BÀI 5
TIẾT 23. VĂN BẢN: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
( hồi 14)
Ngô gia văn phái
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi.
2. Kĩ năng
- Quan sát các sự kiện được kể trong đoạn trích trên bản đồ.
- Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
Bài 5 Tiết 23. Văn Bản: Hoàng Lê nhất thống chí ( hồi 14) Ngô gia văn phái I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi. - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. 2. Kĩ năng - Quan sát các sự kiện được kể trong đoạn trích trên bản đồ. - Cảm nhận sức trỗi dậy kì diệu của tinh thần dân tộc, cảm quan hiện thực nhạy bén, cảm hứng yêu nước của tác giả trước những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. - Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan. 3.Thái độ Có ý thức tìm hiểu về nhân vật lịch sử từ đó thêm kính yêu và tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của cha ông ta. II. Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 1. Kĩ năng tư duy sáng tạo 2. Kĩ năng giao tiếp 3. Kĩ năng tự nhận thức 4. Kĩ năng giải quyết vấn đề 5. Kĩ năng lắng nghe tích cực III. Chuẩn bị 1. Giáo viên: Bản đồ 2. Học sinh: Trả lời các câu hỏi sgk IV. Phương pháp/ kĩ thuật dạy học Đọc sáng tạo( giao nhiệm vụ); Phân tích và bình giảng, nêu vấn đề, thảo luận nhóm ( đặt câu hỏi, động não, chia nhóm) IV. Các bước lên lớp 1. ổn định lớp( 1’) 2. Kiểm tra đầu giờ: ( Không kiểm tra bài cũ) 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động * Khởi động ( 1’) Cho đến nay trong lịch sử văn học Việt Nam chưa có tác phẩm văn học nào tái hiện lại chân thực và sinh động một giai đoạn lịch sử nước nhà được như cuốn tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí. Đây là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về nghệ thuật tiểu thuyết. Hồi 14 kể chuyện Quang Trung đại phá quân Thanh một cách chân thực và hào hùng. Nó không chỉ vẽ lên chân dung người anh hùng dân tộc mà còn làm rõ sự thất bại thảm hại của bọn xâm lược Thanh, sự đầu hàng phản bội của bè lũ vua quan hèn mạt Lê Chiêu Thống. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu để biết thêm về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Hoạt động của thầy và trò T/g Nội dung HĐ1. Đọc- hiểu văn bản * Mục tiêu - Đọc đúng văn bản. - Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm viết theo thể loại tiểu thuyết chương hồi. - Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh đuổi giặc ra khỏi bờ cõi. - GV HD đọc: + Đọc cả hai câu thơ mở đầu, đoạn chữ in nghiêng. +Lời của quần thần, của vua Quang Trung, vua Lê Chiêu Thốngcần đọc với ngữ điệu phù hợp với từng nhân vật +Lời kể, tả trận đánh cần đọc với giọng khẩn trương, phấn chấn. - GV đọc mẫu 1 đoạn→ 3 HS đọc tiếp. - GV nhận xét, uốn nắn cho học sinh. - GV cho học sinh tóm tắt, một cách ngắn gọn theo trình tự diễn biến sự kiện: Cuộc hành quân thần tốc, những trận đánh, những vị trí then chốt của quân Thanh mà quânTây Sơn đã chiến thắng. - 2 HS tóm tắt→ GV nhận xét góp ý. H. Nêu những hiểu biết của em về tác giả? - HS trả lời→ GV chốt nội dung chính. H. Em hiểu biết gì về tác phẩm và đoạn trích? - HS trả lời dựa vào sgk. - GV cho HS ghi một số nội dung cơ bản + Đoạn trích hồi thứ 14, viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh. H.Văn bản được viết theo thể loại nào? Em hiểu biết gì về thể loại văn học ấy? H. Trong các chú thích trên chú thích nào khó và quan trọng vì sao? - Thảo luận theo nhóm bàn 1’ - Các nhóm báo cáo, nhận xét. - Gv chốt H. Theo em văn bản này có thể chia thành mấy phần? Nội dung từng phần? - Đ1: Từ đầuHôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân( 1788). - Đ2: Tiếp Vua Quang Trung tiến binh đếnThăng Long, rồi kéo vào thành. - Đ3: còn lại. H. Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn là con người hành động xông xáo, em hãy tìm những chi tiết đó? - Nghe tin giặc chiếm Thăng Long ông không hề nao núng, “định thân chinh cầm quân đi ngay” - Rồi chỉ trong vòng một tháng, Nguyễn Huệ đã “ tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, đốc suất đại binh, tuyển mộ nghĩa quân và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, hoạch định kế hoạch đánh giặc H. Qua những chi tiết trên chứng minh ông là con người có phẩm chất gì? - Quang Trung là một nhà chỉ huy quân sự cực kì sắc xảo, nhà chính trị có nhãn quan rất nhạy bén, tự tin 30’ I. Đọc và thảo luận chú thích. 1. Đọc, tóm tắt đoạn trích. *Đọc. *Tóm tắt: 2. Thảo luận chú thích a.Chú thích * * Tác giả: - Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, Trong đó có hai tác giả chính là Ngô Thì Chí ( 1753 – 1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn. *Tác phẩm: - Hoàng Lê nhất thống chí: một tiểu thuyết lịch sử viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi( gồm 17 hồi). Không chỉ chép chuyện vua Lê thống nhất đất nước mà còn được viết tiếp để tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của XHPKVN khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. - Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử chương hồi viết bằng chữ Hán, chịu ảnh huởng của cách viết Tam quốc chí. b.Các chú thích khác - Thụ phong - Dụ II. Bố cục 3 phần. - P1: được tin báo quân Thanh đã chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế và thân sinh cầm quân đi đánh giặc. - P2: Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung. - P3: Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm hại của vua Lê Chiêu Thống. III.Tìm hiểu văn bản 1.Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. 4. Củng cố: GV hệ thống lại bài. 5. Hướng dẫn học bài: - HS về nhà học bài: tóm tắt tác phẩm, tìm hiểu tác giả và tác phẩm. - Chuẩn bị tiếp các câu hỏi còn lại trong phần đọc- hiểu văn bản.
Tài liệu đính kèm: