Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 27

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 27

Tuần 27:

Tiết 105 - 106 :Viết bài làm văn tả người

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:

- Kiểm tra về kiến thức, kỉ năng , phương pháp làm văn tả người trong một bài viết cụ thể.

- Rèn luyện các kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, chọn lọc chi tiết phán đoán, nhận xét đánh giá trong bài văn tả người.

- Giáo dục cho các em ý thức rèn luyện câu chữ khi viết, biết cách nhận xét, đánh giá về tình cảm của mình đối với người thân.

- Giáo dục tình yêu gia đình, yêu người thân.

B.CHUẨN BỊ:

 1.GV : - Tích hợp với phần văn bản ở các đoạn văn tả người; với kiến thức tiếng việt ở cách sử dụng các tính từ, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ khi làm văn miêu tả.

 2.HS: -Tự chuẩn bị ôn phần lí thuyết văn tả người , luyện tập các đề bài ở tiết làm bài viết.

 - Chuẩn bị giấy làm bài, giấy nháp

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27:	 
Tiết 105 - 106 :
Ngày soạn : 14/ 03/ 08
Ngày dạy : 17/03/2008
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
Kiểm tra về kiến thức, kỉ năng , phương pháp làm văn tả người trong một bài viết cụ thể.
 Rèn luyện các kĩ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, chọn lọc chi tiết phán đoán, nhận xét đánh giá trong bài văn tả người.
Giáo dục cho các em ý thức rèn luyện câu chữ khi viết, biết cách nhận xét, đánh giá về tình cảm của mình đối với người thân.
Giáo dục tình yêu gia đình, yêu người thân.
B.CHUẨN BỊ:
 1.GV : - Tích hợp với phần văn bản ở các đoạn văn tả người; với kiến thức tiếng việt ở cách sử dụng các tính từ, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ khi làm văn miêu tả.
 2.HS: -Tự chuẩn bị ôn phần lí thuyết văn tả người , luyện tập các đề bài ở tiết làm bài viết.
 - Chuẩn bị giấy làm bài, giấy nháp
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: 
- Giáo viên nhắc nhở HS về việc trình bày giấy kiểm tra, cách làm bài và nghiêm túc .
3. Bài mới: 
* Đề bài: Em hãy tả một người thân gần gũi nhất với em (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em)
* Yêu cầu: 
1.Hình thức: + Giấy kiểm tra trình bày phải đúng quy định ( Không rách biên, không lủng lỗ, ghi tên lớp rõ ràng, đầy đủ, đúng theo yêu cầu.)
- Chữ viết cần rõ ràng, sạch đẹp, không tẩy xoá lung tung.
- Bài văn phải đảm bảo bố cục 3 phần đầy đủ.
2.Nội dung: 
- Văn viết phải biết kết hợp các kĩ năng khi miêu tả.
- Cần bộc lộ rõ cảm xúc đối với nhân vật mình định tả.
- Đảm bảo đúng yêu cầu, bố cục của bài văn tả người.
- Có ý thức trong việc dựng đoạn, liên kết đoạn, biết tạo dựng tình huống kể xen lẫn tả để làm nổi bật vẻ bề ngoài và tính cách bên trong của người được tả.
* Thu bài, kiểm tra việc nộp bài 
4.Hướng dẫn về nhà :
* Chuẩn bị bài cũ :Ôn tập các nghệ thuật tu từ đã học và tìm hiểu cách làm thơ 4 chữ, tập sáng tác thơ 4 chữ theo luật thơ.
* Soạn bài “ Các thành phần chính của câu”
Chú ý đọc kĩ các ví dụ và trả lời các câu hỏi SGK để phân biệt được thành phần chính, thành phần phụ, cấu tạo, vai trò của các thành phần chính.
5.Rút kinh nghiệm : 
@&?
Tuần 27 :	 
Tiết 107: 
Ngày soạn : 15/ 03/2008
Ngày dạy :19/03/2008
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
Nắm được khái niệm về thành phần chính của câu, đặt câu có đầy đủ các thành phần chính. 
Rèn luyện cho các em ý thức trong khi nói khi viết , tránh lỗi sai khi viết khi nói không ù đầy đủ các thành phần chính
B.CHUẨN BỊ :
1.GV: - Bảng phụ ví dụ . Tích hợp ở các bài viết tập làm văn về viết câu đầy đủ hai thành phần chính.
 2.HS : - Học bài cũ và soạn bài mới theo hướng dẫn về nhà.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1.Ổn định lớp :
2.Bài cũ: 
Hoán dụ là gì? Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hoán dụ và ẩn dụ?
3.Bài mới :
** Ở bậc tiểu học, các em đã được tìm hiểu về các thành phần câu, lên chương trình lớp 6, để giúp chúng ta củng cố thêm kiến thức về thành phần câu, hôm nay ta tìm hiểu tiết “ Các thành phần chính của câu”
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s biết phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
- Nhắc lại các thành phần câu đã học ở bậc tiểu học?
àTrạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ 
VD : Chẳng bao lâu, tôi // đã trở thành một chàng
? Em thử xác định các thành phần câu trong câu văn trên?
? Thử lược bỏ các thành phần câu đã xác định và rút ra nhận xét? Em thấy thành phần nào có thể lược bỏ, thành phần nào không thể lược bỏ?
? Từ đó ta nhận thấy giữa thành phần chính của câu là thành phần ntn?--> Chốt phần ghi nhớ 1 SGK/92
Hoạt động 2 : GV chuyển ý tìm hiểu thành phần vị ngữù.
- Đọc lại câu vừa phân tích trên, nêu đặc điểm của thành phần vị ngữ?
? Trong cụm từ làm vị ngữ, em thấy từ nào làm vị ngữ chính? Từ đó thuộc từ loại gì? 
à Từ “ trở thành” là động từ làm vị ngữ. Từ làm vị ngữ chính là từ không thể lược bỏ trong thành phần vị ngữ.
? Vị ngữ chính có thể kết hợp với từ nào ở phía trước? 
à Kết hợp với phó từ “ đã” đứng trước để chỉ thời gian.
? Ở vị ngữ trên được cấu tạo từ một từ hay một cụm từ?
? Xác định VNõ, nêu đặc điểm của VN trong các VD ïtrên?
- Đọc ví dụ 
? Xác định vị ngữ và cho biết trong mỗi câu có mấy vị ngữ? Xác định các vị ngữ chính và cho biết cấu tạo của chúng.
? Đặt câu hỏi tìm VN? Chợ Năm Căn như thế nào ?
? Từ các vị ngữ trên em thấy vị ngữ có những đặc điểm gì? ( Vai trò, vị trí, cấu tạo )à Ghi nhớ 2 SGK/93
Hoạt động 3 : GV chuyển ý tìm hiểu thành phần chủ ngữ.
Quan sát lại các ví dụ vừa phân tích.
? Em cho biết trong các câu đó, giữa sự vật nêu ở chủ ngữ và hành động, trạng thái nêu ở vị ngữ có quan hệ gì?
GV: Cả hai đều là thành phần nồng cốt chính của câu, không thể lược bỏ được; CN thường đứng trước, vị ngữ thường đứng sau nhưng cũng có khi VN đứng trước, CN đứng sau.
? Vậy em thấy CN thường trả lời cho những câu hỏi nào?Phân biệt cấu tạo của các thành phần CN trong các ví dụ trên và rút ra nhận xét?
? Trong các ví dụ trên mỗi ví dụ có mấy CN?
? Tóm lại trong câu CN có vị trí, vai trò và cấu tạo NTN?
à ghi nhớ 3 SGK/93
Hoạt động 4 : Hướng dẫn h/s làm bài tập.
