Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Tường THCS Chiềng Ngần

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Tường THCS Chiềng Ngần

Tiết 29;30. Văn bản:

CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

(Trích: Chiếc lá cuối cùng)

 ~ O Hen-ri~

A. PHẦN CHUẨN BỊ

 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

- Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen ri, rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả với những nỗi bất hanh của người nghèo.

- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể chuyện dũng cảm, phân tích các nhân vật và tình huống truyện

- Giáodục tình yêu thương con người, biết cảm thông với những nỗi bất hạnh của mọi người xung quanh.

II. Chuẩn bị

Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV

B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP

* Ổn định:

 

doc 21 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Tường THCS Chiềng Ngần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8- NGỮ VĂN BÀI 8
 Kết quả cần đạt:
 Hiểu rõ “Chiếc lá cuối cùng” hấp dẫn ở nghệ thuật kể chuyện độc đáo và lòng yêu thương những người nghèo khổ.
 Tìm hiểu và lập được bảng kê các danh từ chỉ quan hệ ruột thịt thân thích được dùng ở địa phương.
 Biết cách tìm, lựa chọn sắp xếp các ý trong một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Ngày soạn: 11.10.2008 Ngày giảng:8B: 10.2008
 8C: 10.2008
 Tiết 29;30. Văn bản: 
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(Trích: Chiếc lá cuối cùng)
 ~ O Hen-ri~
A. PHẦN CHUẨN BỊ
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
- Khám phá vài nét cơ bản nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn Mĩ O Hen ri, rung động trước cái hay, cái đẹp và lòng cảm thông của tác giả với những nỗi bất hanh của người nghèo.
- Rèn luyện kĩ năng đọc, kể chuyện dũng cảm, phân tích các nhân vật và tình huống truyện
- Giáodục tình yêu thương con người, biết cảm thông với những nỗi bất hạnh của mọi người xung quanh.
II. Chuẩn bị
Thầy: soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
* Ổn định:
I. Kiểm tra. 3’
Kiểm tra vở soạn của 2- 3 em, GV nhận xét cho điểm
II. Bài mới. 1’
 Tạm biệt nhà văn Tây Ban Nha Xéc- van- tét chúng ta lại biết đến một nhà văn có tên tuổi ở nước Mĩ O- Hen- ri với những nét độc đáo riêng biệt thể hiện tính ưu ái của ông đối với những con người nghèo khổ, bất hạnh của người dân nước Mĩ. Với sức mạnh nghệ thuật chân chính đã đem lại niềm tin cho con người đó là “Chiếc lá cuối cùng” 1 trong những truyện ngắn của ông mà hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hs đọc chú thích sao
Trình bày những hiểu biết của em về tác giả O Hen ri?
 - Là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn, cha ông là thầy thuốc; mẹ ông qua đời khi ông mới lên 3 tuổi, thuở nhỏ không được học hành nhiều, 15 tuổi đã phải thôi học đến làm việc tại hiệu thuốc của chú ruột sau đó phải làm nhiều nghề khác để kiếm sống như: nhân viên kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng. Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và sáng tác rất nhiều. Có những năm số lượng sáng tác của ôg lên rất cao 1904 có 65 truyện, 1905 có 50 truyện. Các truyện ngắn lần lượt được in thành tập trong thời gian ông còn sống và khi đã qua đời. Ví dụ: căn gác xép, tên cảnh sát, các tập truyện: Bắp cải và vua chúa (1904), Bốn triệu (1906), những sự lựa chọn (1909).
- Truyện của ông phong phú đa dạng về đề tài, nhưng phần lớn hướng về người nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ. Một số truyện mang ý nghĩa phê phán xã hội rõ rệt về nghệ thuật thường được tổ chức xoay quanh 1 số cốt truyện dàn dựng chu đáo với tình tiết sắp xếp khéo léo, lôi cuốn sự hứng thú của người đọc, ông thường sử dụng kiểu đảo ngược tình huống 2 lần 1 cách đột ngột bất ngờ. Nhân vật thực mà mơ hồ phảng phất như trong giấc mơ.
Em hiểu gì về đoạn trích “Chiếc lá cuối cùng”?
Tóm tắt truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”?
 Câu chuyện được đặt vào bối cảnh 1 ngôi nhà 3 tầng tồi tàn với những căn phòng cho thuê giá rẻ trong 1 khu phố nhỏ ở phía Tây công viên Oa- Sinh- Tơn. Thời điểm sự việc xảy ra được xác định vào tháng 11 khi gió lạnh mùa đông tràn về. Hai nữ hoạ sĩ nghèo là Xiu và Giôn xi đến thuê chung 1 căn phòng trên tầng thượng ngôi nhà, cụ Bơ- men là 1 trong những hoạ sĩ nghèo sống ở tầng dưới cùng. Ngoài 3 nhân vật ấy trong truyện còn có nhân vật phụ không được nhà văn đặt tên. Giôn xi bị sưng phổi, phần vì bệnh nặng, phần vì nghèo không có tiền thuốc thang, cô không thiết sống nữa. Mặc cho Xiu chăm sóc động viên Giôn xi cứ nằm quay ra ngoài cửa sổ nhìn từng chiếc lá rụng dần trên cây thường xuân leo bám vào tường gạch phía trước mặt. Mỗi lần có chiếc lá rơi cô lại đếm số lá còn lại và chiếc lá cuối cùng khi rụng nốt thì cô buông xuôi, lìa đời. Trước khi trời tối Giôn xi đếm thấy còn lại 4 chiếc. Cụ Bơ men sau khi nghe Xiu kể rất bực mình Rồi cụ lên gác và tiếp nối là phần cuối đoạn trích.
Hướng dẫn đọc
Phân biệt được lời kể, tả của tác giả trong các đoạn.
- Đoạn kể về cái chết của cụ Bơ men giọng dưng dưng cảm động nghẹn ngào- Chú ý các từ phiên âm tiếng nước ngoài.
GV đọc từ đầu đến “Mạnh mẽ hơn”
2 hs đọc nối tiếp
Giải nghĩa các từ: Bộ, chuyến đi xa xôi, bí ẩn Vinh Na- Phơ, khỏi nguy hiểm, kiệt tác.
Trong văn bản tác giả sử dụng phương thức biểu đạt nào?
- Tự sự, miêu tả, biểu cảm.
Đoạn trích bao gồm mấy nhân vật?
 4 nhân vật: Cụ Bơ men, Giôn xi, Xiu, Bác sĩ.
Hướng dẫn đọc, phân biệt lời kể tả của tác giả trong các đoạn kể về cái chết của cụ Bơ men giọng dưng dưng cảm động nghẹn ngào. Chú ý các từ phiên âm tiếng nước ngoài.
GV đọc từ đầu đến “Mạnh mẽ hơn”
2 hs đọc nối tiếp.
Đây là đoạn trích liền mạch theo dòng thời gian và sự việc nối tiếp nhau làm rõ diễn biến tâm trạng tình cảm của các nhân vật trong truyện. Không chia đoạn và đi phân tích theo diễn biến tình cảm của nhân vật.
Dựa vào đoạn tóm tắt chuyện và quá trình tìm hiều bài ở nhà em hãy gợi vài nét khắc hoạ về hình ảnh nhân vật cụ Bơ men.
 - Cụ Bơ men cũng là 1 hoạ sĩ nghèo, râu xồm. Đã chục năm nay cụ mơ ước vẽ 1 kiệt tác, nhưng chưa thực hiện được. Cụ kiếm ăn bằng cách ngồi làm mẫu vẽ cho các hoạ sĩ trẻ, tính tình nóng nảy thường mượn rượu giải khuây, song lại là 1 ông già tốt bụng, bản tính kiên cường.
Khi biết chuyện của Giôn xi qua lời kể của Xiu cụ Bơ men có thái độ như thế nào?
Thái độ “Sợ sệt” của cụ Bơ men khi ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân muốn nói lên điều gì?
 - Giôn xi bị bệnh sưng phổi, bênh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa.Co đếm từng chiếc lá trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ chờ khi nào chiếc lá rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời. Khi biết điều đó cụ Bơ men rất bực mình. Khi cụ Bơ men và Xui đến thì Giôn xi đang ngủ.Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân.
- Thái độ sợ sệt của cụ khi nhìn thấy chiếc lá theo nhau rụng xuống đã nói lên sự lo lắng cho số mệnh của Giôn xi. Sự lo lắng xuất phát từ tấm lòng yêu thương của cụ Giôn xi. Cả cụ và Xiu đều không nói năng gì nhưng có lẽ trong thâm tâm cụ đang nghĩ cách vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu sống Giôn xi điều này ta sẽ được biết qua lời kể của Xiu.
Tại sao nhà văn bỏ qua không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết? Mà lại qua lời kể của Xiu?
 - Cụ Bơ men suốt đời không thành đạt, suốt đời là hoạ sĩ nghèo túng mượn rượu khuây nhưng cụ vẫn mơ ước vẽ được bức tranh kiệt tác. Cụ lẳng lặng vẽ bức tranh mà không hề nói cho ai biết, mà người đọc chỉ biết được điều đó qua lời kể của Xiuu. Chính việc tác giả bỏ qua không kể việc cụ vẽ chiếc lá như thế nào là tạo tình huống bất ngờ có tác dụng gây hứng thú cho người đọc và có như vậy mới tạo sự bất ngờ cho Giôn xi.
Qua lời kể của Xiu cụ Bơ men đã vẽ Chiếc lá cuối cùng như thế nào?
Theo em có thể nói Chiếc là cuối cùng cụ vẽ là một kiệt tác có được không? Vì sao?
 - Trước hết chúng ta phải hiểu rằng kiệt tác nghệ thuật phải là 1 tác phẩm nghệ thuật. Chiếc là cụ vẽ là 1 bức tranh thuộc lĩnh vực hội hoạ có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, đem lại niềmvui, sự thẩm mĩ cho người xem, người nghe, người đọc, với sự khái quát này ta có thể kết luận Bức tranh cụ vẽ về chiếc là là 1 kiệt tác.
Là 1 kiệt tác bởi vì chiếc lá vẽ rất giống lá thật từ cuống lá màu xanh sẫm đến rìa lá hình răng cưa của nhuốm màu vàng úa, khiến Giôn xi tưởng đấy là chiếc lá thật. Chiếc lá là 1 kiệt tác bởi vì giá trị nhân sinh của nó cao, nó góp phần cứu sống 1 người, đẩy lui 1 ác bệnh và được hình thành trong gió tuyết, dưới ánh sáng vàng vọt run rẩy của ngọn đèn bão. Chiếc lá không chỉ được vẽ bằng bột màu mà bằng cả tình yêu thương, lòng hi sinh cao thượng của cụ Bơ men.
- Nó là 1 kiệt tác bởi cái giá của nó quá đắt, nó cứu được 1 mạng người nhưng lại cướp đi 1 mạng người.
Qua phân tích em hiểu cụ Bơ men là người như thế nào và em cảm nhận được điều gì qua kiệt tác của cụ Bơ men?
Để cứu người khỏi tai hoạ đã có những người đứng trước cái chết không hề sợ. Cụ Bơ men là 1 hoạ sĩ già là con người giàu đức hi sinh. Cụ đã chết vì sưng phổi- Chiếc lá cuối cùng do cụ vẽ đánh lui thần chết, cứu sống Giôn xi. Cụ đã vĩnh viễn ra đi, “Chiếc là cuối cùng” là một kiệt tác cụ để lại cho đời vì hạnh phúc và sự sống của con người.
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
Bên cạnh cụ còn có một hoạ sĩ trẻ là Xiu; Giôn xi và Xiu là 2 hoạ sĩ nghèo nhưng nhiều mơ ước nhiều yêu thương. Họ găn bó với nhau bởi cùng 1 sở thích nghệ thuật kết thành chị em, cùng thuê 1 phòng trọ ở phố nghèo. Mùa đông năm ấy chứng viêm phổi hoành hành, đã đánh ngã nhiều người. Giôn xi bị cảm lạnh và viêm phổi cô nằm liệt giường. Sự sụp đổ về tinh thần của cô làm cho bệnh càng trầm trọng chúng ta cũng tìm hiểu 2 nhân vật này.
Thời tiết ở Oa sinh tơn thật khắc nghiệt. Đêm hôm trước có những trận mưa vùi dập, những cơn gió phũ phàng kéo dài cả đêm. Thời tiết ấy làm cho Xui đã chăm sóc bận từ khi Giôn xi mắc bệnh rất tận tình.
