Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến 174

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến 174

Tuần 26 : tiết 126

 Văn bản MÂY VÀ SÓNG

 < ta="" -go="">

I / mục tiêu cần đạt :

Giúp học sinh :

- cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử

- thấy được những cảm nhận đặc sắc trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên

ii / chuẩn bị :

 soạn bài :

iii / tiến trình tổ chức hoạt động dẠY và học

a / ổn định tổ chức

b/ kiểm tra bài cũ

đọc thuộc lòng và phân tích tình cảm của người cha đôí với con trong bài thơ Nói với con của Y Phương

 

doc 106 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 843Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 126 đến 174", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/03/2008
Ngày giảng : 10/03/2008
Tuần 26 : tiết 126 
 Văn bản MÂY VÀ SÓNG
I / mục tiêu cần đạt : 
Giúp học sinh : 
cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử 
thấy được những cảm nhận đặc sắc trong việc tạo dựng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên 
ii / chuẩn bị : 
 soạn bài : 
iii / tiến trình tổ chức hoạt động dẠY và học 
a / ổn định tổ chức 
b/ kiểm tra bài cũ 
đọc thuộc lòng và phân tích tình cảm của người cha đôí với con trong bài thơ Nói với con của Y Phương 
c / bài mới 
Hoạt động 1
Học sinh đọc chú thích * 
? Những nét chính về nhà thơ Ta- go?
Hoạt động 2
Hướng dẫn đọc: chú ý giọng của em bé khi kể và giọng em bé khi trò chuyện
 Hai hs đọc 
? Văn bản có cấu trúc hai phần , hãy tìm bố cục và đặt tiêu đề cho mỗi mục 
-Nửa đầu bài thơ : cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về những người sống trên mâyï và trò chơi của bé
-Nửa sau bài thơ cuộc trò chuyện của em bé với mẹ về những người sống trên sóng và trò chơi của em
? Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có đựoc trọn vẹn và đầy đủ không ? 
- Đây không phải là sự thổ lộ tình cảm thông thường mà là sự thổ lộ qua tình huống có thử thách , vì vậy phải có phần hai , phải qua những thử thách khác nhau , tình thương yêu của em bé mói được thể hiện trọn vẹn 
? Hãy chỉ ra những điểm giống và khác nhau về cách tổ chức dòng thơ, cách xây dựng hình ảnh thơ giữa hai phần ? tác dụng ? 
 Giống : 
+ Các câu thơ có cấu tạo gần với văn xuôi 
+ Trình tự tường thuật : 
Thuật lại lời rủ rê 
Thuật lại lời từ chối và lý do từ chối 
 - Nêu tên trò chơi do em bé sáng tạo 
+ Hình ảnh xây dựng bằng trí tượng tượng 
Tác dụng : làm cho tình yêu thương mẹ trở nên nổi bật 
 Khác : 
+ Ý và lời không trùng lặp
+ Tính chất hấp dẫn của mây và sóng khác nhau 
+ Sự xuất hiện của hình ảnh người mẹ ở hai phần đều gián tiếp nhưng ở phần hai rõ nét hơn, da diết hơn 
 Hs đọc 
? Mây đã nói với em bé những gì ? 
? Sóng đã nói với em những gì?
? Thế giới mà mây, sóngï vẽ ra như thế nào?
? Em có nhận xét gì về lời mời gọi đó?
- Lời mời gọi ấy chính là tiếng gọi của một thế giới kỳ diệu
? Trước lời mời gọi đó thái độ của em bé như thế nào?
Muốn đi chơi cùng mây , sóng
? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó?
 Em bé hỏi: Nhưng làm thế nào
? Nhưng cuối cùng em bé có đi không ? 
Không đi chơivới mây và sóng 
?Thiên nhiên rực rỡ bí ẩn, bao điều mới lạ hấp dẫn tuổi thơ . Dường như khó có thể từ chối lời mời gọi nhưng điều gì điều gì đã níu giữ em bé lại?
