Giáo án Ngữ văn khối 8 tiết 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh

Giáo án Ngữ văn khối 8 tiết 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh

TIẾT 1 TÔI ĐI HỌC

 (Thanh Tịnh)

A Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh

- Hiểu và cảm nhận những giác êm dịu trong sáng man mác buồn của nhân vật tôi ở buối tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.

- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi – người kể truyện.

B- Đồ dùng – phương tiện

- GV Giáo án, chân dung tác giả ,bảng phụ hoặc máy chiếu.

- HS : Đọc kỹ bài và soạn bài.

C -Tiến trình tổ chức các hoạt động

1 - ổn định:

2 -Kiểm tra bài cũ:

 - Trong tiết đầu tiên của chương trình Ngữ văn 7 em đã được học VB nào? ND chính của VB đó là gì ?

3- Bài mới:

 * Hoạt động 1: GTB : Trong đêm ấy khi người mẹ đang thao thức thì người con có thể vô tư ngủ ngon lành . Nhưng đến sáng hôm sau, khi được mẹ đưa tới trường , lòng người con trào lên biết bao những cảm xúc tâm trạng mới lạ. Nhà văn Thanh Tịnh đã ghi lại chân thực những cảm xúc khó quên đó của "tôi "trong truyện "tôi đi học" .

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 8 tiết 1: Tôi đi học - Thanh Tịnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy: 24.8.2009
 Tiết 1 	 Tôi đi học	
 (Thanh Tịnh) 
A Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh
- Hiểu và cảm nhận những giác êm dịu trong sáng man mác buồn của nhân vật tôi ở buối tựu trường đầu tiên trong đời, qua áng văn hồi tưởng giàu chất thơ của Thanh Tịnh.
- Rèn kỹ năng đọc diễn cảm, phát hiện và phân tích tâm trạng nhân vật tôi – người kể truyện...
B- Đồ dùng – phương tiện
- GV Giáo án, chân dung tác giả ,bảng phụ hoặc máy chiếu.
- HS : Đọc kỹ bài và soạn bài.
C -Tiến trình tổ chức các hoạt động
1 - ổn định: 
2 -Kiểm tra bài cũ: 
 - Trong tiết đầu tiên của chương trình Ngữ văn 7 em đã được học VB nào? ND chính của VB đó là gì ?
3- Bài mới:
 * Hoạt động 1: GTB : Trong đêm ấy khi người mẹ đang thao thức thì người con có thể vô tư ngủ ngon lành . Nhưng đến sáng hôm sau, khi được mẹ đưa tới trường , lòng người con trào lên biết bao những cảm xúc tâm trạng mới lạ. Nhà văn Thanh Tịnh đã ghi lại chân thực những cảm xúc khó quên đó của "tôi "trong truyện "tôi đi học" . 
Hoat động của GV và HS
* Hoạt động 2: HD tìm hiểu chung 
H : Trình bầy những nét cơ bản nhất về tác giả Thanh Tịnh?
GV cho HS quan sát ảnh chân dung Thanh Tịnh và nêu 1 số nét về tác giả.
H: Cho biết xuất xứ của VB “Tôi đi học”
GV giới thiệu về tác phẩm, HS quan 
GV hướng dẫn đọc - GV đọc mẫu- HS đọc –HS và GV nhận xét.
H Lớp 5 trong VB tương ứng với lớp mấy hiện nay? (lớp 1)
H : Ông đốc là ai ? Đó là danh từ chung hay danh từ riêng ?
H :Tựu trường nghĩa là gì ? Tìm những từ đồng nghĩa với từ này ?Khai trường – khai giảng.
H : Em hiểu lạm nhận là gì ? có phải nhận bừa nhận vơ không ?
H : Tôi đi học, thuộc kiểu văn bản nào ? sử dụng phương thức B đạt nào ? (Tôi đi học là VB tự sự có sự kết hợp 3 phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm)
H : Bố cục của VB được chia ntn? Em có nhận xét gì về bố cục của VB với bố cục của VB trữ tình khác đã học ở lớp 7?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
H : NV chính trong truyện là ai ? ND chính của truyện là gì? ND ấy được diẽn tả theo trình tự nào ? (đc diễn tả theo mạch cảm xúc hồi tưởng trongquá khứ)
CH : Kỷ niệm về ngày tựu trường của nv tôi được khơi nguồn vào thời điểm nào ?
H : Tổ hợp từ trên là TP gì trong câu ? 
 ( tr .ngữ chỉ thời gian)
H: Giải thích tại sao thời điểm đó, và những hình ảnh trên 
lại có tác dụng gợi nhắc về kỷ niệm ở nhân vật tôi ?
H : Khi bắt gặp hình ảnh ấy trong lòng nhân vật tôi nẩy sinh rất nhiều cảm giác.
-Tìm những câu văn diễn tả cảm xúc trong lòng tác giả ?
(Lòng tôi lại nao nức mơn man.,..tưng bừng rộn n rã )
H : Tìm những từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc của tôi ?
GV: - Náo nức : xao động nhẹ nhàng trong tâm hồn
- mơn man: lứơt nhẹ qua gây cảm giác dễ chịu
Tưng bừng : cảm xúc biểu hiện rõ rệt mạnh mẽ 
- Rộn rã : Cảm xúc sôi nổi ...?
H : Những từ ngữ trên thuộc loại từ gì ? ( từ láy)
H : Nhận xét về cảm xúc của tôi ..? các từ láy trên có tác dung gì?
H: Hãy tìm câu văn chứng tỏ những cản xúc ấy cũng là 1 kỷ niêm đb trong long tôi.
(Tôi quên thế nào được..)
H: Cách diễn đạt của câu văn có gì đọc đáo .
GV: so sánh ngày tựu trường với 1 hình ảnh cụ thể (hình ảnh đẹp trong trẻo, vui tươi) qua đó ta thâý được cảm xúc trong lòng tác giả rất trong trẻo vui tươi.
H: Nhân xét gì về giai điệu của các câu văn ?
H: Em có nhân xét gì về cách dẫn dắt vào truyện, cách tạo mạnh cảm xúc của tác giả ?
H: Trên con đường từ nhà đến trường Tôi đã quan sát cảm nhận những gì?
H: Tâm trạng hồi hợp ngỡ ngàng ấy do đâu mà có?
H: Có ý kiến cho rằng đây là đoạn văn sd những chi tiết đặc sắc để diễn tả những cảm xúc nảy nở trong lòng nhân vật. Hãy tìn các chi tiết đó?
- Buổi ban mai...
- Con đường dài và hẹp, quen mà lạ.
- Cảnh vật thay đổi, tôi hồi hộp, ngỡ ngàng....
- Cảm thấy trang trọng đứng đắn, thèm được tự nhiên như các bạn, ghì chặt 2 quyển vở trên tay, muốn thử sức tự cầm bút thước.
H: Các chi tiết đó giúp em hiểu được gì về nhân vật tôi và các cảm xúc đang nẩy sinh trong lòng nhân vật tôi?
H: Hãy tìm các câu văn chứa phép tu từ so sánh thể hiện tâm trạng của nhân vật tôi ?
H: Qua phần vừa tìm hiểu, em cảm nhận được tâm trạng của nhân vật tôi trên đường tới trường như thế nào?
 Yêu cầu cần đạt
I. Tim hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm 
a. Tác giả
- Thanh Tịnh (1911-1988) là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng.
- Sáng tác của ông thường mang cảm xúc nhẹ nhàng trong trẻo.
b Tác phẩm :
"Tôi đi học' In trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.
2.Đọc, tìm hiểu chú thích, bố cục
a. Đọc, tìm hiểu chú thích
b. bố cục 
- Đoạn 1: Từ đầu....”lòng tôi lại tưng bừng rộn rã”. Tôi từ hiện tại nhớ về dĩ vãng
- Đoạn 2 : “Tiếng..trên ngọn núi” .Trạng thái, cảm xúc của tôi khi cùng mẹ trên đường đến trường.
- Đoạn 3: tiếp...”xa mẹ tôi chút nào hết” .Tâm trạng, cảm giác của tôi khi nhận chỗ ngồi và học bài đầu tiên.
II. Tìm hiểu văn bản
1 Khơi nguồn kỉ niệm, tôi từ hiện tại nhớ về dĩ vãng.
- Thời gian hàng năm cứ vào cuối thu.
Hình ảnh : lá cây rụng,mây bàng bạc mấy em bé rụt rè cùng mẹ đến trường > sự tương đồng giữa quá khứ và hiện tại đã khơi nguồn kỷ niệm.
=>Với câu văn bàng bạc chất thơ với việc sử dụng hợp lý phép so sánh. Các từ láy giàu hình ảnh ...và cách miêu tả tinh tế, nhân vật tôi đã khéo léo đưa người đọc trở về với kỷ niệm ngày đầu đi học.
2- Cảm xúc của nhân vật tôi khi cùng mẹ trên đường tới trường.
- Phép so sánh và các chi tiết giúp người ta hiểu rõ tâm trạng rụt rè, bỡ ngỡ nhưng cũng đầy tự tin của các em.
=> Đoạn đường tới trường đã ghi dấu tâm trạng hồi hộp, bỡ ngỡ rụt rè của một cậu bé ngây thơ nhưng đã có ý thức kđm trong ngày đầu đi học.
4- Củng cố 
- Giáo viên chốt nội dung bài học.
5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà đọc văn bản, soạn tiếp bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8 Tiet1doc(1).doc