Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 22

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 22

Tuần 22 :

Tiết 85:

Vượt thác --*-Võ Quảng-*--

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẽ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẽ đẹp của con người lao động được miêu tả trong bài.

- Rèn kĩ năng đọc, kể tóm tắt, phân tích, cảm thụ một tác phẩm văn xuôi miêu tả đặc sắc.

- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu con người lao động, tình yêu cuộc sống.

B.CHUẨN BỊ:

1.GV : -Tích hợp với phần TLV ở bài “ Quan sát, tưởng tượng ” và bài “ Phương pháp tả cảnh”;với phần tiếng việt ở biện pháp so sánh; bài “ Rèn luyện chính tả"

2.HS: Đọc kĩ bài văn và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK.

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

 

doc 8 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 :
Tiết 85: 	
Ngày soạn : 10/ 02 / 2008
Ngày dạy : 13/02/2008 --*-Võ Quảng-*--
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẽ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẽ đẹp của con người lao động được miêu tả trong bài.
- Rèn kĩ năng đọc, kể tóm tắt, phân tích, cảm thụ một tác phẩm văn xuôi miêu tả đặc sắc.
- Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, yêu con người lao động, tình yêu cuộc sống.
B.CHUẨN BỊ:
1.GV : -Tích hợp với phần TLV ở bài “ Quan sát, tưởng tượng” và bài “ Phương pháp tả cảnh”;với phần tiếng việt ở biện pháp so sánh; bài “ Rèn luyện chính tả"
2.HS: Đọc kĩ bài văn và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1.Ổn định : 
2.Bài cũ: 
- Tóm tắt truyện: “ Bức tranh của em gái tôi” 
- Nêu nội dung, nghệ thuật của truyện. ( Qua truyện em rút ra được bài học gì cho bản thân mình.)
3.Bài mới: 
 Văn bản “ Sông nước Cà Màu” Đoàn Giỏi đã giúp ta thấy được cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng đất cực Nam tổ quốc thì với văn bản “ Vượt thác” trích truyện: “ Quê nội” Võ Quãng lại đưa chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn, thuộc miền trung Trung bộ đến tận thượng nguồn . Bức tranh phong cảnh sông nước và cảnh vượt thác ntn ta sẽ tìm hiểu...
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : * Dựa vào chú thích * em hãy trình bày những hiểu biết của em về tác giả?
? Nêu xuất xứ của bài văn?
Hoạt động 2 : - Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích sgk.
- Tìm hiểu một số từ khó SGK; đặc biệt các chú thích: 1,6,7, 10, 12
- Tóm tắt đoạn trích.
? Bài văn được miêu tả theo trình tự nào?
? Người miêu tả đứng ở vị trí nào?
? Bài văn chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
HS: Đọc lại đoạn 1: Từ đầu -> “ vượt nhiều thác nước”
? Tìm những từ ngữ và chi tiết miêu tả cảnh thiên nhiên ở vùng đồng bằng?
? Em có nhận xét gì về cảnh thiên nhiên ở hai bên bờ sông qua cách miêu tả của tác giả?-->Sinh động, đầy sức sống.
- Quan sát tiếp đoạn truyện 2.
? Ở vùng có nhiều thác ghềnh thiên nhiên có gì thay đổi?
? Ở đoạn sông có nhiều thác õ, tác giả đã chọn tả những hình ảnh nào?
? Để miêu tả cảnh dòng sông, tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật gì?
? Qua đoạn sông có nhiều thác ghềnh, cảnh vật hiện ra như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách dùng nghệ thuật của tác giả?
? Qua đó em thấy cảnh thiên nhiên ở đây ntn?
- Chú ý quan sát đoạn 2, 3
? Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của DHT?
? Dượng Hương Thư được so sánh với hình ảnh nào? 
? Cách so sánh như thế có tác dụng gì trong việc miêu tả ngoại hình của nhân vật?
? Nhà văn đã chú ý miêu tả những động tác nào của Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác
? Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì? về cách dùng từ, sử dụng câu ?
? Qua cách miêu tả trên em hình dung Dượng Hương Thư là người như thế nào?
GV chuyển ý: Đối lập với hình ảnh Dượng Hương Thư lúc vượt thác là Dượng Hương Thư lúc ở nhà .Đọc đoạn văn thể hiện ?
? Em cảm nhận như thế nào về thiên nhiên và con người lao động được miêu tả qua bài văn? 
? Nêu những nhận xét của em về giá trị nghệ thuật trong cách tả cảnh, tả người của tác giả?
--> ghi nhớ SGK/ 41(Tổng kết)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập.
- Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 1.
GV: Hướng dẫn HS cách làm và cách ghi chép.
- Đọc thêm đoạn thơ “ Nước non ngàn dặm” SGK của Tố Hữu
I.Tìm hiểu chung.
1.Tác giả:
2.Tác phẩm:
(* Chú thích * SGk/39)
II.Đọc – hiểu văn bản:
1.Đọc & tìm hiểu chú thích:
2.Tóm tắt :
3.Bố cục: 
4.Phân tích:
a/Cảnh thiên nhiên:
+. Cảnh hai bên bờ sông:
- Những bãi dâu trải ra bạt ngàn
- Những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
 - Núi cao độ ngột hiện ra
- Những cây to ....như những cụ già
à Nhân hóa, so sánh, từ láy gợi hìnhù. Cảnh êm đềm, hiền hoà, thơ mộng, trù phú và bình yên.
+. Cảnh dòng sông :
 - Thuyền chất đầy cau tươi, dâu, mâyxuôi chầm chầm
- Nước từ trên cao phóng xuốngđứt đuôi rắn
- Chiếc sào cong lại
- Nước bị cản văng bọt tứ tung,thuyền vùng vằngtrụt xuống
... dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững
à so sánh, động từ mạnh gợi hình. Đoạn sông hiểm trở, dữ dội và nguy hiểm
b/ Hình ảnh Dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác:
+ Ngoại hình: 
- Cởi trần như một pho tượng đồng đúc.
- Các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa
à So sánh, từ ngữ gợi hình . Dáng vẽ mạnh khoẻ, vững chắc
+ Động tác:
- Co người, phóng chiếc sào xuống lòng sông
- Ghì chặt trên đầu sào, chiếc sào cong lại
- Thả sào, rút sàonhanh như cắt
Ghì trên ngọn sào
à So sánh,miêu tả. Hành động mạnh mẽ, quả cảm, hùng dũng, là người chỉ huy dày dạn kinh nghiệm.
III.Tổng kết : (Ghi nhớ SGK/ 41)
IV.Luyện tập:
Bài 1: Nêu những nét đặc sắc về phong cảnh thiên nhiên được miêu tả và nghệ thuật miêu tả trong hai bài: “ Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác”
4. Hướng dẫn về nhà:
* Hướng dẫn học bài: Học bài so sánh.Nắm k/n so sánh và cấu tạo của phép so sánh. Hoàn thành bài tập.
* Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài “ So sánh (t t ); Chú ý đọc kĩ các ví dụ SGK và trả lời câu hỏi phía dưới.
5.Rút kinh nghiệm : 
@&?
Tuần: 22 
Tiết: 86 
NS: 3/ 2 / 2007
ND:
AMỤC TIÊU CẦN ĐẠT:* Giúp học sinh:
- Nắm được hai kiểu so sánh cơ bản, so sánh ngang bằng, so sánh không ngang bằng.
- Hiểu được các tác dụng chính của so sánh.
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập một số phép so sánh thuộc hai kiểu trên.
- Nhận diện phép so sánh trong nói và viết.
B.CHUẨN BỊ:
1.GV: - Bảng phụ ví dụ
 - Tích hợp với phần văn qua bài: “ Vượt thác”; với phần TLV ở bài “ Quan sát, tưởng tượng” và bài “ Phương pháp tả cảnh”; với phần tiếng việt ở bài “ Rèn luyện chính tả”
2.HS: Đọc kĩ bài văn và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: - Kiểm tra 15 phút
- So sánh là gì? Cho ví dụ? (0,5đ)
- Nêu mô hình cấu tạo đầy đủ của phép so ánh? Điền vào mô hình cấu tạo của phép so sánh trong ví dụ sau: - Tàu lá dầu như cái quạt nan che lấp cả thân cây.(0,5đ)
3.Bài mới:
** Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về phép tu từ so sánh. Vậy so sánh thường có mấy kiểu, so sánh có tác dụng gì? Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu những kiến thức đó.
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
	NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn h/s tìm hiểu các kiểu so sánh.
- Đọc ví dụ SGK/ đoạn thơ của Trần Quốc Minh.
* Tìm phép so sánh trong khổ thơ? Có mấy phép so sánh? Là những phép nào? 
* Tìm những từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép trên? 
* Lần lượt trong từng phép so sánh em chỉ rõ đâu là sự vật được so sánh? Đâu là vật dùng để so sánh?--> Sự vật được so sánh: Những ngôi sao, mẹ; Sự vật dùng để so sánh: Mẹ đã thức, ngọn gió
GV: Ở phép so sánh 1, sự vật được so sánh kí hiệu là A, còn sự vật dùng để so sánh â kí hiệu là B; “ chẳng bằng” là từ dùng để so sánh. Tương tự “ là” cũng là từ dùng để so sánh.. Vậy theo mô hình cấu tạo có nghĩa là: 
- Phép so sánh 1: A chẳng bằng B
- Phép so sánh 2: A là B
HS thảo luận theo câu hỏi sau : Từ dùng để so sánh trong hai phép so sánh trên có gì khác nhau?
- Đại diện nhóm trả lời, 
GV: Nhận xét (2 nhóm) ; thu phiếu học tập, nhận xét, chốt kiến thức.
* Từ việc phân tích ví dụ trên em cho biết có mấy kiểu so sánh ta thường gặp ? Đó là những kiểu nào?
* Từ đó ta có thể tìm thêm một số từ ngữ khác chỉ sự so sánh ngang bằng, so sánh không ngang bằng?-->(2kiểu so sánh)
 - So sánh ngang bằng: như, tựa, là, bao nhiêu, bấy nhiêu
- So sánh không ngang bằng: hơn, chẳng bằng, kém
VD: + Quê hương là chùm khế ngọt
+ Qua đình ngả nón trông đình.
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu
+ Viên phấn này dài hơn viên phấn kia
+ Thà rằng ăn bát cơm rau
Còn hơn cá thịt nói nhau nặng lời.
- Đọc to mục ghi nhớ ( SGK/42)
** Hướng dẫn tìm hiểu tác dụng của phép so sánh.
- Đọc đoạn văn SGK/ 42 ( Đọc diễn cảm)
* Tìm các câu văn có phép so sánh:
GVgợi ý: Đọc kĩ các câu văn có phép so sánh trên ( đọc thầm) và hãy cho biết sự vật nào được đem ra so sánh và so sánh trong hoàn cảnh nào?--> Sự vật được đem ra so sánh là: Chiếc lá (Vật vô tri, vô giác)
- So sánh trong hoàn cảnh: đã rụng ( Đã rời cành, hết nhựa, kết thúc một kiếp sống theo quy luật của tự nhiên.)
* Em thử phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi đọc đoạn văn ấy? à Đoạn văn hay, giàu hình ảnh, gợi cảm xúc, trân trọng ngòi bút tài hoa, tinh tế của tác giả.
* Nhờ đâu mà em có được những cảm nghĩ ấy?
GV gợi ý: Chỉ là một chiếc lá mà có đủ các cung bậc tình cảm: Vui, buồn của con người được gửi gắm trong đó. Em có nhận xét gì về tài năng NT của tác giả Khái Hưng? à Sử dụng phép so sánh linh hoạt và tài tình. Tạo ra những hình ảnh cụ thể, sinh động giúp người đọc, người nghe dễ hình dung về sự vật, sự việc cụ thể, dễ nắm bắt tư tưởng, tình cảm của người viết. Cụ thể ở đoạn văn thể hiện rõ quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết. 
* Qua phân tích VD trên em thấy so sánh có tác dụng gì? 
à ghi nhớ 2 /tr.42
GV chuyển: Để giúp các em rèn luyện kĩ năng khi sử dụng phép so sánh, ta chuyển sang phần luyện tập. Ở phần luyện tập ta có 3 dạng, ta sẽ tìm hiểu
** GV hướng dẫn h/s làm bài tập. 
- Đọc và nêu yêu cầu bài tập 1.
* Bài tập có mấy yêu cầu? Là những yêu cầu gì? Xác định câu có hiện tượng so sánh sau đó cho biết tác dụng: Thể hiện tình cảm mãnh liệt của nhà thơ với con sông quê hương, vừa có tác dụng gơ ... 
- Rèn cho học sinh kĩ năng viết chính tả.
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi nghe và viết
- Cảm nhận và yêu mến sự phong phú, tinh tế và đặc sắc của ngôn ngữ tiếng Việt.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV : - Tích hợp với phần Văn qua bài: “ Bài học đường đời đầu tiên.”, “ Vượt thác” và một số tác 
phẩm VHDG; với phần tiếng việt ở biện pháp so sánh; chữa lỗi dùng từ.
2.HS: Đọc kĩ bài văn và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 	1. Ổn định : 
	2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
	3.Bài mới:
 Khi nói và viết rất nhiều em hay mắc phải lỗi về phát âm, thanh điệubởi tiếng việt của chúng ta vô cùng phong phú và đa dạng. Hôm nay, để giúp các em rèn luyện kĩ năng dùng từ, diễn đạt, ta tìm hiểu tiết luyện tập – rèn luyện chính tả – phần Tiếng Việt.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
** Hướng dẫn h/s rèn luyện chính tả.
GV :Nêu rõ cách thức thực hiện đối với từng bài tập.
GV: Nêu rõ yêu cầu bài tập 1: 
- HS xem qua đoạn văn trong 1 phút.
- Giáo viên đọc và học sinh viết chính tả.
- Trình bày rõ, sạch đẹp, cẩn thận.
HS: Vận dụng kĩ năng: Nghe, viết.
GV: Hướng dẫn HS cách tự kiểm tra kết quả bài làm của mình:
- HS: Đối chiếu với SGK để sửa lỗi sai ( Kiểm tra chéo) ; Nêu lên những lỗi sai nhiều nhất
GV: Tổng hợp lỗi sai của HS và sửa lỗi
HS: Tự rút kinh nghiệm.
- Nêu rõ yêu cầu bài tập 2.
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống để phân biệt với các phụ âm, các dấu thanh thích hợp.
GV: Treo bảng phụ đã chuẩn bị trước lên bảng
HS: Quan sát 2 phút.
- Một số em lên bảng trình bày.
GV: Chú ý đến các đối tượng HS; đặc biệt là HS yếu, thường hay mắc phải các lỗi sai trên.
- Quan sát, nhận xét, ghi điểm từng bài làm của HS.
- Lên bảng trình bày.
** GV hướng dẫn làm bài tập 2 c.
Mỗi HS tự suy nghĩ và điền từ thích hợp vào chỗ trống.
*GV treo bảng phụ.
HS: Quan sát 2 phút.
- Đại diện trả lời
GV + HS:nhận xét, sửa chữa, rút kinh nghiệm vào vở.
Bài 3: Chép chính tả.
Bài 1: Viết chính tả:
* Đoạn văn: 
“ Đến phường Rạch.Hoà Phước” 
( Văn bản Vượt thác – Đoàn Giỏi )
Bài 2: 
Điền chữ cái thích hợp vào chỗ trống.
- ( gi, d)giơ vuốt định vồ lấy chàng.
- ( tr, ch) Hứa sẽ gả công chúa vàtruyền ngôi cho.
- ( s,x) Tính nết lại ăn .ổi ở thì..không biết đào.âu rồi khoét ra.
b. Điền từ có dấu thanh phù hợp vào chỗ trống:
(hủn hoẳn; hũn hoẵn)
- Đôi cánh tôi trước kia ngắn  (hủn hoẳn)
.
(mẫu, mẩu) 
- Râu ria gì mà cụt có một (mẩu) 
..
( ròng rã, ròng rả )
- Em đã nghỉ  (ròng rã)hàng mấy tháng.
c. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
- Lí Thông liền ra lệnh.những tảng đá lớn lấp kín cửa hang lại ( vần)
- Những người con gái Hoa Kiều bán hàng..( xởi lởi) với đủ các giọng nói ( líu lô), đủ kiểu ăn vận..( sặc sỡ)
- Những động tác thả sào, rút sào..( thoăn thoắt, nhanh như cắt)
* Bài 3 Phân biệt phụ âm L / N (HS đọc chép chính tả)
* LỜI NÓI HOA NỞ TRÊN NỀN VĂN HOÁ.
Nói năng là một nét đẹp làm nên nhân cách con người. Lời nói như những bông hoa nở trên nền văn hoá. Nó là nhịp cầu nối những tâm hồn, làm đẹp thêm lên niềm vui bè bạn. Mỗi lời nói hay lung linh một vẻ đẹp làm cho ai nấy đều lấy làm hài lòng. Mỗi lời nặng nề, chì chiết đều làm người nghe khó chịu, rồi lặng lẽ lảng xa. Vì thế nếu trót lỡ lời thì nên xin lỗi là hơn, đừng làm ngơ dễ gây hiểu lầm, bất lợi. Hơn nữa cần luôn luôn tâm niệm: “Nói lời phải giữ lấy lời,
 Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.” (Ca dao) 
4. Hướng dẫn về nhà:
*Hướng dẫn học bài: Học bài luyện nói ,biết kết hợp các yếu tố quan sát,tưởng tượng,so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
* Hướng dẫn soạn bài:
- Soạn bài “ Phương pháp tả cảnh”
- Chú ý nắm vững kĩ năng làm văn miêu tả
- Đọc kĩ các đoạn văn và trả lời các câu hỏi .
Tuần 22 :
Tiết 88 : 
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :* Giúp học sinh:
- Nắm được yêu cầu cụ thể để thực hiện việc tả cảnh tiến đến việc viết bài văn tả cảnh.
- Nắm được bố cục cụ thể, chi tiết của một bài văn tả cảnh.
- Rèn cho học sinh kĩ năng biết xác định đối tượng miêu tả.; biết quan sát và lựa chọn những chi tiết miêu tả ; biết trình bày những điều đã quan sát được theo trình tự. 
- Biết phân bố bố cục của một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
B.CHUẨN BỊ :
1.GV : Tích hợp với phần văn qua bài: “ Sông nước Cà Mau.”, “ Vượt thác” ; với phần TLV ở các kĩ năng: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét. 
2.HS: Đọc kĩ các đoạn văn và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản SGK.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
 1.Ổn định : 
2. Bài cũ: 
- Em cho biết khi làm văn miêu tả chúng ta cần sử dụng những năng lực nào? Em đã vận dụng các năng lực đó trong quá trình luyện tập làm văn miêu tả chưa?
3.Bài mới: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
	NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : Hướng dẫn h/s tìm hiểu về phương pháp viết văn tả cảnh
- Đọc đoạn văn a, b SGK và trả lời các câu hỏi .
* Đoạn văn 1 trích từ văn bản nào, của ai? Nội dung gì?
à Đó là đoạn văn trong vb "Vượt thác " của Võ Quảng miêu tả hình ảnh Dượng Hương Thư, trong một chặng đường của cuộc vượt thác. 
* Ở đoạn văn thứ nhất, Tại sao có thể nói, qua hình ảnh nhân vật ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ? 
* Em hãy cho biết đoạn văn b tả quang cảnh gì? 
* Người viếtõ miêu tả cảnh ấy theo trình tự như NTN?
- Đọc đoạn văn c ( SGK )
* Đoạn văn c là một bài văn miêu tả có 3 phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt ý của mỗi phần? 
- Dàn ý đoạn c có bố cục 3 phần:
** Mở bài: 3 câu đầu: Tả khái quát về tác dụng, màu sắc, cấu tạo của luỹ tre làng.
** Thân bài: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre.
** Kết bài: Tả măng tre dưới gốc.
* Từ dàn ý đó, hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn?
GV gợi ý: Miêu tả từ xa đến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể hay theo thứ tự thời gian?
- Trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong ( Trình tự không gian) 
- Cảnh tả hợp lí vì cái nhìn của người miêu tả là hướng từ bên ngoài.
* Vậy muốn tả cảnh cần phải tuân thủ theo phương pháp nào?
GV: Trình tự các bước khi tả cảnh: 
- Nắm vững được mục đích và đối tượng là tả cảnh gì?
- Lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
- Lựa chọn cách trình bày theo trình tự nào cho hợp lí ( Phù hợp với điểm nhìn của tác giả)
* Bố cục của bài văn tả cảnh bao gồm mấy phần? Chỉ rõ yêu cầu cụ thể của từng phần?--> ghi nhớ SGK / 47
 Nêu yêu cầu bài tập 1.
Hoạt động 2 : 
- HS tự luyện và viết phần mở bài, kết bài
Gọi 1 – 2 em trình bày kết quả
- Nêu yêu cầu bài tập 2.
* Nếu phải tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi thì ở phần thân bài em sẽ miêu tả theo thứ tự NTN?
GV gợi ý: Tả theo thứ tự không gian: Từ xa tới gần hay theo thứ tự thời gian: Trước, trong và sau khi ra chơi?
Thảo luận nhóm 2 phút.
* Hãy lựa chọn một cảnh của sân trường trong giờ ra chơi ấy để viết thành một đoạn văn miêu tả? 
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà.
I.Phương pháp viết văn tả cảnh:
1.Ví dụ: ( SGK / 45, 46) 
* Đoạn a: Tả người chống thuyền vượt thác qua hình ảnh Dượng Hương Thưcó nhiều thác giữ.
* Bởi vì: Người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quoaihàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn như hiệp sĩ ( Nhờ tả ngoại hình và các động tác)
* Đoạn b: Tả cảnh sắc của một vùng sông nước Cà Mau – Năm Căn
- Theo trình tự: + Từ dưới mặt sông nhìn lên bờ.
	+ Từ gần đến xa
--> Trình tự hợp lí bởi người miêu tả đabng ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông.
* Đoạn c: 
2.Ghi nhớ: 
 ( SGK / 47)
II.Luyện tập: 
Bài 1: Tả cảnh lớp học trong giờ làm bài tập văn cần trả theo trình tự: 
a. Từ ngoài vào trong ( Trình tự không gian) 
b. Từ khi trống vào lớp -> hết giờ ( Trình tự thời gian) 
c. Kết hợp cả hai trình tự trên. 
* Những hình ảnh cụ thể, tiêu biểu có thể chọn: 
- Cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu.
- Cảnh HS chăm chú làm bài.
- Thái độ của giáo viên trong khi học sinh làm bài.
- Cảnh thu bài.
- Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, gió, cây
* Học sinh viết phần mở bài, kết bài.
Bài 2: 
- Thứ tự không gian: Xa đến gần
- Thứ tự thời gian: Trước, trong và sau giờ ra chơi.
- Khái quát -> cụ thể.
* Bài tập về nhà: 
- Viết đoạn văn miêu tả ( BT2 ; BT3)
4.Hướng dẫn về nhà:
 * Hướng dẫn học bài: Học văn bản vượt thác . Nắm vững nội dung và nghệ thuật chính của vb.
 *Hướng dẫn soạn bài : Đọc văn bản "Buổi học cuối cùng" và soạn theo câu hỏi phần đọc –hiểu văn bản.
5.Rút kinh nghiệm : 
Đề 1 (sgk/49)
Đề ra : Tả cây đào hoặc cây mai vào dịp tết đến, xuân về.
* Yêu cầu chung : Viết bài văn hoàn chỉnh.
Bài viết trình bày cẩn thận ,đẹp,có cảm xúc,dài không quá 2 trang.
Nội dung tả đúng đối tượng, giúp người đọc hình dung được sự vật được miêu tả
* Đáp án và thang điểm:
Mở bài (1đ):
 - Giới thiệu được cây đào hay cây mai mà mình tả được mua hay trồng ở đâu,thời điểm xuân về tết đến,có ấn tượng trong lòng người.
Thân bài : (8đ)
-Tả hình dáng : Thân, cành,lá, hoa,bông,hương thơm, màu sắc...
- Gợi được tác dụng của cây trong ngày xuân, ngày tết là nét đẹp truyền thống, có ý nghĩa.
Kết bài (1đ)
 - Thể hiện cảm xúc sâu đậm về hình ảnh cây mai, cây đào trong lòng người dân Việt Nam từ xưa đến nay.
Vẽ đẹp bình dị, đậm đà hương vị ngày xuân làm em nhớ mãi. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 22.doc