Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 11

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 11

Tuần : 1I

Tiết : 41

Danh từ

 (Tiếp theo)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:

- Nắm được đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng.

- Cách viết hoa danh từ riêng

- Rèn luyện kĩ năng phân biệt danh từ chung, danh từ riêng, viết hoa đúng các kiểu loại danh từ riêng.

B. CHUẨN BỊ:

 1.GV : - Bảng phụ

 - Tích hợp với phần văn ở các văn bản: Ông lão cá vàng; các truyện ngụ ngôn

 - Tích hợp với phần TLV ở bài "Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự"

 2. HS : Học bài danh từ . Nắm đặc điểm của danh từ, các loại danh từ. Xem bài mới "Danh từ TT"

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

 1. Ổn định :

 2. Bài cũ - Nêu đặc điểm của danh từ?

 - Danh từ được chia ra làm mấy loại?

 3. Bài mới:

* Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về đặc điểm của danh từ, danh từ có mấy loại. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu tiếp về các loại danh từ chỉ sự vật.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1I
Tiết : 41 	
NS: 13/11/2007 
ND: 15/11/2007	
 (Tiếp theo)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
- Nắm được đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng.
- Cách viết hoa danh từ riêng
- Rèn luyện kĩ năng phân biệt danh từ chung, danh từ riêng, viết hoa đúng các kiểu loại danh từ riêng.
B. CHUẨN BỊ:
 1.GV : - Bảng phụ 
 - Tích hợp với phần văn ở các văn bản: Ôâng lão cá vàng; các truyện ngụ ngôn
 - Tích hợp với phần TLV ở bài "Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự"
 2. HS : Học bài danh từ . Nắm đặc điểm của danh từ, các loại danh từ. Xem bài mới "Danh từ TT"
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
	 1. Ổn định :
 	2. Bài cũ - Nêu đặc điểm của danh từ? 
 - Danh từ được chia ra làm mấy loại? 
	3. Bài mới: 
* Tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về đặc điểm của danh từ, danh từ có mấy loại. Hôm nay chúng ta lại tiếp tục tìm hiểu tiếp về các loại danh từ chỉ sự vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu về danh từ chung và danh từ riêng.
- Đọc ví dụ (Bảng phụ- SGK/108)
? Dựa vào kiến thức đã học ở bậc tiểu học và ở tiết học trước, em hãy xác định danh từ có trong ví dụ?
? Các danh từ em vừa tìm được chỉ về cái gì?( Sự vật)
? Trong các danh từ vừa tìm thì đâu là những danh từ chỉ nêu tên gọi của một loại sự vật?
? Những danh từ còn lại nêu tên riêng một sự vật hay nhiều sự vật?-->Là tên riêng của một người, một vật, một địa phương.
? Vậy em thấy danh từ chỉ sự vật chia ra làm mấy loại? (2 loại)
? Danh từ chung là gì? danh từ riêng là gì?
?Danh từ chung và danh từ riêng giống và khác nhau như thế nào?
- Đọc ghi nhớ ýù 1 SGK/109
GV chuyển ý: Ta đã biết DT chỉ sự vật chia ra thành 2 loại nhỏ: DT chung và DT riêng. Đối với những DT riêng khi viết cần chú ý điều gì?
? Quan sát lại những DT riêng đã tìm được trong ví dụ các em thấy khi viết DT riêng ta viết như thế nào?
? Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt ta viết như thế nào?
HS: Lên bảng viết.
GV: Lấy thêm ví dụ: Bắc Kinh, Mao Trạch Đông, ø,
? Nhưng khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài được phiên âm trực tiếp em viết ra sao?
? Khi viết tên riêng của các cơ quan, tổ chức, danh hiệu, giải thưởng em viết như thế nào?
Ví dụ: Nghệ sĩ nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Tự lực văn đoàn, Bộ giáo dục đào tạo
HS: Lấy thêm ví dụ.
GVchốt: Kiến thức bài học qua bảng phân loại và qua phần ghi nhớ.
- Nhắc lại toàn bộ phần ghi nhớ (SGK/109)
Bài tập củng cố: Các danh từ chung gọi tên các loài hoa có khi nào được viết hoa hay không? Tại sao?
( Khi dùng để đặt tên người thì phải viết hoa vì khi ấy được dùng như DT riêng. VD: cô Hoa, em Lan, bạn Cúc
- Nêu rõ yêu cầu bài tập 1. (Thảo luận nhóm 2 phút)
Đại diện nhóm trình bày ý kiến, bổ sung.
GV: Nhận xét, đánh giá, ghi điểm.
- Nêu rõ yêu cầu bài tập 2
- Các từ in đậm: Chim, Mây, Nước, Hoa,Hoạ Mi, Uùt , Cháy đều là những danh từ riêng.
- Vì chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật. 
- Nêu rõ yêu cầu bài tập 3.
 Bài 3: Viết lại các danh từ riêng cho đúng.
* Các DT riêng cần viết lại: Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, miền Trung, sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
GV: Nhận xét, đánh giá sửa lỗi.
I. Danh từ chung và danh từ riêng.
1. Ví dụ: (sgk/108)
- Vua, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện, công ơn
-> Nêu tên gọi của một loại sự vật
à Danh từ chung
- Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
-> Tên riêng của một người, một vật, một địa phương
à Danh từ riêng
*. Cách viết danh từ riêng.
 Ví dụ:
- Thánh Gióng, Mã Lương, Mao Trạch Đông, Bắc Kinh
--> Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận.
- En –Ri- Cô ; Pu- SKin ; I-ta-li-a
--> Viết hoa chữ cái đầu tiên mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó, giữa các tiếng có dấu gạch nối
- Bộ giáo dục và Đào tạo; Liên hiêïp quốc; Nghệ sĩ nhân dân
-> Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành cụm từ.
2. Ghi nhớ: 
 ( Ghi nhớ SGK/109)
II. Luyện tập: 
Bài 1: Xác định danh từ chung, danh từ riêng:
* Danh từ chung: Ngày xưa, miền, đất, bây giờ, nước, vị,, thần, nòi, rồng, con trai, tên
* Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
Bài 2:
- Các từ in đậm: Chim, Mây, Nước, Hoa,Hoạ Mi, Uùt , Cháy đều là những danh từ riêng.
- Vì chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật.
Bài 3: Viết lại các danh từ riêng cho đúng.
* Các DT riêng cần viết lại: Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, miền Trung, sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
4. Hướng dẫn về nhà:
* Học bài cũ : Nắm vững các bước làm văn tự sự. Biết tạo lập một văn bản tự sự.
* Soạn bài mới
- Soạn bài “ Luyện nói văn kể chuyện”
- Chú ý đọc kĩ các yêu cầu phần chuẩn bị ở nhà 
- Tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho 4 đề bài có ở tiết luyện nói.
 - Đọc kĩ bài văn tham khảo.
Tuần : 11 
Tiết : 42 
NS: 12/ 11/2006 
ND:22/11/07
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
* Giúp học sinh:
- Nhận thấy được những ưu điểm, hạn chế của mình trong bài viết để từ đó phát huy những mặt mạnh của mình, khắc phục những khuyết điểm, những lỗi sai thường mắc phải trong bài làm, rút kinh nghiệm cho bài làm sau tốt hơn. 
- Giúp h/s rút ra những ưu điểm, hạn chế , có biện pháp uốn nắn kịp thời. 
- Củng cố lại kiến thức về văn học dân gian.
- Giáo dục các em lòng yêu thích tìm hiểu, say mê tìm hiểu kho tàng truyện cổ dân gian.
B. CHUẨN BỊ:
	1. GV: chấm bài , thống kê kết quả, rút ra những lỗi sai cơ bản của h/s
	2.HS: Ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên, xem lại các kiến thức đã học phần truyện dân gian mà em đã học.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
	 1. Ổn định :
	 2. Bài cũ 
	3. Bài mới: 
I. Đề bài: Tuần 7- tiết 28. Bài làm dưới hình thức tự luận: 40% ; trắc nghiệm :60% ;
 	 - Đề kiểm tra chung toàn khối.
II. Đáp án và thang điểm
A. Trắc nghiệm (4 đ)
 -Giáo viên nêu đáp án phần trắc nghiệm, học sinh đối chiếu với bài làm.
	B. Tự luận: (6đ)
Câu 10: ( 2đ)
_Giáo viên nêu đáp án, hướng dẫn hs cách làm ,học sinh so sánh với bài làm ,rút kinh nghiệm.
III. Nhận xét chung:
 1. Ưu điểm: 
- Đa số HS có học bài; bước đầu biết làm bài theo kiểu trắc nghiệm.
- Chữ viết tương đối rõ ràng, trình bày sạch sẽ ở những bài đạt điểm khá tốt : 
- Nắm được tương đối đầy đủ nội dung, kiến thức cơ bản của văn học dân gian. 
- Một số bài làm đạt điểm kha,giỏi : Thuỷ, Trâm Anh, Nữ , Giang
 2. Khuyết điểm :
- Một số ít học sinh chưa học bài, kết quả yếu dưới trung bình.
- Một số chữ viết xấu, viết hoa tuỳ tiện, sai nhiều lỗi chính tả: Cường , Thuyên, Tuấn , Hoàng, phương
- Một số em còn lúng túng khi trình bày phần trắc nghiệm, trả lời sai, không hiểu bài.
-Phần tự luận còn nhiều hạn chế: Một số em thiếu điểm do học bài sơ sài, không nắm vững kiến thức. Lười học, không ôn tập , nhiều em bỏ trống, không ôn tập nên làm sai .
3. Kết quả: 
IV. Phát bài và sữa bài : Theo đáp án. 
- Giáo viên nêu lại từng câu hỏi(Trong đề bài) lần lượt gọi h/s dưới lớp trình bày( Chú ý h/s yếu)
- Nhấn mạnh vào các câu h/s làm sai, làm còn nhiều hạn chế. 
- Yêu cầu h/s làm lại những câu làm sai vào vở sau khi kiểm tra lại kết quả bài làm của mình.
V. Lấy điểm vào sổ 
 4. Hướng dẫn về nhà:
 * Học bài cũ :
- Đọc lại toàn bộ các truyện truyền thuyết và truyệncổ tích mà em đã được học, tập kể tóm tắt theo nhiều ngôi.
- Tìm hiểu thứ tự kể và ngôi kể trong các câu truyện.
 * Soạn bài mới:
- Soạn bài luyện nói kể chuyện theo các đề sgk.
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu câu hỏi sgk..
Tuần:11
Tiết : 43 
NS : 19/11/2007 
ND: 21/11/2007
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
- Ôn lại kĩ năng làm bài văn tự sự.
- Biết tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn ý cho bài văn kể miệng theo đề bài có sẵn.
- H/S biết kể theo dàn bài, không kể theo bài viết sẵn hay thuộc lòng
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trước tập thể .
B. CHUẨN BỊ:
GV: - Tìm ý, lập ý cho các đề bài (SGK); tham khảo tài liệu
 - Rút kinh nghiệm cho những lỗi sai cơ bản của H/S trong tiết luyện nói ở tiết trước.
HS: - Ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên, 
 - Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý cho các đề bài trong SGK.
C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1. Ổn định :
 2. Bài cũ 
 ? Khi viết bài văn tự sự kể chuyện có thể kể theo những thứ tự nào? Có thể kể theo mấy ngôi?
 ? Em cho biết truyện ngụ ngôn Ếách ngồi đáy giếng” được kể theo ngôi thứ mấy? Theo thứ tự nào?
3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s .
 Đọc các đề bài và dàn ý tham khảo(SGK/112)
GV: Hướng dẫn h/s hoạt động nhóm.
- Trên cơ sở dàn ý đã lập sẵn ở nhà. Nhóm (Tổ) thảo luận, đưa ra ý kiến thống nhất
 Yêu cầu: Lập dàn ý chi tiết theo các đề bài (SGK) Dựa theo hướng dẫn của GV: Tổ 1: Đề 1; tổ 2: Đề 2; tổ 3: Đề 3; Tổ 4: Đề 4.
- Thời gian thảo luận nhóm: 10 phút.
 -Trình bày ý kiến xây dựng dàn ý theo từng đơn vị tổ 
- Trao đổi ý kiến trước lớp, bổ sung hoàn chỉnh. a. Mở bài: 
- Nêu lí do về thăm quê (Nhân dịp nghỉ hè về quê thăm ông bà, người thân)
- Về quê với ai? ( Với bố, mẹ)
b. Thân bài:
- Lóng xôn xao khi được về quê
- Quang cảnh chung của quê hương
- Gặp bà con, họ hàng ruột thịt
- Đi thăm phần mộ tổ tiên, gặp bạn bè cùng lứa
- Dưới mái nhà người thân tình cảm thân thiết.
c. Kết bài:
 - Tình cảm lúc chia tay, cảm xúc với quê hương
* Đề 2: 
a. Mở bài: 
- Nhân dịp nào đi thăm?
- Ai tổ chức? Đoàn gồm những ai?
- Dự định đến thăm gia đình nào? ở đâu?
b. Thân bài:
- Chuẩn bị cho cuộc đi thăm?
- Tâm trạng của em trước cuộc đi thăm?
- Trên đường đi? Đến nhà gia đình liệt sĩ? Quang cảnh gia đình ?
- Cuộc gặp gỡ thăm viếng diễn ra như thế nào? Lời nói? Việc làm? Quà tặng?
- Thái độ, lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ?
c. Kết bài:
- Ra về, ấn tượng về cuộc đi thăm? 
- Có thể chọn ngôi kể thứ 3 hoặc thứ nhất tuỳ ý, có thể chọn cách kể theo trình tự thời gian hoặc không gian theo mạch hồi tưởng của người kể.
GV: Theo dõi h/s kể chuyện, trình bày.
- Nhận xét, đánh giá, cho điểm những em có sự chuẩn bị khá tốt.
- Uốn nắn , sửa lỗi sai cho h/s 
*Yêu cầu:+ Phát âm phải rõ ràng, dễ nghe
+ Sửa câu sai ngữ pháp, dùng từ sai.
+ Sửa cách diễn đạt. 
+ Biểu dương những em h/s có sự chuẩn bị khá tốt ở nhà, trình bày làm nói khá, diễn đạt hay.
- Tổng kết về các mặt: Nội dung , cách diễn đạt lời kể, giọng kể .
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập ở nhà:
Tập kể lại các đề đã chuẩn bị trước lớp.
I. Chuẩn bị ở nhà:
- Lập dàn bài các đề:
 (sgk/111)
II. Luyện tập:
1. Luyện tập trên lớp:
* Đề 1: Kể lại một chuyến về thăm quê.
a. Mở bài: 
- Nêu lí do về thăm quê (Nhân dịp nghỉ hè về quê thăm ông bà, người thân)
- Về quê với ai? ( Với bố, mẹ)
b. Thân bài:
- Lóng xôn xao khi được về quê
- Quang cảnh chung của quê hương
- Gặp bà con, họ hàng ruột thịt
- Đi thăm phần mộ tổ tiên, gặp bạn bè cùng lứa
- Dưới mái nhà người thân tình cảm thân thiết.
c. Kết bài:
 - Tình cảm lúc chia tay, cảm xúc với quê hương
* Đề 2: 
a. Mở bài: 
- Nhân dịp nào đi thăm?
- Ai tổ chức? Đoàn gồm những ai?
- Dự định đến thăm gia đình nào? ở đâu?
b. Thân bài:
- Chuẩn bị cho cuộc đi thăm?
- Tâm trạng của em trước cuộc đi thăm?
- Trên đường đi? Đến nhà gia đình liệt sĩ? Quang cảnh gia đình ?
- Cuộc gặp gỡ thăm viếng diễn ra như thế nào? Lời nói? Việc làm? Quà tặng?
- Thái độ, lời nói của các thành viên trong gia đình liệt sĩ?
c. Kết bài:
- Ra về, ấn tượng về cuộc đi thăm? 
- Có thể chọn ngôi kể thứ 3 hoặc thứ nhất tuỳ ý, có thể chọn cách kể theo trình tự thời gian hoặc không gian theo mạch hồi tưởng của người kể.
2. Luyện tập ở nhà:
Kể lại các đề đã chuẩn bị trên lớp.
4. Hướng dẫn về nhà:
* Học baì cũ : Học và nắm vững các loại danh từ .Hoàn thành các bài tập sgk.
 - Biết cách viết hoa các danh từ riêng.
* Soạn bài mới:
- Soạn bài: “ Cụm danh từ”
- Đọc kĩ các câu hỏi sgk và trả lời .
Tuần : 11
Tiết : 44 
NS:16/11/2007
ND:22/11/2007
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
* Giúp học sinh:
 - Đặc điểm của cụm danh từ.
- Cấu tạo của cụm danh từ: Phần phụ trước, phần trung tâm , phần phụ sau.
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết cụm danh từ; đặt câu với cụm danh từ.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV : Bảng phụ ghi các ví dụ.
 - Tích hợp với phần văn ở truyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng"
 2. HS : Học bài cũ "Danh từ"và chuẩn bị bài mới "Cụm danh từ".
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
 1. Ổn định :
 2. Bài cũ : 
- Đọc câu văn sau và chỉ rõ danh từ chung , danh từ riêng?
“ Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.”
3. Bài mới: 
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hướng dẫn tìm hiểu thế nào là cụm danh từ.
- Đọc ví dụ bảng phụ.
* Từ in đậm trong câu bổ sung ý nghĩa cho những từ ngữ nào?
* Các từ được bổ sung ấy thuộc từ loại gì?(danh từ)
GV: Các từ: vợ chồng, túp lều là một danh từ. Khi nó được các từ ngữ bổ sung ý nghĩa đã tạo thành một tổ hợp từ( gồm nhiều từ) Trong tổ hợp từ đó có danh từ làm trung tâm và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Ta gọi là cụm danh từ. 
* Vậy thế nào là cụm danh từ?
HS: Quan sát VD 2.
* Đọc vd trên em thấy nghĩa của danh từ so với nghĩa cụm danh từ , phần nào rõ nghĩa hơn? ( Cụm danh từ)
* Cụm danh từ ro õnghĩa hơn về mặt nào?
(Nghĩa của cụm danh từ xác định được về lượng.)
* So sánh nghĩa của hai cụm danh từ tiếp theo em thấy cụm DT sau làm rõ nghĩa cho DT như thế nào? 
(Làm rõ đặc điểm của danh từ “nát”)
* Hai cụm DT tiếp theo, cụm DT sau ngoài việc nêu lên đặc điểm của DT, cụm DT sau nó còn thông báo cho chúng ta biết điều gì? ( Vị trí)
* Qua việc phân tích các ví dụ trên em rút ra được những nhận xét gì về nghĩa, về mặt cấu tạo giữa DT và cụm DT? 
à Cụm DT có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình DT. 
* Cho ví dụ một cụm DT và đặt câu với các cụm danh từ ấy? Cụm DT làm bộ phận nào trong câu? (CN)
** Hướng dẫn tìm hiểu cấu tạo cụm DT.
- Quan sát VD(Đoạn văn trích truyện “Em bé thông minh”)
* Tìm các cụm DT có trong ví dụ?
* Chỉ ra DT làm trung tâm trong các cụm DT trên? 
- Quan sát danh từ trung tâm trong VD sau: 
Làng ấy; Ba thúng gạo nếp; ba con trâu đực; ba con trâu ấy;
 chín con; năm sau; cả làng
* Các phụ ngữ đứng trước DT làm trung tâm như: ba(3); chín; cả có ý nghĩa gì? (Chỉ về số lượng)
Các phụ ngữ đứng sau DT như: ấy(2); nếp; đực; sau có ý nghĩa gì? 
à Các từ: nếp, đực: nêu lên đặc điểm của sự vật.
- Các từ; ấy, sau: Xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian.
* Danh từ thúng chỉ cái gì? ( Đơn vị tính toán) DT gạo chỉ cái gì? ( Sự vật)
GV: Gạo là DT chỉ sự vật . Vậy DT là phần trung tâm của cụm danh từ( Trung tâm 1 gọi tắt là T1(Chỉ đơn vị tính toán); Trung tâm 2 gọi tắt là T2 (chỉ sự vật)Ngoài ra ta thấy T1 nó là chỉ chủng loại khái quát và T2 chỉ đối tượng cụ thể.
- Quan sát lại cụm DT, chỉ ra những từ ngữ đứng trước và sau DT làm trung tâm? 
* Vậy những từ đứng trước bổ sung ý nghĩa cho DT về mặt nào?
HS: Từ đứng trước bổ sung ý nghĩa cho DT về mặt số lượng( Gọi là phần trước. Kí hiệu là t1,t2)
HS: Đọc ví dụ. Túp lều nát trên bờ biển
* Xác định DT trung tâm? Những từ sau bổ sung ý nghĩa cho DT về mặt nào? 
GV: Những từ sau bổ sung ý nghĩa cho DT nêu lên đặc điểm hoặc vị trí cho DT gọi là phần sau.( kí hiệu là s1,s2)
* Vậy em cho biết cụm DT được cấu tạo đầy đủ gồm mấy phần? Đó là những phần nào? 
* Nếu ta bỏ đi phần trước hoặc phần sau của cụm DT thì cụm DT có ý nghĩa không? 
* Qua đó em rút ra kết luận gì về cụm DT? 
GV: Không phải lúc nào cụm DT cũng có cấu tạo đầy đủ 3 phần. Có khi chỉ bao gồm phần trung tâm và phần trước hoặc phần trung tâm với phần sau. 
* Trong cụm DT phần nào là quan trọng nhất? 
HS: Kẻ mô hình cụm DT. 
GV chốt: (?) Tóm lại bài học hôm nay em cần ghi nhớ những điều gì? 
** Hướng dẫn luyện tập
- Đọc và chỉ rõ yêu cầu BT1,2
GVhướng dẫn: 
Muốn tìm cụm danh từ trong những câu đã cho trước, em hãy tìm các danh từ, sau đó xem những danh từ nào có phụ ngữ đi kèm-> Cụm danh từ.
?Nêu rõ yêu cầu bài tập 3
GV:hướng dẫn HS luyện tập ở nhà( bài tập 4 SBT)
I.Cụm danh từ là gì?
1. Ví dụ: 
VD1 : (sgk/ 116)
Hai vợ chồng ông lão đánh cá
Một túp lều nát trên bờ biển
à cụm danh từ.
VD 2 : 
- túp lều/ một túp lều;
- một túp lều/ một túp lều nát;
-một túp lều nát/ một túp lều nát trên bờ biển; 
à cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn, cấu tạo phức tạp hơn danh từ.
*Đặt câu: 
Một con gà trống //đang gáy.
 Cn vn
2.Ghi nhớ: 
( SGK/117)
II.Cấu tạo của cụm danh từ.
1.Ví dụ: 
Đoạn văn- SGK/117)
Điền vào mô hình cụm danh từ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
Cả 
làng
ba
thúng
gạo
nếp
một 
túp
lều
nát
trên bờ biển
Tất cả
những
em
học sinh
ấy
hai
vợ
chồng
ba
con
trâu
đực
ấy
một
năm
sau
2. Ghi nhớ: 
 ( SGK/118)
III. Luyện tập:
Bài 1: Tìm cụm danh từ; điền vào mô hình cụm danh từ.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2 
 t1 
 T1
T2
 s1
s2
Cả 
làng
Ba 
thúng
gạo
nếp
Một 
túp
lều
nát
Trên bờ biển
Tất cả
những 
em
học sinh
ấy
hai 
Vợ chồng
ba 
con
trâu
đực
ấy
một 
năm
sau
Bài 3 Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. 
- Chàng vứt luôn thanh sắt ấy xuống nước
- Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình
- Lần thứ ba vẫn thanh sắt ấy chui vào lưới.
4. Hướng dẫn về nhà:
 * Học bà cũi:- Học các văn bản truyện ngụ ngôn và học kĩ nội dung ,ý nghĩa truyện.
 - Từ câu truyện rút ra bài học cho bản thân.
* Soạn bà mới :
Văn bản : “Chân tay, Tai, Mắt, Miệng.”
 - Đọc kĩ truyện kể và tập tóm tắt
 - Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản (SGK)
@&?

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 11.doc