TIẾT 1: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
a. Kiến thức:
Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
b. Kĩ năng:
Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng.
c. Thái độ:
Học sinh có thái độ kính yêu, tự hào về Bác. Từ đó có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC CỦA THẦY VÀ TRÒ:
Thầy: - Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về Bác.
- Đọc, nghiên cứu tài liệu, bài soạn.
Trò: - Sưu tầm tranh ảnh, những bài viết về Bác.
- Đọc SGK- trả lời các câu hỏi.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
* Ổn định tổ chức:
- Điểm danh sĩ số lớp.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
* Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là văn bản nhật dụng? Khi phân tích một vản bản nhật dụng ta cần lưu ý điều gì?
Ngày soạn:15/8/2010 Ngày dạy: Tiết 1 : Phong cách Hồ Chí Minh (Lê Anh Trà) A. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức : Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị. b. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích văn bản nhật dụng. c. Thái độ : Học sinh có thái độ kính yêu, tự hào về Bác. Từ đó có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác. B. Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò : Thầy : - Sưu tầm tranh ảnh, những mẩu chuyện về Bác. - Đọc, nghiên cứu tài liệu, bài soạn. Trò: - Sưu tầm tranh ảnh, những bài viết về Bác. - Đọc SGK- trả lời các câu hỏi. C. Tổ chức các hoạt động dạy học: * ổn định tổ chức : - Điểm danh sĩ số lớp. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. * Kiểm tra bài cũ : ? Thế nào là văn bản nhật dụng ? Khi phân tích một vản bản nhật dụng ta cần lưu ý điều gì ? * Tổ chức dạy học bài mới : - Giới thiệu bài: Hồ Chí Minh không chỉ là anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Bởi vậy phong cách sống và làm việc của Bác không chỉ là phong cách sống và làm việc của người anh hùng dân tộc vĩ đại mà còn là của một nhà văn hoá lớn, một con người của nên văn hoá tương lai. I. Tìm hiểu chung về văn bản: 1. Tác giả, tác phẩm : - Tác giả : Lê Anh Trà là một nhà báo. - Tác phẩm : Văn bản được trích từ bài báo “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị, trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam” của Lê Anh Trà - (Viện Văn hoá xuất bản Hà Nội 1990). 2. Đọc – tìm hiểu chú thích : - Đọc : Chậm rãi, bình tĩnh, khúc triết. - Tìm hiểu các chú thích SGK- Giáo viên lưu ý thêm 2 từ : + Bất giác : Tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước. + Đạm bạc : Sơ sài, không cầu kì, bày vẽ. 3. Thể loại và phương thức biểu đạt. - Kiểu văn bản : Nhật dụng. - Phương thức biểu đạt : Nghị luận 4. Bố cục : 3 phần ? Hãy tìm bố cục của văn bản : ->3 phần : - Từ đầu ...rất hiện đại Quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. - Tiếp ....hạ tắm ao Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ. - Còn lại : Bình luận và khẳng định ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. II. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm : 1. Quá trình hình thành và điều kì lạ của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh : ( Học sinh đọc phần 1 văn bản) ? Hãy khái quát nội dung chính của đoạn văn ? ? Bằng những con đường nào Bác Hồ có được vốn văn hoá sâu rộng ấy ? -> Nội dung : Vốn tri thức văn hoá sâu rộng của Hồ Chí Minh. -> Bằng thiên tài, bằng sự dày công học tập rèn luyện. Cụ thể : Đi qua nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông tới phương Tây, hiểu biết sâu rộng nền văn hoá các nước châu á, Âu, Phi, Mĩ... ? Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy Bác Hồ đã làm gì ? -> Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ (nói và viết thạo nhiều thứ tiếng Anh, Nga, Hoa, Pháp... + Qua công việc, lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề khác nhau) + Học hỏi, tìm hiểu toàn diện và tới mức sâu sắc “đến mức uyên thâm ” ? Theo em điều quan trọng và kì lạ nhất trong phong cách của Người là gì ? -> Điều quan trọng và kì lạ nhất là : + Người tiếp thu một cách có chọn lọc, tinh hoa văn hoá nước ngoài. Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động. Tiếp thu mọi cái đẹp cái hay đồng thời phê phán những hạn chế tiêu cực. Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. ? Chính điều kì lạ và quan trọng ấy đã góp phần tạo nên phong cách Hồ Chí Minh . Em cảm nhận như thế nào về phong cách của Người ? -> Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà những phẩm chất khác nhau thống nhất trong một con người đó là : Truyền thống và hiện đại, phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế, vĩ đại và bình dị. Đó là sự kết hợp và thống nhất hào hoà bậc nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Một mặt tinh hoa Hồng Lạc đúc nên Người nhưng mặt khác tinh hoa nhân loại cũng góp phần làm nên phong cách Hồ Chí Minh. Tiết 2 : 2. Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh : ( Học sinh đọc phần 2 văn bản) ? Vẻ đẹp nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh là gì ? -> Vẻ đẹp giản dị mà thanh cao của Người. ? Vẻ đẹp ấy được tác giả kể và bình luận trên những phương diện nào ? -> Trên 3 phương diện : + Nơi ở, làm việc : Đơn sơ “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao “như làng quê quen thuộc”, chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách họp bộ chính trị, làm việc và ngủ” + Trang phục: Hết sức giản gị : Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp cao su, tư trang ít ỏi, “chiếc va li với bộ áo quần, vài vật kỉ niệm. + Ăn uống: Đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghép, cà muối, cháo hoa ? Hãy tìm thêm những câu chuyện, câu thơ nói về sự giản dị của Bác. -> “ Nhà Bác đơn sơ một góc vườn . thế gian” ? Như vậy đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo trong và ngoài nước viết về sự giản dị của Bác nhưng ở văn bản này ta vẫn thấy nét độc đáo trong cách viết của Lê Anh Trà. Em hãy tìm lí giải ? -> Nét độc đáo của Lê Anh Trà là bằng những câu chuyện cụ thể, những từ ngữ, những câu văn giàu hình ảnh, điểm vài lời nhận xét so sánh ý nhị dẫn dắt người đọc vào thăm nơi ăn chốn ở của Người như vào một bảo tàng vừa bình dị vừa thiêng liêng. -> Chính nét độc đáo này đã làm nổi bật được vẻ đẹp giản dị của Bác đồng thời có tác dụng thu hút hấp dẫn người đọc người nghe. ? Để làm nổi bật hơn về cách sống của Hồ Chí Minh tác giả đã đưa ra lời bình luận thật sâu sắc. Em hãy tìm câu văn bình luận đó ? -> Câu văn : “ Tôi dám chắc không có một vị lãnh tụ, một tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống đến mức giản dị và tiết chế như vậy. Bất giác ta nghĩ đến các vị hiền triết ngày xưa ” ? Em cảm nhận như thế nào về lời bình trên ? ->Đây là cách so sánh, đối chiếu, liên tưởng chính xác, giúp cho bạn đọc mở rộng khơi sâu trí tuệ và tâm hồn.Từ cách sống của Hồ Chí Minh chúng ta nghĩ đến nhiều nhân vật nổi tiếng trên thế giới : những nguyên thủ quốc gia, những vị tổng thống lừng danh về sự giàu có sang trọng. Chúng ta cũng nhớ lại các vị hiền triết phương Đông đã từng sống thanh cao giản dị như Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Trãi với thơ cùng hiện về : Thu ăn măng trúc đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao... ? Em hiểu gì về cách sống của các hiền triết qua 2 câu thơ ? ->Vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao... 3. ý nghĩa của phong cách văn hoá Hồ Chí Minh. ( Học sinh đọc phần còn lại của văn bản) ? Đoạn văn cho em biết gì về phong cách văn hoá Hồ Chí Minh ? Vì sao ? ->Phong cách sống giản dị đảm bạc của Hồ Chí Minh vô cùng thanh cao đạm bạc. Vì : Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó. Đây cũng không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời hơn người. Đây là một cách sống có văn hoá trở thàh một quan niệm thẩm mĩ : “ Cái đẹp là sự giản dị tự nhiên”. ? Vậy ý nghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? ->Phong cách Hồ Chí Minh gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết. ? So với các hiền triết ấy phong cách Hồ Chí Minh có gì giống và khác ? ->Giống : - Giản dị, đạm bạc, thanh cao - Yêu và chan hoà với thiên nhiên. Khác : - Hiền triết lánh đục tìm trong bằng con đường cư ẩn. - Bác Hồ chủ động tìm đường cứu nước và trở thành người chiến sĩ cách mạng... - Phong cách cuả các hiền triết chỉ mang tính dân tộc còn phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp giữa dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. 4. Nghệ thuật trong văn bản : ? Để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? ->Kết hợp kể + bình luận. - Chọn lọc chi tiết tiêu biểu. - So sánh với các bậc hiền triết. - Dẫn chứng thơ cổ, dùng từ Hán Việt. - Nghệ thuật đối lập : vĩ nhận mà giản dị gần gũi, am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc hết sức Việt Nam. III . Tổng kết – ghi nhớ : ? Bài phong cách Hồ Chí Minh đã cung cấp thêm cho em những hiểu biết nào về Bác Hồ ? ->Hiểu rõ hơn, sâu thêm những đạo đức tạo nên phong cách, cách sống của Người. Đó là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại mà bình dị. ? Từ hiểu biết đó em có tình cảm như thế nào đối với Bác ? ->Tự hào, kính yêu, biết ơn và tự nguyện học tập theo gương Bác. ? Học tập theo phong cách Bác chúng ta cần lưu ý điều gì ? ->Cần phải hoà nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Ghi nhớ : SGK. IV. Luyện tập : ? Kể một số câu chuyện về sự giản dị của Bác. ? Hát minh hoạ bài “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người ” V. Bài tập về nhà : - Học bài cũ. - Bài mới: Soạn bài : “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình ” D. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch: Ngày soạn:15/8/2010 Ngày dạy: Tiết 3 : các phương châm hội thoại A. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức : Giúp học sinh nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất. b. Kĩ năng : Biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội. c. Thái độ : Nghiêm túc, đúng đắn trong giao tiếp. B. Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò : Thầy : - Tình huống giao tiếp. - Đọc tài liệu, soạn bài. Trò: - Chuẩn bị bài chu đáo. C. Tổ chức các hoạt động dạy học: * ổn định tổ chức : - Điểm danh sĩ số lớp. - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. * Kiểm tra bài cũ : ? Nhắc lại kiến thức hội thoại ở lớp 8. * Tổ chức dạy học bài mới : - Giới thiệu bài: (GV giới thiệu) I. Phương châm về lượng : 1. Chọn ngữ liệu : (Học sinh đọc đoạn đối thoại SGK trang 8) 2. Phân tích ngữ liệu, rút ra kết luận : ? Bơi nghĩa là gì ? ->Là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể. ? Khi An hỏi “ học bơi ở đâu” mà Ba trả lời “ ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba có đáp ứng được điều mà An muốn biết không ? Vì sao ? ->Câu trả lời của Ba không đáp ứng được điều mà An muốn biết. Vì : Điều mà An cần biết là một địa điểm cụ thể nào đó như bể bơi thành phố, sông, hồ, biển,... chứ không phải là môi trường bơi. ? Theo em cần trả lời như thế nào ? ->Tớ học bơi ở bể bơi thành phố (hoặc ở sông)... ? Em nhận xét gì về nội dung Ba trả lời ? ->Ba trả lời không đúng yêu cầu nội dung giao tiếp -> thiếu thông tin. Từ đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp ? ->Khi nói, câu nói phải có nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp. Không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi. (Học sinh đọc truyện “Lợn cưới áo mới ” ) ? Truyện này gây cười ở điểm nào ? ->Truyện gây cười ở chỗ câu hỏi của anh “lợn cưới ” và câu trả lời của anh “áo mới” đều trái với những câu hỏi-đáp bình thường. ? Em hãy chỉ rõ ? ->Cả hai nhân vật đều nói thừa thông tin “Lợn cưới” và “ áo mới ” ? Lẽ ... ổ tay, ngón tay, đốt tay, móng tay, + Hình dáng của tay : Dày, mỏng, dài, ngắn + Hoạt động của tay : Sờ, nắn, bóp, cầm, nắm, giữ, nâng, bê X. Luyện tập : ? Nếu xét về mặt nghĩa của từ thì bài học hôm nay học những đơn vị kiến thức nào ? -> Từ một nghĩa, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ XI. Bài tập về nhà : - Ôn lại kiến thức. - Chuẩn bị tiết 49: Tổng kết từ vựng D. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch: Ngày soạn: 5 / 10 / 2010 Ngày dạy: Tiết 45 Trả bài tập làm văn số 2 A. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức : Giúp học sinh : - Nắm vững hơn cách làm văn tự sự kết hợp miêu tả, nhận ra được những chỗ mạnh, yếu của mình khi viết loại bài này. b. Kĩ năng : Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lạp dàn ý và diễn đạt hoàn chỉnh. c. Thái độ : Làm bài trung thực, khách quan, nghiêm túc. B. Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò : Thầy : Kết quả chấm bài. Trò: Tinh thần sửa lỗi. C. Tổ chức các hoạt động dạy học: * ổn định tổ chức : * Kiểm tra tinh thần của học sinh : * Tổ chức dạy học bài mới : - Giáo viên ghi lại đề bài lên bảng yêu cầu học sinh xác định : Thể loại, nội dung, cấu trúc. - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. Học sinh đối chiếu với bài của mình. + Về kiểu bài : Nhìn chung đã xác định đúng thể loại tự sự dưới hình thức của một bức thư. Tuy nhiên có một số em sử dụng yếu tố biểu cảm hơi nhiều. (VD : Hoặc một số em kể quá lan man dài dòng. ( + Về bố cục : có đủ cả 3 phần (MB, TB, KB) + Về nội dung : Một số em chưa kể được tâm trạng khi trở về thăm trường mà còn kể hời hợt, chưa sâu sắc, chưa tạo được ấn tượng. + Về hình thức : Trình bày tương đối sạch sẽ, ít sai lỗi chính tả. Kết quả cụ thể : Lớp 9B : hs Lớp 9D : hs Giỏi-Khá TB Yếu - GV đọc một số bài giỏi, khá, yếu - GV gọi điểm vào sổ. Dặn dò : Những bài dưới điểm 5 về nhà làm lại. Ngày soạn: 10 / 10 / 2010 Ngày dạy: Tiết 46 Đồng chí (Chính Hữu) A. Mục tiêu cần đạt: a. Kiến thức : Giúp học sinh : - Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đợi và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ. - Nắm được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. Chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm và cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng. b. Kĩ năng : Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng. c. Thái độ : Yêu mến tự hào về tình đồng chí đồng đội được thể hiện trong bài thơ. B. Chuẩn bị phương tiện dạy học của thầy và trò : Thầy : Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án. Trò: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK. C. Tổ chức các hoạt động dạy học: * ổn định tổ chức : * Kiểm tra bài cũ : ? Đọc thuộc lòng đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” và trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Ngư và biện pháp xây dựng nhân vật của tác giả ? * Tổ chức dạy học bài mới : - Giới thiệu bài: GV giới thiệu I. Tìm hiểu chung : 1. Tác giả, tác phẩm : ? Dựa vào chú thích SGK hãy giới thiệu những nét chính về tác giả ? -> Tác giả: Chính Hữu (1926) quê ở huyện Can Lộc-Hà Tĩnh. Năm 1946 tham gia vào trung đoàn thủ đô và trở thành nhà thơ quân đội. - Thơ của ông hầu hết chỉ viết về người lính trong hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí, đồng đội, tình quê hương, sự gắn bó giữa tiền tuyến và hậu phương. - Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Đồng chí” được ra đời đầu năm 1948 sau khi nhà thơ cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947. 2. Tìm hiểu chú thích : (Theo SGK) 3. Thể loại : Thơ tự do 4. Mạch cảm xúc và bố cục bài thơ ? Đọc bài thơ và tìm cảm xúc chủ đạo của bài thơ ? -> Bài thơ viết về tình đồng chí đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạnh (mà phần lớn họ đều xuất thân từ nông dân). Đồng thời bài thơ cũng làm hiện lên hình ảnh chân thực giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn thiếu thốn. ? Căn cứ vào ý thơ em hãy tìm bố cục của bài thơ ? -> Bố cục 2 phần : - 16 câu đầu : Tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao quí. - Ba câu cuối : Biểu tượng đẹp về tình đồng chí. II. Tìm hiểu chi tiết : Cùng chung chí hướng, lí tưởng 1. Tình đồng chí đồng đội thiêng liêng cao quí : ? Dựa vào vốn từ Hán Việt hãy giải thích nghĩa của từ “đồng chí” ? -> Đồng : cùng Chí : chí hướng ? Bài thơ được viết dưới dạng câu chuyện tâm tình của 2 người bạn, 2 người lính. Đọc 2 câu thơ đầu và cho biết họ tâm tình với nhau những gì ? -> Họ tâm tình với nhau về : Quê hương anh : Nước mặn đồng chua Làng tôi nghèo : Đất cày nên sỏi đá ? Hai hình ảnh “nước mặn đồng chua” và “đất cày nên sỏi đá” giúp em cảm nhận điều gì về quê hương anh bộ đội. -> Hai hình ảnh gợi lên quê hương các anh bộ đội đều là những vùng quê nghèo, khó làm ăn canh tác. Đó là vùng đồng bằng ven biển ngập mặn, phèn chua và vùng núi trung du bạc màu đá ong hoá ? Theo lời tâm sự về quê hương của các anh bộ đội, ta biết được tình đồng chí đồng đội của họ trước hết bắt nguồn từ cơ sở nào ? -> a) Cơ sở của tình đồng chí : + Sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó. (Đó chính là cơ sở cùng chung giai cấp xuất thân của những người lính cách mạng. Điều đó cùng với mục đích, lí tưởng đã khiến họ từ phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội cách mạng và trở nên thân quen với nhau) ? Ngoài ra tình đồng chí đồng đội còn được tạo nên từ lí do (cơ sở) nào khác ? Chi tiết nào chứng tỏ điều đó ? -> - Cùng chung một mục đích lí tưởng và nhiệm vụ sát cánh bên nhau trong chiến đấu. Chi tiết : “Súng bên súng đầu sát bên đầu” . - Cùng chan hoà, chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm, vui. Chi tiết : “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” ? Chi tiết “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” gợi cho em cảm xúc gì ? -> Hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm. ? Dòng thơ thứ 7 có gì đặc biệt ? Mạch cảm xúc và suy nghĩ của bài thơ được triển khai như thế nào ở trước và sau câu thơ đó ? -> Dòng thơ có cấu trúc đặc biệt chỉ có 1 từ với 2 tiếng và dấu chấm than tạo nên một nốt nhấn vang lên như một sự phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi thân thương của đồng đội. Đồng thời nó như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu (Cơ sở của tình đồng chí) với phần sau (Những biểu hiện của tình đồng chí ). ? Như vậy qua 7 câu thơ đầu, em thấy tình cảm đồng chí, đồng đội của những người lính cách mạng được phát triển như thế nào ? -> Anh-tôi , xa lạ- quen nhau -> tri kỉ thành đồng chí. ( GV : Từ dòng thứ 8 ->17 của bài thơ tiếp tục triển khai chủ đề “tình đồng chí ”. ở đây tác giả đưa ra những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí) ? Em hãy phát hiện những câu thơ đó : “Ruộng ra lính” -> b) Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí. ? Ba câu thơ nêu lên biểu hiện gì của tình đồng chí ? -> Sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau. ? Từ “mặc kệ” ở đây có nghĩa là gì ? (Có phải là sự phó mặc không quan tâm đến gia đình của những người lính cách mạng không ?) -> Không mà từ “mặc kệ” có nghĩa là sự dứt khoát mang dáng dấp trượng phu của những người lính. Họ gắn bó nặng lòng với quê hương nhưng theo tiếng gọi thiêng liêng của tổ quốc họ đã quyết tâm ra đi vì nghĩa lớn. ? Dựa vào đâu mà em khẳng định họ có sự gắn bó nặng lòng với quê hương ? -> Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. ? Nhận xét của em về biện pháp tu từ ? -> Nghệ thuật nhân hoá, thể hiện tình cảm nỗi nhớ thương không chỉ của người hậu phương với tiền tuyến mà còn là tiền tuyến với hậu phương. ? Tình đồng chí đồng đội còn được biểu hiện như thế nào ? -> Cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính. ? Đó là những gian lao thiếu thốn nào ? -> + Thời tiết khắc nghiệt : giá buốt, sương, + Bệnh tật : sốt rét rừng + Thiếu thốn trang phục : áo rách quần vá chân không giày ? Để diễn tả được sự gắn bó, chia sẻ sự giống nhau của mọi cảnh ngộ của người lính tác giả đã sử dụng chi tiếy hình ảnh và xây dựng những câu thơ có kết cấu như thế nào ? -> Các chi tiết, hình ảnh cụ thể chân thực thể hiện sự gắn bó và đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng đội. - Xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng nhau trong từng cặp hoặc từng câu. ? Cuối cùng nhà thơ đã khép lại bằng một hình ảnh đẹp về tình đồng chí. Em hãy phát hiện và nêu cảm nhận của mình ? -> Hình ảnh : Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Biểu hiện: Sự gắn bó keo sơn,cảm thông,chia sẻ Tiếp thêm sức mạnh Niềm tin và lời hẹn thề chiến thắng (GV : Như vậy đồng chí không chỉ là cùng chung chí hướng cùng chung cảnh ngộ, chia sử thiếu thốn gian lao mà còn là từ giai cấp mà lên, từ lí tưởng mà có. Tất cả điều đó đã tạo nên sự gắn bó keo sơn giữa những người lính giúp họ có thêm sức mạnh chiến đấu chiến thắng kẻ thù. Và đó cũng là lí do khiến họ trở thành bức tranh đẹp về tình đồng chí) 2. Biểu tượng về người lính : (Đọc 3 câu cuối) ? Nhận xét của em về cấu trúc 3 câu cuối và biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng ? -> Cấu trúc đặc biệt : 3 câu thơ với số chữ không đều nhau và kết hợp biện pháp tu từ nghệ thuật đối lập (Súng : chiến tranh ác liệt >< Trăng : hoà bình) ? Điều đó giúp em cảm nhận được gì về 3 câu thơ ? -> Đây là bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng chí, là biểu tượng đẹp về người chiến sĩ. Bức tranh có 3 hình ảnh gắn kết với nhau : Người lính, khẩu súng, vầng trăng. - Bức tranh vừa có hình ảnh thực vừa có hình ảnh mang tính biểu tượng. : + Hình ảnh thực : Đêm xuống trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích chờ giặc đứng bên nhau sức mạnh của tình đồng chí giúp họ vượt lên mọi khó khăn gian khổ. + Hình ảnh manh tính biểu tượng : Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, chiến sĩ và thi sĩ=> Biểu tượng cho thơ ca kháng chiến -> Nền thơ kết hợp chất hiện thực và cảm hứng lãng mạn. III. Tổng kết – Ghi nhớ : ? Bài thơ giúp em cảm nhận được gì về nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài thơ ? -> Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. - Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. IV. Luyện tập : ? Hình ảnh người lính-anh bộ đội cụ Hồ trong bài thơ theo sự cảm nhận của riêng em ? -> Là những người lính- anh bộ đội xuất thân từ nông dân. Họ sẵn sàng bỏ lại sau lưng những gì quí giá thân thiết nhất để ra đi vì nghĩa lớn. - Họ đã trải qua những gian lao thiếu thốn đến tột cùng. - Tình đồng chí đồng đội keo sơn gắn bó V. Bài tập về nhà : - Học bài cũ và viết lời bình cho 3 câu cuối bài. - Soạn bài: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính ” D. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch:
Tài liệu đính kèm: