Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 35 & 36

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 35 & 36

Tuần: 35

Tiết: 133

Tổng kết phần văn (tiếp)

 I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức văn bản nước ngoài và văn bản nhật dụng.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức

 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập tích cực.

 II. Chuẩn bị:

 1. GV:

 - Phương tiện: Giáo án, SGK, bảng phụ.

 - Phương pháp: Vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng.

 2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK.

 III. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định lớp: 1’

 2. Kiểm tra bài cũ: 2’

 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 3. Bài mới:

3.1. Giới thiệu bài.( 1’): Ở tiết học trước các em đã hệ thống hóa các kiến thức phần văn thuộc nghị luận trung đại và hiện đại, tiết học hôm nay thầy trò ta cùng ôn lại các kiến thức về phần văn bản nước ngoài và văn bản nhật dụng.

3.2. Tiến trình các hoạt động.

 Hoạt động 1:(16’) Hướng dẫn học sinh củng cố lại các kiến thức về các tác phẩm nước ngoài.(Vấn đáp- gợi tìm)

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 681Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần thứ 35 & 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28-04-2010
Ngày dạy: .
Tuần: 35
Tiết: 133
Tổng kết phần văn (tiếp)
 I. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Hệ thống kiến thức văn bản nước ngoài và văn bản nhật dụng.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức
 3. Thái độ: Giáo dục HS ý thức học tập tích cực.
 II. Chuẩn bị: 
 1. GV: 
 - Phương tiện: Giáo án, SGK, bảng phụ.
 - Phương pháp: Vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng.
 2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK.
 III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: 2’
 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài.( 1’): Ở tiết học trước các em đã hệ thống hóa các kiến thức phần văn thuộc nghị luận trung đại và hiện đại, tiết học hôm nay thầy trò ta cùng ôn lại các kiến thức về phần văn bản nước ngoài và văn bản nhật dụng.
3.2. Tiến trình các hoạt động.
 Hoạt động 1:(16’) Hướng dẫn học sinh củng cố lại các kiến thức về các tác phẩm nước ngoài.(Vấn đáp- gợi tìm)
GV: Cho HS hệ thống và lập bảng theo mẫu:
Tên VB/Tên tgiả/ thểloại/ g.trị ND/g.trị NT
HS: Làm theo hướng dẫn
GV: Nhận xét
GV: Chọn học thuộc lòng hai đoạn ở hai văn bản khác nhau, nỗi đoạn khoảng 10 dòng.
HS: Tự chọn
? Hình ảnh nào trong những tác phẩm trên gây cho em ấn tượng sâu đậm nhất? Lí do?
HS: Phát biểu
I. Tác phẩm văn học nước ngoài:
a. Cô bé bán diêm.
Anđecxen – cổ tích Đan Mạch.
b. Đánh nhau với cối xay gió.
Xecvantex – tiểu thuyết Tây Ban Nha.
c. Chiếc lá cuối cùng.
Ohenri – truyên ngắn hiện thực.
d. Đi bộ ngao du.
Ru –xô - tiểu thuyết luận đề.
e. Ông Giuốc đanh.
Molie – Hài kịch Pháp
 Hoạt động 2.(20’) Hướng dẫn học sinh củng cố lại các kiến thức về cụm văn bản nhật dụng.(Vấn đáp- gợi tìm)
Kể tên các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8?
? Nhớ lại nêu chủ đề của các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 6 và 7?
? Trong những chủ đề ấy, chủ đề nào em thấy thiết thực và cấp bách nhất? Vì sao?
HS trả lời - GV chốt nội dung
Lớp 6: 
* Bảo vệ và giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử 
1. Cầu Long Biên...
2. Động Phong Nha
* Bảo vệ đất đai, quyền dân tộc
1. Bức thư của thủ lỉnh da đỏ
Lớp 7:
1. Cổng trường mở ra
2. Mẹ tôi
3. Cuộc chia tay của những con búp bê
* Giữ gìn bảo vệ văn hóa, phong tục cổ truyền dân tộc:
1. Ca Huế trên sông Hương
Lớp 8:
1 Thông tin về ngày trái đất năm 2000
2. Ôn dịch thuốc lá
3. Bài toán dân số
II. Cụm văn bản nhật dụng:
* Lớp 6:
- Bảo vệ và giới thiệu danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử 
1. Cầu Long Biên...
2. Động Phong Nha
- Bảo vệ đất đai, quyền dân tộc
1. Bức thư của thủ lỉnh da đỏ
* Lớp 7:
1. Cổng trường mở ra
2. Mẹ tôi
3. Cuộc chia tay của những con búp bê
- Giữ gìn bảo vệ văn hóa, phong tục cổ truyền dân tộc:
1. Ca Huế trên sông Hương
* Lớp 8:
1 Thông tin về ngày trái đất năm 2000
2. Ôn dịch thuốc lá
3. Bài toán dân số
4. Củng cố: 3’
 - Giáo viên chốt lại vấn đề trọng tâm.
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học
 5. Hướng dẫn tự học: 2’
 Xem lại các tác phẩm, nắm nội dung và nghệ thuật, đọc thêm một số tác phẩm thuộc nội dung, chủ đề trên.
**************************
 Ngày soạn: 29-04-2010
Ngày dạy:  
Tuần: 35
Tiết: 134
Ôn tập phần tập làm văn
 I. Mục tiêu cần đạt: 
 1.Kiến thức: Giúp HS hệ thống hóa các kiến thức và kĩ năng phần Tập làm văn đã học trong chương trình Ngữ văn 8.
 2. Kĩ năng: Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh. Biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong tự sự; kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận.
 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học tập tích cực.
II. Chuẩn bị:
 1. GV: 
 - Phương tiện: Giáo án, SGK.
 - Phương pháp: Vấn đáp- gợi tìm, thảo luận.
 2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn SGK/151.
 III. Tiến trình lên lớp: 
 1. Ổn định lớp: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ:2’
 Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Bài mới:
 3.1. Giới thiệu bài.(1’) Kiến thức phần văn và tiếng việt cốt lõi là phục vụ cho quá trình tạo lập văn bản- viết văn. Vậy để viết một bài văn tốt chúng ta cần phải có yêu cầu gì? Và ta đã được làm quen với các cách viết thuộc phương thức biểu đạt nào rồi? Tiết học hôm nay chúng ta cùng hệ thống lại.
 3.2. Tiến trình các hoạt động.
 Hoạt động 1.(7’) Hướng dẫn học sinh Ôn tập lí thuyết về tính thống nhất và câu chủ đề.( Vấn đáp- gợi tìm).
GV: Hướng dẫn HS ôn tập phần lí thuyết. Nêu các câu hỏi SGK để HS trả lời
? Vì sao văn bản cần có tính thống nhất?
? Tính thống nhât của văn bản thể hiện ở những mặt nào?
HS: Trả lời
2. Viết đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau:
- Em rất thích đọc sách...
- ...Mùa hè thật hấp dẫn.
HS: Viết- trình bày.
GV: Nhận xét.
1. Ôn tập lí thuyết tính thống nhất và câu chủ đề:
- Văn bản chỉ có tính thống nhất khi cùng biểu đạt một chủ đề. Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và trong các từ ngữ then chốt.
 Bài tập:
 Hoạt động 2.( 8’) Hướng dẫn học sinh ôn tập lí thuyết về văn bản tự sự.( Vấn đáp- gợi tìm và diễn giảng).
Gv hỏi về mục đích, cách thức tóm tắt VB tự sự 
? Vì sao phải tóm tắt VB tự sự? Muốn tóm tắt VB tự sự thì phải làm gì, dựa vào những yêu cầu nào?
HS: Phát biểu
? Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì?
HS: Trả lời.
? Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm cần chú ý những gì?
HS: Phát biểu
2. Ôn lí thuyết về văn bản tự sự:
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần đọc hĩ hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính, sắp xếp nội dung ấy theo thứ tự hợp lí sau đó viết bản tóm tắt.
- Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm làm cho câu chuyện sinh động, sâu sắc và có sức thuyết phục.
- Tùy theo nội dung, mục đích và tính chất của văn bản mà kết hợp, không kết hợp tùy tiện.
 Hoạt động 3:(10’) Hướng dẫn học sinh ôn về văn bản thuyết minh.(Vấn đáp- gợi tìm, hợp tác)
?. Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? Hãy cho biết những phương pháp thuyết minh thường gặp ?
?. Muốn làm văn bản thuyết minh, trước tiên cần phải làm gì? Vì sao phải làm như vậy? Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật?Nêu ví dụ? 
HS: Thảo luận- trình bày.
GV: Nhận xét.
?. Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bài văn thuyết minh về:
- Một đồ dùng
- Cách làm một sản phẩm
- Một di tích, danh lam thắng cảnh
- Một động vật, thực vật
- Một hiện tượng tự nhiên...
HS: Thảo luận- trình bày.
3. Ôn về văn bản thuyết minh:
- Văn bản thuyết minh trình bày cấu tạo, tính chất, cách dùng, lí do phát sinh, quy luật phát triển, biến hóa của sự vật, nhằm cung cấp tri thức, hướng dẫn cách dùng cho con người.
-> Các phương pháp thuyết minh: Nêu định nghĩa, giải thích, dùng số liệu, so sánh
- Muốn làm văn thuyết minh cần quan sát, tìm hiểu, tích lũy kiến thức về đối tượng.
- Bố cục:
* Thuyết minh một đồ dùng:
1. MB: Giới thiệu về đồ dùng.
2. TB: Trình bày cấu tạo, cách sử dụng, lợi ích,
3. KB: Khẳng định lợi ích của đồ dùng đối với cuộc sống.
* TM về danh lam thắng cảnh
1. MB: Giới thiệu khái quát về danh lam, thắng cảnh.
2. TB: Trình bày vị trí địa lí, sơ đồcủa thắng cảnh.
3. KB: Cảm nhận đối với thắng cảnh.
* Thuyết minh một cách làm.
- Nguyên liệu
- Cách làm
- Yêu cầu thành phẩm.
 Hoạt đông 4:(7’) Hướng dẫn học sinh ôn về văn bản nghị luận.( Vấn đáp).
?. Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó?
HS: Phát biểu
?. Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một số ví dụ về sự kết hợp đó?
HS: Trả lời.
4. Ôn về văn bản nghị luận:
- Luận điểm: Là ý kiến, tư tưởng, quan điểm được nêu ra trong bài viết.
- Các yếu tố tự sự, miêu tả dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ luận điểm không phá vỡ mạch lạc nghị luận.
 Hoạt động 5:(5’)Hướng dẫn học sinh ôn văn bản tường trình.(Vấn đáp- gợi tìm).
?. Thế nào là văn bản tường trình, mục đích tường trình là gì?
HS: Trả lời
5. Ôn văn bản tường trình
 4. Củng cố: 2’
 - Giáo viên nhấn mạnh trọng tâm.
 - GV đánh giá, nhận xét tiết học.
 5. Hướng dẫn tự học: 2’
 - Xem lại nội dung bài học.
 - Chuẩn bị bài: “ Thông báo”.
*********************
Ngày soạn: 01-05-2010
Ngày dạy: 
Tuần: 35
Tiết: 137
Văn bản thông báo
 I. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng cách.
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo với các văn bản khác, bước đầu biết viết văn bản thông báo. 
 3. Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học tập.
