Giáo án Ngữ văn 8: Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh (1872 – 1926) (Tích hợp tư tưởng đạo đức HCM)

Giáo án Ngữ văn 8: Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh (1872 – 1926) (Tích hợp tư tưởng đạo đức HCM)

Văn bản:

ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN

 Phan Châu Trinh (1872 – 1926)

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:

 - Thấy được đóng góp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh cho nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước được khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, giọng điệu hào hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu trinh.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:

 1/ Kiến thức:

- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.

- Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.

- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.

 2/ Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.

- Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.

 

doc 4 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8: Văn bản: Đập đá ở Côn Lôn Phan Châu Trinh (1872 – 1926) (Tích hợp tư tưởng đạo đức HCM)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 19 /09/2011	TUẦN 15
ND: 15/11/2011	TIẾT 58
Văn bản:
ĐẬP ĐÁ Ở CÔN LÔN
	Phan Châu Trinh (1872 – 1926)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Thấy được đóng góp của nhà chí sĩ cách mạng Phan Châu Trinh cho nền văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp hình tượng người chí sĩ yêu nước được khắc họa bằng bút pháp nghệ thuật lãng mạn, giọng điệu hào hùng trong một tác phẩm tiêu biểu của Phan Châu trinh.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 
 1/ Kiến thức: 
- Sự mở rộng kiến thức về văn học cách mạng đầu thế kỉ XX.
- Chí khí lẫm liệt, phong thái đàng hoàng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh.
- Cảm hứng hào hùng, lãng mạn được thể hiện trong bài thơ.
 2/ Kĩ năng: 
Đọc – hiểu văn bản thơ văn yêu nước viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Phân tích được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Cảm nhận được giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ.
III–HƯỚNG DẪN - THỰC HIỆN: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG LƯU BẢNG
Hoạt động 1: Khởi động
1.ổn định
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới: 
Giới thiệu: Đầu năm 1908, nhân dân trung kì nổi dậy chống sưu thuế, Phan Châu Trinh bị bắt, bị kết án chém và đày ra Côn Đảo (tháng 4 – 1908). Vài tháng sau, nhiều thân sĩ yêu nước khắp Trung Kì, Bắc Kì cũng bị đày ra đây. Ngày đầu tiên, Phan Châu Trinh đã ném một mãnh giấy vào khám của họ để an ủi, động viên: “ Đây là một trường học thiên nhiên, mùi cay đắng trong ấy làm trai giữa thế kỉ XX này, không thể không nếm cho biết”. Bài thơ được viết trong thời gian Phan Châu Trinh bị đày ở đảo.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
Hoạt động 2: Tìm hiểu chung
? Dựa vào chú thích SGK, giới thiệu đôi nét về tác giả Phan Châu Trinh?
*Gọi HS đọc văn bản.
? Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm? bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
I- TÌM HIỂU CHUNG: 
 1/ Tác giả:
 Phan Châu Trinh (1872 – 1926) quê ở Quảng Nam; tham gia hoạt động cứu nước rất sôi nổi những năm đầu thế kỉ XX. Văn chương của ông thấm đẫm tinh thần yêu nước và tinh thần dân chủ.
2/ Tác phẩm:
Tác phẩm ra đời năm 1908 khi Phan Châu Trinh bị bắt và đày ra Côn Đảo. Bài thơ được sáng tác theo thể thất ngôn bát cú.
Hoạt động 3: Đọc - hiểu văn bản
? Em hình dung công việc đập đá của người tù ở Côn Đảo là một công việc như thế nào? (chú ý không gian, điều kiện làm việc và tính chất công việc.)
? Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa. Hai lớp nghĩa đó là gì?
? Phân tích giá trị nghệ thuật ở bốn câu thơ đầu và nhận xét về khẩu khí của tác giả?
? Bốn câu thơ cuối bộc lộ trực tiếp những cảm xúc và suy nghĩ của tác giả. Em hãy tìm hiểu ý nghĩa những câu thơ này và cách thức biểu hiện cảm xúc của tác giả?
? Qua phân tích, hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan hiện lên với một vẻ đẹp như thế nào?
TÍCH HỢP: Bác Hồ đã phát triển khí phách anh hùng cách mạng ở mức độ cao hơn: Người chiến sĩ khi vào tù phải đấu tranh từng phút, từng giờ để chiến thắng bản thân, chiến thắng hoàn cảnh. Hằng ngày phải đối phó với muôn vàn khó khăn, nhưng tinh thần của người luôn luôn lạc quan trên đường bị giải đi Nam Ninh hồn thơ vẫn lai láng nụ cười tự trào yêu đời:
Hôm nay xiềng xích thay dây trói
Mỗi bước leng keng tiếng ngọc rung;
Tuy bị tình nghi là gián điệp,
Mà như khanh tướng vẻ ung dung.
Tiếng cười được tô đậm hơn, vững vàng trong tư thế đứng trên đầu thù. Có như vậy mới có thể duy trì được phương châm phấn đấu mà Bác tự đề ra ngay từ khi phải bước chân vào nhà lao "Thân thể ở trong lao / Tinh thần ở ngoài lao", nên khi nhìn bao nhiêu dây trói chằng chịt, mà vẫn cảm thấy hiên ngang:
Rồng uốn quanh mình chân với tay
Trông như quan võ đủ tua đai;
Tua đai quan võ bằng kim tuyến,
Tua của ta là một cuộn gai!
Hay trong « Ngắm Trăng » Người tù trở thành thi gia : 
« Người ngắm trăng soi ngoài của sổ
Trăng nhòm khe của ngắm nhà thơ »
àThể hiện tình yêu thiên nhiên, phong thái ung dung, lạc quan của Bác.
? Để xây dựng được những nội dung trên, nhà thơ đã vận dụng kết hợp những hình thức nghệ thuật như thế nào?
? Qua phân tích, em hãy cho biết: Bài thơ đã thể hiện ý nghĩa như thế nào?
 ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØNgười trai ở đây không phải người tù mà hiện lên con người đường hoàng đứng giữa đất trời , đứng giữa biển rộng non cao, đội trời đạp đất đầy hiên ngang, sừng sững với một vẻ đẹp hùng tráng.
Ba câu thơ sau cũng vưa miêu tả chân thực công việc vừa khắc họa tầm vóc khổng lồ của người anh hùng với hành đông phi thường.
ØNét bút khoa trương đã làm nổi bật sức mạnh to lớn của con người: Khí thế hiên ngang lừng lẫy như bước vào trận chiến đấu mãnh liệt; hành động quả quyết, mạnh mẽ phi thường: “xách búa”, “ra tay”; Sức mạnh thật ghê gớm gần như thần kì: “làm cho lỡ núi non”, “đánh tan năm bảy đống”, “đập bể mấy trăm hòn”.
ØQua phân tích, ta thấy bốn câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người tù cách mạng thật ấn tượng trong tư thế ngạo nghễ vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến một công việc lao động cưỡng bức nặng nhọc, vất vả thành cuộc chinh phục thiên nhiên với sức mạnh thần kì.
của người anh hùng, tác ØCách thức biểu hiện cảm xúc: Để làm nổi bật chí lớn, gan to giả đã tạo thế tương quan đối lập. Qua đó, người anh hùng không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, những thử thách gian nan là để rèn luyện thân thể để thực hiện chí lớn của người anh hùng.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
ØHS lắng nghe tích cực.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
II- PHÂN TÍCH:
1/ Nội dung:
- Hình ảnh người tù với việc lao động khổ sai cực nhọc: Trên hòn đảo trơ trọi, giữa nắng gió biển khơi, trong chế độ nhà tù khắc nghiệt, người đi đày phải làm công việc lao động khổ sai hết sức khổ nhọc này cho đến khi kiệt sức và không ít người đã gục ngã.
- Hình tượng người anh hùng trong cảnh nguy nan:
 + Khí phách hiên ngang, lẫm liệt.
 + Niềm tin vào lý tưởng và ý chí chiến đấu sắt son.
 + Hành động phi thường, tầm vóc lớn lao.
2/ Nghệ thuật:
- Xây dựng hình tượng nghệ thuật có tính chất đa nghĩa.
- Sử dụng bút pháp lãng mạn, thể hiện khẩu khí ngang tàng, ngạo nghễ và giọng điệu hào hùng.
- Sử dụng thủ pháp đối lập, nét bút khoa trương góp phần làm nổi bật tầm vóc khổng lồ của người anh hùng, cách mạng.
3/ Ý nghĩa:
Nhà tù của đế quốc thực dân không thể khuất phục ý chí, nghị lực và niềm tin lí tưởng của người chí sĩ cách mạng.
Hoạt động 4: Luyện tập
? Yêu cầu HS đọc bài tập 1 SGK.
? HD học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
? Yêu cầu HS đọc bài tập 2 SGK.
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
ØHS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên 
III- LUYỆN TẬP:
Bài tập 1: 
Đọc diễn cảm, thể hiện khẩu khí ngang tàng và giọng điệu hào hùng của tác giả.
Bài tập 2: 
- Hai baøi ñeàu laø khaåu khí cuûa ngöôøi anh huøng khi sa cô, Lỡ böôùc.
 - Veû ñeïp haøo huøng theå hieän ôû khí phaùch ngang taøng laãn lieät ngay trong thöû thaùch gian nan nguy hieåm ñeán tính maïng vaø giöõ vöõng yù chí, nieàm tin vaøo söï nghieäp
4/ Hướng dẫn tự học:
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ, nắm những nội dung đã tìm hiểu trong tiết học.
- Ôn lại đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Sưu tầm một số tranh ảnh và thơ văn về Côn Đảo hoặc nhà tù thực dân để hiểu rõ hơn văn bản.
- Phát biểu cảm nhận riêng về vẻ đẹp hào hùng, lãng mạn, ý chí chiến đấu và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ rơi vào tù ngục.
- Xem và chuẩn bị trước phần tiếng việt: ÔN LUYỆN VỀ DẤU CÂU.
 + Tổng kết về dấu câu theo mẫu SGK trang 150.
 + Nắm vững các lỗi thường gặp về dấu câu trang 151 và chuẩn bị các bài tập 1 – 2 trang 152 SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 58 - Tích hợp TT HCM.doc