Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 28

Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 28

TUẦN 1 : Tiết 1, 2

 Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 ( Lê Anh Trà)

I/ Mục tiêu cần đạt

-Giúp hs :

+Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại, giữa thanh cao và giản dị

+Giúp học sinh nắm được đây là văn bản nhật dụng có sử dụng yếu tố lập luận .

+Bồi dưỡng cho học sinh lòng kính yêu Bác. Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác , hs có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác

II / Chuẩn bị

 - Soạn giáo án

 - Những tư liệu liên quan đến tính giản dị của Bác

 - Kiến thức về văn bản nhật dụng và nghị luận

 - Phương pháp : khai thác theo hướng một văn bản nhật dụng có nâng cao về nghệ thuật lập luận

 

doc 79 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 - Tiết 1 đến 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/08/2008
Ngày giảng : 26/08/2008
TUẦN 1 : Tiết 1, 2 
	Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 ( Lê Anh Trà)
I/ Mục tiêu cần đạt 
-Giúp hs :
+Thấy được vẻ đẹp trong phong cách HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại , dân tộc và nhân loại, giữa thanh cao và giản dị 
+Giúp học sinh nắm được đây là văn bản nhật dụng có sử dụng yếu tố lập luận .
+Bồi dưỡng cho học sinh lòng kính yêu Bác. Từ lòng kính yêu và tự hào về Bác , hs có ý thức tu dưỡng học tập rèn luyện theo gương Bác 
II / Chuẩn bị 
 - Soạn giáo án 
 - Những tư liệu liên quan đến tính giản dị của Bác
 - Kiến thức về văn bản nhật dụng và nghị luận
 - Phương pháp : khai thác theo hướng một văn bản nhật dụng có nâng cao về nghệ thuật lập luận
 III / Tiến trình tổ chức hoạt động day – học 
A / Ổn định tổ chức
B / Kiểm tra bài cũ 
C/ Bài mới 
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 HCM không những là nhà yêu nước , nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hóa thế giới , vẻ đẹp văn hoá chính la ønét nổi bật trong phong cách HCM . Hiện nay toàn Đảng, toàn dân đang học tập theo tấm gương đạo đức HCM. Vậy đạo đức HCM là những nét nào?Hôm nay ta tìm hiểu một nét trong phẩm chất đạo đức của Người
Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
 Hs đọc – nhận xét 
Giải thích từ khó
? Phong cách là gì?
? Kiểu văn bản?
Văn bản nhật dụng có sử dụng phương thức biểu cảm, nghị luận, tự sự , miêu tả
Hoạt động2 Hướng dẫn học sinh phân tích văn bản
? Mở đầu tác phẩm cho ta thấy trong cuộc đời hoạt động của mình ,Người đã tiếp xúc với văn hóa thế giới. Vậy Người tiếp xúc, tiếp thu các nền văn hóa như thế nào? bằng cách nào? Tìm các ví dụ có tính chất lập luận chứng minh cho luận điểm trên ? 
?Em có nhận xét gì về cách dùng từ ở đây?
Dùng một từ chỉ tính chất ( nhiều)
?Có tác dụng gì?
Sự học hỏi đến mức say mê,sâu sắc học từ trực tiếp đến gián tiếp
? Kết quả của sự tiếp xúc, học hỏi đó?
? Uyên thâm ? 
? Thái độ tiếp thu văn hoá các nước của Bác như thế nào? 
 GV :Bác không chịu ảnh hưởng một cách thụ động mà biết chọn lọc cái đẹp , cái hay. Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế . điều này đòi hỏi một bản lĩnh vững vàng.
 ? Sự tiếp thu ấy đã để lại điều gì trong con người HCM ?
-Bình:Người đến với các vùng văn hóa trước hết không phải vì văn hóa vì văn hóa không phải là mục tiêu, là ham muốn tột bậc mà vì mục đích cách mạng .Trong quá trình hoạt động cách mạng đầy gian khó, văn hóa đã trở thành nhịp cầu gặp gỡ. Sự say mê học hỏi của Người là một cảm tính tự nhiên. Nó xuất phát từ nhận thức:văn hóa vừa là phương tiện hoạt động cách mạng vừa la øđộng cơ hiểu biết của Người. Chính vì nhận thức đó mà người chiến sỹ cách mạng HCM học hỏi không ngừng nghỉ 
Dù tiếp xúc với nhiều nền văn hoá tiên tiến của nhân loại nhưng Bác có một lối sống rất giản dị 
? Lối sống giản dị của Bác thể hiện ở những luận cứ nào ? 
? Aùo trấn thủ?
? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? đâu là câu văn bình luận? 
Câu:“Lần đầu tiêncủa mình” Là câu khẳng định trực tiếp
,“Tôi không dám chắcnhư vậy”?là câu khẳng định gián tiếp ( phủ định)- Bình luận bằng cách so sánh
Tác dụng ? 
? Ở lớp 7 em đã học những văn bản nào nói về lối sống giản dị của Bác ?
-Văn bản : Đức tính giản dị của Bác 
? Vậy văn bản này co ùnội dung gì mới nói về phong cách của Bác? 
- Sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá dân tộc và văn hóa nhân loại, giữa truyền thống và hiện đại 
- Gv :Trong thực tế yếu tố nhân loại và dân tộc , truyền thống và hiện đại luôn có xu hướng loại trừ nhau .Nhưng Bác lại kết hợp hài hoà những yếu tố ấy bởi nhờ cóbản lĩnh ý chí của người chiến sỹ cách mạng và tình cảm cách mạng 
? Cách sống giản dị của Bác có phải là lối sống khắc khổ , khác người không ? 
- Không tự thần thánh hoá , không tự làm cho khác đời , không phải là lối sống khắc khổ mà là lối sống có văn hoá đã trở thành quan niệm thẩm mỹ , cái đẹp là sự giản dị tự nhiên , thanh cao 
Bình: Với cương vị là một chủ tịch nước ,ta thấy Người ở trong một nếp nhà sàn như người dân Việt Bắc, Người mặc giản dị như những người nông dân . bữa ăn thì rất đạm bạc. Tất cả những điều đó là biểu hiện của lòng yêu thương con người mà Người hòa mình vào quần chúng ở mọi lúc , mọi nơi. Đó là lối sống thanh cao di dưỡng tinh thần phù hợp với một tâm hồn thiện mĩ. 
 Sống quen thanh đạm nhẹ người
Việc làm tháng rộng ngày dài ung dung
? Cách sống của Bác gợi cho ta nhớ đến những nhà hiền triết nào ? 
- Nguyễn Trãi , Nguyễn Bỉnh Khiêm .đây là ba nhân cách lớn ,ba nhà văn hoá có lối sống vừa thanh cao vừa giản dị.coi trọng tinh thần hơn vật chất
?Sự so sánh đó nói lên điều gì?
- Cho thấy Bác rất P Đông ,gắn bó sâu sắc với vẻ đẹp tinh thần dân tộc.
Hoạt động 3.Tổng kết
? Tìm những nét tiêu biểu về nt ? 
- Kể , tả và bình luận 
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu có liệt kê 
- Sử dụng những từ Hán –Việt tạo sự gần gũi với các hiền triết 
- Nt so sánh , nhằm làm nổi bật vẻ đẹp phong cách văn hoáHCM. 
? Qua phân tích hãy cho biết nội dung chính của văn bản ?
Học sinh trả lời
- Hs tự làm.
I / Đọc- hiểu chung văn bản 
1 /Vài nét về tác giả, tác phẩm 
2 / Đọc ,tóm tắt văn bản 
II / Phân tích văn bản 
1 / Sự tiếp thu văn hoá nhân loại để tạo nên phong cách HCM ( con đường)
Con đường:
-Người ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước, sống dài ngày ở Pháp, Anh, nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng, làm nhiều nghề.
Mức độ, cách thức:
-Người học hỏi ,tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của thế giới đến mức uyên thâm.
-Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại .
Hệ quả:
-Tạo ra một nhân cách , một phong cách rất VN , rất phương Đông nhưng cũng rất mới , rất hiện đại.
2 / Lối sống giản dị thanh cao của HCM ( biểu hiện)
- Nơi ở , nơi làm việc :+ Nhà sàn nhỏ cạnh ao có vài phòng tiếp khách , làm việc và phòng ngủ với đồ đạc đơn sơ 
- Trang phục : bộ quần áo bà ba nâu , áo trấn thủ , dép lốp hết sức giản dị
- Ăn uống đạm bạc : cá kho , rau luộc ,dưa ghém
=>Liệt kê và bình luận 
:Làm nổi bật phong cách của Người và để lại ấn tượng sâu đậm : Lối sống giản dị , thanh cao 
kết hợp giữa truyền thống và hiện đại
II/ Tổng kếtù 
III/ Luyện tập (sgk)
 D / Củng cố 
? Em hiểu gì về phong cách HCM ? 
Đ/ Dặn dò 
 - Làm luyện tập 
 - Soạn văn bản tiếp theo.
Câu hỏi trắc nghiệm:Chọn câu trả lời đúng nhất
Phong cách HCM làï­ kết hợp hài hòa giữa:
Truyền thống và hiện đại,dân tộc và nhân loại
Dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị
Thanh cao và giản dị, truyền thống và hiện đại
Truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
Ngày soạn : 22/08/2008
Ngày giảng : 27/08/2008
TUẦN 1 : Tiết 3 
	CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 
I / Mục tiêu cần đạt 
- Giúp hs 
+ Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất 
+Biết vận dụng phương châm này trong giao tiếp 
-Tích hợp với văn bản :Lợn cưới áo mới 
II / Chuẩn bị 
Soạn bài 
Phương pháp: quy nạp
III / Tiến trình tổ chức hoạt động day – học 
A/ Ổn định tổ chức 
B/ Kiểm tra bài cũ 
C / Bài mới : 
Hoạt động 1 :Tìm hiểu đoạn đối thoại
 Hs đọc ví dụ 
? Khi An hỏi cậu học bơi ở đâu ? thì An muốn biết điều gì ? 
-Địa điểm Ba học bơiở sông hay hồ , hồ nào? 
?Vậy Ba trả lời : Học ở dưới nước, thì câu trả lời có đáp ứng điều An muốn hỏi không ? 
-Không .Vì nội dung mà An cần biết không phải vậy .
?An cần trả lời như thế nào ?
Hs trả lời.
?Vậy người nghe trả lời ít hay nhiều hơn người cần hỏi ? 
-Ít hơn , thiếu nội dung cần biết ( thừa điều mà An đã biết)
? Từ vd trên hãy cho biết bài học trong giao tiếp
Cần nói cho có nội dung ,không thiếu .
Hs đọc ví dụ
?Người mất lợn hỏi người có áo mới về vấn đề gì?
?Người có áo mới trả lời như thế nào?
? Vì sao truyện lại gây cười ? 
-Các nhân vật nói nhiều hơn những điều cần nói 
?Người có lợn cưới và áo mới phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biếtđiều cần hỏi và trả lời? 
 -Hỏi: bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không ? 
 -Trả lời: nãy giờ tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả 
? Vậy cần phải tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
-Trong giao tiếp không cần nói nhiều hơn những điều cần nói. 
? Từ vd 1 và vd 2 hãy cho biết khi giao tiếp ta cần tuân thủ những điều gì để đảm bảo phương châm về lượng ? 
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
Hoạt động 2: Tìm hiểu phương châm về chất
Hs đọc ,tóm tắt câu chuyện
?Trả lời quả bí to bằng cả cái nhà có đúng không?
? Cái nồi đồng to bằng cái đình có đúng không?
? Câu nói quả bí, nồi đồng to đã có bằng chứng xác thực đưa ra chưa?
?Nếu nói quả bí, nồi đồng có độ to đáng kể thì nên nói như thế nào?
?Truyện phê phán những điều gì ? 
- Tính nói khoác .
? Vậy trong giao tiếp điều gì cần tránh ? 
- Không nên nói những điều mà mình không tin là thật. Không có bằng chững xác thực.
? Nếu không chắc bạn mình nghỉ học thì em có trả lời vói thầy cô là bạn ấy nghỉ học vì ốm không?
- Không .
? Vậy trong giao tiếp ta cần tránh những điều gì?
- Đừng nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực. 
? Từ 2 vd trên khi giao tiếp ta cần tuân thủ những điều gì ? 
Hs đọc ghi nhớ 
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs làm luyện tập
?Dựa vào phương châm về lượng để phân tích lỗi về lượng trong những câu ở BT1
Hoạt động n hóm
-Thừa cụm từ (nuôi ở nhà ) vì gia súc đã hàm chứa nghĩ la ... nàng như thế nào ? 
-Vẻ đẹp của Vân tạo nên sự hoà hợp êm đềm với xung quanh nên nanøg sẽ có cuộc đời bình lặng .
HS đọc 12 câu tiếp 
? Vẻ đẹp của Thuý Kiều được miêu tả ở những mặt nào ? 
 -Nhan sắc : 6 câu đầu
 -Tài năng:6câu tiếp
? Dựa vào chú thích sgk hãy cho biết vẻ đẹp hơn người của Kiều ? 
 Aùnh mắt Kiều trong sáng như nước muà thu , đôi mày nàng thanh toát như nét núi mùa xuân 
? Tạisao khi tả Kiều tác giả chỉ tả đôi mắt ? 
-Đôi măt thể hiện phần tinh anh của tâm hồn trí tuệ .Cái sắc sảo của trí tuệ , mặn mà của tâm hồn liên quan đến đôi mắt .
?Vẻ đẹp của Kiều còn thể hiện qua chi tiết nào nữa ?
? Nhận xét nghệ thuật ? 
?Tác giả có miêu tả vẻ đẹp của Kiều giống của Vân không ? 
 - Không.Tác giả không miêu tả cụ thể như Vân mà chỉ miêu tả đôi mắt, ở đây thiên về gợi hơn tả 
?Nhận xét về vẻ đẹp của Kiều ? 
Là 1 vẻ đẹp lộng lẫy, khó tả , có sức thu hút kì lạ.
? Kiều có những tài năng gì ? 
? Tâm hồn? 
 - đa cảm . Cung đàn bạc mệnh mà chính Kiều tự tay sáng tác là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sầu ,đa cảm.
?Nhận xét về tài năng của Thúy Kiều? 
GV : Tác giả cực tả cái tài của Kiều 
Tài của Kiều đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mỹ phong kiến 
?Qua cách miêu tả của Nguyễn Du em có dự đoán được số phận của Kiều không ?
-Vẻ đẹp sắc sảo khiến thiên nhiên phải hờn ghen , tài hoa trí tuệ thiên bẩm , tâm hồn đa cảm , nó dự báo 1 cuộc đời gặp nhiều sóng gió tai ương bởi theo quan niệm phong kiến 
“ Trời xanh quen thói má hồng đáng ghen ”
“Chữ tài đi với chữ tai một vần ”
?Nghệ thuật tả người của Nguyễn Du đặc sắc ở chỗ nào ? 
 - Dùng những hình tượng như trăng,hoa,tuyết ,ngọcđể ngợi ca vẻ đẹp của con người,sự cao đẹp của tâm hồn ,bản lĩnh
 - Gợi nhiều hơn tả ,buộc người đọc phải tưởng tượng ,so sánh .
 -Tả chân dung nhưng lại dự báo tương lai của nhân vật 
-Tả với hai cách khách nhau (dùng nghệ thuật đòn bẩy )
? Cuộc sống của hai chị em Kiều được tác giả giới thiệu như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về cuộc sống đó?
Hoạt động 3
? Cảm hứng nhân đạo của Nguyễn Du qua đoạn trích ? 
-Đề cao nhân phẩm ,tài năng , trân trọng,đề cao vẻ đẹp của con người , 1 vẻ đẹp toàn vẹn .( ngưỡng mộ ,ngợi ca )
? Em cảm nhận được gì sau khi học xong đoạn trích?
Học sinh đọc ghi nhớ
I / Đọc - hiểu văn bản 
1 / Vị trí đoạn trích 
 Nằm ở phần mở đầu tác phẩm (từ câu 15-> 38 )
2/ Đọc –tìm bố cục 
3 / Phân tích 
3.1 Giới thiệu chị em Thuý Kiều 
-Mai cốt cách ,tuyết tinh thần 
- Mỗi người một vẻ,mười phân vẹn mười 
=> Nghệ thuật ẩn dụ , tượng trưng : vẻ đẹp thanh cao trong trắng , không giống nhau 
3.2 Chân dung Thuý Vân 
-Khuôn trăng : đầy dặn 
-Nét ngài : nở nang 
-hoa :cười.
-ngọc thốt đoan trang.
- Mây thua nước tóc.
 - Tuyết nhướng màu da. 
 =>Nghệ thuật ước lệ , ẩn dụ , nhân hoá , so sánh :vẻ đẹp đoan trang đầy đặn, phúc hậu , cao sang ,quý phái . 
- Cuộc đời nàng bình lặng ,yên ổn ,suôn sẻ
3.3 Vẻ đẹp Thuý Kiều 
* Nhan sắc :
Làn thu thuỷ ,nét xuân sơn
=> NT ước lệ :vẻ đẹp long lanh ,trong sáng , linh hoạt
 - Hoa ghen , liễu hờn 
 - Nghiêng nước , nghiêng thành 
 => Ước lệ, cổ điển :vẻ đẹp lộng lẫy, khó tả , có sức thu hút kì lạ .
* Tài :
-Cầm, kì ,thi, hoạ 
- Thông minh 
=> Tài năng toàn diện , hiếm có -> người phụ nữ tài sắc vẹn toàn , tuyệt thế giai nhân 
=> Cuộc đời nàng sẽ éo le ,đau khổ,bất hạnh 
3.4 / Cuộc sống của hai chị em 
 Eâm đềm tướng rủ màn che 
Phong lưu khuôn phép , đức hạnh ,mẫu mực 
II / Tổng kết
 Nội dung:
- Vẻ đẹp của TV,TK 
- Tinh thần nhân đạo của ND:ca ngợi vẻ đẹp ,tài năng ,dự cảm về kiếp người tài hoa ,bạc mệnh 
Nghệ thuật:
D / Củng cố 
-Trong hai bức chân dung thì chân dung nào nổi bật hơn ,khó vẻ hơn ?
Đ/ Dặn dò 
Soạn bài Cảnh ngày xuân
Làm luyện tập
Ngày soạn : 01/10/2007
Ngày giảng : 04/10/2007
TUẦN 6 : Tiết 28
Văn bản :CẢNH NGÀY XUÂN
	(Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) 
I / Mục tiêu cần đạt 
Giúp hs : 
Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du,kết hợp bút pháp tả và gợi ,sử dụng những từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng .Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng nhân vật
Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh 
Rèn luyện kĩ năng phân tích ,cảm thụ thơ 
II/Chuẩn bị
 Soạn bài 
III/Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học 
A/Ổn định tổ chức 
B/Kiểm tra bài cũ 
Đọc thuộc lòng đoạn trích và cho biết nghệ thuật tả người của Nguyễn Du ?
C/Bài mới 
Hoạt động 1:
?Tìm vị trí đoạn trích ?
 -HS trả lời như sgk
Hai học sinh đọc 
?Tìm đại ý đoạn trích 
-Tả cảnh xuân ,cảnh lễ hội ,cảnh du xuân của chị em Kiều 
?Tìm bố cục 
Bố cục 3 phần :
4 dòng đầu :Khung cảch ngày xuân 
8 câu tiếp :Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh 
6 câu cuối :Cảnh chị em Kiều du xuân trở về 
?Nhận xét trình tự miêu tả của tác giả trong văn bản ?Tác dụng ?
Trình tự :Từ khái quát đến cụ thể 
Tác dụng :Vẽ được bức tranh lễ hội ngày xuân vừa khái quát vừa cụ thể ,người đọc dễ hình dung ,dễ nhớ 
?Phương thức biểu đạt 
-Phương thức miêu tả 
ï?Ngoài ra còn kết hợp với phương thức nào ?
-Có sự kết hợp của các yếu tố tự sự và biểu cảm 
?Thể thơ ?
-Lục bát 
Hoạt động 2:Hướngdẫn đọc- hiểu văn bản
HS đọc 4 câu đầu 
? Cho biết nội dung của 4 câu đầu?
2 câu nói về thời gia, 2 câu miêu tả không gian.
? Đọc chú thích 1,2 (sgk)hãy giải thích nghĩa của hai dòng đầu của văn bản 
Ngày xuân qua nhanh như con thoi .Đã qua tháng giêng,tháng hai ,bây giờ đã là tháng ba 
? Từ đó cảnh mùa xuân được giới thiêụ vào thời điểm nào ?
Tháng ba (3-3 âm lịch)
? Vẻ đẹp của mùa xuân của tháng ba được qua chi tiết nào ? Hãy giải thích ?
- GV:Thảm cỏ non trải rộng tới chân trời là gam màu nền cho bức tranh xuân .Trên màu xanh non ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng, trắng điểm chứ không phải điểm trắng.Điểm trắng là điểm vài bông hoa nên làm cho cảnh vật trở nên sinh động ,có hồn chứ không tĩnh tại. 
-Màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt diệu 
? Lời thơ gợi cảnh tượng tháng ba mùa xuân như thế nào ?
Bầu trời trong sáng 
Mặt trời tươi xanh 
Không gian yên ả,thanh bình 
Đọc 6 câu tiếp 
? Đọc chú thích 3,4 cho biết lễ ,hội ở tiết thanh minh ?
Lễ ở đây là là lễ tảo mộ ,người ta đi viếng và sửa sang phần mộ của người thân 
Hội ở đây là hội đạp thanh ,người ta đi du xuân trên đồng quê 
Lễ đi liền hội
? Cảnh lễ hội được tác giả miêu tả như thế nào ?(qua chi tiết nào )
? nghệ thuật
Sử dụng nhiều từ láy ,từ ghép liên tiếp ,các động từ ,danh từ ,tính từ .
GV :Các từ gần xa ,yến anh,chị em, tài tử ,giai nhân,nô nức ,dập dìugợi lên không khí lễ hội thật rộn ràng.Các danh từ ( yến anh ,chị em,tài tử, giai nhân ) gợi tả sự đông vui ,nhiều người cùng đến lễ hội; các động từ (sắm sửa ,dập dìu )gợi tả sự rộn ràng náo nhiệt của ngày hội ;các tính từ (gần xa ,nô nức )làm rõ hơn tâm trạng của người đi hội . 
- Đặc biệt là cách nói ẩn dụ “nô nức yến anh ” gợi lên hình ảnh từng đoàn người nhộn nhịp đi chơi xuân như chim én ,chim oanh bay ríu rít .Đó chính là linh hồn của lễ hội là hồi hộp của sự kết đôi của con người và vạn vật. 
? Qua cuộc du xuân của chị em Thuý Kiều ,em hiểu gì về truyền thống văn hoá dân tộc 
 - Tác giả khắc hoạ một truyền thống văn hoá lễ hội xa xôi .Người ta sắm sửa lễ vật để tảo mộ ,sắm sửa quần áo để vui hội đạp thanh .Người ta rắc những thoi vàng rói ,đốt tiền giấy hàng mã để tưởng nhớ những người thân đã khuất 
? Cảnh cuối lễ hội được gợi tả bằng những chi tiết thời gian và không gian như thế nào ?
Thời gian :Chiều tối 
Không gian :Khe nước ,cầu 
? Cảnh vật không khí mùa xuân trong sáu câu thơ cuối có gì khác với bốn câu thơ đầu ?
Cảnh vẫn mang cái thanh thanh ,cái dịu của mùa xuân : nắng nhạt khe nước nhỏ ,nhịp cầu nhỏ .mọi chuyển động đều nhẹ nhàng .Tuy nhiên cái không khí nhộn nhịp rộn ràng của lễ hội không còn nữa tất cả đang nhạt dần ,lặng dần.
Nét khác là về thời gian ,không gian 
? Những từ tà tà ,thanh thanh ,nao nao có tác dụng gì ?
Gợi lên sự nhạt nhoà của cảnh vật và sự rung động của tâm hồn khi hội tan ,ngày tàn 
Bộc lộ nỗi niềm man mác ,bâng khuâng thấm sâu ,lan toả trong tâm hồn giai nhân đa tình ,đa cảm 
? Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong 6 câu thơ cuối 
? Cảm nhận của em về cảnh lễ hội ngày xuân ?
 - HS đọc ghi nhớ 
? Nghệ thuật miêu tả ?
Hoạt động 3 .Hướng dẫn luyện tập 
HS thảo luận trả lời 
I/Đọc hiểu văn bản
1/Ví tríđoạn trích 
Nằm sau đoạn trích Chị em Thuý Kiều
2/Đọc, tìm bố cục
3/Phân tích 
3.1/Khung cảnh ngày xuân 
Thời điểm :Tháng ba 
Cỏ non xanh tận chân trời 
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa 
->Vẻ đẹp mùa xuân :Mới mẻ ,tinh khôi ,giàu sự sống (cỏ non)khoáng đạt ,trong trẻo (xanh tận chân trời )nhẹ nhàng ,thanh khiết (điểm một vài bông hoa )
3.2/Cảnh lễ hội tháng ba 
 - Gần xa nô nức yến anh 
- Chị em sắm sửa 
-Dập dìu tài tử giai nhân 
- Ngựa xe như nước ,áo quần 
=> Ẩn dụ ,so sánh,từ láy, từ ghép : Không khí lễ hội đông vui, rộn ràng ,náo nhiệt 
3.3/Cảnh chị em Kiều du xuân trở về 
- Thời gian :tà tà bóng ngã về tây 
- Không gian : 
 +phong cảnh có bề thanh thanh 
 Nao nao dòng nước uốn quanh 
->thưa, vắng, buồn
- Con người :thơ thẩn ra về 
=>Tâm trạng :Luyến tiếc ,lặng buồn 
II/Tổng kết(sgk)
III/Luyện tập 
D/Củng cố : Nhắc lại nội dung bài 
Đ/Dặn dò : Làm luyện tập 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao An 1.doc