Tuần : 13
Tiết : 49, 50
Viết bài tập làm văn số 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
- Biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa.
- Biết viết bài theo bố cục ba phần
- Rèn kĩ năng trình bày bài làm, chữ viết. Nội dung đúng y/c đề bài.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV : - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng làm bài văn tự sự.
- Ra đề ; chuẩn bị biểu điểm, đáp án.
2.HS: - Ôn tập lại kĩ năng làm bài văn tự sự .
- Chuẩn bị giấy nháp, giấy kiểm tra; dụng cụ học tập
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Ổn định :
2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới:
.ĐỀ BÀI: Kể quê em đổi mới.
* Thời gian : 90 phút
* YÊU CẦU CHUNG:
Tuần : 13 Tiết : 49, 50 NS: 2/12/2007 ND:7/12/2007 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh: - Biết kể chuyện đời thường có ý nghĩa. - Biết viết bài theo bố cục ba phần - Rèn kĩ năng trình bày bài làm, chữ viết. Nội dung đúng y/c đề bài. B. CHUẨN BỊ: 1.GV : - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng làm bài văn tự sự. - Ra đề ; chuẩn bị biểu điểm, đáp án. 2.HS: - Ôn tập lại kĩ năng làm bài văn tự sự . - Chuẩn bị giấy nháp, giấy kiểm tra; dụng cụ học tập C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Ổn định : 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới: .ĐỀ BÀI: Kể quê em đổi mới. * Thời gian : 90 phút * YÊU CẦU CHUNG: Hình thức: - Bài làm trình bày sạch đẹp, rõ ràng, chữ viết đúng chính tả - Bài làm đúng bố cục ba phần Nội dung: - Viết đúng thể loại, đúng trọng tâm yêu cầu của đề bài * DÀN BÀI SƠ LƯỢC VÀ THANG ĐIỂM: 1. Mở bài: (1đ) + Giới thiệu chung về quê hương. 2. Thân bài: ( 8đ) + Kể chi tiết những sự thay đổi của quê em ; - Đường giao thông _ Chợ _ Truờng học ,tram xá _ Điện sáng ,điện thoại _ Nhà cửa , kinh tế các gia đình.. 3. Kết bài: (1đ) + Nêu cảm nghĩ, tình cảm với quê hương. * THU BÀI. 4. Hướng dẫn về nhà: * Hướng dẫn học bài: - Học văn bản "Chân ,Tay, Tai, Mắt, Miệng". Nêu bài học cho bản thân.Tóm tắt truyện. *Hướng dẫn soạn bài: - Soạn bài: “ Treo biển ; Lợn cưới áo mới” ;Đọc kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi sgk. Tuần : 13 Tiết : 51 NS:1/12/2007 ND:3/12/2007 (Truyện cười) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh: - Hiểu được thế nào là truyện cười. - Hiểu được nội dung và ý nghĩa của hai truyện: “Treo biển” & “Lợn cưới, áo mới” - Hiểu được nghệ thuật gây cười trong hai truyện. - Rèn luyện kĩ năng đọc , kể chuyện dân gian; kĩ năng phát hiện và tìm hiểu ù những chi tiết trái tự nhiên, gây cười trong truyện. - Giáo dục thái độ tiếp thu, phê bình một cách chọn lọc, có chủ kiến. Phân biệt ranh giới giữa niềm tự hào chính đáng với thói phô trương, khoe khoang . B. CHUẨN BỊ: 1.GV : - Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm “ Số từ, lượng từ” - Tích hợp với phân môn tập làm văn ở kĩ năng kể chuyện tưởng tượng, sáng tạo. 2. HS : Học bài cũ và soạn bài mới. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG : 1. Ổn định : 2. Bài cũ: Kiểm tra 15 phút: * Nêu k/n truyện ngụ ngôn ? (5 đ) *Truyện “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” cho ta bài học gì? (5đ) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG * Hướng dẫn tìm hiểu chung. ? Em hiểu truyện cười là loại truyện như thế nào?--> Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống; nhằm mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu cũa người đời. * Hướng dẫn h/s đọc hiểu từng văn bản. -GV nói rõ cách đọc VB "Treo biển" và đọc mẫu. - Gọi học sinh. - Chú ý giọng điệu các nhân vật. - Kể tóm tắt văn bản. HS: tìm hiểu một số chú thích SGK từ “cá ươn” được giải nghĩa theo cách nào? ( Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích) Từ “bắt bẻ” thuộc laọi từ nào?(từ ghép) ? Mở đầu truyện tác giả dân gian cho em biết người bán cá đã làm gì với cửa hàng của mình? ? Nộiä dung tấm biển quảng cáo như thế nào? ? Nội dung tấm biển thông báo những vấn đề gìá? à Tấm biến đề treo ở cửa hàng có những thông tin : - Ở đây: Thông báo địa điểm. - Có bán: thông báo hoạt động - Cá: thông báo mặt hàng - Tươi: thông báo chất lượng hàng ? Một biển quảng cáo có đầy đủ các thông tin như vậy theo em đã phù hợp chưa?à Tấm biển có nội dung đầy đủ, chính xác, tưởng chừng như không có gì bàn cãi nhưng lại chính là nguyên nhân gây ra rắc rối. ? Khi chủ cửa hàng treo tấm biển lên thì có việc gì xảy ra? ? Có mấy người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng bán cá? ? Em có nhận xét gì về từng ý kiến? ?Em có suy nghĩ gì về sự tiếp thu của chủ cửa hàng ? ? Đọc truyện này những chi tiết nào làm em cười? Khi nào cái đáng cười bộc lộ rõ nhất ? Vì sao? DG: Mỗi lần có người góp ý, nhà hàng không cần suy nghĩ” nghe nói bỏ ngay” ta đều cười. Cười vì sự không suy xét, ngẫm nghĩ của chủ cửa hàng. Ta cười vì nhà hàng không hiểu những gì nhà hàng viết trên biển quảng cáo có ý nghĩa gì và treo biển quảng cáo để làm gì. Cái cười bộc lộ rõ nét nhất ở cuối truyện. Cái biển bị bắt bẻ đến nỗi chỉ còn chữ “cá” Ta tưởng rằng đến đây sẽ chẳng còn gì để góp ý nữa. Nhưng khi có người góp ý và chủ cửa hàng cất luôn cái biển thì ta lại bật cười và tiếng cười vang lên to nhất ? Qua phân tích cho em thấy truyện có ý nghĩa gì? GVhướng dẫn HS thêm đọc truyện "Lợn cưới áo mới". - GV hướng dẫn h/s cách đọc vb : Đọc rõ ràng, chú ý lời đối thoại của nhân vật. Gv đọc mẫu ,gọi h/s đọc. ? Em thấy truyện có mấy nhân vật? ? Hai nhân vật được giới thiệu là người như thế nào ? ? Em hiểu thế nào về tính khoe của? ? Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống như thế nào? Lẽ ra anh ta phải hỏi ra sao? ? Từ “cưới” có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn bị sổng và là thông tin cần thiết cho người đọc không? ? Anh có “áo cưới” thích khoe của đến mức nào? ? Điệu bộ của anh ta khi trả lời có phù hợp không? Phân tích yếu tố thừa trong câu trả lời của anh ta? ? Em có nhận xét gì về cử chỉ, lời nói của hai anh chàng kia? ?Truyện phê phán thói xấu gì? GV: hướng dẫn học sinh làm bài tập luyện tập trang 125 I.Tìm hiểu chung: * Khái niệm truyện cười: (Chú thíchSGK/124) II. Đọc –hiểu văn bản: * Văn bản: TREO BIỂN. 1. Đọc & tìm hiểu chú thích: 2. Tóm tắt. 3. Phân tích: a. Tình huống truyện: - Người bán cá treo biển để quảng cáo: “ Ở ĐÂY CÓ BÁN CÁ TƯƠI” à Nội dung tấm biển thông tin đầy đủ, nhà hàng thông báo mặt hàng được bán. b. Diễn biến truyện: - Có 4 người góp ý cho tấm biển: + Góp ý 1: Bỏ “tươi” + Góp ý 2: Bỏ từ “ ở đây” + Góp ý 3: bỏ từ “bán” + Góp ý 4: Bỏ từ “ cá” à Mất đi lượng thông tin cần thiết, cuối cùng nhà hàng cất biển. c. Ý nghĩa: (Ghi nhớ SGK/125) Văn bản 2: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI (Hướng dẫn đọc thêm) 1. Đọc, hiểu từ khó 2. Tìm hiểu truyện : *Nhân vật: Anh có lợn cươí Anh có áo mới - Hay khoe - Hay khoe - Tất tưởi hỏi to: - May được áo mới, đứng ở cửa "có thấylợn đợi người khen cưới?” - Giơ vạt áo bảo: -->Thông tin thừa, “ Từ lúc áo mới không cần thiết. này” à Cử chỉ, lời nói , cách hỏi đáp của hai người đều đáng cười, trái với tự nhiên. * Ý nghĩa: (Ghi nhớ SGK/128) III. Luyện tập: Bài tập (SGK/125) (Học sinh tự bộc lộ) 4. Hướng dẫn về nhà: * Học bài cũ : "Cụm danh từ". Nắm k/n cụm danh từ, cấu tạo cụm danh từ, làm bài tập tr/ 118 * Soạn bà mới i: - Soạn bài: “ Số từ, lượng từ” . - Đọc kĩ các ví dụ mẫu và trả lời các câu hỏi sgktr/ 128,129. Tuần : 13 Tiết : 52 Ngày soạn:2/12/2007 Ngày dạy : 6/12/2007 A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh: - Nắm được khái niệm số từ, lượng từ. - Phân biệt được số từ với danh từ chỉ đơn vị; biết được lượng từ được chia ra làm mấy nhóm(2 nhóm): Nhóm chỉ nghĩa toàn thể; nhóm chỉ nghĩa tập hợp phân phối. - Rèn kĩ năng biết dùng số từ và lượng từ trong khi nói và viết. B. CHUẨN BỊ: 1. GV : - Bảng phụ - Tích hợp với phần văn : Các truyện dân gian đã học và thơ 2. HS : Học bài cũ và soạn bài mới trước ở nhà C . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG ; 1. Ổn định : 2. Bài cũ: Kiểm tra 10 phút: Câu 1 (5đ) Cụm danh từ là gì? Hãy cho biết cấu tạo của cụm danh từ so với danh từ? Câu 2 (5đ) Xác định danh từ trong các câu sau và chép cụm danh từ vào mô hình đã cho a. () Gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại.(Thạch Sanh) b. Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi có nhiều phép lạ. (Thạch Sanh) Câu PHẦN TRƯỚC PHẦN TRUNG TÂM PHẦN SAU t2 t1 T1 T2 s1 s2 a một Lưỡi búa của cha để lại b một Con Yêu tinh có nhiều phép lạ ở trên núi 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ NỘI DUNG GHI BẢNG * Hướng dẫn tìm hiểu k/n số từ - Treo bảng phụ lên ?Những từ (in đậm) bổ sung ý nghĩa cho những từ nào trong câu? ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại gì? (DT) à Những từ bổ nghĩa cho danh từ về mặt số lượng như: một trăm, hai, chín, một ta gọi đó là số từ. ? Vậy so với từ mà nó bổ nghĩa em có nhận xét gì về vị trí của các số từ trong VDa?--> Trong VDa, bổ nghĩa về số lượng, số từ đứng trước danh từ. ? Theo em trong VDa từ “đôi” có phải là số từ hay không? Vì saồ Từ “đôi” không phải là số từ mà là danh từ chỉ đơn vị (Đã học ở bài trước) gắn với ý nghĩa chỉ số lượng.Những từ tương tự như: Đôi, cặp, tá, chụcVì ta có thể nói: Một trăm con bò; không thể nói: một đôi con bò - Đọc VDb (Bảng phụ) ? Hãy cho biết từ “sáu” bổ sung ý nghĩa cho từ nào?(Hùng Vương) ? Từ “Hùng Vương” là từ loại gì mà em đã được học?(DT) Từ “sáu”trong ví dụ b cũng là một số từ nhưng so với số từ trong ví dụ a em thấy về ý nghĩa và vị trí của số từ này có gì giống và khác so với các số từ trên ? à Giống : Đều bổ sung ý nghĩa cho danh từ; Khác: Các số từ (VDa) đứng trước danh từ, và nó chỉ số lượng; còn số từ “sáu” đứng sau danh từ, chỉ số thứ tự. GV chốt: Vậy qua hai ví dụ cho em thấy rõ số từ là gì? có mấy loại số từ? Chỉ rõ sự khác nhau giữa hai loại này? - Đọc ghi nhớ SGK/128 GV chuyển: Số từ là từ loại thường hay đi kèm với danh từ. Nó là phần phụ trước trong cụm danh từ và lượng từ cũng là phần phụ trước thường xuất hiện trong cụm danh từ. Vậy lượng từ là gì?(2) - Đọc ví dụ phần II (Bảng phụ) ? Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? à Bổ sung ý nghĩa cho danh từ. ? Em so sánh và cho biết nghĩa của các từ: các, những, cả mấy(Vdphần II) có gì giống và khác nghĩa của các số từ? (Giống : Đều bổ sung ý nghĩa cho danh từ; đứng trước danh từ. Khác: chỉ số lượng không chính xác. GV chốt: Vậy ta thấy những từ: Các, những, cả mấy chỉ số lượng không chính xác, cho ta thấy lượng ít hay nhiều của sự vật. Những từ đó ta gọi làlượng từ. ? Em hiểu lượng từ là gì? ? Với mô hình cụm danh từ có sẵn, hãy xếp cụm danh từ có chứa lượng từ trong VD3 vào mô hình. ? Các từ như: cả, tất cả chỉ lượng như thế nào?( toàn thể) ? Còn các từ: các, mỗi, những chỉ lượng ra sao?(Tập hợp hay phân phối) ? Vậy qua phân tích cho em thấy lượng từ có mấy nhóm? Mỗi nhóm cho ví dụ cụ thể? HS: Đọc phần ghi nhớ 2 SGK/129 GV chốt: Tóm lại bài học hôm nay em cần nắm vững 2 đơn vị kiến thức: Số từ là gì? có mấy loại số từ?; Lượng từ là gì? Lượng từ có mấy loại? - Đọc và chỉ rõ yêu cầu bài tập 1? (Hoạt động nhóm 2phút) -Số từ chỉ số lượng: Một, hai, ba, năm( Câu 1, 4 ) - Số từ chỉ số thứ tự: bốn, năm (Câu 3) - Đánh giá, nhận xét bài làm của h/s ?Nêu yêu cầu BT2 . ? Các từ trăm , ngàn, muôn được dùng với ý nghĩa như thế nào? -Các từ: trăm, ngàn, muôn được dùng với ý nghĩa: Chỉ số lượng nhiều, rất nhiều nhưng không chính xác. -> Đọc và chỉ rõ yêu cầu BT3 ; Suy nghĩ, thảo luận nhóm 2 phút; đại diện nhóm trình bày, bổ sung, * Giống nhau: tách ra từng cá thể, từng sự vật. * Khác nhau: - Từng: Mang ý nghĩa lần lượt, theo trình tự, kết cá thể này đến cá thể khác. - Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt, trình tự. - Nhận xét, đánh gía. GV: ra bài tập làm thêm nhằm rèn luyện kĩ năng cho HS và ra thêm bài tập làm ở nhà: Nghe, viết chính tả đoạn đầu trong truyện: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”( Giúp các em phân biệt rõ các phụ âm: “ ai” “ay” * Bài tập về nhà: Nhận diện và chỉ rõ ý nghĩa của các số từ, lượng từ trong đoạn ca dao sau: “ giúp cho một thúng xôi vò Một con lợn béo một vò rượu tăm Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.” I. Số từ 1. Ví dụ: (Bảng phụ) Vda : hai, một trăm, một trăm, chín, chín, chín, mộtà Từ chỉ số lượng; Đứng trước danh từ, bổ sung ý nghĩa cho DT VDb : sáu à Từ chỉ số thứ tự; Đứng sau DT, bổ sung ý nghĩa cho DT à Số từ. 2.. Ghi nhớ: (SGK tr/128) II.Lượng từ 1. Ví dụ: (Bảng phụ) cả mấy à chỉ ý nghĩa toàn thể các, nhữngà chỉ ý nghĩa tập hợp , phân phối àLượng từ. 2. Ghi nhớ: ( SGK/129) III. Luyện tập: Bài 1: Tìm số từ và xác định ý nghĩa của số từ. - Số từ chỉ số lượng: Một, hai, ba, năm( Câu 1, 4 ) - Số từ chỉ số thứ tự: bốn, năm (Câu 3) Bài2: Các từ: trăm, ngàn, muôn được dùng với ý nghĩa: Chỉ số lượng nhiều, rất nhiều nhưng không chính xác. Bài 3 : So sánh nghĩa của từ “từng” và “mỗi” trong các câu văn. * Giống nhau: tách ra từng cá thể, từng sự vật. * Khác nhau: - Từng: Mang ý nghĩa lần lượt, theo trình tự, kết cá thể này đến cá thể khác. - Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể, không mang ý nghĩa lần lượt, trình tự. * Bài tập làm thêm: Nghe, viết chính tả đoạn đầu trong truyện: “Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”( Giúp các em phân biệt rõ các phụ âm: “ ai” “ay” 4. Hướng dẫn về nhà: * Học bài cũ : - Học cách làm văn tự sự, xem các đề bài văn tự sự. Soạn bà mới: - Soạn bài: “Kể chuyện tưởng tượng” - Đọc kĩ các câu chuyện có trong SGKvà trả lời các câu hỏi phần bài học và phần luyện tập.
Tài liệu đính kèm: