Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 12

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 12

Tuần : 12

 Tiết : 45

 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

Chân, tay, tai, mắt, miệng

 (Truyện ngụ ngôn)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 * Giúp học sinh hiểu :

- Nội dung, ý nghĩa truyện: Khuyên mọi người không nên ghanh ghét, chỉ tính đến công lao mình mà không đánh giá đúng đóng góp của người khác. Nhất là sự đóng góp đó âm thầm, lặng lẽ.

- Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm bằng các ngôi kể khác nhau, phân tích truyện ngụ ngôn.

- Học sinh biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.

- Giáo dục h/s tinh thần đoàn kết, không nên tị nạnh.

B. CHUẨN BỊ:

1.GV : - Tích hợp với phần văn k/n truyện ngụ ngôn,

 - Tích hợp với phần TLV ở kĩ năng kể chuyện đời thường.

2. HS: - Học bài cũ các vb "Ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi "

 - Đọc kĩ văn bản"Chân tay ", tìm hiểu kĩ các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.

C . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

 1. Ổn định :

 2. Bài cũ - Thế nào là truyện ngụ ngôn?

- Kể lại truyện “Thầy bói xem voi” và rút ra ý nghĩa , bài học từ câu truyện.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 570Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần : 12
 Tiết : 45
 NS:21-11-2007
ND:23/11/2007	 HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM	
 (Truyện ngụ ngôn)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 * Giúp học sinh hiểu :
- Nội dung, ý nghĩa truyện: Khuyên mọi người không nên ghanh ghét, chỉ tính đến công lao mình mà không đánh giá đúng đóng góp của người khác. Nhất là sự đóng góp đó âm thầm, lặng lẽ. 
- Rèn kĩ năng kểû chuyện diễn cảm bằng các ngôi kể khác nhau, phân tích truyện ngụ ngôn.
- Học sinh biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
- Giáo dục h/s tinh thần đoàn kết, không nên tị nạnh.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV : - Tích hợp với phần văn k/n truyện ngụ ngôn, 
 - Tích hợp với phần TLV ở kĩ năng kể chuyện đời thường.
2. HS: - Học bài cũ các vb "Ếách ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi"
 - Đọc kĩ văn bản"Chân tay ", tìm hiểu kĩ các câu hỏi phần hướng dẫn học bài.
C . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1. Ổn định :
 2. Bài cũ - Thế nào là truyện ngụ ngôn?
- Kể lại truyện “Thầy bói xem voi” và rút ra ý nghĩa , bài học từ câu truyện.
3. Bài mới: : 
	HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung.
?Truyện “ Chân, tay, ” thuộc thể loại truyện gì? Trình bày những hiểu biết của em về thể loại đó?-->(k/n. sgk/100)
- Giọng đọc cần thích hợp và sinh động, phù hợp với từng nhân vật và từng đoạn: Đoạn đầu đọc giọng than thở, bất mãn ; Đoạn đến gặp Lão Miệng giọng hăm hở, nóng vội ; Đoạn tả khái quát sự đình công giọng uể oải, lờ đờ ; đoạn cuối giọng hối lỗi
Tóm tắt văn bản.
?Giải nghĩa các từ: lờ đờ, hăm hở, khoan khoái theo ý hiểu của em?
? Các từ trên được giải nghĩa theo cách nào?
? Truyện được kể theo ngôi kể nào? Kể truyện theo thứ tự nào?
? Truyện kể lại sự việc gì? Chỉ rõ các nhân vật có trong truyện? 
? Nhân vật trong truyện có gì đặc biệt ? 
? Đầu câu chuyện giới thiệu cho em biết cuộc sống ban đầu của năm nhân vật như thế nào? 
? Cách gọi các nhân vật kèm theo các từ: Cô, cậu em thấy có hợp lí không? Vì sao? ( Tại sao lại không gọi cậu mắt?)
GV bình giảng: Trong muôn điều kì diệu mà tạo hoá tạo ra trên trái đất này, có lẽ điều kì diệu nhất là con người. Thân thể con người là một thể thống nhất, các cơ quan của con người có liên quan chặt chẽ với nhau. Tác giả dân gian đã dựa vào thực tế đó để hình dung ra mối quan hệ sống còn giữa cá nhân với cộng đồng giống như MQH giữa các cơ quan cuaq3 thân thể con người. Bằng trí tưởng tượng và hư cấu nghệ thuật TGDG đã hình tượng hoá các bộ phận: chân, tay, tai, mắt, miệng thành những nhân vật biết đi, đứng, nói năng, suy nghĩrất sinh động. ..
GV chuyển ý: Cả năm nhân vật này họ đang sống với nhau rất hoà thuận , thân thiết thì bổng xảy ra sự việc gì? 
? Do nhân vật nào khơi chuyện mà có sự xích mích giữa các nhân vật?
? Ai là người khơi chuyện? Tác giả DG đã để cho cô Mắt khơi chuyện là rất hợp lí? Vì sao? 
GV: Mắt nhìn thấy mọi thứ; cô Mắt: Ngồi lê, mách lẻo, lắm chuyện. 
? Vì sao cô Mắt, cậu Tay, cậu Chân lại so bì với lão Miệng? 
? Sau khi nghe cô Mắt than thở, chân tay có phản ứng như thế nào? 
? Em có nhận xét gì về suy nghĩ của năm nhân vật này? 
? Lòng ghen tị khiến họ mù quáng đi đến quyết định gì?
? Họ thực hiện quyết định đó với một thái độ ra sao?
? Em có nhận xét gì về quyết định của họ? (Đó là một quyết định như thế nào?)
GVchuyển ý: Quyết định của họ đã dẫn đến kết quả ra sao chúng ta cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo
? Quyết định sai lầm của họ dẫn đến hậu quả như thế nào?
? Lão Miệng bị trừng trị nhưng họ cũng bị rơi vào tình trạng ra sao? 
? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng đó? Có phải do bệnh tật không? 
? Những biểu hiện của những nhân vật trên chính là những biểu hiện gì của con người?
GV: Cụ thể hoá cảm giác đói rất tài tình, hợp lí: Đói đến bủn rủn chân tay, đói đến ù cả tai, đói đến mờ cả mắt, khát khô cả họng, không buồn nhếch mép.
? Đến ngày thứ 7 thì ai đã nhận ra sai lầm? Theo em cách hư cấu chuyện như vậy có hợp lí không? Vì sao?
GV: Người khơi chuyện là cô mắt, người tỉnh ngộ là bác Tai. Như thế rất hợp lí. Vì nếu như cô ,Mắt là người khơi chuyện rắc rối thì bác Tai là người lớn tuổi tỉnh ngộ trước tiên. Bằng lời lẽ ôn tồn pha chút buồn buồn vì ân hận của bác Tai
? Cuối cùng mọi người đã làm gì để sửa chữa sai lầm? 
? Em có nhận xét gì về mối quan hệ, tình cảm, cuộc sống của họ khi họ đã nhận ra và sửa chữa sai lầm? 
DG: Ở đời con người khó tránh khỏi việc mắc phải lỗi lầm. Nhưng khi mắc lỗi lầm lại dũng cảm nhận lỗi và quyết tâm sửa chữa là một ưu điểm. Chính tình yêu thương và sự cảm thông, giúp đở lẫn nhau đã giúp họ hồi sinh, thoát ra khỏi bờ vực của cái chết và từ đó họ sống đoàn kết, yêu thương nhau hơn. 
GV chuển ý: Truyện ngụ ngôn luôn đưa ra bài học nhằm khuyên nhjủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống
? Em thấy truyện răn dạy em điều gì? Lời răn day đó được bộc lộ một cách trực tiếp hay bòng gió, kín đáo? 
? Nói theo ý em hiểu bài học rút ra từ truyện?
GV tích hợp: Nhân vật trong truyện là các cơ quan của cơ thể người, tác giả đã biến các cơ quan đó thành các nhân vật biết nói năng, suy nghĩ, hành động như con người. Tác giả đã sử dụng phép tu từ nhân hoá. Vậy nhân hoá là gì? Nhân hoá có tác dụng tu từ như thếnào các em sẽ được tìm hiểu kĩ ở HKII 9 Tiết 98-tuân23) 
? Hãy kể lại tên các truyện ngụ ngôn em đã được học trong chương trình ngữ văn 6? 
? Qua các câu chuyện ngụ ngôn đó em rút ra được những bài học gì cho bản thân?
I.Tìm hiểu chung:
1. K/n truyện ngụ ngôn: (sgk/100)
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Đọc& tìm hiểu chú thích:
2. Tóm tắt truyện
3. phân tích:
a. Giới thiệu nhân vật:
- Cô Mắt
- Cậu Chân
- Cậu Tay
- Bác Tai
- Lão Miệng
à Sống với nhau rất thân thiết và hoà thuận.
b. Câu chuyện xích mích giữa các nhân vật.
- Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng. Vì họ cho rằng họ: “phải làm việc mệt nhọc còn bác Tai chỉ ăn không ngồi rồi”
- Quyết định không làm gì nửa , tị nạnh phân bì với lão Miệng.
àùCách kể chuyện hấp dẫn, tạo tình huống khéo léo. Suy nghĩ sai lầm, chỉ biết kể công mình mà không biết công lao người khác.
c. Hậu quả:
- Lão Miệng nhợt nhạt, không buồn nhếch mép 
- Cả bọn mệt mỏi, rả rời:
- Cậu Chân ,cậu Tay không muốn cất mình lên chạy, nhảy
- Cô Mắt: lờ đờ, hai mi nặng trĩu
- Bác Tai: ù ù như xay lúa.
à Từ ngữ gợi hình, gợi cảm. Cả bọn lừ đừ mệt mỏi cả.
d. Sự tỉnh ngộ và sửa chữa sai lầm.
- Bác Tai: “ chúng tasống được”
- Tai. Mắt: “Vực lão Miệng”
- Chân, Tay: đi tìm thức ăn.
- Lão Miệng dần tỉnh lại, bác Taiđỡ mệt, khoan khoái như trước.
àù. Sống đoàn kết, yêu thương nhau.
III. Tổng kết:
 (Ghi nhơ ùSGK/ 116 )
IV. Luyện tập: - Nhắc lại k/n truyện ngụ ngôn.
 - Kể tên các truyện ngụ ngôn đã học.
4. Hướng dẫn về nhà:
 - Học thuộc các ghi nhớ và nắm các kiến thức phần tiếng việt từ tuần 1 -12 , chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra tiếng việt tiết 46.
Tuần 12
Tiết : 46
NS:26-11-2007
ND:30/11/2007 	 
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
* Giúp học sinh:
- Kiểm tra kiến thức đã học về phân môn Tiếng Việt. Đánh giá chất lượng học tập.- Rèn kĩ năng làm bài theo hình thức trắc nghiệm, tự luận.
- Giáo dục học sinh có ý thức làm bài tự giác, nghiêm túc .
B. CHUẨN BI
 1.GV : - Tích hợp với phần Tiếng Việt ở các kiến thức đã học.
 - Ôn tập kĩ cho h/s các kiến thức cơ bản về phân môn tiếng việt..
 2. HS: - Ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1. Ổn định :
 2. Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 
I.Đề bài và Đáp án trang sau.
* Thời gian : 45 phút (không kể chép đề)
* Đề nhà trường ra theo khối, kiểm tra chung.
II.Yêu cầu chung :
Hình thức trình bày : Sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả
Nội dung : 
- Đọc kĩ đề , nghiên cứu câu hỏi để làm bài chính xác.
- Trả lời đúng yêu cầu đề bài
3. Nghiêm túc khi làm bài, không trao đổi hay sử dụng tài liệu
4 Hướng dẫn về nhà :.
- Nghiên cứu và làm dàn bài, viết lại bài đề văn : "Kể việc làm tốt, kể một lần mắc lỗi" 
- Đọc kĩ các dàn ý tham khảo và bài văn mẫu SGK/120; 121
- Chuẩn bị cho tiết trả bài .
Họ và tên .. KIỂM TRA MỘT TIẾT
Lớp MÔN :NGỮ VĂN 6 (PHẦN TIẾNG VIỆT)
 Điểm 
 Nhận xét của giáo viên
I .Phần trắc nghiệm.
Câu 1;
@&?
Tuần : 12
Tiết :47
NS:24-11-2007
ND:26/11/07 	 
A MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
- Biết tự đánh giá bài tập làm văn của mình theo các yêu cầu. 
- Tự sửa lỗi trong bài viết tập làm văn của mình và rút kinh nghiệm.
- Giúp HS nhận ra những ưu điểm, hạn chế của hoọc sinh để có biện pháp uốn nắn kịp thời.
B. CHUẨN BỊ:
1. GV : - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng lav øm bài văn tự sự.kĩ năng dùng từ,diễn đạt.
 - Chấm bài, hệ thống những lỗi sai của h/s, thống kê kết quả.
 2.HS: - Ôn tập lại kĩ năng làm bài văn tự sự theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 	1. Ổn định :
2. Bài cũ 
3. Bài mới: Trả bài viết tập làm văn tự sự số 2
I.Đề bài: Kể về một thầy cô giáo mà em ỵêu mến nhất
II. Dàn ý và thang điểm.
* Đề 1: 
a. Mở bài: (1đ)
 - Giới thiệu thầy cô giáo mà bản thân yêu mến
 + Tên tuổi,lai lịch
 +Dạy học năm nào,
 +Tình cảm sâu sắc với thầy cô
b. Thân bài: (8đ)
-Miêu tả khái quát về thầy cô giáo.
- Kể những việc làm, hành động thái độ của thầy cô với học sinh,bản thân hoặc kỉ niệm sâu sắc nhất với thầy cô.
-Tình cảm ,thái độ của bản thân với thầy cô
c. Kết bài : (1đ)
-Mong ước ,hứa hẹn với thầy cô.
_ suy nghĩ ,hành động của bản thân để xúng đáng với thầy cô.
.III. Nhận xét chung:
1. Ưu điểm: 
- Một số em bài làm khá , sạch sẽ, rõ ràng, chữ viết đẹp .
- Cóû bố cục ba phần
- Lời kể chuyện tự nhiên, nói lên được tình cảm, suy nghĩ của bản thân về thầy cô
- Có bộc lộ cảm xúc.
- Diễn đạt trong sáng, biết trình bày diễn biến các sự việc liền mạch
- Bước đầu biết cách sử dụng ngôi kể, thứ tự kể phù hợp vào bài làm.
- Kể chuyện chân thành, có cảm xúc.
2. Hạn chế:
- Một số h/s chữ viết xấu, cẩu thả, sai chính tả nhiều, viết bút mực đỏ.
- Một số em trình bày bài bẩn, chưa khoa học, giấy kiểm tra trình bày chưa đúng quy định
- Nhiều em dùng dấu câu chưa chính xác
- Nhiều bài làm diễn đạt còn nhiều lủng củng, dùng từ lặp
- Nhiều em chưa biết cách trình bày môt bài tập làm văn còn gạch đầu dòng tuỳ tiện
IV. Sửa lỗi sai:
	Từ, câu dùng sai
	Sửa lại
-diệu dàng
-dản dải
-vuôi mừng
-có diên
-Nhắt nhơ
-đi guốt
-chưa chắt
-mặt dù
-giọng nói thật thà
-dạy giỗ
-Sinh sắn
-dận dỗi
-dáng di thon thả
-khung mặt
-cố gắn
-chửa mắn
-dịu dàng
Giảng giải
-vui mừng
-có duyên
-nhắc nhở
-đi guốc
-chưa chắc
-mặc dù
-tính tình
-dạy dỗ
-xinh xắn
-giận dỗi 
-dáng người
-khiôn mặt
-cố gắng
-chửi mắng
V. Phát bài, đọc bài văn hay:
4. Hướng dẫn về nhà:
 * Hướng dẫn học bài:
 - Rút ra những điều cần sửa lỗi ù khi làm bài viết về văn tự sự.
 - On tập kĩ năng viết văn tự sự.
 * Hướng dẫn soạn bài:
 - Soạn bài “ Luyện tập xây dựng bài tự sự – kể chuyện đời thường”
Tuần : 12
Tiết : 48
NS:27-11-2007
ND:29/11/2007
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
* Giúp học sinh:
- Hiểu được các yêu cầu của bài văn tự sự, thấy rõ hơn vai trò, đặc điểm của lời văn tự sự, sửa những lỗi chính tả phổ biến.
- Nhận thức được đề văn kể chuyện đời thường, biết tìm ý, lập dàn ý.
- Thực hành, lập dàn bài.
B. CHUẨN BỊ:
 1.GV : - Tích hợp với phần tập làm văn ở kĩ năng làm bài văn tự sự.
 - Dự kiến về phương pháp, biện pháp, hình thức giờ dạy học
 2. HS: - Ôn tập lại kĩ năng làm bài văn tự sự theo sự hướng dẫn 
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 
 1.Ổn định :
 2.Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu đề bài 1.
- Đọc các đề bàicó ở SGK/119.
? Xác định từ ngữ quan trọng trong đề bài?
? Đề bài trên yêu cầu em làm gì? kể chuyện gì? Chuyện kể về ai?
(Chuyện kể về ông hay bà (chuyện người thực, việc thực –đó là loại chuyện đời thường)
? Những điều em cần chú ý khi làm đề này là gì?
à Kể những sự việc thể hiện được tính tình, phẩm chất, sở thích của ông em và biểu lộ tình cảm của em với ông.)
? Khi kể chuyện về ông em kể như thế nào?
àKể những điều quan sát hoặc nghe thấy: Những việc làm của ông như yêu hoa, thương cháu, lo lắng cho người thân
? Từ việc tìm hiểu đề bài trên em thấy bài văn tự sự gồm mấy phần? Yêu cầu của mỗi phần?
- Trình bày dàn ý cho đề bài trên trên cơ sở đã chuẩn bị trước. 
* Đọc bài văn mẫu SGK
?Tương tự như dàn bài đã tìm hiểu trên em hãy lập dàn bài cho đề bài sau: Kể về những đổi mới của quê em.
* Hoạt động nhóm 5 phút
? Theo em phần mở bài cần xác định, giới thiệu điều gì?( Lí do, sự việc) 
- Lí do về quê
- Giới thiệu về quê hương em
?Thân bài là phần quan trong, đề bài là kể những đổi mới ở quê” Chính vì thế điều đầu tiên ta cần nói rõ được điều gì?
- Làng quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, lặng lẽ
- Hôm nay quê em đổi mới toàn diện, nhanh chóng: 
+ Những con đường, những ngôi nhà mới
+ Trường học, trạm xá, uỷ ban, câu lạc bộ
Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy
+ Nếp sống, cảnh làm ăn, sinh hoạt
à Cần so sánh quê hương trước đây và bây giờ. 
? Quê em đổi mới như thế nào?
? Em có cảm nhận gì trước sự đổi mới của quê hương em?
? Thử tưởng tượng xem quê hương em trong tương lai sẽ như thế nào?
* Đọc các bài tham khảo SGK và trả lời các câu hỏi.
*Hướng dẫn học sinh luyện tập.
? Theo em bài làm của bạn có sát với đề bài không?
? Các sự việc nêu lên trong bài có xoay quanhà chủ đề về nụ cười của mẹ không?
* Hướng dẫn h/s làm bài tập 2 ở nhà. 
Đề bài 1: 
Kể chuyện về ông (hay bà) của em.
* Dàn bài: (Tham khảo SGK/120)
Đề 2: Kể về những đổi mới ở quê em.
Mở bài: 
- Lí do về quê
- Giới thiệu về quê hương em
b. Thân bài:
- Làng quê em cách đây chục năm nghèo, buồn, lặng lẽ
- Hôm nay quê em đổi mới toàn diện, nhanh chóng: 
+ Những con đường, những ngôi nhà mới
+ Trường học, trạm xá, uỷ ban, câu lạc bộ
Điện đài, ti vi, vi tính, xe máy
+ Nếp sống, cảnh làm ăn, sinh hoạt
c. Kết bài:
- Quê hương em trong tương lai
II. Luyện tập:
Lập dàn bài cho đề bài sau:
“Kể về một người bạn mới quen của em”
4. Hướng dẫn về nhà:
 - Xem lại lí thuyết làm văn tự sự , làm dàn bài trước các đề bài ở tiết luyện tập . Tập viết văn đề thứ 7.
 - Chuẩn bị giấy làm bài và giấy nháp, bút viết để tiết 49,50 viết baì TLV số 3

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc