Giáo án Ngữ văn 9 học kì 1

Giáo án Ngữ văn 9 học kì 1

Tiết 1

Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

A. Mục tiêu cần đạt:

- Kiến thức: giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Kĩ năng: đọc và phân tích văn bản.

- Thái độ: giáo dục từ lòng kính yêu, tự hào về Bác,HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác.

B. Chuẩn bị:

1. Thầy: chân dung Hồ Chí Minh, ảnh tư liệu về Bác.

2. Trò: chuẩn bị bài soạn, tìm những mẩu truyện về “ Tấm gương đạo đức HCM”

C. Các hoạt động dạy và học

I.Ổn định lớp: (2p)

II. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS (5p)

 

doc 279 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 9 học kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/08/2011 TUẦN 1
Ngày giảng:
9a: Tiết 1
9b: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
9c:
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Kiến thức: giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Kĩ năng: đọc và phân tích văn bản.
- Thái độ: giáo dục từ lòng kính yêu, tự hào về Bác,HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: chân dung Hồ Chí Minh, ảnh tư liệu về Bác.
2. Trò: chuẩn bị bài soạn, tìm những mẩu truyện về “ Tấm gương đạo đức HCM”
C. Các hoạt động dạy và học 
I.Ổn định lớp: (2p)
II. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS (5p)
III. Bài mới: ( 30p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1 (10p) tìm hiểu chung về tác phẩm
 GV đọc văn bản, hướng đẫn HS đọc: chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, ngắt ý và nhấn mạnh ở từng luận điểm.
- Gọi HS đọc bài, GV và HS nhận xét.
? Qua VB, em thấy vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện ở những khía cạnh nào?
? Hãy phân đoạn VB theo các luận điểm trên?
Hoạt động 2 (20p) Đọc tìm hiểu chi tiết văn bản.
Tìm hiểu luận điểm 1. ( HS đọc đoạn văn 1)
? Vốn tri thức văn hóa nhân loại của Hồ Chí Minh sâu rộng ntn?
? Tìm những hình ảnh, chi tiết thể hiện điều đó?
? Vì sao Người lại có được vốn tri thức sâu rộng như vậy?
? Sự tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới trên nền tảng văn hoá dân tộc đã hình thành ở Bác một nhân cách, một lối sống như thế nào?
GV chốt: 
 Đây có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính nói trên. Trong thực tế, các yếu tố “ dân tộc” và “nhân loại”, “ truyền thống” và “ hiện đại” luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hòa của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả: đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó. Một Người với nhân cách gồm: kim – cổ- Đông- Tây, giàu quốc tế, đậm Việt Nam từng nét.
I. Đọc- tìm hiểu chung.
1. Đọc: 
2. tìm hiểu chung văn bản
- Kiểu văn bản: văn bản nhật dụng.
-Bố cục: 2 phần
+ Từ đầu rất hiện đại -> vốn tri thức uyên thâm của Bác.
+ Còn lại: lối sống của Bác.
II. Tìm hiểu văn bản.
1.Vốn tri thức văn hóa sâu rộng của Bác.
- Tiếp xúc nhều nền văn hóa trên thế giới, có hiểu bết sâu rộng nền văn hóa các nước:
+ Nắm vững phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ.
+ Qua công việc, qua lao động mà học hỏi (làm nhiều nghề)
+ Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nước ngoài:
+ Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
+ Tiếp thu cái hay, cái đẹp, đồng thời phê phán tiêu cực.
+ Trên nền tảng văn hóa dân tộc mà tiếp thu ảnh hưởng quốc tế.
* Một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, thống nhất hài hòa giữa dân tộc và nhân loại.
IV. Củng cố. 5p
? Vốn tri thức của Hồ Chí Minh được đánh giá ntn?
HS: những ảnh hưởng VH quốc tế và VH DT trở thành một nhân cách rất Việt Nam. ( Lối sống bình dị nhưng rất mới, rất hiện đại. Lối sống có sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại; xưa và nay; DT và quốc tế.
V. Hướng dẫn học bài.(3p)
- Nắm chắc nội dung kiến thức luận điểm 1.
- Chuẩn bị phần tiếp theo ( luận điểm 2); Đọc kĩ nội dung phần 2 tìm hiểu lối sống của Bác được thể hiện ntn?
Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 11/08/2011 Tiết 2
Ngày giảng:
9a: 
9b: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
9c:
A. Mục tiêu cần đạt: 
- Kiến thức: giúp HS thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Kĩ năng: đọc và phân tích văn bản.
- Thái độ: giáo dục từ lòng kính yêu, tự hào về Bác,HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác.
B. Chuẩn bị:
1. Thầy: chân dung Hồ Chí Minh, ảnh tư liệu về Bác.
2. Trò: chuẩn bị bài soạn, tìm những mẩu truyện về “ Tấm gương đạo đức HCM”
C. Các hoạt động dạy và học 
I.Ổn định lớp: (2p)
II. Kiểm tra bài cũ: (5p)
? Do đâu, bằng cách nào Hồ Chí Minh lại có được vốn tri thức văn hóa sâu rộng như vậy? Qua đó hình thành ở Bác một lối sống, một nhân cách ntn?
III. Bài mới: ( 30p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1( 15p) Tìm hiểu vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của HCM. 
( luận điểm 2)
HS đọc lại đoạn 2 văn bản. 
? Phong cách sống Hồ Chí Minh được tác giả bình luận qua những chi tiết nào?
HS: liệt kê các chi tiết:
+ chỗ ở: ngôi nhà sàn
+ trang phục: áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép lốp.
+ ăn uống: đạm bạc.
+ sống một mình, không xây dựng gia đình.
GV mở rộng: Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến: đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo chấn thủ, đôi dép lốp đã từng đi vào thơ ca như một huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là với các em thiếu nhi cũng đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam. Với những dẫn chứng sống động ấy, thủ pháp liệt kê được sử dụng ở đây không những không gây nhàm chán, đơn điệu mà còn có tác dụng thuyết phục hơn hẳn những lời thuyết lí dài dòng. lối sống của Bác cũng rất Việt Nam, rất phương Đông.
? Từ đó tác giả đã bình luận và so sánh liên tưởng đến cách sống của những ai?
? Lối sống đó được thể hiện ntn?
-HS: nhắc lại lối sống của: 
-Nguyễn Trãi trong “ Côn Sơn ca” : 
“ Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”
- Nguyễn Bỉnh Khiêm.
“ Ao cạn vớt bèo cấy muống
 Đìa Thanh phát cỏ, ương sen” 
GV: Sinh thời HCM đã từng nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn tột bậc trẻ mục đồng”
? Bác có điểm gì giống và khác với các vị danh nho?
GV: kết luận.
Hoạt động 2 (10p)
? Để làm nổi bật vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã dùng những biệt pháp nghệ thuật nào?
? Cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách HCM?
-HS: Bài văn nghị luận giúp ta hiểu sâu thêm về phong cách của Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa của thế giới.
Hoạt động 3 (5p)
? ý nghĩa của việc rèn luyện và học tập theo gương Bác Hồ?
? kể một câu truyện về lối sống giản dị của Bác mà em biết?
I. Tìm hiểu văn bản.
 2. Lối sống và làm việc của Hồ Chí Minh.
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ: nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vài phòng; đồ đạc mộc mạc, đơn sơ
- Trang phục giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, áo trấn thủ, đôi dép nốp đơn sơ
- Tư trang ít ỏi: “ chiếc va li con với vài bộ quần áo, vài vật kỉ niệm”