II. Chuẩn bị: 
 1. GV: 
 - Phương tiện: Giáo án, SGK, tư liệu tham khảo.
 - Phương pháp: Vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng.
 2. HS Bài cũ, chuẩn bị theo hướng dẫn
 III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ 
 ? Văn bản tường trình là loại văn bản như thế nào?
 3. Bài mới:
 3. 1. Đặt vấn đề: 1’
 GV: Nêu câu hỏi: Những tình huống nào trong cuộc sống, trong cã hội cần có văn bản thông báo? Học sinh trả lời-> Giáo viên dẫn vào bài.
 3.2. Tiến trình các hoạt động.
 Hoạt động 1:(15’)Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo.(Vấn đáp).
GV: Gọi học sinh đọc ví dụ sgk.
? Trong văn bản trên ai là người viết thông báo? Ai là đối tượng thông báo?
HS: Phát biểu
? Thông báo nhằm mục đích gì.
? Nội dung chính trong các thông báo ấy là gì?
? Nhận xét về hình thức trình bày thông báo.
- Ngắn gọn, rõ ràng, sạch sẽ.
GV: Nhận xét.
GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ mục 1,2/143.
I. Đặc điểm của văn bản thông báo.
- Cơ quan nhà nước, lãnh đạo, cấp trên.
- Cơ quan tổ chức nhà nước khác, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội muốn phổ biến.
- Nhằm phổ biến tình hình, chủ trương, chính sách mới.
- Nội dung: Chủ trương, chính sách mới.
 Hoạt động 2:(20’) Cách làm văn bản thông báo (Vấn đáp- gợi tìm, thảo luận)
GV: Gọi học sinh đọc các tình huống.
? Tình huống nào cần viết văn bản thông báo.
HS: Thảo luận- trình bày
GV: Nhận xét
 Tình huống b cần viết thông báo.
GV: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cách làm văn bản thông báo qua các câu hỏi gợi tìm sau:
? Góc trái cần có mục nào.
? Tên văn bản thông báo như thế nào.
? Nội dung văn bản thông báo ghi như thế nào.
? Sau phần nội dung là phần gì.
? Góc trái cuối cùng ghi điều gì.
GV: Cần lưu ý điều gì ghi văn bản thông báo?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
GV: Gọi học sinh đọcghi nhớ SGK mục 3/143. Sau đó gọi 1 học sinh đọc lại toàn bộ mục ghi nhớ.
II. Cách làm văn bản thông báo
- Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (UBND huyện, xã ).
- Quốc hiệu.
- Tên văn bản thông báo về việc.
- Nội dung thông báo.
- Họ tên, chức vụ và chữ ký của người có trách nhiệm thông báo.
- Nơi nhận thông báo.
* Lưu ý.
- Lời văn thông báo cần rõ ràng chính xác để tránh người đọc hiểu lầm.
- Trình bày thông báo theo đúng mẫu chuẩn.
 4. Củng cố: 4’
 Văn bản thông báo là gì? Thể thức trình bày một văn bản thông báo?
 5. Hướng dẫn tự học: 2’
 - Xem lại nội dung bài tập.
 - Chuẩn bị bài : Chương trình địa phương ( Phần Tiếng Việt)
********************
Ngày soạn: 01-05-2010
Ngày dạy : 
Tuần : 35
Tiết : 136
Chương trình địa phương (Phần Tiếng Việt)
 I. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, nắm được những kiến thức về từ địa phương 
 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng chọn lọc, sử dụng từ địa phương trong giao tiếp.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, rèn luyện.
II. Chuẩn bị:
 1.GV: 
 - Phương tiện : Giáo án, SGK
 - Phương pháp : Vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng và hợp tác.
 2. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn.
III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: 1’
 2. Kiểm tra bài cũ: 3’
 Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs.
 3. Bài mới:
 3.2. Đặt vấn đề (1’) : Hòa cùng ngôn ngữ chung của dân tộc vẫn tồn tại những khác biệt về cách dùng từ trong từng địa phương. Việc tìm hiểu về từ địa phương giúp ích ta rất nhiều trong việc tiếp cận các tác phẩm văn học.
 3. 2. Tiến trình các hoạt động:
 Hoạt động 1(10’) Hướng dẫn học sinh ôn về từ ngữ xưng hô.( Vấn đáp- gợi tìm).
? Giáo viên giải thích.
? Trong cuộc sống em thấy có các quan hệ xưng hô nào.
? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì.
I. Ôn về từ ngữ xưng hô.
* Xưng hô.
Xưng: Người nói tự gọi mình.
Hô: Người nói gọi người đối thoại, tức người nghe.
VD: Học sinh gọi mình là em, gọi giáo viên là thầy cô, tự gọi mình là con, gọi người sinh ra mình là cha mẹ.
* Dùng từ ngữ xưng hô.
- Dùng đại từ chỉ người (tôi, chúng tôi, ta, chúng ta, mình, nó ).
- Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và một số danh từ chỉ nghề nghiệp, chức tước (ông, bà, cô, dì, chú, bác ).
* Quan hệ xưng hô. 
- Quan hệ quốc tế, giao tiếp trong hành động ngoại giao, đối ngoại.
- Quan hệ quốc gia: Giao tiếp trong cơ quan nhà nước, trường học, nhà máy.
- Quan hệ xã hội: Giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hội như ở rạp chiếu phim, ở siêu thị, dạ hội 
- Khi giao tiếp cần chú ý đến các vai trên, dưới – ngang hàng.
 Hoạt động 2(25’) Hướng dẫn học sinh xác định các từ ngữ xưng hô.(Vấn đáp, thảo luận).
GV: Gọi học sinh đọc đoạn văn SGK/145.
? Xác định từ xưng hô địa phương.
? Tìm từ xưng hô ở địa phương em hoặc địa phương khác.
? Từ xưng hô của địa phương em, có thể được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp nào.
? Đối chiếu những phương tiện xưng hô ở bài tập a và những phương tiện chỉ quan hệ thân thuộc (phần địa phương tiếng việt ở kỳ I) em có nhận xét gì.
HS: Thảo luận- trình bày
GV: Nhận xét.
II. Xác định các từ ngữ xưng hô.
- Từ xưng hô địa phương “u” dùng để gọi mẹ.
- “Mợ” không phải là từ toàn dân cũng không phải là từ địa phương – là biệt ngữ xã hội.
VD: Nghệ Tĩnh: Mi (mày) – choa (tôi).
 Thừa Thiên Huế: eng (anh) - ả ( chị).
 Nam trung bộ: Tau (tao) – mầy (mày)
 Nam bộ: Tui (tôi) – ba (cha) 
- U, bầm, bủ .
+ Được dùng trong phạm vi giao tiếp hẹp như ở địa phương, đồng hương gặp nhau ở tỉnh bạn, hoặc ở nước ngoài.
- Cũng có khi dùng trong tác phẩm văn học để tạo không khí địa phương.
- Không dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế quốc gia (các hoạt động có nghi thức trang trọng).
* Nhận xét.
- Trong tiếng việt có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô.
VD: Để gọi một người tên Tuấn, ta có thể lựa chọn: Ông Tuấn, lão 
- Mỗi cách gọi kèm theo thái độ: Yêu, ghét, thương 
- Cách dùng từ ngữ xưng hô như trên có 2 cái lợi.
+ Nó giải quyết được một khó khăn đáng kể là trong vốn từ vựng tiếng việt, số lượng đại từ xưng hô còn rất hạn chế cả về số lượng và sắc thái biểu cảm.
+ Nó thoả mãn được nhu cầu giao tiếp của con người, đặc biệt là nhu cầu bày tỏ những biến thái vô cùng phong phú..
 4. Củng cố: 3’
 -Thế nào là từ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội? 
 - Dùng từ địa phương trong những trường hợp nào?
 5. Hướng dẫn tự học: 2’
 - Về nhà sưu tầm từ xưng hô ở địa phương mình và từ xưng hô ở địa phương khác.
 - Chuẩn bị bài: Luyện tập làm văn bản thông báo 
*******************
Ngày soạn: 02-05-2010
Ngày dạy: .
Tuần: 36
Tiết: 137
Luyện tập làm văn bản thông báo
I. Mục tiêu cần đạt:
 1. Kiến thức: Giúp HS củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo, mục đích, yêu cầu, cấu tạo của một văn bản thông báo ; từ đó nâng cao năng lực viết 
thông báo cho Hs.
 2. Kĩ năng: Biết so sánh, khái quát hóa, lập dàn bài, viết thông báo theo mẫu.
 3. Thái độ: Giáo dục Hs ý thức rèn luyện.
II. Chuẩn bị: 
 1. GV: 
 - Phương tiện: Giáo án, SGK.
 - Phương pháp: Vấn đáp- gợi tìm, hợp tác và diễn giảng.
 2. HS: Bài cũ, chuẩn bị theo hướng dẫn
 III. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định lớp: 1
 2. Kiểm tra bài cũ: 3’
 Văn bản thông báo là gì? Thể thức trình bày văn bản thông báo?
 3. Bài mới:
 3.1. Đặt vấn đề:(1’): Ở tiết học trước các em đã nắm được về cách làm một văn bản thông báo, tiết học hôm nay các em sẽ thực hành viết một bản thông báo cụ thể.
 3.2. Tiến trình các hoạt động.: 
 Hoạt động 1(15’) Hướng dẫn ôn tập, củng cố lí thuyết về văn bản thông báo.(Vấn đáp- gợi tìm)
GV: Hướng dẫn học sinh trả lời 3 câu hỏi trong mục I. Tr. 148
Lưu ý các câu hỏi:
- Ai thông báo
- Thông báo cho ai
- Trong tình huống nào
- Thông báo về việc gì
- Thông báo như thế nào
? Lần lượt học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung nhận xét.
Giáo viên: Tổng kết .
1. Ôn lí thuyết
 Hoạt động 2:(20’) Hướng dẫn luyện tập.(Thảo luận)
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm 5’
+ Nhóm 1 câu 1
+ Nhóm 2 câu 2
+ Nhóm 3: Câu 3
+ Nhóm 4: Câu 4
HS: Thảo luận –trình bày
 Nhóm khác bổ sung
GV: Nhận xét, chốt:
Bài 1: Lựa chọn và trình bày lí do .
a. Thông báo
- Hiệu trưởng viết thông báo
- Cán bộ, giáo viên, học sinh toàn trường nhận, đọc thông báo
- Nội dung kế hoạch tổ chức lễ kỉ niệm ngày sinh nhật Bác Hồ
b. Báo cáo
- Các cho đội viết báo cáo
- Ban chỉ huy liên đội nhận báo cáo
- Nội dung tình hình hoạt động của chi đội trong tháng.
c. Thông báo:
- Ban quản lí dự án viết thông báo
- Bà con nông dân có đất đai, hoa màu trong phạm vi giải phóng mặt bằng của công trình dự án.
- Nội dung thông báo: chủ trương của ban dự án.
Bài 2/150
 a. Những lỗi sai:
- Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới văn bản thông báo.
- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra...
b. Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên văn bản thông báo
 Bài tập 3
 Tìm thêm một số tình huống cụ thể cần viết thông báo.
HS: Tìm
GV: Nhận xét
 Bài 4
 GV: Hướng dẫn về nhà.
2. Bài tập 
Bài 1:
a. Thông báo
b. Báo cáo
c. Thông báo
Bài 2/150
- Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới văn bản thông báo.
- Nội dung thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: thời gian kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra...
b. Bổ sung và sắp xếp lại các mục cho đúng với tên văn bản thông báo
Bài 3/150
 Học sinh tìm.
Bài 4/150
Giáo viên hướng dẫn học sinh về làm.
 4. Củng cố: 3’
 So sánh văn bản báo cáo và văn bản thông báo?
 5.. Hướng dẫn tự học: 2’
 Về nhà học kĩ nội dung, ôn tập lại những kiến thức đã học thuộc cả 3 phần: Văn, Tiếng Việt và tập làm văn.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 8Tuan 35 36.doc