Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 10

Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 10

Tuần : 10

Tiết : 37-38

Viết bài tập làm văn số 2

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:

- Giúp học sinh biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa.

- Rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện

- Học sinh biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.

- Giáo dục tư tưởng “Tôn sư trọng đạo” cho học sinh.

B.CHUẨN BỊ :

 1.GV : - Tích hợp với phần TLV ở kĩ năng làm văn kể chuyện đời thường.

 - Ra đề, lập dàn ý sơ lược cho đề bài

 2.HS: - Chuẩn bị giấy kiểm tra, giấy nháp, dụng cụ học tập

 - Ôn tập theo sự hướng dẫn của GV

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :

 1. Ổn định :

 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s về giấy làm bài .

 3. Bài mới: Giáo viên nhắc nhở h/s cách trình bày giấy kiểm tra, cách trình bày một bài văn , h/s nào chưa thực hiện đúng yêu cầu làm lại

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 - Tuần 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 10	 
Tiết : 37-38 	 
NS: 13/11/2007
ND: 16/11/2007 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
Giúp học sinh biết kể một câu chuyện đời thường có ý nghĩa.
Rèn luyện kĩ năng làm văn kể chuyện
Học sinh biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lí.
Giáo dục tư tưởng “Tôn sư trọng đạo” cho học sinh.
B.CHUẨN BỊ :
 1.GV : - Tích hợp với phần TLV ở kĩ năng làm văn kể chuyện đời thường.
 - Ra đề, lập dàn ý sơ lược cho đề bài 
 2.HS: - Chuẩn bị giấy kiểm tra, giấy nháp, dụng cụ học tập
 - Ôn tập theo sự hướng dẫn của GV
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
	 1. Ổn định :
	 2. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s về giấy làm bài .
	3. Bài mới: Giáo viên nhắc nhở h/s cách trình bày giấy kiểm tra, cách trình bày một bài văn , h/s nào chưa thực hiện đúng yêu cầu làm lại
 I. Đề bài: Em hãy chọn một trong hai đề bài sau:
 * Đề 1: Kể lại một kỉ niệm về một thầy cô giáo của em.
 II. Yêu cầu chung:
 * Hình thức: - Trình bày rõ, sạch đẹp, chữ viết rõ ràng, không sai chính tả.
- Bài văn đầy đủ bố cục ba phần, đảm bảo yêu cầu của từng phần.
- Chú ý cần tránh không mắc những lỗi về hình thức trong bài làm văn số 1.
 * Nội dung: 
- Kể lại câu chuyện đúng với đề bài yêu cầu, đúng với thể thức một bài văn tự sự như em đã học.
- Có giới thiệu nhân vật, sự việc, ù diễn biến, kết quả, rút ra bài học qua câu chuyện kể.
- GV định hướng cho HS: 
 + Kỉ niệm với thầy cô giáo.
VD: Bỏ học; nói dối; không học bài vô lễ thầy côĐược thầy cô chăm sóc chỉ bảo
Cần lựa chọn ngôi kể, thứ tự kể cho phù hợp.
Chọn ngôi kể thứ 1 hay thứ 3; thứ tự kể xuôi hay kể ngược)
III. Đáp án và thang điểm:
	1. Mở bài: (1đ)
- Đề 1 : Giới thiệu về thầy cô , kỉ niệm sâu sắc nhất.
	2. Thân bài: (8đ)
- Thời gian, địa điểm xảy ra kỉ niệm
- Nguyên nhân ,diễn biến các sự việc
- Thái độ tình cảm với thầy cô
	3. Kết bài: (1đ)
 - Aán tượng sâu sắc nhất với thầy cô.
4. Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài cũ : Nắm vững k/n truyện cổ tích , nội dung , ý nghĩa các truyện cổ tích đã học . Kể tóm tắt truyện ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Soạn bài “ Êách ngồi đáy giếng” & “Thầy bói xem voi”
- Đọc kĩ chú thích * nắm vững đặc điểm thể loại truyện ngụ ngôn.
- Trả lời các câu hỏi theo yêu cầu (SGK)
Tuần : 10
Tiết : 39
NS: 6/ 11/2007
ND: 8/11/2007
 (Truyện ngụ ngôn)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: * Giúp học sinh:
- Bước đầu hiểu được khái niệm về truyện ngụ ngôn 
- Giúp h/s thấy được ý nghĩa của truyện: Phê phán những kẻ kiêu ngạo, hiểu biết cạn hẹp; khuyên nhủ con người không ngừng học tập nâng cao để mở rộng tầm hiểu biết.
- Rèn kĩ năng tìm hiểu truyện ngụ ngôn
- Giáo dục h/s biết phân biệt cái xấu, cái hạn chế, rút ra bài học bổ ích cho bản thân mình và cho mọi người.
B. CHUẨN BỊ:
1.GV : - Tích hợp với phần TLV ở kĩ năng làm văn kể chuyện .
 - Nghiên cứu tài liệu soạn giáo án.
2.HS: Tập đọc, kể diễn cảm các truyện ngụ ngôn; trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG :
	 1. Ổn định :
 	2. Bài cũ: 
- Em cho biết ý nghĩa và những giá trị đặc sắc về nghệ thuật của truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”
- Em thích chi tiết hoang đường nào nhất trong truyện cổ tích ? Vì sao? 
	3. Bài mới: Chúng ta thường nghe người ta nhận xét người khác “ Nó là loại ếch ngồi đáy giếng” Vậy nguồn gốc ý nghĩa của câu nói trên như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu câu chuyện
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY & TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
* Hướng dẫn h/s tìm hiểu chung.
? Truyện ngụ ngôn là loại truyện như thế nào?
à Ngụ ngôn là từ Hán Việt.( ngôn: lời nói; ngụ: kín đáo) Là loại truyện kể bằng văn xuôi hay văn vần, mượn truyện loài vật, đồ vật hay chính con người để nói bóng gió kín đáo chuyện con người, nhằm răn dạy bài học nào đó trong cuộc sống hàng ngày.
* Hướng dẫn tìm hiểu truyện.
- Hướng dẫn học sinh cách đọc truyện: Giọng chậm, bình tĩnh, xen chút hài hước kín đáo. (GV đọc mẫu, gọi HS đọc; nhận xét cách đọc của HS)
* Truyện có các từ cần tìm hiểu: Chúa tể, dềnh lên, nhâng nháo. Giải nghĩa các từ trên theo ý em hiểu?
* Em hãy kể lại truyện “Ếch ngồi đáy giếng”?
Tích hợp: ?Truyện Ếách ngồi đáy giếng” kể theo ngôi kể nào? kể theo thứ tự kể xuôi hay kể ngược?
?Nhân vật trong truyện là ai?
?Tìm xem chi tiết nào cho ta thấy được hoàn cảnh sống của Ếách khi ở trong giếng ?
?Vì sống lâu ngày trong giếng cùng với những người bạn thân thuộc nên Ếch có những suy nghĩ như thế nào về những người bạn của nó?
? Theo em vì sao nó lại nghĩ “ Bầu trời bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.” ?
/Em có nhận xét gì qua suy nghĩ của nó?
à Ếch chưa bao giờ đi nơi nào khác. Chưa bao giờ có người bạn nào khác. Môi trường, thế giới sống của Ếách rất nhỏ bé. Ếch chưa bao giờ sống một môi trường khác . Tầm nhìn thế giới và sự vật xung quanh của nó rất hạn hẹp, nhỏ bé. Nó ít hiểu biết. Một sự ít hiểu biết kéo dài “ lâu ngày” Ếách quá chủ quan, kiêu ngạo. Sự chủ quan kiêu ngạo đó đã trở thành thói quen, thành “bệnh” của nó.
? Vậy tình huống nào đưa Ếách ta ra khỏi giếng?
? Khi môi trường sống thay đổi Ếch đã gặp phải chuyện gì? Vì sao Ếách bị trâu dẫm bẹp?
? Nước dềnh lên tràn bờ, đó có phải là nguyên nhân dẫn đến cái chết của ếch không?
? Vậy theo em vì sao Ếách chết?
? Theo em Ếách phải làm như thế nào để thoát khỏi cái chết?
? Từ một chuỗi các sự việc trong truyện đã đưa đến cho em bài học gì?
?Nếu em kiêu ngạo, chủ quan thì em sẽ bị như thế nào?
DG: Cái giếng, con ếch, bầu trời và các con vật khác trong truyện đều có ý nghĩa ẩn dụ đúng với nhiều số phận, hoàn cảnh của con người trong cuộc sống. Kiêu ngạo, chủ quan đã phải trả giá bằng sự thất bại, có khi sự thất bại đó phải trả giá bằng cuộc đời mình. Tên truyện đã trở thành một thành ngữ(GV diễn giảng thành ngữ)
I. Tìm hiểu chung.
1. Khái niệm truyện ngụ ngôn:
 ( Xem chú thích * SGK/100)
II. Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
2. Tóm tắt truyện.
3. Phân tích:
3.1 Khi Ếch ở trong giếng:
- Sống lâu ngày trong giếng cùng cua, nhái, ốc
- Tưởng bầu trời bé bằng chiếc vung,
- nó thì oai như vị chúa tể
àKiêu ngạo, chủ quan, có tầm nhìn hạn hẹp, ít hiểu biết.
3.2. Khi Ếch ra khỏi giếng :
- Mưa to, nước tràn bờ, đưa ếch ra khỏi giếng
- Nhâng nháo nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý xung quanh
- Ếch bị trâu dẫm bẹp
à Không hiểu biết thế giới xung quanh rộng lớn.
III.Tổng kết
 - Ghi nhớ : SGK/101
4. Hướng dẫn về nhà:
 * Học bài: Nắm vững đặc điểm của danh từ, các loại danh từ, làm bài tập sgk/87
* Sọan bài:
- Soạn bài “ Danh từ (t.t)”
- Đọc và phân tích kĩ các ví dụ ở phần bài học để trả lời các câu hỏi phía dưới.
- Xem trước phần ghi nhớ và các bài tập phần luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 10.doc