- Xác định các dạng bài tập ở phần luyện tập.
Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 1. 
? Xác định và cho biết cấu tạo của thành phần CN và VN?
- Đọc kĩ đoạn văn; xác định đoạn văn có mấy câu
- Nhận xét từng câu để thấy được cấu tạo của mỗi thành phần.; làm mẫu câu 1.
HS: Thảo luận nhóm – 2 phút
Đại diện nhóm trình bày, nêu ý kiến
GV: Đánh giá, nhận xét.
HS: Nêu rõ yêu cầu BT2; cho học sinh làm mẫu câu a.
Tham gia trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Chia lớp theo hai dãy thảo luận câu b, c 
Trình bày ý kiến của nhóm mình.
GV: Đánh giá, tuyên dương, rút kinh nghiệm.
- Hướng dẫn HS lám bài tập 3 ở nhà.
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu ;
1.Phân tích ví dụ : 
- Chẳng bao lâu, tôi // đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. (Tô Hoài )
à TN: Có thể lược bỏ mà nội dung câu vẫn hiểu được ( Thành phần phụ, không bắt buộc)
CN, VN: Không thể lược bỏ (Thành phần chính ; bắt buộc )
2. Ghi nhớ : 
 ( SGK/92)
II.Vị ngữ : 
1.Phân tích ví dụ : 
... // (đã) trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
- Chợ Năm Căn //nằm sát bờ sông,ồn ào, đông vui, tấp nập.
à Vị ngữ : nằm sát bờ sông(cụm động từ) ồn ào, đông vui, tấp nập(tính từ) 
=> 4 vị ngữ
- Trả lời câu hỏi : Làm gì ? làm sao? như thế nào?
2. Ghi nhớ : ( SGK/93)
III. Chủ ngữ :
1. Ví dụ: ( SGK/92, 93 )
- Chợ Năm Căn// à danh từ
- Tôi //à đại từ
- Cây tre//à danh từ
àTên sự vật...có hành động,đặc điểm...được miêu tả ở vị ngữ.
- Trả lời câu hỏi : Ai? cái gì...?
2. Ghi nhớ 3 : ( SGK/93 )
IV.Luyện tập :
Bài 1: Xác định và cho biết cấu tạo của thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
Câu 1: Tôi (CN – đại từ) // đã trở thành một chàng  (VN – Cụm động từ )
- Câu 2: Đôi càng tôi (CN- cụm danh từ) // mẫm bóng (VN – Tính từ )
- Câu 3: Những cái vuốt ở khoeo, ở chân (CV – Cụm danh từ ) // cứ cứng dần vànhọn hoắt (VN – 2 cụm tính từ)
- Câu 4:tôi ( CN – đại từ) // co cẳng lên ( VN – 2 cụm động từ. )
- Câu 5: Những ngọn cỏ (CN – Cụm danh từ ) // gãy rạp (VN – Cụm động từ )
Bài 2 Đặt câu theo yêu cầu
a. Câu có vị ngữ trả lời câu hỏi: Làm gì? Kể lại một việc tốt em hoặc bạn mới làm được:
VD: Tôi giúp một cụ già qua đường.
b. Câu có vị ngữ trả lời câu hỏi: Như thế nào? Tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp: 
VD: Hoa có dáng người nhỏ nhắn nhưng thật nhanh nhẹn.
c. Câu có vị ngữ trả lời câu hỏi: Là gì? Giới thiệu một nhân vật trong truyện em vừa đọc:
VD: Anh hùng Châu Hoà Mãn là một người nông dân miền biển mang vẻ đẹp giản dị, khoẻ khoắn.
* Bài tập về nhà: Bài 3.
4.Hướng dẫn về nhà:
* Bài cũ : Đọc thuộc lòng bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ". Nắm vững luật thơ, cách hiệp vần.
* Soạn bài mới “ Tập làm thơ năm chữ” Đọc kĩ các đoạn thơ SGK và mắm vững đặc điểm của thể thơ năm chữ.
5.Rút kinh nghiệm : 
@&?
Tuần 27:	 
Tiết 108 : 
Ngày soạn : 15/03/ 2008
Ngày dạy : 21/03/2008
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
Ôân lại và nắm chắc hơn đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ.
Làm quen với các hoạt động và hình thức tổ chức học tập đa dạng, vui mà bổ ích và lí thú.
Rèn kỉ năng sáng tác thơ, kích thích tinh thần sáng tạo, mạnh dạn trình bày miệng những gì mình làm được.
B.CHUẨN BỊ ;
1.GV : - Tích hợp với phần văn ở văn bản “ Đêm nay Bác không ngủ”; với phần tiếng việt ở các phép tu từ đã học.
2.HS: Tự luyện tập ở nhà , tập sáng tác một cá nhân một bài thơ.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định lớp : 
2.Bài cũ : 
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3.Bài mới : 
 Ở tiết 102 các em đã được tìm hiểu về cách làm thơ 4 chữ. Để giúp các em nắm vững thêm đặc điểm, kĩ năng làm thơ năm chữ . Hôm nay chúng tasẽ cùng nhau thi làm thơ 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s nắm vững đặc điểm và cấu tạo của thể thơ 5 chữ.
- Nhắc lại đặc điểm của thể thơ 4 chữ?
? Tương tự, căn cứ vào số câu, số chữ, cách hiệp vần, nhịpđể xác định đặc điểm, cấu tạo của thể thơ năm chữ?
- Đọc 3 đoạn thơ SGK
? Ba đoạn thơ đó giống nhau ở chỗ nào? 
à Mỗi dòng đều có năm chữ, đều là thể thơ năm chữ.
?Thơ năm chữ còn có tên gọi là gì nữa?
? Em so sánh sự khác nhau giữa đoạn thơ thứ 1, 2 và đoạn thơ thứ 3 trong SGK để rút ra kết luận về đặc điểm của thể thơ năm chữ?
? Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp, gieo vần trong các đoạn thơ đó?
? Em thấy thể thơ năm chữ thích hợp với phương thức biểu đạt nào?
- Nhắc lại các đặc điểm của thể thơ năm chữ.
? Ngoài các đoạn thơ trên, em còn đọc được hoặc sưu tầm được đoạn (khổ) thơ nào thuộc thể thơ năm chữ? 
- Đọc thêm một số bài thơ khác có thể thơ 5chữ
GV hướng dẫn: Muốn sáng tác bài thơ theo thể năm chữ em cần xác định rõ chủ đề; chú ý về cách gieo vần, ngắt nhịp.
- Thảo luận nhóm – mỗi nhóm sáng tác 1 bài thơ theo thể năm chữ.
Đại diện nhóm trình bày, nói lên ý tưởng của bài thơ ; lớpnhận xét, sửa chữa.
Gọi một vài HS đọc bài thơ mình sáng tác ở nhà.
GV: Đánh giá, rút kinh nghiệm cho HS.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
BT2 : Có thể lựa chọn các đề tài sau: 
 Mùa xuân
 Mùa hè
- Mùa thu
Chiều trên quê hương em
 Bạn em
I. Đặc điểm, cấu tạo của thể thơ năm chữ :
Mỗi câu gồm năm tiếng
Mỗi khổ có năm câu
Không hạn định số câu trong bài.
Cách chia khổ, đoạn tuỳ theo ý định của người viết
Nhịp 3/2 hoặc 2/3
Cách gieo vần: chân, lưng, liền, cách; gieo vần theo luật bằng trắc
Thích hợp với lối kể chuyện, miêu tả.
II.Luyện tập : 
* Thi làm thơ năm chữ trên lớp.
 (Học sinh tự bộc lộ )
* Bài tập về nhà: 
Câu 1: Sưu tầm một bài thơ năm chữ mà em thích nhất? Giải thích vì sao thích?
Câu 2: Sáng tác một bài thơ khoảng 8 – 10 câu, tự nêu ý kiến của mình về cách gieo vần, ngắt nhịp
4.Hướng dẫn về nhà :
* Học bài cũ : Học thuộc lòng hai bài thơ Lượm, Mưa. Năm1 vững nghệ thuật và nội dung chính của bài.
* Soạn bài mới: “ Cây tre Việt Nam”
Chú ý đọc kĩ văn bản và phần chú thích * xác định thể loại; trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu VB
Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của VB.
5.Rút kinh nghiệm : 
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 27.doc