- Ăn uống đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa
- Cách sống giản dị, đạm bạc của Hồ Chí Minh lại vô cùng thanh cao, sang trọng: 
+Không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó, 
+Cũng không phải là cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời.
+Mà đây là một cách sống có văn hóa trở thành một quan niệm thẩm mĩ: cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên.
* Lối sống của Bác vừa giản dị vừa thanh cao: lối sống của một chiến sĩ lão thành cách mạng, linh hồn của dân tộc Việt Nam.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật
- kết hợp giữa kể và bình luận.
- Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu.
- Kết hợp chặt chẽ giữa chứng minh và lời bình.
- Sử dụng nghệ thuật đối lập
2. Nội dung
 Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa nhân loại, giữa thanh cao và giản dị.
IV. Luyện tập.
IV. Củng cố ( 5p)
? Vẻ đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì?
-HS: lối sống và làm việc của Bác.
- GV: chốt lại kiến thức bài học. Cho HS xem ảnh tư liệu về Bác.
V. Hướng dẫn học bài. (3p)
- Học phần ghi nhớ ( sgk)
- Chuẩn bị bài: “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”. Đọc và trả lời câu hỏi.
Rút kinh nghiệm:
.
Ngày soạn: 12/08/2011 Tiết 3
Ngày giảng:
9a: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
9b:
9c:
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiến thức: HS nắm được nội dung, ý nghĩa các phương châm về lượng và phương châm về chất.
- Kĩ năng: sử dụng các phương châm hội thoại hiệu quả trong giao tiếp.
- Thái độ: ý thức sử dụng ngôn ngữ trong sáng, có hiệu quả.
B. Chuẩn bị.
1. Thầy: bảng phụ và tài liệu liên quan.
2. Trò: trả lời câu hỏi và bài tập sgk
C. Các hoạt động dạy học.
I. Ổn định lớp (2p)
II. Kiểm tra bài cũ (5p)
III. Bài mới: (30p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1 (10p) Tìm hiểu phương châm về lượng
- GV hướng dẫn HS đọc đoạn đối thoại tr.8
?Câu trả lời của Ba có làm cho An thỏa mãn không? Vì sao?
? Muốn cho người nghe hiểu thì người nói phải nói điều gì?chú ý điều gì?
- HS: đọc VD2. ( khuyến khích hình thức kể) truyện cười “ Lợn cưới áo mới”
? Vì sao truyện lại gây cười?
? Lẽ ra anh có “ lợn cưới” và anh có “ áo mới” phải hỏi và trả lời ntn để người nghe đủ biết thông tin cần hỏi và trả lời?
? Như vậy, cần tuân thủ yêu cầu gì khi giao tiếp?
- HS: hệ thống hóa kiến thức, nêu ý kiến, đọc phần ghi nhớ (sgk)
Hoạt động 2. (12p) Tìm hiểu phương châm về chất.
- GV: hướng dẫn HS đọc hoặc kể lại truyện “ Qủa bí khổng lồ” ( sgk tr.9)
? Truyện cười này phê phán điều gì?
? Như vậy trong giao tiếp có điều gì cần tránh?
GV đưa tình huống: Nếu biết chắc một tuần nữa lớp sẽ tổ chức đi tham quan thì em có thông báo điều đó với các bạn cùng lớp không? 
? Nếu không biết chắc vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời với thầy cô giáo là bạn ấy nghỉ ốm không?
- HS: trả lời.
? Rút ra nhận xét
( Không nên nói những gì trái với điều ta nghĩ nếu chưa có cơ sở để xác định là đúng. Nên thêm cụm từ: hình như; dường như; tôi nghĩ là )
Hoạt động 3(18p) (hướng dẫn HS làm BT)
? Phân tích lỗi trong bài tập 1?
- Cá nhân HS suy nghĩ làm bài.
- GV: dùng bảng phụ đã ghi các ví dụ nhưng chưa đầy đủ, yêu cầu HS lên bảng điền các thành ngữ cho phù hợp.
- HS: lên bảng điền, HS khác nhận xét. GV sửa lỗi.
? Cho biết phương châm hội thoại không được tuân thủ trong truyện cười “ Có nuôi được không?”
- HS: trao đổi đôi bạn, nêu ý kiến.
? giải thích lí do dùng các cách diễn đạt?
? giải thích nghĩa các thành ngữ và cho biết phương châm hội thoại nào có liên quan:
- Ăn đơm nói đặt.
- Ăn ốc nói mò.
- Ăn không nói có.
- Cãi chày cãi cối.
- Khua môi múa mép.
- Nói dơi nói chuột.
- Hứa hươu hứa vượn.
?Cho biết những thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
- HS: suy nghĩ trả lời.
I. Phương châm về lượng
1. Ví dụ 1.
* Nhận xét:
- Câu trả lời của Ba không thỏa mãn, vì mơ hồ về ý nghĩa.
- An muốn biết Ba tập bơi ở địa điểm nào chứ không hỏi “bơi là gì?”
* Chú ý câu hỏi: Là gì? Như thế nào? ở đâu?
2. Ví dụ 2.
* Nhận xét:
- Câu hỏi thừa: cưới
- Câu trả lời thừa: áo mới.
 ... p)
II. Kiểm tra bài cũ: (không ) 
III. Bài mới. (35p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1. (7p) tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
? Nêu những hiểu biết của em về M. Go-rơ-ki?
- HS: Nêu những hiểu biết về tác giả.
- GV: bổ sung.
? Văn bản nằm ở vị trí nào trong tác phẩm?
- HS: phát hiện và nêu ý kiến.
Hoạt động 2 (10p) Hướng dẫn đọc – tìm hiểu chung.
- GV: nêu phương pháp đọc. 
- HS đọc bài, HS khác nhận xét.
- GV uốn sửa.
? Hãy kể tóm tắt văn bản?
- HS: sau gần một tuần không thấy anh em, con của viên đại tá, sau đó 3 anh em lại ra chơi với A-li-ô-sa. Chúng trò chuyện về bắt chim, về dì ghẻA-li-ô-sa kể cho chúng nghe về nhiều chuyện cổ tích mà bà ngoại đã kể cho chú. Viên đại tá xuất hiện, cấm các con chơi với A-li-ô-sa, ông đuổi em ra khỏi sân nhà lão. A-li-ô-sa vẫn tiếp tục chơi với mấy đứa trẻ , cả bọn cảm thấy rất vui thích.
? Đoạn trích chia mấy phần? Nội dung từng phần?
- HS: bố cục chia 3 phần:
+ P1: Từ đầu văn bản-> “ ấn em nó cúi xuống”: Những đứa trẻ gặp nhau.
+ P2: Tiếp-> “ Cấm không được đến nhà tao”: Tình bạn bị cấm đoán.
+ P3: Còn lại: Những đứa trẻ gặp lại nhau.
Hoạt động 3.( 18p) Hướng dẫn tìm hiểu nội dung.
? Qua chú thích(sgk) cho biết vì sao những đứa trẻ, con ông đại tá lại chơi thân với A-li-ô-sa?
-HS: chúng đều thiếu tình thương, là hàng xóm, từng cứu nhau thoát nạn.
? Sau gần một tuần không được gặp nhau, bọn trẻ tìm đến nhau ntn?
-HS: A.li- ô-sa “ Trèo cây” tìm bạn. Bọn trẻ trèo lên xe trượt tuyết “ Ngắm nghía nhau”
? Qua cuộc đối thoại của bọn trẻ, em hiểu A.li-ô-sa nghĩ gì về chúng?
-HS: thấy bọn trẻ thật hiền lành, thật thà, tội nghiệp. 
? Em có suy nghĩ gì về tình bạn của bọn trẻ?
Ba đứa trẻ nhà Ốp-xi-an-ni-cốp tuy là con nhà quan chức giàu sang nhưng lại là những đứa trẻ thiếu tình thương, mẹ mất sớm, chúng phải sống với dì ghẻ và người cha độc đoán. A. li-ô-sa cùng cảnh ngộ với chúng.
I. Tìm hiểu tác giả- tác phẩm.
1. Tác giả. (1868-1936)
- Là nhà văn Nga nổi tiếng. Hoàn cảnh sống mồ côi từ nhỏ, vất vả tự kiếm sống, tự học là những nhân tố góp phần tạo nên tấm lòng nhân hậu và tài năng nghệ thuật của nhà văn.
2. Tác phẩm.
- “ Những đứa trẻ” trích từ chương IX của tác phẩm “ Thời thơ ấu”
II. Đọc – tìm hiểu chung.
1. Đọc. 
2. Kể tóm tắt văn bản.
3. Ngôi kể: thứ nhất
4.Bố cục.
III.Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
1. Những đứa trẻ thiếu tình thương
- Ông bà ngoại của A-li-ô-sa là hàng xóm của đại tá Ốp-xi-an-ni-cốp, nhưng thuộc thành phần khác nhau: ông đại tá là quan chức giàu sang nên cấm không cho con chơi với A-li-ô-sa ( dân thường) “ Đứa nào gọi nó sang”, “ Cấm không được đến nhà tao”
+ Do tình cờ A-li-ô-sa giúp sức cứu đứa nhỏ rơi xuống giếng, nên chúng hiểu nhau, chơi với nhau.
+ A-li –ô-sa mất bố, mẹ đi lấy chồng khác, thường bị ông ngoại đánh đòn, bà ngoại hiền hậu.
- A-li-ô-sa và bọn trẻ có hoàn cảnh thiếu tình thương giống nhau.
=> Tình bạn gắn bó để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Go-rơ-ki.
IV. Củng cố. (5p)
? Kể tóm tắt văn bản?
? Nội dung chính trong tiết học?
V. Hướng dẫn học bài.(3p)
- Đọc kĩ văn bản. Hiểu nội dung bài học. Kể tóm tắt văn bản.
- Tiếp tục chuẩn bị bài, nội dung mục 2,3.
Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 24 /12 /2011 Tiết 89 
Ngày giảng : 
9a: Văn bản: NHỮNG ĐỨA TRẺ 
9b: ( HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM) 
9c: 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
- Kiến thức: 
+ Những đóng góp của M. Go-rơ-ki đối với văn học Nga và văn học nhân loại.
+ Mối đồng cảm của nhà văn với những đứa trẻ bất hạnh.
+ Lời văn tự sự giàu hình ảnh, đan xen giữa chuyện đời thường với truyện cổ tích.
- Kĩ năng: đọc – kể; phát hiện nội dung, nghệ thuật để phân tích.
- Thái độ: trong cuộc sống cần phải có tình thương, lòng nhân ái, tình bạn trong sáng.
B. Chuẩn bị: 
1.Thầy: Sưu tầm tác phẩm “ Thời thơ ấu” của go- rơ-ki. Tranh, ảnh của tác giả.
2.Trò: Sưu tầm tác phẩm “ Thời thơ ấu” của go- rơ-ki, đọc.
C. Các hoạt động dạy và học
I. Ổn định lớp.( 2p)
II. Kiểm tra bài cũ: (5p ) 
? Những đứa trẻ trong văn bản “Những đứa trẻ gặp nhau cho thấy tình cảm của chúng xuất phát từ đâu? 
- Những đứa trẻ cùng có cảnh ngộ đáng thương: con nhà quan chức giàu sang nhưng thiếu tình thương, mẹ mất sớm, chúng phải sống với dì ghẻ và người cha độc đoán.
III. Bài mới. (30p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1. (10P) Những quan sát tinh tế.
? Tìm trong bài văn rồi phân tích, bình luận một số hình ảnh của ba đứa trẻ hàng xóm qua sự cảm nhận tinh tế của A-li-ô-sa ?
Hoạt động 2. (15p) Tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện.
? Chuyện đời thường và chuyện cổ tích được lồng vào nhau trong nghệ thuật kể chuyện của Go-rơ-ki ntn qua các chi tiết liên quan đến những người mẹ và những người bà trong văn bản?
- HS: thảo luận nhóm.
-TG: 7p
-Các nhóm trình bày lên bảng nhóm. Nhận xét chéo cho nhau.
-GV: nhận xét, bổ sung.
? Từ đó em có nhận xét gì về tình bạn của những đứa trẻ ?
Hoạt động 4.( 5p) Rút ra ý nghĩa văn bản.
? Nêu ý nghĩa của văn bản ?
? Nhận xét của em về nghệ thuật kể chuyện của tác giả ?
- Kể chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng trong nhau thể hiện tâm hồn trong sáng, khát khao tình cảm của những đứa trẻ.
- Kết hợp giữa kể với tả, biểu cảm làm cho câu chuyện về những đứa trẻ được kể chân thực, sinh động và đầy cảm xúc.
III. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
2. Những quan sát và nhận xét tinh tế.
- Khi mấy đứa trẻ kể chuyện mẹ chết, chỉ còn dì ghẻ “mẹ khác” rồi lặng đi, “ chúng ngồi sát vào nhau giống như những chú gà con”
=> So sánh chính xác -> cảnh gà con sợ hãi -> Cam r thông của A-li-ô-sa với nỗi bất hạnh của bọn trẻ.
- Khi đại tá xuất hiện, mắng “đứa nào gọi nó sang” -> “ ... Đi vào nhà ngoan ngoãn như những con ngỗng” 
=> So sánh chính xác -> Sự sợ hãi, lẳng lặng, cam chịu-> Thông cảm với cuộc sống thiếu tình thương của các bạn.
3. Chuyện đời thường và chuyện cổ tích.
- Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết dì ghẻ  “Mẹ khác” -> A-l-i-ô-sa liên tưởng đến nhân vật dì ghẻ trong chuyện cổ tích.
- Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết người “Mẹ thật” : “Mẹ thật của cá cậu thế nào rồi cũng về...xem ! – Chết rồi sao được ”  -> A-li-ô-sa như lác vào thế giới cổ tích, nói với chính mình “Không được ư ! Trời ơi !...bọn phù thủy” 
- Chuyện đời thường và chuyện cổ tích lồng vào nhau qua chi tiết người bà nhân hậu.Mỗi lần A-li-ô-sa nhắc đến bà ngoại là bà thường kể chuyện cổ tích.
* Tình bạn trong sáng, đẹp đẽ: Sự đồng cảm dễ dàng trở thành những người bạn thân thiết. Bất chấp sự cấm đoán, tình bạn vẫn thân thiết. 
4. Ý nghĩa văn bản.
 Đoạn trích thể hiện tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ.
* Ghi nhớ (sgk)
IV. Củng cố .( 5P)
? Nội dung chính cần hiểu ? ý nghĩa của văn bản ?
V. Hướng dẫn học bài. (3p)
- Đọc và nhớ một số chi tiết thể hiện kí ức bền vững của nhân vật « tôi » về tình bạn tuổi thơ.
- Chuẩn bị bút chì đỏ, đề bài kiểm tra học kì I, giờ sau trả bài.
Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 24 /12 /2011 Tiết 90 
Ngày giảng : 
9a: TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ I 
9b: 
9c: 
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 
- Kiến thức: Thông qua tiết trả bài, củng cố và hệ thống những kiến thức cơ bản trong chương trình học kì I. 
- Kĩ năng:Làm bài tổng hợp 
- Thái độ: Tiếp thu những nhận xét của GV, tự rút kinh nghiệm cho học kì II 
B. Chuẩn bị: 
1.Thầy: chấm chữa bài.
2.Trò: ôn lại nội dung kiến thức trong bài kiểm tra.
C. Các hoạt động dạy và học
I. Ổn định lớp.( 2p)
II. Kiểm tra bài cũ: (không ) 
III. Bài mới. (30p)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG CHÍNH
Hoạt động 1( 5p) 
HS đọc lại đề bài.
Hoạt động 2 (10p) Tìm hiểu đề bài.
? Em có nhận xét gì về đề bài trên?
? Có điều gì em cần được giả thích?
- HS: nêu ý kiến cần giải đáp.
- GV: chữa bài.
Hoạt động 3 (15p) GV nhận xét ưu, nhược điểm của HS.
GV: nêu những ưu điểm trong bài viết.
GV: nêu những nhược điểm còn mắc phải trong bài viết.
I. Đề bài. 
 ( Tiết 85,86)
II. Tìm hiểu đề bài.
1. Phần trắc nghiệm (3đ – Mỗi ý đúng được 0,5 đ)
- Nội dung rõ ràng, HS được ôn tập sâu trong các giờ ôn tập
2. Phần tự luận. (7đ)
- Kiểu bài: thuyết minh về một tác phẩm văn học.
* Bố cục: 3 phần.
+ giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, vài nét khái quát về bài thơ.(1đ)
+ giới thiệu về nội dung cơ bản của tác phẩm: vẻ đẹp chân thực, bình dị và tình đồng chí, đồng đội của người lính thời kì kháng chiến chống Pháp (4đ)
+ giới thiệu thành công nổi bật về nghệ thuật của tác phẩm: cách dùng từ, đặt câu, sử dụng hình ảnh, bộc lộ cảm xúc(1đ)
III.Nhận xét.
1. Ưu điểm.
- Hầu hết HS có ý thức khi làm bài, nhiều HS có cố gắng, tận dụng thời gian làm bài.
- Một số bài làm cẩn thận, sạch, đẹp.
- Phần trắc nghiệm phần đa HS làm đúng.
- Phần tự luận nhiều em nhớ được phần tác giả, nội dung tác phẩm. Nhiều em biết trình bày rõ ràng thành một bài văn thuyết minh. Bố cục rõ ràng: Tác giả, tác phẩm. Phần tác phẩm nêu được nội dung của văn bản, giá trị nghệ thuật của bài thơ.
9a: Bích, Hạnh, Diên, Hoa a 
9b: Đinh Nhung, Trọng Phúc.
9c: Kim Thị, Thu, Thủy b
2. Nhược điểm.
* Phần trắc nghiệm.
- Vẫn còn một số em xác định ý trong phần trắc nghiệm còn chứ chính xác.
- Tẩy xóa bẩn.
* Phần tự luận.
- Nhiều em trình bày bài chưa khoa học, chưa hiểu đúng kiểu bài thuyết minh. Nên trình bày nội dung không có bố cục rõ ràng.
- Một số em không đọc kĩ yêu cầu của đề, sa vào phân tích tác phẩm.
9a: Phức, Bắc, Huế
9b: Phong, Phòng b,Sơnb.
9c: Thuỷa, Thành b, Tường, Thương
- Trình bày bẩn, tẩy xóa
IV. Củng cố. (5p)
- Lưu ý cách làm bài trắc nghiệm và tự luận.
- Tìm đọc nhiều tác phẩm tự sự.
V. Hướng dẫn học bài. (3p)
- Hiểu sâu kiến thức về văn tự sựkiến thức văn, tiếng Việt.
- Chuẩn bị bài: “ Bàn về đọc sách” Đọc kĩ văn bản, trả lời câu hỏi mục Đọc – hiểu văn bản.
Rút kinh nghiệm:
.......................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9(1).doc