Giáo án Ngữ văn 9 kỳ 2

Giáo án Ngữ văn 9 kỳ 2

Tiết 1 - Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 (Lê Anh Trà)

A/ Mục tiêu cần đạt :

 -Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đaị, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

 - Từ lòng tin yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập theo gương Bác.

B/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Bài mới.

 

doc 199 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 kỳ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Soạn ngày:2/9/2007 Dạy ngày:3/9/2007
Tiết 1 - Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH	
	 (Lê Anh Trà)
A/ Mục tiêu cần đạt :
	-Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đaị, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
	- Từ lòng tin yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập theo gương Bác.
B/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Ổn định tổ chức lớp:
Bài mới.
 	Tiết 1.
Hoạt động của thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu cấu trúc văn bản:
GV đọc mẫu - Gọi HS đọc - GV nhận xét
HS đọc thầm chú thích. Giải nghĩa các từ: Phong cách, Uyên thâm, Bộ chíng trị, hiền triết, Thuấn đức.
? Phong cách Hồ Chí Minh thuộc kiểu văn bản nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
- Gọi HS đọc lại đoạn 1
? vốn tri thức ăn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng như thế nào? Vì sao Người lại có vốn tri thức văn hoá sâu rộng đến như vậy?
- Hiểu sâu rộng nền văn hoá các nước Châu Á, Âu, Phi, Mỹ.
Vì Người đã đi qua nhiều nơi.
Tiết 2:
- Gọi HS đọc các đoạn thơ còn lại.
? Tìm những chi tiết thể hiện lối sống của Bác Hồ?
- Chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao. Bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ, chiếc va li con...
? Bữa ăn của Bác có những món gì?
 -> Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa...
? Lối sống của Bác có phải là lối sống khắc khổ không? -> Không.
? vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao ?
 - Đây không phải là lối sống khắc khổ và tự thần thánh hoá. Gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
? Để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh, văn bản đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? 
 - Kể bình: “ Có thể nói... Hồ Chí Minh “
 - Đan xen thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
 - Nghệ thuật đối lập: “ Vĩ nhân mà hết sức giản dị am hiểu...mà hết sức dân tộc...Việt Nam”.
? Qua văn bản chúng ta cần học tập ở Bác những điều gì?
- ( HS thảo luận) gọi trả lời.
Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:Luyện tập, hướng dẫn họ sinh kể những câu chuyện về lối sống giản dị của Bác Hồ
C/ Dặn dò: Về nhà học bài.
I/Đọc - Hiểu cấu trúc văn bản:
Đọc văn bản.
Chú thích.
Kiểu văn bản.
- Văn bản nhật dụng.
II/ Đọc - Hiểu văn bản:
1. Vốn tri thức văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh:
- Nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như : Pháp, Anh, Nga, Hoa.
- Học hỏi, tìm hiểu văn hoá nghệ thuật đến mức uyên thâm.
- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
- Tạo nên một nhân cách, một lối sống rất Việt Nam, rất mới, rất hiện đại.
2. Lối sống giản dị, thanh cao của Bác:
-Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ.
- Trang phục giản dị, tư trang ít ỏi.
- Ăn uống đạm bạc.
 -> Đây là cách sống văn hóa rất dân tộc, rất Việt Nam.
3.Nghệ thuật:
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập.
 * Ghi nhớ: SGK/8
III/ Luyện tập:
- Kể những câu chuyện về lối sống giản dị của Bác Hồ.
Tuần 1: Tiếng Việt Soạn ngày:3/9/2007 Dạy ngày:5/9/2007
Tiết: 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
A/ Mục tiêu cần đạt :
 	Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
B/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ.
Bài mới.
Hoạt động của Thầy- Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS đọc đoạn đối thoại và thảo luận trả lời câu hỏi.
? Câu trả lời của Ba có đáp ứng được điều mà An cần biết không? - Không.
? Cần trả lời như thế nào?
-Tôi học bơi ở bể bơi thành phố.
? từ đó có thể rút ra được bài học gì về giao tiếp? -Cần nói cho có nội dung, phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp không thiếu, không thừa.
- Gọi HS đọc truyện cười” Lợn cưới áo mới”
? Vì sao truyện lại gây cười -> Vì nhân vật nói nhiều hơn những điều cần nói.
? Lẽ ra người có áo, người có lợn phải nói như thế nào? - Không hoặc có.
 * GV gọi 2 HS đọc to phần ghi nhớ.
 * GV hướng dẫn HS làm BT1.2/10
Hoạt động 2: HS đọc truyện cười
” Quả bí khổng lồ”.
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh -> Khộng nên nói những điều mà mình không tin là đúng sự thật.
 * Gọi 2 HS đọc to phần ghi nhớ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn Hs làm bài tập.
-HS đọc truyện cười “ Có nuôi được không”
? Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
C/ Dặn dò: Về nhà học thuộc bài
- Làm bài tập 4.5/11 (SGK)
I/ Phương châm về lượng:
 1.Ví dụ: SGK.
 2. Nhận xét. 
 - Câu trả lời của Ba không mang nội dung mà An cần biết.
 * Ghi nhớ: SGK.
 Bài tập 1/10:
 a.Thừa cụm từ nuôi ở nhà.
 b. Thừa cụm từ có hai cánh.
 Bài tập 2/10:
 a/... Nói có sách, mách có chứng.
 b / ... Là nói dối.
 c/...Là nói mò.
II/ Phương châm về chất:
Ví dụ: SGK.
Nhận xét: Phê phán tính nói khoác.
 * Ghi nhớ:SGK.
III/ Luyện tập:
 Bài tập 3.
 Không tuân thủ phương châm về lượng.
 Hỏi một điều rất thừa rồi có nuôi đượckhông.
– & —
	Tuần 1: Tập làm văn	 Soạn ngày: 3/9/2007 Dạy ngày: 5/9/07
Tiết 4: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A/ Mục tiêu cần đạt:
 	Giúp học sinh:
	- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
	- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ.
? Văn bản thuyết minh là gì ?
? Đặc điểm văn bản thuyết minh là gì ?
 - Tri thức, khách quan phổ thông.
? Các phương pháp thuyết minh là gì ?
- Phương pháp định nghĩa, phân loại, nêu ví dụ, liệt kê số liệu, so sánh.
Bài mới:
Hoạt động của thầy - Trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 Ôn lại kiến thức văn bản thuyết minh.
Hoạt động 2: Đọc và nhận xét kiểu văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật.
- GV gọi HS đọc văn bản Hạ Long - Đá và nước.
? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của đối tượng ?
- Sự kì lạ vô tận của Hạ Long do đá, và nước tạo nên -> Thuyết minh vẻ đẹp hấp dẫn kì diệu của Hạ Long.
? Văn bản có cung cấp về tri thức đối tượng không ?
 - Đá và nước Hạ Long đem đến cho du khách những cảm giác thú vị.
? văn bản đã vận dụng phương pháp thuyết minh nào chủ yếu ?
- Các biện pháp tưởng tượng, liên tưởng.
? Ở đoạn đầu, tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
 - Nghệ thuật nhân hoá.
? muốn cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật nào? HS thảo luận.
* Gọi 2 HS đọc ghi nhớ: SGK.
Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập.
 * Gọi 2 HS đọc văn bản: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh.
? Văn bản có phải là văn bản thuyết minh không?
? Văn bản sử dụng các phương pháp thuyết minh nào?
C/ Dặn dò: Về nhà học thuộc bài
- Làm bài tập 2/15
I/ Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh.
* Văn bản: Hạ Long - Đá và nước
- Sử dụng nghệ thuật nhân hoá.
- Toàn bài dùng 8 chữ “ Có thể “, khơi gợi những cảm giác có thể có.
- Toàn bài dùng mấy từ: “ Đột nhiên, bỗng nhiên, hoá thân “, dùng phép nhân hoá để tả các đảo đá, gọi chúng là thập loại chúng sinh, là thế giới người, là bọn người bằng đá hối hả trở về.
* Ghi hớ: SGK.
II/ Luyện tập:
Bài tập1:
- Văn bản là một văn bản thuyết minh cung cấp các kiến thức chung về loài ruồi - Có sử dụng các hình thức nghệ thuật gây hứng thú.
- Các phương pháp thyết minh được sử dụng:
Định nghĩa.
Phân loại.
Số liệu.
Liệt kê.
Tuần 1	Tập làm văn Ngày soạn:4/9/07 Ngày dạy:8/9/07
Tiết 5 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH.
A/ Mục tiêu cần đạt : 	Giúp học sinh:
	- Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động, hấp dẫn.
	- Biết cách sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
B/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
Ổn định tổ chức lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
? Để cho văn bản thuyết minh được sinh động hấp dẫn , người viết nên sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ?
Bài mới:
Đề bài: Thuyết minh một trong các đồ dùng sau: Cái quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón.
Hoạt động 1:
	- Giáo viên phân lớp học thành các nhóm lập dàn ý chung cho một trong bốn đề tài thuyết minh.
 - Yêu cầu lập dàn ý chi tiết có sử dụng các biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá.
 - Về nội dung thuyết minh: Nêu được công dụng, cấu tạo chủng loại, lịch sử của cái quạt ( Cái bút, cái kéo,chiếc nón )
	Hoạt động 2:
GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày dàn ý.
Gọi HS nhận xét. GV uốn nắn sửa sai.
	Hoạt dộng 3:
GV nhận xét chung về việc chuẩn bị, trình bày của HS.
	C/ Dặn dò:
- Về nhà ôn lại bài học.
- Soạn bài: Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
Tuần 2	Văn bản Ngày soạn 6/9/07	Ngày dạy10/9/07
Tiết 6 -7 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
 (Mác- Két)
	A/Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
	- Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đoa là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
	- Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: Chứng cứ cụ thể xác thực,cách so ... rên.
Tiết 2.
	GV hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi SGK.
	II.Các kiểu văn bản trọng tâm.
Văn bản thuyết minh.
Văn bản tự sự.
Văn bản nghị luận.
 	Mục đích thuyết phục mọi người tin theo các đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu.
	Văn bản nghị luận phải9 có: Luận đề, luận điểm, luận cứ, lập luận.
	Luận điểm, luận cứ, lập luận phải đúng đắn,chính xác, chặt chẽ.
	III.Thực hành lập dàn ý.
 	Đề bài: Em hãy nêu suy nghĩ của mình về nhân vật Phương Định trong tác phẩm những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Tuần 34 Soạn ngày 5/5/07 Dạy ngày 9/5/07
Tiết 165 - 166 TÔI VÀ CHÚNG TA 
 ( trích cảnh ba) Lưu Quang Vũ
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Hiểu được mâu thuẫn- xung đột cơ bản trong vở kịch và cảnh kịch được trích học.
- Tích hợp với đoạn kịch Bắc Sơn, đoạn kịch ông Giuốc - đanh học làm quý tộc, với bài tổng kết phần văn học và bài kiểm tra tổng hợp. 
- Rèn kỹ năng tìm hiểu, phân tích mâu thuẫn xung đột, tình huống và tính cách nhân vật trong một đoạn kịch nói qua ngôn ngữ đối thoại.
B/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp. 
Bài mới
Hoạt động của thầy - Trò
Ghi bảng
Tiết 1: 
Hoạt động 1: 
 GV cho học sinh đọc phần tiểu sử nhà thơ Lưu Quang Vũ trong SGK.
? Em hãy cho biết nhà thơ Lưu Quang Vũ sinh và mất thời gian nào?
-> Lưu Quang Vũ (1948-4988) 
? Em hãy cho biết ông đã có những tác phẩm nào nổi tiếng?
-> Hồn Trương Ba, da hàng thịt, bệnh sĩ, Vụ án 2000 ngày, Tôi và chúng ta...
Hoạt động 2: Đọc phân vai và tóm tắt nội dung đoạn trích.
Gv phân vai cho học sinh với những yêu cầu vai như sau:
-Hoàng Việt: Tự tin, bình tĩnh.
- Lê Sơn: Giọng rụt rè, lúng túng, sau bắt đầu chắc chắn, tự tin hơn.
-Nguyễn Chính: Ngọt nhạt, thủ đoạn, vừa tỏ ra thông cảm, vừa có vẻ đe doạ.
- Quản đốc Trương: Ngạc nhiên, hốt hoảng, sợ hãi.
?Em hãy cho biết các từ khó trong bài (Xem chú thích SGK).
-> Quản đốc: Người đứng đầu.
-> phòng tài vụ: Cơ quan chuyên lo việc tài chính.
? Em hãy cho biết thể loại của đoạn trích
 ->Kịch nói, chính kịch.
? Theo em để giải quyết mâu thuẫn tác giả nêu lên vấn đề gì?
- > Không thể khư khư giữ mãi những nguyên tắc, cơ chế, lề lối làm ăn, sản xuất trở nên lạc hậu, xơ cứng.
-> Đừng chạy theo chủ nghĩa hình thức mà cần coi trọng thực tiễn.
-> Giải quyết năng suất lao động là cái gốc, mọi người phải thay đổi tư duy, cách nghĩ, cách tổ chức, quản lý, điều hành...
Tiết 2:
Hoạt động 2: 
? Em có thể phân chia nhân vật trong đoạn trích này thành 2 tuyến như thế nào?
-> Mâu thuẫn, xung đột giữa cũ (Bảo thủ, lạc hậu) và mới (Tiến bộ, khoa học).
? Khi giám đốc đột ngột công bố kế hoạch sản xuất mới đã nhận được thái độ như thế nào về phía người nghe?
+ Kĩ sư Lê Sơn:Thái độ hoài nghi và sơ hãi .
+ Trưởng phòng tổ chức, tài vụ: Nghiêng về phía phó giám đốc Nguyễn Chính.
+ Quản đốc Trương: Mất cái quyền được hách dịch, sai phái anh chị em công nhân.
I.Tìm hiểu vài nét về tác giả:
- Lưu Quang Vũ (1948-4988) nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng của văn học Việt Nam những năm 70-80 của thế kỉ XX.
- Lưu Quang Vũ được biết đến với hơn 50 vở kịch đề cập đến những vấn đề nóng bỏng, gai góc của xã hội Việt Nam những năm 80 thế kỉ XX: Hồn Trương Ba, da hàng thịt, bệnh sĩ, Vụ án 2000 ngày, Tôi và chúng ta...
II.Tìm hiểu khái quát đoạn trích:
1.Đọc phân vai và tóm tắt nội dung đoạn trích:
- Các vai như sau: Hoàng Việt, Lê Sơn, Nguyễn Chính, Quản đốc Trương.
2.Giải thích từ khó:SGK
3. Bố cục:
- Gồm ba cảnh (Trên schín cảnh; không chia hồi, chia lớp; Ở đây cảnh tương đương với lớp).
4. Tìm hiểu thể loại:
- Kịch nói, chính kịch.
- Mâu thuẫn, xung đột cơ bản: Cũ-mới trong nội bộ nhân dân, trong đời sống sản xuất khi đất nước hoà bình thống nhất những năm 80 của thế kỉ XX.
- Tình huống kịch: Tình trạng lạc hậu của xí nghiệp dẫn đến kết quả sản xuất rất thấp, đồi sống cán bộ công nhân viên càng khó khăn. Yêu cầu đổi mới toàn diện và cơ bản, đồng bộ là bức thiết, là tất yếu. Một số người tha thiết và mạnh dạn đổi mới.
III. Phân tích đoạn trích:
1. Ý nghĩa nhan đề “Tôi và chúng ta”:
- Mối quan hệ giữa các nhân và tập thể chung và riêng cần được nhìn nhận mới: Không có chủ nghĩa tập thể chung chung, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”. Cái chúng ta tạo thành những cái tôi cụ thể. 
- Khi quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được đảm bảo và thống nhất với quyền lợi và nghĩa vụ tập thể, thì sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp. Tôi trong chúng ta, thống nhất chúng ta, nhưng mỗi cái tôi phải tôn trọng và đảm bảo cụ thể và thiết thực trong cuộc sống.
2. Diễn biến mâu thuẫn - xung đột trong đoạn trích:
- Khi đại diện cho ban giám đốc, cho tập thể lãnh đạo, cho cái mới tuyên chiến với cơ chế làm ăn và tư tưởng bảo thủ cũ của xí nghiệp thì có những phản ứng khác nhau:
+ Kĩ sư Lê Sơn:Thái độ hoài nghi và sơ hãi .
+ Trưởng phòng tổ chức, tài vụ: Nghiêng về phía phó giám đốc Nguyễn Chính.
+ Quản đốc Trương: Mất cái quyền được hách dịch, sai phái anh chị em công nhân.
+ Phó Giám đốc Nguyễn Chính: Người đại diện cho cơ chế cũ, bảo thủ, lạc hậu. Ông ta là người duy nhất dám bỏ ra ngoài với lời đe doạ thách thức giám đốc.
*Ghi nhớ: SGK
 	C. Dặn dò: Về nhà học bài 
Tuần 34 	Ngày soạn 09/05/2007 Ngày dạy 10/05/2007
 Tiết 167-168 TỔNG KẾT VĂN HỌC
A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh:
- Hình dung lại hệ thống các văn bản, tác phẩm vănhọc đã học trong chương trình ngữ văn cấp THCS. Hình thành những hiểu biết ban đầu về nền văn học Việt Nam: Các bộ phận văn học, các thời kì lớn, những đặc sắc nổi bật về tư tưởng và nghệ thuật.
- Củng cố và hệ thống hoá những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì trong tiến trình vận động của văn học. Biết vận dụng những hiểu biết này để đọc và hiểu đúng những tác phẩm trong chương trình.
B/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức lớp. 
 2. Bài mới
Hoạt động của thầy - Trò
Ghi bảng
Tiết 1:
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục I. 
- HS đọc đoạn mở đầu mục a, SGK trang 185-186.
? Nội dung đoạn văn vừa đọc nói gì? Ghạch dưới những câu quan trọng nhất và khái quát nội dung những câu đó?
Hoạt động 2: Tìm hiểu mục II SGK.
- Văn học Việt Nam gồm mấy bộ phận hợp thành? Gọi tên từng bộ phận?
? Tác giả của những tác phẩm văn học dân gian là ai?
? vì sao còn gọi văn học dân gian là văn học truyền miệng, văn học bình dân?
? Kể tên những thể loại đã học của văn học dân gian?
-> Truyện dân gian.
-> Thơ ca dân gian: Dân ca, ca dao, câu đối.
->Nghị luận dân gian, tục ngữ, thành ngữ.
-> Sân khấu dân gian.
 Văn học viết Việt Nam xuất hiện từ thế kỉ nào?
? Kể tên các tác gải tác phẩm nổi tiếng viếtbằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ?
Tiết 2: Tìm hiểu tiến trình lịch sử.
-Nhìn trên tổng thể lịch sử văn học viết Việt Nam từ thế kỉ X đến nay có thể chia ra làm mấy thời kì lớn? Mỗi thời kì lại có thể chia ra làm các gai đoạn như thế nào?
- Có thể nêu tên gọi và nội dung khái quát của mỗi thời kì như thế nào? Kể tên một vài tác phẩm, tác giả tiêu biểu ở một số thời kì? 
I. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam:
- Ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Nội dung phản ánh tâm hồn, tư tưởng, tính cách, cuộc sống dân tốc việt Nam.
- Góp phần làm nên đời sống văn hoá, tinh thần của đất nước Việt Nam.
- Có lịch sử lâu dài, phong phú đa dạng.
II. Các bộ phận hợp thành nền văn học Việt Nam:
1. Văn học dân gian:
- Gồm sáng tác của tất cả các dân tộc trên đất nước ta. Sáng tác bằng miệng, lưu truyền bằng miệng.
2. Văn học viết Việt Nam:
- Xuất hiện đầu thế kỉ X.
-Viết bằng chữ Hán, chữ nôm, chữ Quốc ngữ.
II. Tiến trình lịch sử văn học Việt Nam:
- Chia làm 3 giai đoạn:
1. Từ thế kỉ X đến hết Thế kỉ XIX: Văn học trung đại.
- Ra đời, tồn tại và phát triển trong khuôn khổ xã hội phong kiến Việt Nam.
- Lịch sử dành và giữ vững nền độc lập tự chủ của đất nước, xây dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh.
- Tác giả, tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương.
2.Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945: Văn học chuyển sang thời kì hiện đại.
- Xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa thực dân nữa phong kiến, phong trào yêu nước cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa giành độc lập.
-Văn học phát triển theo hướng hiện đại hoá, phát triển toàn diện, mau lẹ.
- Tác phẩm tiêu biểu, tác giả tiêu biểu: Thế Lữ, Tản Đà, Xuân Diệu, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Tô Hoài, Tố Hữu, Vũ Trong Phụng, Nam Cao...
3. Từ năm 1945 đến nay:
- Nền văn học của thời đại mới. Thời đại cả nước độc lập, thống nhất, dân chủ và đi lên CNXH. Chia ra làm hai giai đoạn:
a. Từ 1945 -1975:
- Văn học phục vụ tích cực 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mĩ xâm lược bảo vệ độc lập giành thống nhất đất nước. Phục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH của nhân dân miền Bắc (1954-1975). Nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lòng nhân ái, đức hy sinh, sáng tạo những hình tượng cao đẹp về đất nước, con người Việt Nam trong chiến đấu và lao động.
- Tác giả tiêu bểiu: Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khải, Nguyễn Trung Thông, Nguyễn minh Châu, Hoàng Trung Thông, Bằng Việt, Trần Đăng Khoa. Tố Hữu...
b. Giai đoạn từ 1975 đến nay:
- Đất nước thống nhất xây dựng và phát triển CNXH, phấn đấu dân giàu, nước mạnh.
IV. Mấy nét đặc sắc nổi bật của Việt Nam: SGK
C. Dặn dò: Về nhà học bài, ôn tập, tuần sau kiểm tra học kì II.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 9(1).doc