khái niệm cơ bản đã học về câu kể, câu tả và các biện pháp tu từ từ vựng ; với phần TLV ở kiểu bài thuyết minh – giới thiệu – miêu tả 2. HS: Thực hiện các yêu cầu theo SGK. C . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: ? Theo em “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” có ý nghĩa gì ? * Nêu những hiểu biết của em về vấn đề ô nhiễm và bảo vệ môi trường ở nơi em ở hoặc trên cả nước ta? 3. Bài mới: Nhắc tới miền đất Quảng Bình, ta nhớ đến dòng sông Nhật Lệ, nhớ đến bến đò Mẹ Suốt anh hùng, đến sông Gianh mênh mông , nhớ đến Bảo Ninh “chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình.” Và Quảng Bình quê ta còn nổi tiếng với đệ nhất kì quan – động Phong Nha lộng lẫy, kì ảo. Ta hãy đến thăm danh lam thắng cảnh đặc biệt kì thú này qua bài viết giới thiệu của Trần Hoàng. Một văn bản nhật dụng khá hay trích từ cuốn: “ Sổ tay địa danh du lịch các tỉnh trung trung bộ” HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG ** Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung. * Em hãy cho biết tác giả văn bản này là ai? * Văn bản được trích từ tác phẩm nào? * Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng? ** Hướng dẫn h/s đọc, tìm hiểu văn bản. - Đọc một vài chú thích quan trọng. * Theo em, văn bản có thể chia bố cục ra làm mấy phần? * Nội dung các phần từ đâu đến đâu? => Bố cục 3 phần: - Từ đầu đường bộ và đường thuỷ : Giới thiệu chung về động Phong Nha. - P2: Tả tỉ mĩ các cảnh động Khô, động nước, động chính ( trọng tâm ) - P3: Vẻ đẹp đặc sắc của động Phong Nha . * Thử hình dung và giới thiệu vị trí với những con đường tới động Phong Nha? * Nếu được đi thăm động này em sẽ chọn lối nào? Vì sao? * Em hiểu câu “ Đệ nhất Phong Nha” là thế nào? => “ Đệ nhất” là lời khen tặng của dukhách dành cho quần thể động Phong Nha – có nghĩa là Phong Nha là cảnh đẹp bậc nhất. ( GV nói thêm qua thực tế khi tới thăm động ) * Em có nhận xét gì về trình tự miêu tả của tác giả Trần Hoàng? * Quần thể động Phong Nha có mấy bộ phận chủ yếu? Bộ phận nào được tác giả giới thiệu, miêu tả tỉ mỉ nhất? - Đọc minh hoạ một số đoạn. * Em có nhận xét gì về cảnh đẹp ở động? - Đọc “ Đi thuyềnđất bụt” * Đoạn văn trên khác vẻ đẹp vừa tìm hiểu ở chỗ nào? * Có thể mượn hai từ nào để khái quát thêm một đặc điểm khác của vẻ đẹp hang động Phong Nha? - Đọc đoạn cuối. * Người nước ngoài đã đánh giá về hang động Phong Nha như thế nào? HS: Trao đổi về 7 cái nhất của động Phong Nha. * Điều đó có ý nghĩa gì về mặt cảnh quan đất nước, về kinh tế du lịch? * Theo em, trong tương lai Phong Nha sẽ như thế nào? * Để phát huy được những tiềm năng đó, chúng ta cần làm gì để bảo vệ và phát huy vai trò, tác dụng văn hoá XH của danh lam thắng cảnh hùng vĩ, tươi đẹp vào loại bậc nhất này? ** Thảo luận: nhóm 2 phút. * Tại sao động Phong Nha đã và đang thu hút khách tham quan trong và ngoài nước? * Vì sao bài văn này thuộc văn bản nhật dụng? ** Hướng dẫn HS luyện tập: *Kể tên một số hang động nổi tiếng trên đất nước ta mà em biết? ** Giới thiệu tranh ảnh về động Phong Nha ( Tư liệu ) I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả: Trần Hoàng. 2. Tác phẩm: Trích từ cuốn: “ Sổ tay địa danh du lịch” II. Đọc – hiểu văn bản: 1. Đọc và tìm hiểu chú thích. 2. Bố cục: 3 phần. 3. Phân tích: a. Giới thiệu chung về động Phong Nha * Vị trí: Nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng ( Miền tây Quảng Bình ) * Hai con đường vào động: - Đường thuỷ - Đường bộ. b. Giới thiệu cụ thể quần thể hang động. * Trình tự miêu tả: + Theo trật tự không gian: - Khái quát -> cụ thể; - Từ ngoài -> trong Động khô : Cao 200m...đã kiệt nước, vòm đa trắng vân nhủ, vô số cột đá màu xanh ngọc bích óng ánhù Động nước : có một con sông dài chảy suốt ngày đêm ...khá sâu, nước trong, đi bằng thuyền ,mang theo đèn đuốc...gồm 14 buồng, vòm hang cao khoảng 10- 25- 40 m ...vẫn còn cất giữ bao điều huyền bí ...chưa biết hết=> Miêu tả tỉ mĩ , từ ngữ gợi h/ả . Cảnh đẹp lộng lẫy, kì ảo. c. Giá trị của động Phong Nha. - Động Phong Nha là hang động dài nhất, đẹp nhất thế giới. ( Hao ơt- lim be) - Động Phong Nha có 7 cái nhất: Hang, sông ngầm, cửa hang, bãi cát, hồ ngầm, hang khô, thạch nhũ. III. Tổng kết: ( SGK/ 148 ) IV. Luyện tập: Bài 1: Thử đóng vai người hướng dẫn viên du lịch, giới thiệu cho khách tham quan biết về qần thể động Phong Nha? Bài 2: Mỗi tổ sưu tầm tranh ảnh về động Phong Nha và những hang động đẹp khác trên đất nước ta ( Động Hương Tích, Hoa Lư, Bích Động) 4.Hướng dẫn về nhà: Học bài cũ : Chữa lỗi chủ ngữ và vị ngữ. Soạn bài “ Ôân tập dấu câu”. Soạn theo câu hỏi sgk. 5.Rút kinh nghiệm : Tuần 33 : Tiết 130 : Ngày soạn : 27/04/2008 Ngày dạy : 03/05/2008 (Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh: - Nắm vững công dụng và ý nghĩa của các loại dấu câu đã học() - Có ý thức sử dụng dấu câu khi viết văn bản. - Phát hiện và sửa chữa các lỗi về dấu câu. B. CHUẨN BỊ: 1.GV: Bảng phụ ví dụ. - Tích hợp với phần văn ở văn bản nhật dụng: “ Động Phong Nha” ; với phần TLV ở văn miêu tả sáng tạo. 2.HS: Thực hiện các yêu cầu theo SGK. C . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: - Ở lớp dưới các em đã được tìm hiểu công dụng của các loại dấu nào? ( HS nhắc lại, bổ sung ) 3. Bài mới: Để giúp chúng ta hiểu rõ thêm về công dụng của các loại dấu câu thông thường như: Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than; chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG ** Hướng dẫn h/s tìm hiểu công dụng các loại dấu. - Đọc ví dụ SGK. * Dựa trên cơ sở cac1 kiến thức về các loại dấu câu trần thuật, hỏi, cảm, cầu khiến; em hãy gọi tên các câu a, b, c, d? * Dựa vào tên gọi hãy điền dấu câu thích hợp vào dấu ngoặc đơn? - Nhắc lại ( Ghi nhớ 1/ SGK ) ** Hướng dẫn h/s chữa lỗi về dấu câu. * Đọc ví dụ: SGK/ I.2 – a,b * Ở ví dụ a ( 2 ) cách dùng dấu ( . ) có gì đặc biệt? * Ở ví dụ b ( 2 ) cách dùng dấu ( ? ); ( ! ) có gì đặc biệt? - Đọc phần ghi nhớ ( SGK/150 ) - Đọc cặp câu VDa ( II ) * Em hãy so sánh cách dùng dấu câu trong hai đoạn văn? * Theo em, cách dùng dấu câu ở a 1, a 2 phần trích nào là hợp lí hơn? Giải thích vì sao? * Tương tự như trên ở cặp câu trong VDb, em thấy cách dùng dấu ở b1, b2 đâu là hợp lí? Vì sao? - Đọc VD a, b ( 2 ) *Ở VD a câu nào sử dụng dấu câu chưa hợp lí? Vì sao? GV: Để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về công dụng của các dấu câu đã được ôn tập và giúp chúng ta tránh được các lỗi sai khi sử dụng chúng ta qua phần luyện tập. - Đọc đoạn văn, chỉ rõ yêu cầu của bài tập. * Phát hiện và chỉ ra lỗi sai trong việc dùng dấu chấm hỏi trong đoạn văn hội thoại? Giải thích vì sao? Thảo luận, đại diện lên bảng trình bày. - Đọc và nêu yêu cầu bài tập 4 Bài 4: Điềm dấu câu thích hợp: Mày nói gì ( ? ) Lạy chị, em nói gì đâu ( ! ) Rồi Dế Choắt lủi vào ( . ) Chối hả ( ? ) Chối này ( ! ) chối này ( ! ) Mỗi câu mỏ xuống ( . ) I. . Công dụng của các loại dấu câu ( Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than ) 1. Ví dụ : ( SGK ) Câu cảm thán ( ! ) Câu nghi vấn ( hỏi ) ( ? ) Câu cầu khiến ( ! ) Câu trần thuật ( . ) * Chú ý: Trong trường hợp đặc biệt, câu cầu khiến có thể dùng dấu chấm ( . ) Để tỏ ý nghi ngờ, mỉa mai, cầu trần thuật có thể dùng dấu hỏi (?) II. Thực hiện chữa lỗi về dấu câu: * Ví dụ: ( SGK ) a 1. Dùng dấu chấm sau “Quảng Bình” là hợp lí a 2. Không hợp lí Vì: + Biến câu a 2 thành câu ghép có 2 vế nhưng ý nghĩa 2 vế lại rời rạc, không liên quan. + Câu dài, không cần thiết. b 1. Dùng dấu chấm sau từ “ bí hiểm” là không hợp lí. Vì: + Tách VN khỏi CN. + Cắt đôi cặp quan hệ từ: vừavừa. b 2. Dùng dấu ; là hợp lí * Lỗi sai: a 1 và a 2 là câu trần thuật chứ không phải là câu nghi vấn. Phải dùng dấu chấm chứ không phải là dấu chấm hỏi. b 3. là câu trần thuật nên dùng dấu chấm, không phải là dấu chấm than (!) III. Luyện tập: Bài 1: Đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp trong đoạn văn: sông Hương đen xám đã đến toả khói trắng xoá Bài 2: Dùng dấu chấm hỏi chưa đúng: Chưa Có tới đó Vì: Đây là các câu trần thuật. Bài 3: Đặt dấu chấm than vào cuối câu thích hợp: Động Phong Nhata ! Chúng tôiquê tôi ! Động Phong Nhahết . ( Câu trần thuật – không dùng dấu ( ! ) 4. Hướng dẫn về nhà: * Học bài cũ : Ôân tập lại những kiến thức đã học để nắm vững công dụng của dấu chấm, chấm hỏi, chấm than. Học thuộc bài học phần ghi nhớ ( SGK/150 ) Làm bài tập viết chính tả * Soạn bài mới : Ôn tập dấu câu : Dấu phẩy. Soạn bài theo câu hỏi sgk. Tuần: 33 Tiết: 131 NS : 26/ 4/ 07 ND : 2. 5/ 07 (Dấu phẩy) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : * Giúp học sinh: - Nắm vững công dụng và ý nghĩa của dấu phẩy - Có ý thức sử dụng dấu phẩy khi viết văn bản. - Phát hiện và sửa chữa các lỗi về dấu phẩy. B . CHUẨN BỊ: 1.GV: - Bảng phụ - Tích hợp với phần văn ở văn bản nhật dụng: “ Động Phong Nha” ; với phần TLV ở bài trả bài văn miêu tả sáng tạo. 2. HS: - Thực hiện các yêu cầu theo SGK. C . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: - Nêu công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, chấm than? 3 .Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG ** Hướng dẫn h/s ôn tập công dụng của dấu phẩy. - Đọc kĩ VD a, b, c * Em hãy xác định thành phần chính, thành phần phụ trong mỗi câu? * Ở ví dụ a, những từ ngữ nào có cùng chức vụ ngữ pháp? * VD b: Xác định từ ngữ với bộ phận chú thích của nó? * Xác định các vế của câu ghép trong ví dụ c? * Giữa các ranh giới ấy ta phải dùng dấu câu nào để ngăn cách? HS: Đọc 2 VD a, b ( II.1 ) * Hãy đặt dấu phẩy vào đúng chỗ thích hợp trong hai đoạn văn trên? * Hãy cho biết rõ công dụng của các dấu phẩy dùng trong mỗi câu ấy? - Đọc phần ghi nhớ SGK/158 ** Hướng dẫn h/s làm bài tập. HS: Xác định các dạng bài tập. - Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 1. - Xác định yêu cầu BT2? Suy nghĩ 1 phút. Mời đại diện trình bày trước lớp GV: Nhận xét, đánh giá. Bài tập 3 (Cách làm tương tự bài tập 2) GV: Gợi ý, hướng dẫn HS về nhà làm. - Đọc và xác định yêu cầu bài tập 4. ** Hãy phân tích và chỉ ra dấu phẩy trong câu văn bài tập 4 có công dụng gì? * Ngoài những công dụng ấy theo em, nó còn có giá trị gì nữa không? Hãy nói rõ hơn ( Gọi HS khá, giỏi ) ** Để củng cố thêm kiến thức GV có thể đưa thêm một số bài tập bổ trợ để HS luyện tập thêm. I. . Công dụng của dấu phẩy: 1.Ví du:ï ( SGK/ 157, 158 ) a. Tách phần phụ với CN, VN Tách giữa các từ ngữ có cùng chức vụ cú pháp. b. Tách từ ngữ với bộ phận chú thích. c. Tách các vế trong câu ghép. 2. Ghi nhớ : (sgk/tr.158) II. Chữa lỗi sai về dấu phẩy. 1.Ví du:ï ( SGK/ 158 ) a. - Câu (1) Ngăn cách các tù ngữ cùng làm CN. - Câu (2)ngăn cách các từ ngữ cùng làm VN. b. - Câu (1)ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu ( CN- VN ) - Câu 2: Tách các vế của một câu ghép. III. Luyện tập: Bài 1: Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp: a. Từ xưa đến nay, Thánh Gióngyêu nước, sức mạnhVN ta. b. Buổi sáng, sương muối phủ trắng cành cây, bãi cỏ. Giónúi đồi, thung lũng, làng bảnmây vbò mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy Bài 2: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống: Vào giờ tan tầm, xe ô tô, xe máy, xe đạp Trong vườn, hoa cúc, hoa thược dược, hoa hồng Dọc theo bờ sông, những vườn ổi, vườn nhãn, vườn táo Bài 4: Nhận xét cách dùng dấu phẩy trong câu văn. Hai dấu phẩy ngăn cách câu tạo thành nhịp điệu cân đối, diễn tả sự vận hành đều đặn, kiên nhẫn của chiếc cối xay. Ngoài chức năng ngăn cách, hai dấu phẩy còn có chức năng hình tượng hoá đối tượng thông báo Đó là hai dấu phẩy được dùng với mục đích tu từ nghệ thuật. * Bài tập bổ trợ: 1. Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu sau: Uống thuốc này không được uống thuốc khác. Con ngựa đá con ngựa đá con ngựa đá không đá con ngựa 4. Hướng dẫn về nhà: - Học và ôn tập theo đề cương để chuẩn bị thi HK II. - Ôn tập lí thuyết văn tả cảnh. Ôn kiến thức phần tiếng việt. - Bài mới : Trả bài viết tả cảnh sáng tạo; bài kiểm tra tiếng việt @&? Tuần: 33 Tiết: 132 NS : 27/ 4 / 07 ND : A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh: - Nhận ra được những ưu điểm, nhược điểm trong hai bài kiểm tra vừa qua để rút kinh nghiệm cho bài thi học kì sắp tới. - Tự tìm cách khắc phục, sửa lỗi sai của mình. - Củng cố kiến thức về thể loại văn miêu tả sáng tạo, kiến thức về phần tiếng việt. - Giáo dục ý thức tự học, tự rèn cho HS. B. CHUẨN BỊ: 1.GV: Chấm bài, biểu điểm, đáp án 2. HS: Ôân tập theo hướng dẫn của giáo viên. C . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Ổn định lớp: 2. Bài cũ: 3. Bài mới: ( GV phổ biến tiến trình tiết trả bài. ) HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG ** GV trả bài kiểm tra tiếng việt trước, bài kiểm tra TLV sau. GV: Thông qua câu hỏi phần trắc nghiệm, công bố nhanh đáp án, biểu điểm, lần lượt cung cấp đáp án cho HS ở phần tự luận GV: Đánh giá, nhận xét chung: ** Ưu điểm: Đa số các em làm bài có tinh thần trách nhiệm, tỉ lệ điểm khá tốt; một số bài làm đạt điểm giỏi; có tiến bộ hơn những bài kiểm tra trước. ** Hạn chế: Một số em cẩu thả trong trình bày, cần rút kinh nghiệm. Phần tự luận ( Câu 3 ) một số em làm chưa tốt, chưa biết sử dụng hai phép tu từ đã học hoặc sử dụng nhưng chưa biết xác định theo yêu cầu. Lưu ý kỉ năng làm bài thi trắc nghiệm. Kĩ năng trình bày, diễn đạt. Chữ viết. GV lưu ý những hạn chế nổi bật cho HS. GV: Phát bài cho HS; công bố kết quả. HS: Tự sửa lỗi sai qua bài viết của mình. HS: Đọc lại đề bài. GV: Chép đề lên bảng. GV đánh giá, nhận xét chung: ** Ưu điểm: Đa số các em hiểu bài, xác định đúng thể loại; biết vận dụng kĩ năng khi làm văn tả cảnh sáng tạo; một số bài viết có sự sáng tạo trong suy nghĩ, diễn đạt; chất lượng đại trà nhìn chung có tiến bộ hơn các bài viết trước; chữ viết, hình thức trình bày nhìn chung có nhiều tiến bộ ** Hạn chế: Một số bài làm cẩu thả, sơ sài, chưa xác định đúng yêu cầu của đề bài, chưa nắm vững kĩ năng làm bài văn tả cảnh; viết lung tung; bố cục chưa rõ ràng; chữ viết sai lỗi chính tả nhiều * Cho biết đề bài thuộc thể loại gì? Tả người hay tả cảnh? * Xác định sự vật cần miêu tả? * Khi làm văn tả cảnh sáng tạo, theo em cần chú ý kĩ năng gì? Vì sao? * Cho biết bài văn tả cảnh bố cục có mấy phần? Yêu cầu cụ thể của mỗi phần? HS: Tìm ý theo bố cục 3 phần: MB, TB, KB. GV: Nêu một số lỗi sai cơ bản qua bài làm của HS. HS: Tiến hành sửa lỗi sai. GV: Phát bài cho HS. HS: Tự sửa lỗi sai qua bài làm của mình. GV: Đọc một số mở bài, bài văn hay của HS, bài văn mẫu. HS: Xướng điểm; GV ghi vào sổ gọi tên. GV: Thu lại bài kiểm tra. I. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt: Đáp án, biểu điểm chấm: A. Trắc nghiệm: 1C, 2A, 3B, 4D, 5A, 6C, 7 có quan hệ gần gũi; 8 được cấu tạo từ một cụm C – V; 9A, 10B. B. Tự luận: Câu 11: ( 1,5đ) - Thành phần chính của câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. - Các thành phần chính của câu: Chủ ngữ - Vị ngữ. Câu 12 (1đ) - Từ so sánh : Chưa bằng - Kiểu so sánh trong hai câu thơ trên là : Kiểu so sánh không ngang bằng. Câu 13 : ( 2,5 đ) Đoạn văn yêu cầu viết đúng với yêu cầu ( Có sử dụng phép so sánh, nhân hoá) Chữ viết phải rõ ràng; Biết sử dụng dấu câu thích hợp. II. Trả bài kiểm tra tập làm văn: * Đề bài: Từ bài văn “ Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn vào một buổi sáng đẹp trời. * Tìm hiểu đề: Thể loại: Miêu tả cảnh ( Sáng tạo ) Sự vật cần miêu tả: Khu vườn vào buổi sáng đẹp trời. * Dàn ý – biểu điểm: 1. Mở bài: (1đ) Giới thiệu cảnh khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời. ( Khu vườn nhà ai? ) 2. Thân bài: (8đ)Tả chi tiết: Cảnh được tả vào thời gian nào? Không gian ra sao? Aùnh nắng mặt trời soi sáng ấm áp Khu vườn rộng hay hẹp. Có những loài cây gì? Aâm thanh của tiếng chim. Hương vị của trái quả Màu sắc của hoa Hạt sương long lanh Hình ảnh con người trong khu vườn ấy( chăm hoa, tưới cây, tỉa cành) 3. Kết bài: (1đ) Cảm xúc của em đối với khu vườn – nơi mà em đang sống: Yêu mến, gắn bó * Sửa lỗi sai: Lỗi sai Sửa lỗi * Sai chính tả: - nao xao, làm song, mát mẽ, xáo xậu * Sai diễn đạt, dùng từ: - Buổi chiều thì rất nóng có cây thì rất mát mẻ - Trên cao thì ong đua nhau bay lộn, đậu trên cành hoa để hút mật hoa. * Một số lỗi sai khác: Viết hoa tuỳ tiện( Hùng-6A 2; sai chính tả nhiều ( Si Nô, Ha Phâm, K Di-6A 2; Jô xê-6A 3); Dấu câu chưa thích hợp: Lưu, Si Nô, Ha Phâm, K Tâm * Sai chính tả: lao xxao, làm xong, mát mẻ, sáo sậu * Sai diễn đạt, dùng từ: - Buổi chiều rất nóng, ngồi dưới những gốc cây... - Trên cao, ong đua nhau bay lượn, đậu trên cành để hút mật hoa. * Một số lỗi sai khác : ( HS tự sửa chữa ) 4. Hướng dẫn về nhà: Tự ôn tập và sửa chữa theo đề cương. Soạn bài: “ Tổng kết phần văn và TLV” Lập bảng thống kê theo yêu cầu. @&?
Tài liệu đính kèm: