Giáo án Ngữ văn bài 26: Văn bản Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn

Giáo án Ngữ văn bài 26: Văn bản Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn

Tiết 105 – 106: Đọc – hiểu văn bản.

A: Kết quả cần đạt

 - Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của tác phẩm – một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại ở VN đầu TK XX.

 - Kĩ năng: Đọc, kể tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.

B: Tiến trình lên lớp

- Ổn định lớp học.

- Kiểm tra bài cũ: Trình bày những luận điểm chính của Hoài Thanh khi ông luận bản về ý nghĩa văn chương. Theo em, những luận điểm ấy đã bao quát đầy đủ, toàn diện tất cả các ý nghĩa của văn chương hay chưa? Vì sao?

- Bài mới:

 Câu tục ngữ Sống chết mặc bay (tiền thầy bỏ túi) thể hiện thói vô trách nhiệm một cách trắng trợn của một viên phụ mẫu chỉ dân trong lần hộ đê vô tiền khoáng hậu!

 Câu chuyện đặc sắc đã được ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại như một màn bi kịch – hài rất hấp dẫn.

 

doc 5 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 1561Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn bài 26: Văn bản Sống chết mặc bay - Phạm Duy Tốn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 26: Văn bản.
.
Phạm Duy Tốn
Tiết 105 – 106: Đọc – hiểu văn bản.
A: Kết quả cần đạt
 - Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của tác phẩm – một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại ở VN đầu TK XX.
 - Kĩ năng: Đọc, kể tóm tắt truyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập – tương phản và tăng cấp.
B: Tiến trình lên lớp
Ổn định lớp học.
Kiểm tra bài cũ: Trình bày những luận điểm chính của Hoài Thanh khi ông luận bản về ý nghĩa văn chương. Theo em, những luận điểm ấy đã bao quát đầy đủ, toàn diện tất cả các ý nghĩa của văn chương hay chưa? Vì sao?
Bài mới:
 Câu tục ngữ Sống chết mặc bay (tiền thầy bỏ túi) thể hiện thói vô trách nhiệm một cách trắng trợn của một viên phụ mẫu chỉ dân trong lần hộ đê vô tiền khoáng hậu!
 Câu chuyện đặc sắc đã được ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại như một màn bi kịch – hài rất hấp dẫn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt được
HĐ 1: Hướng dẫn đọc – hiểu khái quát
GV: Trình bày một cách ngắn gọn về tác giả PDT?
HS: Trả lời.
Năm sinh – năm mất.
Quê quán.
Bản thân.
GV: Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, em hãy nêu xuất xứ của truyện ngắn Sống chết mặc bay?
HS: Trả lời theo phần chuẩn bị.
GV: Gọi 1 học sinh có giọng đọc tốt lên đọc truyện.
GV: Yêu cầu.
Chú ý phân biệt các giọng đọc.
- Giọng – kể tả của tác giả, quan phụ phụ mẫu luôn hách dịch, hống hách, nạt nộ, giọng sợ sệt, khúm núm của thầy đề, dân phu giọng càng khẩn thiết, lo sợ của họ cùng với giọng càng bẳn gắt và sung sướng vì được ù to của quan phụ mẫu.
HS: 1 học sinh đọc diễn cảm, cả lớp chú ý cách đọc, nhận xét cách đọc của bạn.
GV: Theo em, truyện ngắn này có thể chia ra làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
HS: Trả lời:
 Truyện ngắn này có thể chia ra làm 2 hoặc 3 phần.
- P1: Từ đầu đến “khúc đê này hỏng mất”.
- P2: Tiếp theo đến “Điếu, mày!”.
- P3: Còn lại.
GV: Em hãy cho biết truyện được kể theo ngôi thứ mấy và tình tự của truyện như thế nào?
HS: Trả lời.
GV: Nêu vấn đề bằng câu hỏi.
 Đọc kĩ toàn truyện, theo dõi mạch truyện từ đầu đến cuối, chúng ta thấy tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật chủ yêu nào? Cụ thể như thế nào?
HS: Trả lời.
 - Hai biện pháp NT chủ yếu là: Đối lập và tăng cấp.
 + giữa sức trời và sức người.
 + giữa cảnh hộ đê ngoài đình của dân phu và cảnh hộ đê trong đình của quan phụ mẫu và đám nha lại
HĐ 2: Hướng dẫn đọc – hiểu chi tiết truyện
GV: Đoạn văn gồm mấy đoạn nhỏ? Mỗi đoạn nói gì?
HS: Quan sát các đoạn và trả lời.
- Giới thiệu hoàn cảnh thời gian, địa điểm, thế nước to quá và nguy cơ vỡ đêà tình huống căng thẳng ở phần đầu truyện.
- Cảnh dân phu kéo đê.
- So sánh sức nước và sức người, nguy cơ vỡ đê.
GV: Những cảnh ấy được đối lập tương phản và tăng cấp như thế nào, tạo được hiệu quả nghệ thuật gi?
HS: Trả lời.
Thời điểm 
Mưa gió
Đê 
Nước sông
Không khí, cảnh tượng hộ đê
Những âm thanh và tiếng động.
HS: Đọc đoạn văn từ: Thưa rằngcùng ngồi hầu bài.
GV: Cảnh trong đình được miêu tả như thế nào? Trong cảnh đó, nổi bật hình ảnh trung tâm nào? Viên quan huyện đi hộ đê như thế nào?
HS: Phát hiện sắp xếp chi tiết và nêu nhận xét.
GV: Phép tăng cấp được thể hiện như thế nào trong hai cảnh tương phản: Mưa gió nước dâng – dân phu hộ đê và cảnh trong đình? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gi?
HS: Liệt kê, so sánh, phát biểu.
GV: Hệ thống bằng bảng so sánh sau.
Trong đình 
Ngoài đê
- Quang cảnh, không khí tính mịch, nghiêm trang, xa hoaàcác quan hộ đê bằng việc chơi tổ tôm từ nhịp nhàng, vui vẻ đến say sưa cao trào.
- Sự đam mê thái quá à vô trách nhiệm.
- Không ngó gì đến việc hộ đê, cứ ở trong đình ăn yến, chơi bài
- Mưa càng to vẫn không để ý, tiếng reo hò, kêu thét từ ngoài đê vọng vào cũng không để vào tai.
- Khi có người vào báo tin đê vỡ vẫn cứ ngồi chơi bài, không hề lo lắng mà lại ra sức quá nạt, dọa dẫm, đuổi người báo tin ra ngoài và tiếp tục chơi đến lúc ù to trong niềm vui sướng cực độ.
- Mưa tầm tã ànước sông Nhị Hà lên caoàkhúc sống núng thếàhai ba đoạn thẩm lậuàtrống đánhàốc thổiàtừng người xao xác gọiàai ai cũng mệt lửàvẫn mưa tầm tãàduới sông nước cứ cuồn cuộn bốc lếnàkhúc đê hỏng mấtàtrăm họ vất vả lấm láp, gội gió tắm mưaàgà, chó, trâu, bò kêu vang tứ phíaànước tràn lênh lángàxoáy thành vựcànhà trôi, lúa ngậpàkẻ sống không chỗ ở, người chết không nơi chônkể xao xiết.
HĐ 3: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập.
GV: Qua cảnh đắp đê, đê vỡ - đánh tổ tôm và ù to, em hãy khái quát giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện ngắn Sống chết mặc bay.
HS: Khái quát lại.
GV: Về nghệ thuật, truyện hấp dẫn người đọc nhờ những yếu tố nào?
HS: Trả lời.
I: Tìm hiểu chung về văn bản.
1: Tác giả.
 Là nhà văn hiện thực đầu tiên của nền văn học hiện đại Việt Nam.
2: Xuất xứ.
 Sống chết mặc bay ra đời trong buổi đầu hình thành thể loại truyện ngắn hiện đại VN đầu thế kỉ XX, được coi là bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại Việt Nam.
3: Đọc và giải nghĩa từ khó.
Đọc 
Từ khó: 40 từ
4: Bố cục.
- Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân phu.
- Cảnh quan phủ cùng lũ nha lại hộ đê ở trong đình.
- Cảnh vỡ đê, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu.
* Nhận xét
Truyện được kể theo ngôi thứ 3, theo trình tự thời gian và sự việc.
II: Đọc – hiểu chi tiết.
1: Đối lập tương phản và tăng cấp giữa sức người, nguy cơ đê vỡ và nhân dân cứu đê.
- Thời điểm: Gần một giờ đêm – khuya khoắt, càng làm tăng thêm khó khăn, khi mọi người đều cố sức, mệt mỏi cao độ.
- Đê yếu ớt, hai ba đoạn thẩm lậu thấm qua thân đê sang phía trong đồng, rất nguy hiểm.
- Nước sông cuồn cuộn bốc lên.
- Không khí, cảnh tượng hộ đê cả hàng trăm dân phu trong đói khát, mệt, cố gắng từ chiều, trong mưa gió, ướt như chuột lột, nhốn nháo, căng thẳng, sôi động và lộn xộn, sợ hãi và bất lực.
- Những âm thanh và tiếng động gợi không khí khẩn cấp, nguy hiểm của thiên tai đang từng lúc đe dọa cuộc sống con người nơi đây.
è Điều tác giả muốn tô đậm là sự bất lực của sức người trước sức sức trời, sự yêu kém của thế đê trước thế nước.
2: Đối lập – tương phản và tăng cấp giữa cảnh trong đình và ngoài đề.
- Cảnh trong đình được miêu tả khá tỉ mỉ, bằng nhiều chi tiết mà hình ảnh trung tâm là viên quan phụ mẫu:
 + Địa điểm: Đình cao, rất vững chãi, đê vỡ cùng không sợ gì.
 + Quang cảnh: Tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.
- Đò dùng sinh hoạt khi đi hộ đê: gối, quạt lông, điếu đóm, khay khảm, tráp đồi mồi chữ nhật, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà, ống vôi chạm, ví thuốc à cuộc sống quý phái, rất cách biệt với đám dân đen.
- Cảnh tượng người hầu kẻ hạ khúm núm, sợ sệt. Ai cũng chỉ muốn làm vừa lòng quan, mặc dù cũng có phần sợ hãi, lo lắng vì tình hình đê ở ngoài kia.
- Quang cảnh đánh tổ tôm lúc mau, lúc khoan, ung dung, êm ái, khi cười, nói, vui vẻ dịu dàng
- Sự đam mê tổ tôm đến quên tất cả trách nhiệm của mình.
- Thái độ của bọn nha lại khi có người báo tin đê vỡ: thầy đề run run, nhưng vẫn phải theo lệnh quan chơi bài.
- Thái độ của quan phủ khi có người báo tin đê vỡ: Đổ trách nhiệm cho cấp dưới, cho dân, đe dọa, bỏ tù, đuổi người báo tin ra ngoàivẫn say sưa với ván bài sắp được ù to.
à Niềm vui tàn bạo, phi nhân của viên quan khi vừa được ù thông tôm, chi chi nảy cũng chính là lúc đê vỡ.
* Phép đối lập – tương phản và tăng cấp có tác dụng:
 - Làm câu chuyện càng thêm hấp dẫn, nút truyện càng thắt chặt, mâu thuẫn càng bị đẩy tới cao trào.
 - Tâm lí, tính cách nhân vật càng thêm rõ nét.
III: Tổng kết
1: Giá trị hiện thực
 Phản ánh sự đối lập giữa cuộc sống của nhân dân lao động với cuộc sống của bọn quan lại, mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ thú.
2: Giá trị nhân đạo
 Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống cơ cực, lầm than của nhân dân do thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
3: Giá trị nghệ thuật
- Kết hợp các biện pháp đối lập – tương phản và tằng cấp.
- Kể chuyện, miêu tả cụ thể, gọn gàng.
- Đối thoại ngắn, sinh động.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 26 Song chet mac bay.doc