Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 23

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 23

Tuần: 23

Tiết: 89

Buổi học cuối cùng (Chuyện của một em bé người An dát)

 - An -phông -xơ Đô - đê -

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:

- Gíup học sinh nắm vững cốt truyện, chủ đề tư tưyởng của truyện.

- Rèn kĩ năng miêu tả( Quan sát, trình tự miêu tả, so sánh) ; kể chuyện theo ngôi 1.

- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật

- Giáo dục cho các em lòng yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc mình.

B. CHUẨN BỊ:

1.GV : Tích hợp với phần TLV ở các kĩ năng: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét .

2.HS: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

 1. Ổn định :

 2. Bài cũ:

- Vì sao Võ Quảng ví Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ. QuaVB “ Vượt thác” em rút ra được baì học gì khi miêu tả?

- Chỉ rõ giá trị nghệ thuật và nội dung của VB “ Vượt thác”

 3. Bài mới:

 Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có rất nhiều cách thể hiện khác nhau. Ở đây, trong tác phẩm: “ Buổi học cuối cùng” , lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ .Câu chuyện cảm động đã diễn ra như thế nào? .

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 728Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 23	
Tiết: 89
Ngày soạn : 1 4 / 2 / 2008 
Ngày dạy : 1 8 / 2 / 2008 	 (Chuyện của một em bé người An dát)
 - An -phông -xơ Đô - đê -
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
- Gíup học sinh nắm vững cốt truyện, chủ đề tư tưyởng của truyện.
- Rèn kĩ năng miêu tả( Quan sát, trình tự miêu tả, so sánh) ; kể chuyện theo ngôi 1.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ, hành động của nhân vật
- Giáo dục cho các em lòng yêu nước, yêu tiếng nói của dân tộc mình.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV : Tích hợp với phần TLV ở các kĩ năng: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét .
2.HS: Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 	1. Ổn định : 
	2. Bài cũ: 
- Vì sao Võ Quảng ví Dượng Hương Thư như một hiệp sĩ của trường sơn oai linh hùng vĩ. QuaVB “ Vượt thác” em rút ra được baì học gì khi miêu tả?
- Chỉ rõ giá trị nghệ thuật và nội dung của VB “ Vượt thác”
	3. Bài mới: 
 Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có rất nhiều cách thể hiện khác nhau. Ở đây, trong tác phẩm: “ Buổi học cuối cùng” , lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ .Câu chuyện cảm động đã diễn ra như thế nào? .
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
	NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung.
* Dựa vào chú thích * SGK em hãy trình bày những hiểu biết của mình về tác giả An phông xơ – Đô đê?--> An- phông( 1840 – 1897) là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp ở nửa cuối thế kỉ XIX. Ôâng sinh trưởng trong một gia đình kinh doanh tơ lụa. Khi người cha bị phá sản, gia đình phải dời đến thành phố Li-ông. Từ nhỏ Đô – đê đã là một cậu HS thông minh, ham mê đọc sách. Mười lăm tuổi Đô-đê bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết.Do hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn, Đô-đê đã phải vất vả kiếm sống; nhưng nhờ sự giúp đỡ của người thân ông đã được lên Pa-ri học tập và sinh sống. Từ đó Đô-đê bước vào thế giới văn chương và đã trở thành nhà văn lỗi lạc trên thi đàn VH nước Pháp. “ Buổi học cuối cùng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của ông. Để hiểu rõ hơn về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
* Em cho biết câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh , thời gian, địa điểm nào?--> Chuyện diễn ra trong bối cảnh đất nước có chiến tranh từ một biến cố lịch sử() vào thời gian đó là vào một buổi sáng năm 1871 tại một lớp học ở trường tiểu học trong một làng quê vùng An-dát. Chính vì vâïy tác giả đặt tên truyện là “ Buổi học cuối cùng”. 
GV: Để hiểu được giá trị nội dung, tư tưởng và nghệ thuật viết truyện của nhà văn ta chuyển sang phần II
**Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản:
- Khi đọc em cần chú ý giọng điệu và nhịp điệu của lời văn biến đổi theo cái nhìn và tâm trạng của chú bé Ph răng. Đúng giọng của từng nhân vật () Đoạn cuối nhịp điệu dồn dập, căng thẳng, đọc với giọng xúc động. Chú ý phân biệt lời kể, lời độc thoại, đối thoại; đọc đúng các từ phiên âm tiếng Pháp có trong truyện.
- Tìm hiểu một vài chú thích SGK( 1,2,8,10,13)
* Em cho biết câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? 
Theo lời của nhân vật nào?-->Truyện kể theo ngôi thứ I – Lời nhân vật Ph răng
* Truyện còn có những nhân vật nào nữa? Nhân vật chính là ai?
- Truyện có 2 nhân vật chính: Ph răng và thầy giáo Ha-men; ngoài ra còn có những nhân vật phụ khác()
* Em hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng lời văn của em?
GV tích hợp: Các em đã học VB tự sự, muốn tóm tắt được ta phải nắm vững các sự việc. Vậy trước hết hãy xác định các sự việc trong câu chuyện mà em đã đọc.
+ Xác định các sự việc:
- Cậu bé Ph răng trên đường đến trường
- Ph răng bước vào lớp học
- Cảnh lớp học và thầy Ha men.
- Tâm trạng của Ph răng
- Ph răng lại không thuộc bài.
- Thái độ và cư xử của thầy Ha men.
- Thầy Ha men tiếp tục giảng bài, hướng dẫn viết tập.
- Giờ học kết thúc với hành động đột ngột của thầy Ha men
* Dựa vào các sự việc vừa tìm để kể tóm tắt truyện bằng lời văn của em?
* Trước khi phân tích tìm hiểu ý nghĩa truyện em hãy cho biết: Theo em truyện có thể chia bố cục làm mấy phần? Cho biết giới hạn và nội dung cụ thể của mỗi phần?-->Truyện có bố cục 3 phần: 
- Phần 1: Từ đầu -> “ mà vắng mặt con” : Quang cảnh trên đường đến trường và quang cảnh ở trường qua quan sát của Ph răng.
- Phần 2: Tiếp đó -> “ Tôi sẽ nhớ mãi buổi học cuối cùng này” : Diễn biến buổi học cuối cùng.
- Phần 3: Đoạn còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng. 
GV chuyển ý: Để hiểu rõ tâm trạng của chú bé Ph răng và thầy giáo Ha men ta sang phần phân tích. Đây là một truyện kể có sự kết hợp rất tài tình bút pháp tả cảnh. Vậy quang cảnh trên đường đến trường, cảnh ở trường và tâm trạng của Ph răng qua tài quan sát của chú bé được khắc hoạ như thế nào trong đoạn 1 của TP ta phân tích phần a.
- Quan sát đoạn từ đầu --> Đừng vội vã thế cháu
* Tìm xem câu văn, chi tiết nào miêu tả quang cảnh trên đường Ph răng tới trường? 
* Làm thế nào để biết được cảnh thiên nhiên và cảnh tượng trên đường tới trường ? ( Nhờ vào kĩ năng nào?)
* Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả củanhàvăn?
* Qua đó em cảm nhận điều gì về thiên nhiên và con người trong cảnh tượng đó?
* Trong hoàn cảnh ấy tâm trạng của Ph răng có gì thay đổi?
* Em hãy cho biết câu văn nào cho em biết tâm trạng của cậu bé trong buổi sáng đẹp trời đó? ( Tại sao em lại sợ thầy quở mắng? Vì sao em lại định trốn học đi chơi? Không thuộc bài bởi lí do nào? Và cuối cùng Ph răng đã quyết định như thế nào, có đi chơi nữa không? ) 
* Đã bao giờ em mắc phải lỗi sai trên giống Ph răng chưa? Đó là việc chúng ta không nên làm
GV : Cảnh đẹp, hấp dẫn, lại thêm không thuộc bài cho nên em muốn trốn học đi chơi. Đó cũng là hành động dễ thấy đối với những bạn lười học, ham chơi. Trong XH của chúng ta ngày hôm nay cũng vậy, có biết bao những trò chơi vô bổ cuốn hút Nhưng dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta phải làm chủ bản thân, phải thấy được những việc cần làm, nên làm. Không nên để cho những hành vi xấu len lõi trong tâm hồn mình.
* Qua việc khắc hoạ tâm trạng Ph răng, em có nhận xét gì tài năng nghệ thuật của tác giả? 
* Em thấy Ph răng là một cậu bé như thế nào? Tuy lười học..nhưng ở cậu bé có điều gì khiến ta cảm phục?)
* Cảnh ở trường và tâm trạng của Ph răng lúc này có gì khác trước? Ta chuyển sang phần (b)
- Quan sát đoạn: “ tôi tưởng bác nhạo tôi” -> “ mà vắng mặt con” 
* Chi tiết nào cho em thấy được cảnh tượng lớp học khi em vừa tới trường? ( Làm thế nào Ph răng biết được điều đó?) 
GV: Em đứng ở vị trí quan sát : Từ ngoài vào trong
* Theo em cảnh lớp học lúc này có khacù với ngày thường không? Em thấy không khí lớp học như thế nào?
* Đứng ở bên ngoài lớp học, tâm trạng Ph răng đã diễn biến ra sao
* Tìm xem chi tiết nào nói lên tâm trạng của chú bé?
GV: Qua lời kể của chình nhân vật trong truyện, diễn biến tâm trạng của Ph răng được tái hiện một cách rõ ràng hơn. Qua đó ta càng cảm nhận được giá trị nghệ thuật đặc sắc của tác giả. 
* Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật trong đoạn văn này? 
* Qua phân tích em có suy nghĩ gì về diễn biến tâm trạng của Ph răng từ khi em tới trường cho đến lúc em rụt rè bước vào lớp giữa sự lặng ngắt?
GV : Từ chỗ ham chơi, lười học, định trốn học; rồi sau đó là sự lo lắng, xấu hổ, xen lẫn sư ïsợ hãi, hết sức ngạc nhiên trước sự đổi thay bất thường của lớp học. Và rồi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khácTâm trạng của em từ lúc vào lớp đến cuối tiết học diễn biến như thế nào? Và qua hình ảnh thầy giáo Ha men, nhà văn muốn nhắn gữi điều gì, ngợi ca điều gì? Tiết sau chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
* Qua phân tích phần 1 em rút ra được bài học gì cho bản thân khi viết văn miêu tả? 
 GVtích hợp: Muốn viết được đoạn văn, bài văn miêu tả hay, em cần chú ý vận dụng tốt các kĩ năng: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. Tuy nhiên, cũng rất cần đến vốn hiểu biết sâu rộng. Muốn thế em phải chăm chỉ học tập, trau dồi vốn hiểu biết của bản thân 
 TIẾT 2
- Quan sát phần 2 của tác phẩm.
* Tìm xem chi tiết nào cho em biết được tâm trạng của cậu bé Ph răng từ khi em vào lớp đến khi kết thúc tiết học cuối cùng?
* Qua đó em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng của chú bé?
GV : Khi bước chân vào lớp, cậu bé Ph răng đã đi từ ngạc nhiên này đền ngạc nhiên khác: Thoạt đầu là sự ngượng nghịu, xấu hổû vì đi học trễ -> ngạc nhiên khi thấy thầy không trách lỗi của mình mà lại rất dịu dàng. Cậu bé linh cảm và chợt nhận ra nét thay đổi từ diện mạo trang phục, và cả không khí lớp họccho đến lúc lời thầy cất lên Ph răng đã rất xúc động và em cảm thấy choáng váng, lo sợ
- Đọc lại đoạn tả Ph răng khi lại không thuộc bài.
* Em cho biết câu văn, chi tiết nào cho em biết được tâm trạng của cậu bé khi em không thuộc bài? 
* Giải thích vì sao em lại có tâm trạng ấy?--> Sở dĩ em có tâm trạng xấu hổ, ân hận, tự trách mình vì cậu học trò đã biết được đây là buổi học cuối cùng, thấy không khí trang nghiêm, buồn rầu trong lớp học, chú càng ý thức được lỗi lầm khó có thể còn cơ hội sửa chữa được nữa. Từ chán học -> thích học -> ham học, tự nguyện học. Nhưng tất cả đã muộn rồi.
* Em có nhận xét gì về tình cảm của cậu bé khi em không thuộc bài?
* Tóm lại, chúng ta có thể khái quát như thế nào về diễn biến tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật Ph răng? 
GV : Tâm trạng và suy nghĩ của Ph răng di ... ọi người)
* Trong câu thơ thứ 1, em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? 
à Dùng từ gọi người để gọi vật( trời)
* Những từ ngữ đó vốn chỉ hoạt động của người hay vật? 
GV: Những từ vốn dùng để gọi hoặc miêu tả con người được dùng để gọi, hoặc miêu tả sự vật . Cách diễn đạt như thế ta gọi là phép nhân hoá. ( “ Nhân” có nghĩa là “ người” ; “ hoá” có nghĩa là “biến hoá”)
* Vậy nhân hoá là gìà( Ghi nhớ 1/ SGK)
**Hướng dẫn h/s tìm hiểu tác dụng của nhân hóa.
* Em hãy quan sát, đối chiếu 2 cách diễn đạt sau và cho biết cách diễn đạt nào hay hơn? Vì sao?
à Cách diễn đạt của nhà thơ TĐK hay hơn. Vì diễn đạt như thế các sự vật trở nên sống động hơn. Vì nó được gắn cho những hành động, mang tính cách giống như con người. 
* Vậy sử dụng phép nhân hoá em thấy có tác dụng gì?
à Ghi nhớ 1/SGK)
GV: Trong văn thơ, đặc biệt là thơ ca trữ tình. Nhân hoá là một trong những phép tu từ khá phổ biến. Vậy nhân hoá có mấy kiểu? Ta tìm hiểu bài học (2)
- Đọc các ví dụ 2 (a, b,c) --> Bảng phụ
* Cho biết những sự vật nào được nhân cách hoá trong 3 VD ?
àVd a: Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.
VDb: Tre; VDc: Con trâu
* Trong cuộc sống, các từ: Lão, bác, cô, cậuthường được dùng để làm gì? ( Gọi người)
* Nhưng trong ví dụ a các từ ấy có phải được dùng để gọi người không? à Không phải, mà được dùng để gọi vật ( Các bộ phận trên cơ thể người)
GV: Cách diễn đạt như vậy ta gọi là kiểu nhân hoá: Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
* Em qua sát lại VDb và cho biết, các từ in đậm thuộc từ loại gì mà em đã học? ( Động từ)
* Thông thường những động từ đó được dùng để diễn tả hoạt động của đối tượng nào? ( Hoạt động của con người)
* Trong trường hợp (b) này những động từ đó lại được dùng để chỉ hành động của sự vật nào? ( Cây tre)
* Nhưng trong ví dụ c em thấy từ “ ơi” được dùng để làm gì?
à Xưng hô, trò chuyện với vật ( con trâu)
* Qua phân tích cho em thấy VD c õ được nhân hoá bằng cách: Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
* Tóm lại, qua việc tìm hiểu các ví dụ trên em thấy có mấy kiểu nhân hoá thường gặp?--> ghi nhớ 2 sgk/58 
GV : Khi làm văn, đặc biệt là văn miêu tả: Ngoài việc phải biết vận dụng tốt các kĩ năng như: Quan sát, so sánh, tưởng tưởng, nhận xét. Em cần chú ý vận dụng phép tu từ nhân hoákhi miêu tả để lời văn vừa giàu tính biểu cảm vừa trở nên sinh động hơn. Đọc “ Dế mèn ” của Tô Hoài chúng ta cóthể thấy đó là một VD.
** Hướng dẫn luyện tập.
 Đọc và nêu yêu cầu của BT 1.
* Xác định và nêu tác dụng của phép NH?
- Đọc kĩ đoạn văn, dựa vào định nghĩa NH để làm bài tập này.
- Chú ý các danh từ, tính từ được sử dụng.
- Để thấy được tác dụng em có thể đối chiếu với đoạn văn BT2).
- Nêu yêu cầu BT2.
* Quan sát, đối chiếu, tìm ra sự khác nhau trong cách diễn đạt của hai đoạn văn trên?
à Đoạn 1 sử dụng nhiều phép nhân hoá, nhờ vậy mà sinh động và gợi cảm hơn. 
 BT 3: Cách làm tương tự bài tập 2
- Đọc và xác định yêu cầu của bài tập 4.
* Xác định phép nhân hoá, các kiểu nhân hoá và cho biết tác dụng của mỗi kiểu?
- Nhóm : 1,2,3: Thảo luận câu a ; Nhóm 4, 5, 6 thảo luận câu b 
- Trình bày kết quả ra phiếu học tập. 
GV: Phát phiếu học tập.
 Thảo luận 
- Các nhóm học tập trình bày kết quả thảo luận.
GV: Định hướng làm bài tập 5: Muốn viết được đoạn văn có dùng phép NH em cần xác định rõ: Chủ đề cần viết ( VD: Cảnh trường em trong giờ ra chơi) ; hạn định số câu ; xác định sự vật cần nhân cách hoá; đoạn văn phải có câu chủ đề
I. Nhân hoá là gì? 
1. Ví dụ: (SGK/56)
 Ôâng trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía 
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường. 
à Dùng từ gọi người để gọi vật. Miêu tả hành động của người để chỉ vật => Đó là nhân hóa
2. Ghi nhớ: (SGK/ 57)
II.Các kiểu nhân hoá:
1..Ví dụ: (SGK/57) 
a.- lão, bác, cô, cậu: Từ vốn dùng gọi người -> gọi vật
b.- chống lại, xung phong, giữ: Từ vốn chỉ hoạt động của người -> chỉ hoạt động của vật
c.- ơi : Xưng hô, trò chuyện với vật như với người
2. Ghi nhớ: (SGK / 58)
II. Luyện tập: 
Bài 1: Xác định phép nhân hoá, tác dụng :
* Đoạn văn: (Bảng phụ)
- các từ ngữ thể hiện phép nhân hoá: đông vui, mẹ, con, anh, em, tíu tít, bận rộn.
- Tác dụng: Cảnh bến cảng được miêu tả đông vui, nhộn nhịp vàsống động hơn. 
Bài 2: So sánh hai đoạn văn để tìm ra sự khác nhau trong cách diễn đạt:
* Đoạn văn ở BT1 sử dụng nhiều phép nhân hoá, nhờ vậy mà sinh động và gợi cảm hơn đoạn văn ở BT2.
Bài 4: Xác định phép nhân hoá, kiểu nhân hoá, tác dụng:
a. (núi) ơi à Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người
* Tác dụng: Thể hiện thái độ thân mật, gần gũi như đối với người bạn.
b. - ( cua cá) tấp nập; (cò, sếu, vạc, le) cãi cọ om sòm à Dùng từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
- họ (cò, sếu, vạc, le) ; anh(cò) 
à Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật.
* Tác dụng: Gợi tả cảnh đông vui, tấp nập, ồn ào của loài vật sau cơn mưa. 
4.Hướng dẫn về nhà:
* Hướng dẫn học bài: Học kĩ phương pháp tả cảnh.
* Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài: “ Phương pháp tả người” 
- Chú ý đọc kĩ các đoạn văn và trả lời các câu hỏi phía dưới
- Trả lời các bài tập phần luyện tập. 
@&?
Tuần: 23 
Tiết: 92 	 
NS: 17 / 02 / 2008 
Ngày dạy : 21/02/2008 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
- Nắm vững phương pháp tả người, hình thức, bố cục của đoạn văn, bài văn tả người.
- Giúp các em có kĩ năng quan sát, lựa chọn, trình bày khi viết bai92 văn tả người.
- Giáo dục các em về tình cảm gia đình, tình cảm đối với bạn bè, thầy cô giáo
B.CHUẨN BỊ:
1.GV : Tích hợp với phần Văn ở văn bản: “ Buổi học cuối cùng” ; với phần TLV ở các kĩ năng: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét ; với phần tiếng việt ở khái niệm “ Aån dụ”
2.HS: Đọc kĩ các đoạn văn và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài mới của h/s
3.Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn h/s tìm hiểu phương pháp viết một đoạn văn tả người.
- Đọc ba đoạn văn sgk/59,60.
* Mỗi đoạn văn đó tả ai? Người đó có đặc điểm gì nổi bật?
* Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ, hình ảnh nào?
- Đoạn 1: “ Như một pho tượngbắp thịt cuồn cuộn”
- Đoạn 2: “ Mặt vuông, má hóprăng vàng hợm của”
Đoạn 3: Đứng như cây trồng giữa trờithần lực ghê gớm”
* Qua hai đoạn văn 1, 2 em cho thấy: Muốn tả người cần chú ý đảm bảo những yêu cầu gì? 
* Đoạn văn 3 cho em thấy bài văn miêu tả hoàn chỉnh có mấy phần? Cho biết nội dung cụ thể của mỗi phần? 
 - Mở đoạn: Cảnh keo vật chuẩn bị bắt đầu.
- Thân đoạn: Diễn biến keo vật.
- Kết đoạn: Mọi người kinh sợ trước thần lực ghê gớm của ông Cản Ngũ.
HS: đọc phần ghi nhớ SGK/61
* Nêũ yêu cầu của bài tập 1
 Thảo luận nhóm ( 3 phút) -> Đối với từng đối tượng.
Đại diện nhóm trình bày, rút kinh nghiệm, bổ sung.
GV: Đánh giá, nhận xét, sửa chữa.
- Hướng dẫn HS làm bài tập 2.
* Lập dàn ý cho bài văn miêu tả nhân vật cô giáo.
- Đọc bài tập 3.
- Thảo luận theo nhóm: 
+ Dãy bên trái thảo luận chỗ trống 1
+ Dãy bên phải thảo luận chổ trống 2
Đại diện trình bày; GV nhận xét, sửa sai.
- Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà.
I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người.
1. Ví dụ: 
Đoạn 1: Tả Dượng Hương Thư – Người chèo thuyền, vượt thác.
à Miêu tả nhân vật kết hợp hành động nên dùng nhiều động từ, ít dùng tính từ.
Đoạn 2: Tả Cai Tứ – người đàn ông gian hùng
à Tả chân dung nhân vật ( Dùng ít động từ, nhiều tính từ)
Đoạn 3: Tả hai đô vật tài mạnh: Quắm Đen và ông Cản Ngũ trong keo vật ở đền Đô.
à Tả nhân vật kết hợp với hành động ( Dùng nhiều động từ, ít tính từ)
2.Ghi nhớ:
 (sgk/tr.61)
II. Luyện tập: 
Bài 1: Các chi tiết tiêu biểu khi miêu tả các đối tượng cụ thể: 
* Em bé khoảng 4 –5 tuổi:
- Mắt đen long lanh
- Môi đỏ chót
- Hay cười
- Nói nghọng,chưa sõi
- Tai vễnh và to
* Cụ già: 
- Da nhăn nheo nhưng đỏ hồng hào
- Mắt tinh tường
- Tóc bạc như mây trắng
- Tiếng nói trầm vang ( giọng thều thào)
* Cô giáo say mê giảng bài trên lớp:
- Tiếng nói trong trẻo, dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật.
- Đôi mắt lấp lánh niềm vui.
- Bàn tay nhịpnhịp viên phấn
- Chân bước chậm rãi từ trên bục xuống lối đi giữa lớp.
Bài 3: Những từ ngữ có thể thêm vào chỗ trống trong đoạn văn miêu tả nhân vật ông Cản Ngũ:
+ Đỏ như ( .) 
tôm luộc, người say rượu, mặt trời.
+ Trông không khác gì (..)
Thiên tướng, Võ Tòng, con gấu lớn, hộ pháp trong chùa
* Ôâng Cản ngũ được miêu tả trong tư thế chuẩn bị vào với vật.
* Bài tập về nhà: 
Bài 1: Phát hiện xem đoạn văn dưới đây có chỗ nào không hợp không? Vì sao?
“Thằng cò là em họ của tôi. Đó là một thằng bé làng nhàng cả về thể chất lẫn tinh thần. Môi nó mỏng dính, nói liên liến như sợ ai cướp lời. Nhưng học thì dốt lắm, gặp thầy cô hỏi bài nó sợ dúm dó như gà phải cáo, như khỉ ăn gừng nên lậi càng nói khoẻ. Nhưng nó nghịch ngầm thì chúa sừng, lại nghĩ ra không thiếu trò tinh quái Vậy mà nhiều đứa cùng học chỉ thích chơi với nó. Cả tôi cũng vừa mến vừa bực thằng em họ ấy.”
Bài 2: Tự tả chân dung của mình bằng một đoạn văn dài khoảng 6 – 8 câu.
Hướng dẫn về nhà: 
*Hướng dẫn học bài: VB "Buổi học cuối cùng".Nắm nội dung và nghệ thuật , làm bài tập phần luyện tập.
* Hướng dẫn soạn bài “ Đêm nay Bác không ngủ”.Đọc diễn cảm bài thơ và trả lời các câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23.doc