Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 24

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 24

Tuần 24 :

Tiết 93 - 94 :

Đêm nay bác không ngủ ( Minh Huệ)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ, đồng bào; thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.

- Nắm được những giá trị đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Kết hợp miêu tả với kể chuyện, biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.

- Rèn luyện cho các em kĩ năng miêu tả, giáo dục h/s lòng kính yêu Bác Hồ.

- Rèn kĩ năng đọc thơ tự sự ở thể năm tiếng.

B.CHUẨN BỊ :

1.GV : - Tích hợp với phần TLV ở bài “ Luyện nói về văn miêu tả”; phần tiếng việt bài “ An dụ”

2.HS: Đọc kĩ các ví dụ và trả lời các câu hỏi ,dự kiến trả lời .

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

1.Ổn định :

2.Bài cũ : - Viết đoạn văn ngắn tả về thầy Ha men trong truyện “ Buổi học cuối cùng”.

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 601Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 : 
Tiết 93 - 94 : 	 
Ngày soạn : 23/ 02/2008 
Ngày dạy : 25/02/2008	 ( Minh Huệ)
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ, đồng bào; thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
- Nắm được những giá trị đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ: Kết hợp miêu tả với kể chuyện, biểu hiện cảm xúc, tâm trạng, những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện.
- Rèn luyện cho các em kĩ năng miêu tả, giáo dục h/s lòng kính yêu Bác Hồ.
- Rèn kĩ năng đọc thơ tự sự ở thể năm tiếng.
B.CHUẨN BỊ :
1.GV : - Tích hợp với phần TLV ở bài “ Luyện nói về văn miêu tả”; phần tiếng việt bài “ Aån dụ”
2.HS: Đọc kĩ các ví dụ và trả lời các câu hỏi ,dự kiến trả lời .
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định : 
2.Bài cũ : - Viết đoạn văn ngắn tả về thầy Ha men trong truyện “ Buổi học cuối cùng”.
3.Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
	NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung.
? Dựa vào chú thích em hãy trình bày những hiểu biết của mình về nhà thơ Minh huệ?
? Em cho biết bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? Xác định thể loại của bài thơ?
àMinh Huệ tên khai sinh là Nguyễn Thái, sinh 1927- quê Nghệ An, làm thơ từ k/c chống Pháp. Bài thơ dựa trên sự kiện có thậttrong chiến dịch biên giới cuối năm 1950 Bác trực tiếp chỉ huy cuộc k/c . Năm 1951 Minh Huệ gặp một người từ Việt Bắc về kể lại kỉ niệm gặp Báctrong một đêm trên đường đi chiến dịch.Câu chuyện gây xúc động nhà thơ đã sáng tác...
 Thơ 5 tiếng còn gọi là “ ngũ ngôn”: : Mỗi khổ có 4 câu; vần trắc và vần bằng; chủ yếu là vần chân; vần liền được nêu ở tiếng thứ 5 – tiếng cuối mỗi câu thơ. Giống với thơ 4 tiếng, thơ ngũ ngôn thích hợp với lối kể chuyện, thể hiện tâm tình, cảm xúc. Đây là một bài thơ trữ tình, một câu chuyện hoàn chỉnh về một đêm không ngủ của Bác Hồ qua cái nhìn và cảm nhận của anh đội viên.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn đọc tìm hiểu vb.
- GV đọc mẫu: Giọng trữ tình, chậm rãi; gọi HS 2 đọc bài thơ.
- Giải thích một số từ khó: đội viên, đinh ninh, dém chăn, dật thột
? Theo em bài thơ có thể chia bố cục ra làm mấy phần? ( Có thể có nhiều cách chia đoạn khác nhau: 
Cách 1: Chia bài thơ làm 3 phần: Khổ 1-> Thắc mắc của anh đội viên vì sao Bác Hồ mãi không ngủ? ; khổ 2-15 -> Câu chuyện giữa anh đội viên với Bác trong đêm rừng Việt Bắc ; Khổ 16 -> Lí do không ngủ của Bác.
Cách 2: Chia bài thơ làm 2 phần ( Theo bố cục phân tích)
- Đọc lại khổ thơ 1. 
? Em có nhận xét gì về cách mở đầu bài thơ? Khổ thơ cho em biết điều gì về tâm trạng của anh đội viên khi thấy Bác dù đã khuya lắm rồi vẫn chưa đi ngủ?
- Đọc 8 khổ thơ tiếp.
? Hình ảnh Bác Hồ qua cái nhìn của anh đội viên được tái hiện như thế nào?
? Chi tiết nào nói về bức chân dung của Bác làm em chú ý nhất? Vì sao?
? Theo em câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào? Em có nhận xét gì qua cách dùng từ ngữ? 
? Chỉ rõ những câu thơ miêu tả cho em thầy được thời gian, địa điểm nghỉ chân của Bác cùng các chiến sĩ cách mạng? 
? Phân tích để thấy được giá trị nghệ thuật trong các hình ảnh đó?
? Qua đó em có nhận xét gì về hoàn cảnh nghỉ chân của Bác cùng các chiến sĩ cách mạng? 
? Trong hoàn cảnh đó, hình ảnh của Bác được khắc hoạ cụ thể qua những câu thơ nào?
? Từ những chi tiết, hình ảnh trên em có nhận xét gì về bức chân dung của Bác?
GV chuyển: Trước hình ảnh Bác – người cha già vô cùng kính yêu, anh đội viên đã có cái nhìn và tâm trạng như thế nào
? Tìm những câu thơ thể hiện tâm trạng của anh đội viên đối với Bác? 
? Em thấy từ ngữ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần? 
GV :Việc lặp đi lặp lại nhiều lần một từ ngữ nào đo ùnhằm nhấn mạnh ý ta gọi đó là phép tu từ điệp ngữ. Lên lớp 7 em sẽ được tìm hiểu phép tu từ này.
? Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì về tâm trạng của anh đội viên?
? Niềm sung sướng khi nhận được tình yêu thương, chăm sóc của Bác khiến anh đội viên có tâm trạng ra sao?--> Hình ảnh Bác trong tâm trạng mơ màng của anh đội viên giống như hình ảnh thiêng liêng, thần tiên , cổ tích mà vẫn gần gũi, thân thương, ấm áp, ngọt ngào và cụ thể
? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện tâm tình của anh đội viên?
GV chuyển: Lần đầu tiên bức chân dung của chủ tịch Hồ Chí Minh được tái hiện chân thực mà cảm động như thế qua tâm trạng rất chân thành và xúc động của một đội viên có may mắn được hưởng sự quan tâm, chăm sóc của người Cha mái tóc bạc trong đêm mưa rừng Việt Bắc. Và lần thứ 3 thức dậy anh đội viên đã có sự thay đổi gì trong tâm trạng tiết 2 ta sẽ tiếp tục tìm hiểu
 TIẾT 2
- Đọc lại từ khổ 10 –15.
? Tại sao nhà thơ không tả, kể về lần thứ 2 của anh đội viên?
àTrao đổi, phát biểu ( Có thể vì những lí do không muốn câu chuyện trùng lặp; lần thứ 2 thức dậy chẳng có gì để kể, tả Bác vẫn thức; lần thứ 3 không hẳn là laẩn mà còn có nghĩa nhiều lần. Lần nào tỉnh anh cũng thấy Bác chưa ngủ.) 
? Tâm trạng, thái độ của anh đội viên được kể, tả như thế nào trong lần thứ 3 thức dậy?
? Để miêu tả thái độ() nhà thơ Minh Huệ đã sử dụng hàng loạt từ loại gì? Ngoài ra những biện pháp ta vừa tìm được còn ẩn chứa BPTT gì nữa?
? Qua đó em có nhận xét gì về tâm trạng, nổi niềm của anh đội viên?
? Em thấy lời mời của anh đội viên có gì đáng chú ý?
GV bình: Đó là lời năn nỉ có phần nũng nịu, vòi vĩnh một cách rất đáng yêu, thể hiện thái độ lo lắng, bồn chồn. Nếu lần trước anh chỉ dám thổn thức, thầm thì hỏi nhỏ thì đến lần này anh đành phả quyết liệt hơn may ra có thể mời được Bác ngủ chăng?
? Qua cái nhìn của anh đội viên trong lần thứ ba thức dậy ấy lại một lần nữa khắc hoạ rõ thêm chân dung của Bác. Điều đó được thể hiện rõ qua những câu thơ nào?
à Trước thái độ nài nỉ, van xin vừa cương quyết của anh đội viên. Bác trả lời vẫn dứt khoát nhưng cụ thể hơn. Bác bày tỏ nỗi lòng mình để đứa cháu hiểu và yên lòng, vì sao Bác Hồ không thể ngủ được trong đêm ấy.
? Vậy theo em Bác Hồ không ngủ được là vì lí do nào?
* Em hiểu tâm trạng Bác lúc này ra sao? 
GV chuyển: Qua đấy, tác giả muốn cho ta thấy tấm lòng kính yêu của Bác đối với nhân dân, với chiến sĩ. Dường như cảm và hiểu được nổi lòng của Bác, anh đội viên đã quyết định và suy nghĩ như thế nào trước tấm lòng bao la của Bác
HS: Đọc khổ thơ cuối.
? Vì sao sau khi đượcnghe Bác trả lời anh đội viên lại quyết định “thức luôn cùng Bác” và cảm thấy sung sướng vô cùng?
GV: Khổ thơ cuối đã bộc lộ nguyên nhân không ngủ của Bác. Bác có lần đã bộc lộ: “ Một ngày đất nước chưa được thống nhất, đồng bào miền Nam chưa được tự do là một ngày Bác ăn ngủ không yên.” Bác Hồ kính yêu của chúng ta là thế. Thật đúng như sự khái quát của nhà thơ Tố Hữu: 
“ Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Oâm cả non sông mọi kiếp người.
Nâng niu tất cả chỉ quên mình”
Việc Bác không ngủ vì lo việc nước, vì thương dân công đã là “một lẽ thường tình” của cuộc đời Bác. Vì Bác là Hồ Chí minh – lãnh tụ của dân tộc - người cha già kính yêu của dân tộc, cuộc đời người dành trọn cho tổ quốc, cho non sông.
? Theo em qua phân tích cho em thấy đặc điểm nổi bật của bài thơ tự sự này là gì? à Kể chuyện và miêu tả tâm trạng nhân vật hết sức tài tình, chân thực, giản dị và cảm động.
? Bài thơ giúp em hiểu thêm gì về tình cảm của Bác đối với quân dân ta; và tình cảm của nhân dân ta đối với Người?
- Nhắc lại ghi nhớ SGK/67
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập.
I.Tìm hiểu chung :
1.Tác giả: (sgk/66)
2.Tác phẩm: (sgk/66)
- Thể thơ : 5 chữ
II.Đọc – hiểu văn bản :
1.Đọc & tìm hiểu chú thích:
2.Bố cục :
3.Phân tích :
a.Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất:
* Hoàn cảnh:
Trời khuya
Mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác
Trên đường đi chiến dịch
à Từ láy gợi hình, gợi cảm .Khó khăn, gian khổ
* Hình ảnh Bác qua cái nhìn của anh đội viên:
Lặng yên
...trầm ngâm
Đốt lửa cho anhdém chăn từng người..
Bóng Bác cao lồng lộng
Aám hơn ngọn lửa hồng
Người cha mái tóc bạc
à Từ láy gợi hình, gợi cảm, so sánh, ẩn dụ, ĐT, TT. Tình thương gần gũi, giản dị, yêu thương, quan tâm sâu sắc .
* Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên đối với Bác:
Càng nhìn lại càng thương
Mơ màng
Hỏi nhỏ: Bác có lạnh lắm không
Bụng vẫn bồn chồn
Nằm lo Bác ốmlòng anh cứ bề bộn
Đêm nay Bác không ngủmà đi.
à Điệp ngữ, Từ láy gợi cảm.Ngạc nhiên, xúc động, lo lắng về sức khoẻ của Bác. Thể hiện niềm yêu kính đối với Bác Hồ.
TIẾT 2
b.Anh đội viên thức dậy lần thứ ba.
	- hốt hoảng	 
	- giật mình	
 - vội vàng nằng nặc 
	 Mời Bác ngủ Bác ơi! 
	 Bác ơi! Mời Bác ngủ. 
à Động từ mạnh, đảo tật tự ngôn từ,la9p5 lại các cụm từ. Tâm trạng lo lắng không yên tâm û.
* Chân dung Bác: 
...ngồi đinh ninh 
 Chòm râu im phăng phắc 
à tư øláỹ gợi hình, gợi cảm. Tư thế, dáng vẻ lo lắng của Bác trong đêm không ngủ.
Thương dân công	 
 trời mưa lâm thâm
 Càng thươngruột
àTừ láy gợi .Bồn chồn, lo lắng. Tình thương bao la của Bác đối với bộ đội và nhân dân. 
* Quyết định và suy nghĩ của anh đội viên:
Lòng vui sướng
Anh thức luôn cùng Bác
Đêm  không ngủ 
 vì một lẻ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
à Lời thơ giản dị, điệp ngữ. Sung sướng, cảm động, khi hiểu về tình yêu thương của Bác.
III.Tổng kết : ( Ghi nhớ SGK/67)
IV.Luyện tập : 
Bài 1: Kể tên một vài câu thơ của Bác nói về một đêm khô ... s tìm hiểu k/n ẩn dụ.
- Đọc diễn cảm khổ thơ.
* Em cho biết cụm từ “Người cha” được dùng để chỉ ai? 
* Giải thích vì sao có thể ví “ Bác Hồ như người cha?
GV: Vì Bác với người cha có những phẩm chất giống nhau (Tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo đối với con) Ở đây nhà thơ đã dùng sự vật, hiện tượng này để nói đến hiện tượng khác có nét tương đồng với nhau. Cách diễn đạt như thế ta gọi là phép tu từ ẩn dụ.
* Em hiểu ẩn dụ là gì? 
(?) Tại sao tác giả không nói “ Bác Hồ mái tóc bạc”? Từ đó ta thấy cách nói ẩn dụ có tác dụng gì?
- Đọc ví du ï(Bảng phụ)
Bác Hồ như người cha
Người cha mái tóc bạc.
* Em thấy giữa ẩn dụ và so sánh khác nhau ở chỗ nào?
à Aån dụ không nêu vế A ( Sự vật được so sánh) ; chỉ xuất hiện vế B và lược bỏ phương diện so sánh và từ dùng để so sánh. Vì vậy người ta gọi ẩn dụ là so sánh ngầm.
- Nhắc lại mục ghi nhớ 1
Hoạt động 2 : GV chuyển ý: Qua bài học em đã được biết ẩn dụ là gì. Vậy ẩn dụ có mấy kiểu
* Qua ví dụ phần I em thấy giữa Bác Hồ và người cha có điểm gì giống nhau? (Phẩm chất)à Kiểu ẩn dụ như thế ta gọi là kiểu ẩn dụ phẩm chất. Bên cạnh kiểu ẩn dụ đó còn có những kiểu ẩn dụ nào nữa
- Đọc ví dụ phần II ( thơ Nguyễn Đức Mậu)
* Các từ in đậm “thắp” “ Lửa hồng” dùng để chỉ hiện tượng và sự vật nào? Vì sao có thể ví như vậy? 
àThắp – tức quá trình nở hoa (Chỉ cách thức của sự vật)
- Lửa hồng – chỉ màu đỏ; muốn nói đến vẻ bề ngoài của hoa dâm bụt ( Chỉ hình thức của sự vật)
* Qua ví dụ 1 ta biết thêm 2 kiểu ẩn dụ khác: Aån dụ chỉ cách thức & Aån dụ chỉ hình thức.
- Đọc ví dụ 2 (Câu văn của Nguyễn Tuân)
* Theo em cụm từ “ thấy nắng giòn tan” có gì đặc biệt? 
* Ở đây có sự chuyển đổi từ cảm giác gì sang cảm giác gì? 
à Chuyển đổi từ thị giác sang thính giác, vị giác. Ta gọi đó là kiểu ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
* Tóm lại qua phân tích em thấy có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp? Là những kiểu nào? à ghi nhớ 2
- HS phân tích thêm một số ví dụ khác để củng cố bài học: - Ta nghe hè dậy bên lòng ( Tố Hữu)
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. (Tục ngữ)
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ( Viễn Phương)
* Xác định phép ẩn dụ và các kiểu ẩn dụ trong các ví dụ trên?
Hoạt động 3 : Xác định các dạng bài tập ở phần luyện tập.
* Đọc và chỉ rõ yêu cầu của bài tập 1.
GV gợi ý: - Đọc kĩ các cách diễn đạt; phát hiện ra các phép tu từ được sử dụng trong các cách. Vận dụng các kiến thức đã học về các phép tu từ để xác định tác dụng.
- Thảo luận nhóm ( 1phút)
- Đại diện nhóm trình bày, bổ sung
- Nhận xét, rút kinh nghiệ
* Nêu yêu cầu bài tập 2.
GV hướng dẫn, làm mẫu câu a:
- Đọc kĩ các câu trích, xác định các sự vật, hiện tượng được ví von - so sánh ngầm ( Tìm nghĩa chuyển của các sự vật đó.)
* Xác định phép tu từ ẩn dụ trong câu a?
àPhép ẩn dụ: “ăn quả – kẻ trồng cây” 
* Hiểu theo nghĩa bóng “ăn quả” “ kẻ trồng cây” nghĩa là gì? 
à - Aên quả: Người tận hưởng những thành quả, kết quả
- Kể trồng cây: Người tạo ra thành quả đó.
 Thảo luận các câu còn lại:
Nhóm 1,2: Làm câu b
Nhóm 3, 4: Làm câu c
Nhóm 5, 6: Làm câu d
+ Đại diện nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung, sửa chữa, rút kinh nghiệm.
GV: Đánh giá, nhận xét, biểu dương, nhắc nhở.
** Hướng dẫn HS làm bài tập 3, 4 (SGK/40)
I.Aån dụ là gì ?
1.Ví dụ : (SGK/68)
Người cha mái tóc bạcà có nét giống nhau về phẩm chất)
=> Gọi tên sự vật này để nói tên sự vật khác có nét tương đồng, gần gũi.
* Tác dụng: - Tạo nên tính hàm súc. Tăng sức gợi hình, gợi cảm .
2.Ghi nhớ: ( SGK/ 68)
II.Các kiểu ẩn du ï:
1.Ví dụ: (SGK/68,69)
Thắp –>chỉ sự nở hoa ( Chỉ cách thức)
Lửa hồng ví với màu đỏ ( Chỉ hình thức)
Thấy nắng giòn tan –>"Giòn tan" là cảm nhận qua giác quan(vị giác)
- Nắng giòn tan àChuyển đổi cảm giác từ thị giác sang thính giác, vị giác.
2.Ghi nhớ: (SGK / tr.69)
III.Luyện tập : 
Bài 1: So sánh đặc điểm và nêu tác dụng của các cách diễn đạt.
Cách 1: Không dùng ẩn dụ – Diễn đạt bình thường.
Cách 2: Có dùng so sánh
+ Tác dụng: Gợi hình tượng, biểu cảm
Cách 3: Có dùng ẩn dụ.
+ Tác dụng: Ngoài tác dụng gợi hình, gợi cảm, câu thơ còn có tính hàm súc cao hơn.
Bài 2: Tìm ẩn dụ, nêu lên nét tương đồng.
– Aên quả – người thừa hưởng thành quả, kết quả
- Kẻ trồng cây – người tạo ra thành quả
Mực, đen – cái xấu
đèn, sáng – cái tốt, cái đẹp
Thuyền – người đi xa
 Bến – người ở lại
 mặt trời(trong lăng) – Bác Hồ.
* Bài tập về nhà: Bài 3, 4 (SGK/69)
4.Hướng dẫn về nhà:
* Hướng dẫn học bài: Nắm vững phương pháp tả người.
* Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài “ Luyện nói về văn miêu tả” 
- Chú ý đọc kĩ các đoạn văn å trả lời các câu hỏi SGK.
5.Rút kinh nghiệm : 
@&?
Tuần 24 : 
Tiết 96 : 	 
Ngày soạn : 25/02/2008
Ngày dạy : 27/02/2008
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp học sinh:
- Nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả.
- Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
- Tập nói rõ ràng, mạch lạc, bước đầu thể hiện cảm xúc.
B.CHUẨN BỊ :
1.GV: - Tích hợp với phần văn ở văn bản: “ Buổi học cuối cùng” và“ Đêm nay Bác không ngủ ; với phần TLV ở bài “Phương pháp tả cảnh” và “ Phương pháp tả người”; với phần TV ở bài “ So sánh” “ Aån dụ” “ Hoán dụ”
2.HS: Đọc kĩ các đoạn văn và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định : 
2.Bài cõ: Kiểm tra bài soạn của h/s ở nhà.
3.Bài mới : 	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s trình bày miệng tả cảnh theo y/c của các bài tập sgk/71.
- Đọc đoạn văn của A. Đo-âđê ( Trích “Buổi học cuối cùng”)
- Hướng dẫn HS hoạt động: 
Khi miêu tả quang cảnh lớp học qua đoạn trích em cần chú ý các chi tiết sau và kết hợp với các kĩ năng: 
- Giờ học gì? Thầy Ha men làm gì? Học sinh của thầy làm gì?
- Không khí trường, lớp học lúc ấy ra sao? 
- Ââm thanh, tiếng động nào đáng chú ý?
Để đoạn văn có xúc cảm em cần chú ý đến ngôi kể xen lời tả. (Nên kể theo ngôi thứ nhất) Cảnh sẽ được miêu tả trực tiếp, khái quát hơn.
Thảo luận nhóm ( 5 phút )
- Đại diện nhóm trình bày, trao đổi, bổ sung.
GV: - Khi gọi HS trình bày GV chú ý đối tượng HS : Khá, TB, yếu.
- Nhận xét, góp ý, rút kinh nghiệm
- Đọc đoạn văn cho HS tham khảo.
Hoạt động 2 : HS: Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 2.
Thảo luận nhóm:
Khi miêu tả em cần chú ý các chi tiết: 
- Dáng người, nét mặt, quần áo thầy mặc trên lớp trong buổi học cuối cùng?
- Giọng nói, lời nói, hành động của thầy như thế nào?
- Cách ứng xử của thầy khi Ph răng đến muộn?
- Nhận xét, đánh giá về thầy: Em thấy htầy Ha men là người như thế nào?
- Mỗi ý cần từ 1 – 2 hoặc 3 câu 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập:
- Cần chú ý tả kĩ buổi thăm thầy: Đi cùng ai? Tâm trạng? Cảnh nhà thầy sau 5 năm gặp lại? Thầy đón trò như thế nào? Khi nhận ra HS cũ thầy có biểu hiện gì khác thường? ( Nét mặt, lời nói, cái bắt tay) Trong câu chuyện hàn huyên htầy trò có tỏ ra ngỡ ngàng không? Câu nói nào hôm ấy của thầy làm em nhớ nhất? Phút chia tay như thế nào?
** Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà; yêu cầu lập dàn ý chi tiết và tập nói nhiều lần.
- Đọc bài văn mẫu cho HS tham khảo.
I. Luyện nói tả cảnh :
Bài tập 1::
Viết đoạn văn miêu tả quang cảnh lớp học trong 
“ Buổi học cuối cùng”
* Khi làm văn tả cảnh cần chú ý :
- Sử dụng có hiệu quả các kĩ năng : Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét.
- Làm nổi bật cảnh tượng, không khí, màu sắc, âm thanh của cảnh mình định tả.
* Đoạn văn tham khảo:
Tôi còn nhớ rất rõ buổi học hôm ấy. Không khí, quang cảnh của buổi học cuối cùng – giờ viết tập khác hẳn với ngày thường . Cả lớp im lặng, nghiêm trang, trước những cặp mắt tròn xoe của những cô cậu học trò đang chăm chú nghe thầy giáo giảng. Thầy Ha men đang say sưa với bài học Pháp văn cuối cùng như muốn truyền hết kiến thức cho chúng tôi. Tôi chợt nhận ra tiếng thầy hôm nay nghe trầm hơn, tha thiết hơn, nghe thật quen thuộc và xúc động biết bao . Mọi người trong lớp không ai bảo ai nấy đều chăm chú ghi bài. Lớp học như càng tĩnh lặng hơn và tôi nghe rõ cả tiếng bút sột soạt qua trang giấy.
2.Luyện nói tả người :
Bài tập 2: Tả miệng chân dung thầy giáo Hamen.
- Dáng người cao lớn, cân đối, vẻ mặt buồn rầu, với bộ đồ rơ đanh gốt trông thầy thật quý phái và sang trọng.
- Trong buổi học cuối cùng đó, thầy không hề nghiêm khắc với học sinh. Giọng thầy ngọt ngào, đầm ấm gieo vào tâm tư học sinh nghe sao mà tha thiết, yêu thương như tình thương của người cha dành cho con trẻ
- Thầy không xử phạt Ph răng khi cậu đến muộn.
- Thầy đúng là một người cha già đáng kính, đáng trân trọng và tự hào.
II. Luyện tập: 
Bài 3: Nói về phút giây cảm động của thầy, cô giáo cũ của em ( Dạy em cách đây 5 năm) khi thầy cô gặp lại em nhân ngày 20/11
* Bài tập về nhà: 
- Tập tả cảnh sinh hoạt lớp cuối tuần. 
- Nhớ và nói về một người bạn, hay một người thầy cô đã khuất.
- Nói về ngày sinh nhật năm ngoái của em.
4.Hướng dẫn về nhà :
* Bài cũ : Học thuộc lòng bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ". Nắm vững nội dung và nghệ thuật bài thơ.
- Ôân tập các kiến thức về văn học thật tốt để chuẩn bị làm bài kiểm tra 45 phút phần văn học.
* Soạn bài thơ : “ Lượm” & “ Mưa” .
- Đọc diễn cảm các bài thơ trên và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu VB, phần chú thích.
5.Rút kinh nghiệm : 
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 24.doc