Sức níu của tình mẫu tử
? Em bé đã trả lời mây và sóng như thế nào?
? Nhận xét lời từ chối của em bé?
? lời từ chối của em là nghĩa tường minh hay hàm ý?
? Tại sao em bé không từ chối ngay lời mời gọi của những người sống trên mây , trong sóng mà em bé hỏi mây, sóng rồi mới từ chối? 
- Nếu cho từ chối ngay thì tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ em nào mà chả ham chơi , em bé phần nào bị lôi cuốn song vấn đề là em đã vượt lên sự ham muốn ấy để ở nhà với mẹï 
?Em hiểu gì về em bé qua việc lựa chọn này 
Yêu thiên nhiên nhưng lại yêu mẹ hơn 
là đứa con ngoan , hiếu thảo 
? Ơû nhà với mẹ . em bé đã tưởng tượng ra những trò chơi như thế nào ? 
? vì sao em bé tin rằng trò chơi của em thú vị hơn ? 
- vì trò chơi này em bé có cả mây, sóng, trăng, bầu trời và hơn hết là có mẹï .Em được hoà quyện cùng thiên nhiên trong cuộc vuichơi ấm áp tình mẹ
? em bé từ chối một trò chơi hấp dẫn để ở nhà với mẹ hàm ý sự lựa chọn này là gì ? 
yêu mẹ , yêu gia đình 
mẹ là nguồn vui lớn nhất của em 
? trò chơi với sóng và với mây có khác nhau không? 
- trò chơi với sóng hấp dẫn hơn vì sóng đưa cả hai mẹ con đến những bến bờ xa lạ 
? tiếng cười của em bé vang lên trong trò chơi này làm cho em nghĩ gì về tình cảm mẹ con ? 
- tình mẹ là niềm vui lớn nhất của con trẻ 
? phân tích nghệ thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên ? 
Bình : mây trăng , sóng ,bờ biển . .. vốn là những hình ảnh thiên nhiên thơ mộng , những hình ảnh thiên nhiên này là do em bé tượng tượng ra nên càng lung linh kỳ ảo ( chú tiên, nàng tiên cá), song rất chân thực bởi những hình dáng , hoạt động , âm thanh dùng để miêu tả mây, sóng đều rất sát hợp
? phân tích câu : “ con lăn . nào ” 
- mây và sóng đều mang ý nghĩa tượng trưng , những thú vui trên mây , trong sóng là thú vui hấp dẫn của cuộc đời nói chung. “bến bờ kỳ lạ” là tượng trưng cho tấm lòng bao dung của người mẹ. song câu thơ này tạo ra một hình ảnh đặc trưng mang màu sắc triết lý đậm đà nhất : so sánh tình mẹ con gắn với quan hệ mây- trăng, biển –bờ, tác giả nâng tình mẹ con lên kích cỡ vũ trụ .Va øtình mẫu tử ở khắp nơi thiêng liêng bất diệt 
? ngoài ý nghiã ca ngợi tình mẹ con , bài thơ có thể gợi cho ta suy nghĩ thêm điều gì nữa ? 
- trong cuộc sống con người thường gặp những cám dỗ và quyến rũ , muốn khước từ cần có điểm tựa vững chắc đó là tình mẫu tử 
- Hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn,do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.
Hoạt động 3 Tổng kết
? Cảm nhận của em khi học xong bài thơ?
Học sinh đọc
I / đọc và tìm hiểu văn bản 
1/ Vài nét về tác giả , tác phẩm 
2 / Đọc bố cục 
3/ Phân tích : 
3.1 / Cuộc trò chuyện của em bé với người sống trên mây và sóng
- Mây rủ : đi chơi đến lúc chiều tà, chơi với bình minh vàng, với vầng trăng bạc.
-Sóng rủ:ca hát, ngao du 
=> Vô cùng hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu, tiếng ca du dương bất tận và được đi khắp nơi
3.2/ Lời từ chối của bé
Mẹ mình đang đợi mình ở nhà
Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà
=>Lời từ chốivới lý do thật dễ thương thể hiện tình yêu mẹ
3.3/ Trò chơi của bé
- con là mây , mẹ là mặt trăng , mái nhà ta là bầu trời xanh 
-con là sóng , mẹ là bờ
- con lăn , lăn mãi
=> Trò chơi thú vị, hấp dẫn :yêu thiên nhiên nhưng yêu mẹ hơn cả 
II/ Tổng kết ( ghi nhớ sgk)
d/ củng cố 
 nhắc lại nội dung bài 
Đ/ DẶN DÒ 
Soạn ôn tập 
 	..
Ngày soạn : 08/ 03/ 2008
Ngày giảng : 11/ 03/ 2008
Tuần 22 : tiết 127 
 	ÔN TẬP VỀ THƠ 
I / nội dung cần đạt : 
giúp học sinh : 
- ôn tập hệ thống hoá cơ bản về các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình ngữ văn 9 
- Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phảm thơ trong chương trình ngữ văn 9 
-Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đắc điểm và thành tựu của thơ VN từ sau cách mang tháng 8 / 1945 
-Rèn luyện kỹ năng phân tích thơ 
II / Chuẩn bị 
Soạn bài 
III / Tiến trình tổ chức hoạt độngk dậy và học 
A/ Ôn định tổ chức 
B / Kiểm tra bài cũ 
- Đọc thuộc lòng và phân tích bài thơ Mây và Sóng 
C/ Bài mới 
Hoạt động 1 Lập bảng thống kê
 Hs tự lập ở nhà
Đọc trước lớp 
Giáo viên nhận xét 
Hoạt động 2
 Hs sắp xếp 
? Các tác phẩm thơ trên đã thể hiện như thế nào ? về cuộc sống của đất nước và tư tưởng tình cảm của con người ? 
Học sinh lấy ví dụ cụ thể để chứng minh
Hoạt động 3
- Điểm chung: đều đề cập tới tình mẹ con, đều ca ngợi tình mẹ con thắm thiết , thiêng liêng, đều dùng điệu ru, lời ru của người mẹ
Điểm khác: 
+ Khúc hát ru thể hiện thống nhất tình yêu con với tình yêu nước, gắn bó với cách mạngvà ý chí chiến đấu của người mẹ trong hoàn cảnh gian khổ
+ Con cò: khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao, hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru
+ Mây và sóng: Hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ .Tình yêu mẹ hơn cả những điều hấp dẫn trong vũ trụ
? Hình ảnh người lính và tình đồng đội trong bài Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính ,Ánh trăng?
- Chung:
Đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách, tâm hồn họ
 - Khác:
Bài Đồng chí: viết về thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, người lính xuất thân từ làng quê nghèo tình nguyện hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí của họ dựa trên chung cảnh ngộ, chia sẽ những gian lao, thiếu thốn, cùng lí tưởng
Bài thơ về tiểu đội xe không kính : khắc hoạ hình ảnh những chiến sỹ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mỹ. Bài thơ làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, với một tư thế hiên ngang, niềm lạc quan và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Bài Ánh trăng:
Nói về những suy ngẫm của người lính đã đi qua cuộc chiến tranh nay sông giữa thành phố. Bài thơ gợi lại những kỹ niệm gắn bó của người lính với đất nước , với đồng đội trong những năm tháng gian lao của thời kì chiến tranh, nhắc nhở con người đạo lý uống nước nhớ nguồn, nghĩa tình , thuỷ chung
Hoạt động 4
? Nhận xét bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài : Đoàn thuyền đánh cá, Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Con cò.
- Học sinh đọc bài chuẩn bị của mình
? Tìm mạch vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình trong các bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con
Học sinh trả lời
1/ Lập bảng thống kê 
2 / Sắp xếp các bài thơ việt Nam
- Giai đoạn kháng chiến chống Pháp : Đồng chí 
-Giai đoạn hoà bình sau kháng chiến chống Pháp :Đoàn thuyền đánh cá , Bếp lửa , Con cò ..
- Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ : Bài thơ tiểu đội xe không kính , Khúc hát ru 
-Sau 1975 : Anh trăng , Mùa xuân nho nhỏ , Viếng lăng Bác , Nói vơí con 
3/ Nội dung tư tưởng
-Tái hiện cuộc sống đất nước và con người Việt Nam suốt một thời kỳ lịch sử sau cách mạng tháng 8 / 1945 
 ... ong song với chữ Hán và phát triển mạnh mẽ ở thế kỉ XVIII-XIX
c/ Văn học chữ Quốc ngữ
Văn học chữ quốc ngữ ra đời từ đầu thế kỉ XX
II/ Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam
1/ Thời kì trung đại( Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX)
-Văn học sáng tác bằng chữ Hán, Nôm
-Tác giả là những nho sĩ
-Có nhiều đặc điểm chung về tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ, về hệ thống thể loại, ngôn ngữ
2/ Thời kì hiện đại
a/ Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945
-Văn học phát triển theo hướng hiện đại hoá, có những biến đổi toàn diện và mau lẹ về tư tưởng, quan niệm thẩm mỹ, thể loại kết tinh thành tựu ở giai đoạn 1930-1945
b/ Giai đoạn 1945-1975
-Văn học phục vụ hai cuộc kháng chiến, nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng nhân ái, đức hi sinh.
c/ Giai đoạn từ sau 1975
-Văn học bước vào đổi mới, mở rộng phạm vi tiếp cận đời sống một cách toàn diện, khám phá con người ở nhiều mặt, hướng tới sự thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần dân chủ
III/ Mấy nét đặc sắc nổi bật của văn học Việt Nam
1/ Về nội dung tư tưởng
-Tinh thần yêu nước , ý thức cộng đồng là nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt các thời kì phát triển của văn học Việt Nam
-Tinh thần nhân đạo là một truyền thống tư tưởng sâu đậm, được phát triển và biểu hiện phong phú, đa dạng qua các thời kì và mỗi giai đoạn văn học
-Sức sống bền bĩ và tinh thần lạc quan là một nét tiêu biểu của văn học Việt Nam
2/ Về nghệ thuật
Quy mô không lớn, chú ý tới sự tinh tế, giản dị
B/Sơ lược một số thể loại văn học
I/ Thể loại văn học dân gian	
-Tự sự dân gian: Truyền thuyết, thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười
-Trữ tình dân gian:ca dao-dân ca
-Sân khấu dân gian: chèo, tuồng
II/ Thể loại văn học trung đại
1/ Các thể thơ
a/ Thơ có nguồn gốc từ trung quốc
-Thể cổ phong
-Thể đường luật: bát cú, tứ tuyệt, trường luật
b/ Thơ có nguồn gốc dân gian
-Thể lục bát
-Thể song thất lục bát
2/Các thể truyện , kí
-chí, truyền kì, kí,
3/ Truyện Nôm: viết bằng thơ lục bát
4/ Thể nghị luận:
-Hịch, cáo, chiếu, 
III/ Thể loại văn học hiện đại
- truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ tự do,kí, tuỳ bút.
D/ Củng cố
Đ/ Dặn dò
 Thi học kì
..
Ngày kiểm tra:15/5/2007
Tuần 34 Tiết 169,170
KIỂM TRA HỌC KÌ
( đề của phòng giáo dục)
..
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 35 Tiết 171,172
THƯ (ĐIỆN) CHÚC MỪNG VÀ THĂM HỎI
I/ Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
Trình bày được mục đích, tình huống và cách viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi.
Viết được điện chúc mừng và thăm hỏi.
II/ Chuẩn bị
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy –học
 A/ Ổn định tổ chức
 B/ Kiểm tra bài cũ
? Tình huống vở kịch Tôi và chúng ta?
C/ Bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1
Học sinh đọc ví dụ sgk
?gửi thư ( điện ) chúc mừng trong hoàn cảnh nào và để làm gì?
? Gửi thư (điện) thăm hỏi trong hoàn cảnh nào và để làm gì?
?Khi có điều kiện đến tận nơi để chúc mừng hoặc thăm hỏi thì có nên gửi thư hoặc điện không? Tại sao?
Không nên. Vì thư hoặc điện chỉ được viết khi người gửi vì một điều kiện nào đó không thể trực tiếp đến tận nơi để chúc mừng , thăm hỏi và bộc lộ tình cảm của mình. Bởi đây là sự chân thành .
? Từ ví dụ trên hãy cho biết thế nào là thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi?
Hoạt động 2
Học sinh đọc
? Trong 3 ví dụ trên , đâu là thư (điện) chúc mừng? Đâu là thư (điện) thăm hỏi?
-Ví dụ a,b: điện chúc mừng
-Ví dụ c: điện thăm hỏi
? Nội dung thư chúc mừng và thăm hỏi giống và khác nhau như thế nào?
-Giống:đều có lý do và tình cảm , cảm xúc của người gửi
- Khác: lời lẽ biểu lộ tình cảm của thư chúc mừng và thăm hỏi khác nhau
?Độ dài của thư chúc mừng , thăm hỏi?
Ngắn gọn , súc tích (Tiết kiệm lời tối đa) 
?Trong thư chúc mừng và thăm hỏi, tình cảm được thể hiện như thế nào?
-Thư thăm hỏi: lời thăm hỏi, chia buồn
-Thư chúc mừng:Lời chúc mừng mong muốn
? Lời văn giống nhau như thế nào?
-Là tình cảm chân thành
? Từ ví dụ trên hãy cho biết bố cục của thư , điện chúc mừng trhăm hỏi?
? Dựa vào bố cục trên hãy cụ thể hoá thành một thư hoặc điện chúc mừng, thăm hỏi
?Từ hai bài tập trên hãy cho biết nội dung chính của thư, điện chúc mừng, thăm hỏi và cách diễn đạt?
Học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3
Học sinh tự làm
? Hãy xác định các tình huống cần viết thư, điện chúc mừng thăm hỏi
Học sinh tự làm
I/ Những trường hợp cần viết thư ( điện) chúc mừng và thăm hỏi
1/ Ví dụ
Gửi thư chúc mừng : khi người nhận có những sự kiện vui->tăng niềm vui
Gửi thư (điện )thăm hỏi khi người nhận gặp rủi ro, mất mát-> cảm thông,động viên
2/ Kết luận
Thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi là những văn bản bày tỏ sự chúc mừng hoặc thông cảm của người gửi đến người nhận.
II/ Cách viết thư( điện )chúc mừng và thăm hỏi
1/ Ví dụ
-Bố cục:
+Lý do cần viết thư, điện chúc mừng thăm hỏi
+Bộc lộ suy nghĩ cảm xúc đối với tin vui hoặc nỗi bất hạnh, diều không mong muốn của người nhận
+Lời chúc mừng mong muốn của người gửi
+Lời thăm hỏi, chia buồn của người gửi.
2/ Kết luận (sgk)
III/ Luyện tập
Bài tập1 kẻ bảng mẫu và điền thông tin cần thiết vào mẫu
Bài tập 2 xác định tình huống viết thư , điện chúc mừng hoặc thăm hỏi
a/ điện chúc mừng
b/điện chúc mừng
c/điện thăm hỏi
d/Thư( điện) chúc mừng
e/Thư( điện) chúc mừng
Bài 3 tự tạo thư, điện chúc mừng
D/ Củng cố
Đ/ Dặn dò
 Kiểm tra học kì II
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 35 Tiết 173
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I/ Mục tiêu cần đạt
-Giúp học sinh nhận thấy những thiếu sót hạn chế của mình trong quá trình làm bài để lần sau làm bài tốt hơn
-Qua việc trả bài giúp củng cố kiến thức về phần Văn
-Khơi gợi ở học sinh tình yêu , lòng ham thích học Văn
II/ Chuẩn bị
 Chấm bài
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học
 A/ Ổn định tổ chức
 B/ Kiểm tra bài cũ
 C/ Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
 Giáo viên chữa bài
? Tình huống truyện Bến quê là gì?
? Phân tích tình huống?
? Vẻ đẹp của những thanh niên xung phong là gì?
Giáo viên nhận xét:
Ưu điểm:
-Nhìn chung học sinh làm được phần trắc nghiệm
-Một số em nắm được tình huống truyện, biết phân tích sâu, hiểu được mấu chhốt câu chuyện
-một số em phân tích được bài văn
Nhược điểm:
-Phần trắc nghiệm nhiều em chưa nêu được
-câu 2 tự luận các em làm còn sơ sài, chưa có sự đầu tư trí tuệ,
-Nhiều em lười học, chất lượng bài làm không cao
Giáo viên trả bài, học sinh soát lại bài
A/ Chữa bài
I/ Phần trắc nghiệm
Câu 1:D
Câu 2 :C
Câu 3:A
Câu4:C
Câu 5: Sắp xếp đúng
-Lặng lẽ sa pa:1970
-Làng :1948
Bến quê: 1985
Những ngôi sao xa xôi:1971
II/Phần tự luận
Câu 1 -Nêu tình huống truyện ( 1 điểm) :Nhĩ , một người đã từng đi khắp nơi trên trái đất , không một xó xỉnh nào mà anh chưa đặt chân đến nhưng cuối đời lại bị căn bệnh hiểm nghèo, nằm liệt giường. Tại đó Nhĩ đã nhìn thấy vẻ đẹp của bãi bồi bên sông., điều mà từ trước tới nay Nhĩ không để ý tới.
- Phân tích ( 1 điểm): 
+Tình huống có tính chất nghịch lý( đi nhiều nhưng cuối cùng lại nằm liệt giường) , tạo ra tình huống này tác giả muốn lưu ý đến người đọc : cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nghịch lý, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định ước muốn cả những toan tính hiểu biết của con người
+Mở ra một triết lý mang tính tổng kết trãi nghiệm: Hãy thoát ra khỏi cái vòng vèo chùng chình để hướng tới những giá trị đích thực vốn rất gần gũi, giản dị và bền vững
 Câu (5điểm):Học sinh nêu và phân tích được các ý sau:
Họ là những nữ thanh niên, hồn nhiên , mơ mộng, trong sáng có những dự tính ước muốn cho tương lai
Cuộc sống chiến đấu của họ gian khổ , khó khăn , ác liệt: Phá bom
Họ bình tĩnh , lạc quan, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc
Có tình đồng đội thắm thiết
B/ Nhận xét
C/ Trả bài, lấy điểm vào sổ
D/ Củng cố
Đ/ Dặn dò
Ngày soạn: 
Ngày dạy:
Tuần 35 Tiết 174
TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I/ Mục tiêu cần đạt
 - Giúp học sinh nhận thấy những thiếu sót hạn chế của mình trong quá trình làm bài để lần sau làm bài tốt hơn
- Qua việc trả bài giúp học sinh củng cố kiến thức về Tiếng việt. Qua đó biết sử dụng tiếng Việt phù hợp trong nói và viết.
II/ Chuẩn bị:
 Chấm bài
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học 
 A/ Ổn định tổ chức
 B/ Kiểm tra bài cũ
 C/ Bài mới
 I/ Chữa bài
 Phần trắc nghiệm:
	Câu 1:C
	Câu 2:D
	Câu 3:A
	Câu 4: D
	Câu 5:B
	Câu 6:C
 Phần tự luận	
Câu 1 : Tìm được mỗi phương tiện liên kết, phép liên kết được một điểm
 Câu 2 liên kết với câu 1: sinh – đẻ (đồng nghĩa), trai – gái ( trái nghĩa), 
 xanh – đỏ (trái nghĩa), chiếc mũ ( phép lặp)
Câu 2 : ( 2 điểm) hàm ý trong câu:
 A:Trời lạnh nhỉ? ( muốn đóng cửa lại )
 B:Đóng cửa lại thì tối quá ( từ chối)
Câu3 : ( 2 điểm) :Xacù định đúng mỗi thành phần biệt lập được một điểm
- Thành phần phụ chú: “cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt”
- Thành phần cảm thán: có lẽ
Câu 4: có các cách chuyển sau:
 -Ông thì ông thường dùng vốn từ vựng ấy để chơi ngông với đời
 - Vốn từ vựng ấy, ông thường dùng nó để chơi ngông với đời
 II/ Nhận xét
Ưu điểm
 -Học sinh nắm được bài
 -Chất lượng bài làm tương đối cao
 - Biết chuyển đổi thành câu có trạng ngữ
Nhược điểm
Một số em không nắm được bài, lười học nên kết quả không cao
Nhiều bài giống nhau
Nhiều em còn nhầm lẫn giữa trạng ngữ với khởi ngữ
III/ Trả bài, lấy điểm vào sổ
 Học sinh soát lại bài
D/ Củng cố
Đ/ Dặn dò
..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4.doc