Những hình ảnh chi tiết nào cho biết tình cảm của Xiu đối với Giôn xi?
Vì sao Xiu cùng cụ Bơ men sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn thấy cây thường xuân, rồi nhìn nhau chẳng nói năng gì? 
- Cô lo cho bệnh tật và tính mạng của Giôn xi và vì nhớ đến ý đinh của Giôn xi sẽ chết cùng với chiếc lá cuối cùng của bạn Xiu và cụ chẳng nói năng gì. Với cụ Bơ men sự im lặng có lẽ là cụ đang nghĩ cách để cứu Giôn xi, còng Xiu cô chỉ biết im lặng và lo lắng biết nói gì đây khi cứ chiều hướng này thì chỉ đêm tới lá thường xuân sẽ rụng hết và Giôn xi khó mà qua khỏi- họ không dám làm cho Giôn xi nản lòng.
Em hãy phân tích các chi tiết để thấy được tình cảm của Xiu với bạn?
 - Xiu thật sự lo sợ khi nhìn thấy chỉ còn rất ít chiếc lá trên tường nhưvậy đồng nghĩa với sự sống của Giôn xi sẽ chẳng còn bao lâu. Xiu lo sợ mình sẽ ra sao nếu Giôn xi chết, cô nói “chị sẽ làm gì đây” 1 cách tuyệt vọng. Xiu đã thức suốt đêm để chăm sóc bạn, chỉ chợp mắt 1 tiếng đồng hồ lúc gần sáng. Sáng ra với khuôn mặt hốc hác nhưng cô vẫn động viên bạn “Em thân yêu mình nữa”, lời lẽ đầy tình yêu thương chân thành mong bạn hãy vì mình mà cố sống. Với Xiu mất Giôn xi là mất nửa cuộc đời, mọi việc chẳng còn ý nghĩa. Nên cô rất lo lắng và hết sức chăm sóc bạn, túc trực, chiều chuộng Giôn xi. Qua phân tích em thấy
Bằng chứng nào cho biết Xiu không được cụ Bơ men cho biết ý định vẽ chiếc lá cuối cùng trên tường?
 Xiu không được biết cái ý định của cụ Bơ men sẽ bất chấp nguy hiểm vẽ chiếc lá cuối cùng vào đúng chỗ chiếc lá cuối cùng rụng xuống. Bằng chứng là khi Giôn xi bảo kéo mành lên. Cố làm theo 1 cách chán nản sau đó còn cúi gương mặt hốc hác xuống người bệnh và nói lời lão ruột “Em hãy nghĩ đến chị mình nữa”. Cô lo lắng, bất lực không biết phải làm gì?
Chính Xiu cũng thấy ngạc nhiên không ngờ chiếc lá cuối cùng còn dai dẳng bám trên cành như thế sau cả 1 đêm mữa gió phũ phàng. Câu “Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng vẫn còn 1 chiếc lá bám trên tường gạch” không chỉ di ... ệ ruột thịt thân thích ở địa phương khác?
 ( Cha : tía, ba, thầy ; mẹ: bầm, u, má, mạ)
 II. Luyện tập. (15’)
? Sưu tầm một số thi ca có sử dụng từ ngữ chỉ quan 
hệ ruột thịt, thân thích ở địa phương em và địa
 phương khác?
 HS chuẩn bị 5-10 phút – GV gọi HS trả lời.
 1. Bài Bầm ơi ( Tố Hữu) 
	 Ai về thăm mẹ quê ta
 Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
 Bầm ơi có rét không bầm 
 Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
 Bầm ra ruộng cấy bầm run
 Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non  
Buổi sáng nhà em ( Trần Đăng Khoa)
 Ông trời nổi lửa đằng đông
 Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay
 Bố em xách điếu đi cày 
 Mẹ em tát nước, nắng đầy trong khau 
 Cậu mèo đã dậy từ lâu
 Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng?
 Mụ gà cục tác như điên
 Làm thằng gà trống huyên thiên một hồi
 Cái Na đã tỉnh giấc rồi
 Đàn chuối đứng vỗ tay cười vui sao!
 Chị tre trải tóc bên ao
 Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
 Bác nồi đồng hát bùng boong
 Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà
 ? Trong bài thơ của Trần Đăng Khoa đã sử dụng từ
 ngữ toàn dân nào để chỉ quan hệ ruột thịt ?
 HS: bố, mẹ
 -Ngoài ra nhà thơ còn gọi tên các sự vật như là 
quan hệ ruột thịt tạo sự gần gũi, làm cho cảnh 
vật sống động (ông trời, bà sấm, cậu mèo,mụ
 gà, thằng gà trống, cái Na, đàn chuối, chị tre, 
bà Chổi, nàng Mây, bác nồi Đồng) đó là các sự
 vật được nhân hóa như con người, tạo cho 
cảnh sống động, gần gũi thể hiện tình yêu gia
đình, yêu thiên nhiên của nhà thơ.
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà (1’)
	- Tìm một số từ ngữ địa phương nói về mối quan hệ ruột thịt
	- Soạn: Lập dàn ý cho bài văn tự sự.
Ngày soạn : Ngày giảng:8B:
 8C:
Tiết 32.Tập làm văn
LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ 
KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A. PHẦN CHUẨN BỊ
 I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 - Nhận diện được bố cục các phần Mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
 - Biết cách tìm, lựa chọn và sắp xếp các ý trong bài văn ấy.
 - Giáo dục tình bạn trong sáng.
 II. Chuẩn bị
 Thầy: Soạn giảng, tài liệu: SGK, SGV
 Trò: học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
B. PHẦN THỂ HIỆN TRÊN LỚP
 * Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
 Lớp 8B /39 8C /36 
I. Kiểm tra: (3’)
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh
II. Bài mới.
 * Giới thiệu bài.(1’) Muốn viết được một đoạn văn có yếu tố miêu tả, biểu cảm đúng và hay cần theo 5 bước như chúng ta đã học ở tiết trước. Các đoạn văn cần xây dựng ấy lại phải dựa vào các ý chính của bài văn. Từ các ý ấy mà phát triển thành đoạn. Vậy ta cần lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm như thế nào?
GV
GV
KH
GV
Yếu
Yếu
TB
KH
TB
KH
KH
TB
TB
G
TB
G
KH
TB
Yếu
TB
TB
GV
Yếu
Hỏi
Hỏi
Để tìm hiểu dàn ý trong văn bản tự sự chúng ta sẽ tìm hiểu qua 1 bài văn hoàn chỉnh (tức là có 1 bài tập làm văn hoàn chỉnh rồi cần tìm ra dàn ý của bài).
Gọi HS đọc bài văn
Qua đọc bài văn: bài văn thuộc kiểu văn bản nào?
- Tự sự, kết hợp miêu tả và biểu cảm.
Bài văn này chia làm mấy phần?
3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Hãy chỉ ra 3 phần đó và nêu nội dung khái quát của mỗi phần.
Bài văn được xây dựng từ nhiều yếu tố quan trọng chúng ta có thể lần lượt tìm và chỉ ra yếu tố đó.
Em hãy cho biết truyện kể về việc gì? Ai là người kể chuyện? Ngôi thứ mấy?
- Truyện kể về diễn biến buổi sinh nhật, Trang là người kể, ngôi thứ nhất số ít.
Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Trong hoàn cảnh nào?
- Truyện xảy ra vào buổi sáng, trong không gian là nhà của gia đình Trang.
- Hoàn cảnh: ngày sinh nhật của Trang có các bạn đến chúc mừng
Trong dàn ý những ý này nêu ở phần nào của bài
(phần mở bài nêu ý kiến trên)
Em có nhận xét gì về độ dài và nội dung của phần mở bài của bài văn này? Tại sao tác giả viết dài như vậy?
- Phần mở bài này dài hơn bình thường, là đoạn văn kể và tả lại quang cảnh trọng tâm của buổi sinh nhật theo 3 ý chính: 
Tác giả viết dài như vậy để người đọc hình dung toàn cảnh ngày sinh nhật của Trang vừa đông lại vừa vui lại có nhiều quà bình thường như buổi sinh nhật của các bạn khác nhưng dường như còn thiếu 1 điều gì đó. Vì vậy đã nêu được tình huống của truyện làm người đọc muốn tìm hiểu tiếp ở phần sau, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp.
Truyện xảy ra với ai? Có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
- Truyện xảy ra với Trang, các sự việc xoay quanh nhân vật như: Trinh, Thanh, các bạn khác.
Em có nhận xét gì về tính cách các nhân vật?
- Trong đoạn văn ta thấy tính cách nhân vật bộc lộ dần qua lời nói suy nghĩ, hành động của nhân vật.
+ Trang hồn nhiên, vui mừng nhưng sốt ruột
+ Trinh đằm thắm, kín đáo chân thành
+ Thanh hồn nhiênm, nhanh nhẹn, tinh ý.
Chủ đề của văn bản là gì? Được tập trung phần nào của văn bản?
- Chủ đề văn bản là kể về món quà sinh nhật, chủ đề ấy được tập chung thể hiện ở phần thân bài, tức là kể lại sự việc chính và các sự việc liên quan đến món quà sinh nhật đó.
Các sự việc trên được kể theo thứ tự nào?
Trong bài văn tác giả đã kể các sự việc liên tiếp theo thứ tự tự nhiên của sự việc. Tức là sự việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau cho đến hết. Đó cũng là kể theo trình tự thời gian nhưng trong khi kể tác giả dùng hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc diễn ra: lâu lắm từ mấy tháng trước, lúc ổi ra hoa
Vậy câu chuyện diễn ra như thế nào? Các em quan sát phần 2 văn bản và cho biết mở đầu nêu vấn đề gì?
Diễn biến câu chuyện như thế nào? Đỉnh điểm câu chuyện ở đâu?
Câu chuyện kết thúc ở chỗ nào?
Điều gì tạo nên sự bất ngờ trong câu chuyện?
- Do tình huống truyện tác giả đã khéo léo đưa người đọc nhập vào tâm trạng chờ đợi và có ý chê trách nhân vật Trang. Người kể chuyện chờ đợi về sự chậm chễ của người bạn thân nhất trong ngày sinh nhật, để rồi sau đó mới vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm chễ đầy thông cảm.Suýt nữa Trang trách nhầm người bạn thân, người bạn đó lại có 1 tấm lòng thơm thảo đáng trân trọng, thể hiện qua món quà đầy ý nghĩa. Nó không phải là món quà mua vội vàng ở vỉa hè, cửa hiệu, chỉ cốt bỏ tiền ra là mua được, mà nó là cả 1 tấm lòng trân trọng của Trinh- Trinh đã ấp ủ nâng niu, hằng nghĩ suốt bao ngày.
Em hãy chỉ ra yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp trong truyện? 
Hs chỉ ra các yếu tố miêu tả, biểu cảm
Nêu tác dụng của những yếu tố miêu tả và biểu cảm này?
- Các yếu tố miêu tả tỉ mỉ diễn biến của buổi sinh nhật, giúp người đọc hình dung ra không khí của buổi sinh nhật ấy đồng thời cảm nhận được tình bạn thắm thiết của Trang và Trinh
- Các yếu tố biểu cảm có tác dụng bộc lộ tình bạn bè chân thành và sâu sắc.
Qua tìm hiểu bài văn món quà sinh nhật em cho biết
Bố cục bài văn tự sự gồm mấy phần
- 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
Cho biết phần mở bài của văn bản tự sự cần phải đảm bảo những yếu tố nào?
- Mở bài: giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện, cũng có khi nêu khái quát sự việc số phận của nhân vật trước.
Hãy nêu những yêu cầu của phần thân bài.
Để kể lại diễn biến câu chuyện ở phần thân bài thường trả lời các câu hỏi: Câu chuyện diễn ra ở đâu? Khi nào? Với ai? Như thế nào?
Phần kết bài thường nêu những ý nghĩa gì?
Bài học hôm nay được nêu ngắn gọn đầy đủ trong phần ghi nhớ.
Hs đọc ghi nhớ.
Hãy cho biết yêu cầu bài tập 1
Hãy xác định phần mở bài, thân bài, kết bài của văn bản “Cô bé bán diêm”?
 Mở bài: từ đầu đến chửi rủa
Thân bài: tiếp đến “về chầu thượng đế”
Kết bài: còn lại
Hỏi: hãy xác định dàn ý của văn bản.
Hs đọc phần bài tập
a. Mở bài:
- Giới thiệu quang cảnh đêm giao thừa
- Giới thiệu nhân vật chính: cô bé bán diêm
- Giới thiệu gia cảnh: cô bé bán diêm
b. Thân bài: a, Lúc đầu không bán được diêm 
+ Sợ không dám về
+ Tìm chỗ tránh rét
+ Bị gió rét hành hạ
	b, Em bé quẹt diêm để sưởi 
Bật que diêm: Lần 1: tưởng như đang ngồi bên lò sưởi
	 Lần2: thấy bàn ăn thịnh soạn, có ngỗng quay
	 Lần 3: Thấy cây thông No-en được trang trí lộng lẫy
	Lần 4: thấy bà đang mỉm cười
Cuối cùng bật tất cả những que diêm để níu bà.
* Các yếu tố miêu tả: 
 - Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra rực hồng quanh que gỗ sáng chói.
 - Tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi
 - Diêm cháy và sáng rực lên. Bức tường như biến thành 1 tấm rèm bằng vải màn Khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá.
 - Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh Rất nhiều bức tranh màu sắc sặc sỡ.
 - Diêm nối nhau chiếu sáng như ban ngày
* Các yếu tố biểu cảm:
 - Chà! Ánh sánh kì dị làm sao
	- Chà! Giá quẹt 1 que diêm mà sưởi cho đỡ rét 1 chút nhỉ Trông đến vui mắt.
	- Thật là dễ chịu, thì khoái biết bao
	- Em bần thần cả người.
c. Kết bài:
	- Cô bé bán diêm đã chết trong đêm giao thừa
	- Mọi người nhìn thấy thi thể em Trông thấy.
GV gợi ý học sinh làm bài ở nhà.
- Mở bài: 
	- Giới thiệu người bạn là ai?
	- Kỉ niệm xúc động nhất là kỉ niệm về cái gì?
- Thân bài: 
	- Thời gian, không gian, hoàn cảnh của kỉ niệm
	- Nhân vật chính và các nhân vật khác.
	- Sự việc chính và các sự việc khác chi tiết mở đầu, diễn biến, kết quả.
	- Điều gì khiến em xúc động mãi, xúc động như thế nào?
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về kỉ niệm đó.
I. Dàn ý của bài văn tự sự. 25’
1. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
* Bài văn: Món quà sinh nhật.
* Bố cục bài văn gồm 3 phần:
- Mở bài: từ đầu đến “la liệt trên bàn”: kể và tả quang cảnh chung của buổi sinh nhật
- Thân bài: tiếp đến “gật đầu không nói”: kể về món quà sinh nhật độc đáo.
- Kết bài: còn lại: nêu cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.
* Dàn ý bài văn
a. Mở bài.
- Thời gian: buổi sáng
- Không gian: trong nhà
- Hoàn cảnh: trong buổi sinh nhật của Trang có các bạn đến mừng.
b. Thân bài
- Mở đầu: buổi sinh nhật sắp kết thúc Trang sốt ruột vì người bạn thân nhất chưa đến. 
- Diễn biến: Trinh đến và giải tỏa những băn khoăn của Trang. Đỉnh điểm câu chuyện là món quà độc đáo: 1 chùm ổi được Trinh chăm sóc từ khi còn là cái nụ.
c. Kết bài
Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật của Trinh. 
2. Dàn ý của một bài văn tự sự.
a. Mở bài: Giới thiệu sự việc, nhân vật và tình huống xảy ra câu chuyện.
b. Thân bài
- Kể lại diễn biến câu chuyện theo trình tự nhất định.
- Kết hợp miêu tả, sự việc con người và thể hiện tình cảm, thái độ trước sự việc và con người được miêu tả.
c. Kết bài:
Nêu khái quát và cảm nghĩ của người trong cuộc (nhân vật nào đó hoặc người kể chuyện)
* Ghi nhớ SGK 
Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm chủ yếu vẫn là dàn ý của bài văn tự sự có bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài). Tuy vậy, trong từng phần, cần đưa vào nội dung miêu tả và biểu cảm để dàn ý được hoàn chỉnh hơn.
II. Luyện tập. 15’
1. Bài tập 1
2. Bài tập 2
III. Hướng dẫn học ở nhà
	- Nắm chắc nội dung bài
	- Hoàn thiện các bài tập
	- Soạn: Hai cây phong
	- Tóm tắt văn bản
	- Đọc chú thích giải nghĩa các từ
	- Chia đoạn tìm nội dung
	- Trả lời các câu hỏi SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 8.doc