Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm

Tiết 29+ 30:

 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG

 ( Ô-hen- ri)

A/ Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:

- Hiểu được tấn lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.

- Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen – ri.

1. Kiến thức :

- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.

- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những người nghệ sĩ nghèo.

- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.

 2. Kỹ năng

a. Kĩ năng chuyên môn:

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.

- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.

- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.

b. Kĩ năng sống:

- Giao tiếp: phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về tình huống truyện và cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.

- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng chiếc lá cuối cùng.

- Xác định giá trị bản thân: sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh.

3. Thái độ :

- Giáo dục tình cảm yêu thương con người.

B/ Chuẩn bị:

- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh.

- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 754Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án: Ngữ văn 8 - Tuần 8 - Giáo viên: Nguyễn Thị Diễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8:
Tiết 29: Chiếc lá cuối cùng
Tiết 30: Chiếc lá cuối cùng
Tiết 31: Ngữ văn địa phương: Từ địa phương
Tiết 32 : Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm
S: 30/ 09 / 11
	D: 02/ 10 /11
Tiết 29+ 30:
 CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
 ( Ô-hen- ri)
A/ Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
- Hiểu được tấn lòng yêu thương những người nghèo khổ của nhà văn được thể hiện trong truyện.
- Thấy được nghệ thuật kể chuyện độc đáo, hấp dẫn của tác giả O Hen – ri.
1. Kiến thức :
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm truyện ngắn hiện đại Mĩ.
- Lòng cảm thông, sự sẻ chia giữa những người nghệ sĩ nghèo.
- Ý nghĩa của tác phẩm nghệ thuật vì cuộc sống của con người.
 2. Kỹ năng 
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm tự sự để đọc – hiểu tác phẩm.
- Phát hiện, phân tích đặc điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn.
- Cảm nhận được ý nghĩa nhân văn sâu sắc của truyện.
b. Kĩ năng sống:
- Giao tiếp: phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về tình huống truyện và cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.
- Suy nghĩ sáng tạo: phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản, ý nghĩa của hình tượng chiếc lá cuối cùng.
- Xác định giá trị bản thân: sống có tình yêu thương và trách nhiệm với mọi người xung quanh.
3. Thái độ : 	
- Giáo dục tình cảm yêu thương con người.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập, tranh ảnh.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
GV dùng phiếu học tập ghi câu hỏi sau để học sinh đọc rồi trả lời
? Nội dung tư tưởng của đoạn trích "Đánh nhau với cối xay gió" là gì?
a. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả đã thể hiện Đôn ki hô tê vừa là một người đáng thương vừa đáng trách.
b. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn nói lên những nét khác thường trong suy nghĩ và hành động của Đôn ki hô tê.
c. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả muốn ca ngợi tính cách dũng cảm của Đôn ki hô tê.
d. Thông qua sự việc đánh nhau với cối xay gió, tác giả múôn làm sáng tỏ sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn ki hô tê và Xan chô pan xa.
? Vậy sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn và Xan là gì? Em hãy phân tích?
? Bằng nghệ thuật miêu tả và tương phản đối lập đã làm nổi bật tính cách của 2 nhân vật Đôn và Xan là gì?
(Đáp án câu hỏi 1 là d; Hai câu hỏi sau học sinh phải phân tích theo bài học trên lớp)
Bài mới: Giáo viên giới thiệu:
Văn học Mĩ là một nền văn học trẻ nhưng đã xuất hiện các nhà văn kiệt xuất như Hê min wây, Giắc lơn đơn... trong số đó tên tuổi của Ô-hen- ri nổi bật lên như một tác giả truyện ngắn tài danh. "Chiếc lá cuối cùng" là một truyện ngắn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ. Vậy giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của văn bản "Chiếc lá cuối cùng là gì"?
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản:
? Dựa vào chú thích * (sgk tr89) em hãy nêu một vài nét về nhà văn Ô-hen -ri?
GV giới thiệu thêm: Cha ông là thầy thuốc, mẹ ông qua đời khi ông mới lên ba. Năm 15 tuổi ông thôi học đến làm cho một hiệu thuốc của chú ruột rồi làm kế toán, vẽ tranh, thủ quỹ ngân hàng. Ô hen ri chuyên viết truyện ngắn, đề tài rất phong phú và đa dạng, phần lớn hướng vào cuộc sống nghèo khổ, bất hạnh của người dân Mĩ.
? Cho biết xuất xứ, vị trí của văn bản "Chiếc lá cuối cùng" và thể loại của nó?
GV: VB là đoạn trích khoảng 1/4 đoạn cuối của truyện ngắn ‘'Chiếc lá cuối cùng", truyện đã để lại cho độc giả một ấn tượng sâu sắc.
? Chúng ta đã học những văn bản nào cũng thuộc thể loại truyện ngắn?
("Tôi đi học", "Lão Hạc", "Cô bé bán diêm").
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản:
* Đọc - tóm tắt và tìm hiểu chú thích
- Đọc với giọng nhẹ nhàng, diễn tả được tình cảm của mỗi nhân vật:
+ Xiu: Từ lo lắng (sợ chiếc lá rơi xuống), thất vọng (thấy Giôn xi ngày càng yếu đi), mừng rỡ (Giôn xi khỏi bệnh) đến xót xa (khi thuật lại cái chết của cụ Bơ men).
- Lời Giơn xi: Từ chán nản, buông xuôi đến vui vẻ, yêu đời...
? Đọc các chú thích 2, 3, 4,6 và 7 sgk tr89
? Truyện gồm những nhân vật và sự việc tiêu biểu nào?
+ Nhân vật tiêu biểu: Cụ Bơ men, Giôn xi và Xiu
+ Sự việc tiêu biểu; Gồm 4 sự việc - GV đưa vào bảng phụ, HS tóm tắt)
+ Giới thiệu về cuộc sống của 3 hoạ sĩ nghèo sống trong 1 ngôi nhà ba tầng tồi tàn.
+ Hoạ sĩ Giôn xi bị bệnh viêm phổi
+ Xiu chăm sóc tận tình cho Giôn xi.
+ Cụ Bơ men thể hiện tình cảm của mình với Giôn xi theo cách riêng của mình.
? Xác định ngôi kể của văn bản này? Phương thức biểu đạt chính là gì? ( Tự sự kết hợp với miu tả v biểu cảm)
? Dựa vào 4 sự việc tiêu biểu trên, hãy tóm tắt văn bản ?
GV nhận xét phần tóm tắt của học sinh.
? Giới thiệu sơ qua hoàn cảnh sống của Giôn xi?
(Bị bệnh tật, không có tiền chạy chữa -> cô tuyệt vọng, nghĩ tới cái chết: Không ăn uống, nằm đếm chiếc lá thường xuân rụng).
? Người đọc có một tâm trạng căng thẳng, hồi hộp khi 2 lần Giôn xi bảo Xiu kéo mành lên. Đêm hôm trước còn 1 chiếc lá. Nếu sau một đêm, bây giờ rụng hết thì Giôn xi sẽ ra sao?
Còn đối với cô, diễn biến tâm trạng được tác giả miêu tả như thế nào? Vì sao cô có tâm trạng như vậy?
(Do hoàn cảnh sống nên cô chờ chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng -> chết. Cô ra lệnh kéo mành rồi tuyệt vọng)
? Từ chỗ chán nản, tuyệt vọng, Giôn xi hiểu ra "muốn chết là một tội"... nguyên nhân sâu xa nào quyết định tâm trạng hồi sinh của Giôn xi?
GV: Là sự gan góc của chiếc lá, cô không biết đấy là lá vẽ, chống chọi kiên cường với thiên nhiên khắc nghiệt, bám lấy cuộc sống, trái ngược với nghị lực yếu đuối, buông xuôi của Giôn.
? Tại sao nhà văn khi kết thúc truyện lại bằng lời kể của Xiu mà không để Giôn xi phản ứng gì thêm?
(Truyện sẽ có dư âm, để lại trong lòng nhân dân đọc nhiều suy nghĩ và dự đoán...)
? Từ diễn biến tâm trạng trên, tác giả cho ta thấy Giôn xi nói riêng và cả 3 nghệ sĩ nói chung, họ có một khát vọng gì?
(Họ có khát vọng sống mãnh liệt, có những lúc sự hành hạ của bệnh tật đã làm cạn dần sức sống của Giôn xi, tuyệt vọng, buông xuôi cho số phận, không ăn, không ngủ, không quan tâm đến sự an ủi, động viên của Xiu... nhưng sau những đêm mưa gió phũ phàng, chiếc lá định mệnh ấy vẫn kiên cường bám trụ trên cây leo đơn độc, mảnh mai mà kiên cường dũng cảm. Hình ảnh ấy đã thổi bùng lên trong Giôn xi một khát vọng sống tốt đẹp, tiếp thêm sức lực để chống bệnh viêm phổi, Giôn xi hồi sinh bằng khát vọng sống mãnh liệt.
GV tiểu kết tiết 1.
TIẾT 30
GV tóm tắt nội dung tiết 1 rồi dẫn dắt vào tiết 2
Gio vin dẫn dắt: Theo di phần văn bản Chiếc lá cuối cùng, cho biết: Sự thật về chiếc lá vẫn cịn đó liên quan đến nhân vật nào?
? Nhắc lại những nhân vật tiêu biểu trong văn bản
- Hướng học sinh tìm hiểu theo tuyến nhân vật.
- Giới thiệu vài nét về tuổi tác, ngoại hình, sự nghiệp của nhân vật Bơ-men, học sinh có cái nhìn toàn diện.
(Cụ Bơ men ngoài 60 tuổi, râu xồm, thân hình "như một tiểu yêu". Thất bại trong nghệ thuật "Cụ múa cây bút vẽ đã 40 năm mà vẫn không với tới được gấu áo vị nữ thần của mình". Không phải vì cụ không có tài mà cụ chưa biết vẽ gì cho xứng đáng 1 kiệt tác). Ước mơ của cụ là vẽ một kiệt tác.
? Cùng sống chung 2 ngôi nhà ba tầng, cụ Bơ men đã có thái độ như thế nào khi sang căn phòng của Giôn xi và Xiu?
(Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ, nhìn cây thường xuân... chẳng nói năng gì?)
? Thái độ sợ sệt của cụ khi nhìn thấy những chiéc lá theo nhau rụng, giúp em hiểu gì về tấm lòng của cụ lúc này?
(Cụ yêu thương, lo lắng cho số mệnh của Giôn xi. Có lẽ ẩn bên trong sự im lặng ấy, không nói năng gì là những suy nghĩ dự định nào đó vô cùng quan trọng)
? Theo lời kể của Xiu ở cuối truyện, cụ Bơ men đã có hành động gì sau phút im lặng ấy? V cuối truyện cĩ sử dụng yếu tố miu tả v biểu cảm, em hy tìm ra những yếu tố đó?
GV: Bất chấp mưa bão, bệnh tật và tuổi tác, cụ Bơ-men đã âm thầm lặng lẽ vẽ chiếc lá thường xuân trên tường, thay thế chiếc lá cuối cùng đã rụng.
( Một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang..trộn lẫn)
? Qua yếu tố miêu tả này em có thể hình dung ra được điều gì không?
Gợi ý: Tác giả ca ngợi điều gì thông qua hành động của cụ Bơ men?
( Sự lao động miệt mài, khẩn trương của cụ Bơ –men. Ca ngợi tình thương, tấm lòng vị tha cao cả của những con người nghèo khổ trên đất Mĩ đầu thế kỉ XX nói riêng, trên trái đất nói chung)
HS thảo luận 3 câu hỏi sau:
? Tại sao nhà văn bỏ qua không nói đến việc cụ Bơ men đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết ra sao mà để đến cuối truyện mới cho bạn đọc biết qua lời kể của xiu?
- Đại diện nhóm trình bày -> nhận xét với nhau.
- GV nhận xét, bổ sung - chốt ý.
Vì: - Tạo bất ngờ cho Giôn xi
 - Gây hứng thú và bất ngờ cho người đọc.
? Cuối tryện, Ô hen ri cho chúng ta biết cụ Bơ men đã sáng tác được một tác phẩm nghệ thuật như thế nào?
?Vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ men vẽ là một kiệt tác? Tác giả muốn đề cao điều gì qua "Chiếc lá cuối cùng"?
Vì: - Lá vẽ rất giống chiếc lá thật, khiến Giôn xi tưởng đó là chiếc lá thật.
 - Đem lại hạnh phúc cho Giôn xi, chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu mà bằng cả tình thương bao là và lòng hi sinh cao thượng.
 - Người hoạ sĩ trong hoàn cảnh sáng tác như vậy như đã dồn hết tâm hồn, khát vọng, sức lực của đời mình cho tác phẩm.
- Giới thiệu mối quan hệ giữa Giôn xi và Xiu;
Hai người từ 2 bang khác nhau, gặp nhau tại khu nhà trọ, họ cùng chung sở thích (món rau diếp trộn và ống tay áo đi) -> khiến họ thân thiết với nhau. Khi Giôn bị bệnh, Xiu tận tình chăm sóc, động viên, an ủi, cô lo làm nhiều việc hơn để kiếm tiền lo cho Giôn.
? Tấm lòng của Xiu đối với Giôn xi được thể hiện ở những chi tiết nào?
(Nhìn cây thường xuân, không nói, im lặng, trĩu nặng tình thương)
? Vì sao khi nhìn cây thường xuân Xiu lại sợ sệt?
(Nỗi lo âu trước sức lực của Giôn xi đang tàn...)
? Khi Giôn xi nói "Chiếc lá cuối cùng rụng thì lúc đó là em sẽ chết" thì Xiu đã bày tỏ tấm lòng của mình như thế nào?
GV: Đối với Xiu, mất Giôn xi là mất nửa cuộc đời, mọi viêc chẳng còn ý nghĩa gì nữa -> Xiu đã nấu cháo, pha sữa, mời bác sĩ, thường trực bên cạnh, chiều chuộng Giôn xi
- Cho HS thảo luận câu hỏi 2 (sgk tr 90)
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
- GV bổ sung, chốt ý.
+ Xiu không biết -> khi Giôn xi bảo kéo mành lên, cô làm theo một cách chán nản, nói những lời não nuột, ngạc nhiên, không ngờ "chiếc lá cuối cùng" còn đeo bám "Nhưng, ô kìa".
+ Xiu biết thì truyện không hay, vì Xiu không bất ngờ, người đọc không được thưởng thức đoạn văn nói lên tâm  ... hịt.
b. Kĩ năng sống:
- Ra quyết định: sử dụng từ địa phương phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm cá nhân về cách sử dụng từ địa phương trong hoàn cảnh giao tiếp.
3. Thái độ : 	
- Phải biết sử dụng từ địa phương đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích giáo tiếp.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: 
- GV đưa các vd sau vào bảng phụ
? Xác định tình thái từ trong các câu sau? xác định chức năng của nó?
a. Đèn khoe đèn tỏ hơn trăng
Đèn ra trước gió còn chăng hỡi đèn? (ca dao)
b. Má cho con đi chơi với ! Chi du cho em đi ví!
c. Kiếp ai cũng thế thôi cụ ạ! (Nam Cao)
d. Ồ tất cả của ta đây sướng thật! (Tố Hữu)
Đáp án.
a. Chăng -> tạo câu nghi vấn
b. Ví (với)...
b. Với -> tạo câu cầu khiến
c. Ạ -> biểu thị sắc thái tình cảm
d. Thật -> tạo câu cảm thán
? Thế nào là tình thái từ và chức năng của nó?
? Khi sử dụng tình thái từ, chúng ta cần chú ý điều gì?
Bài mới: Giáo viên giới thiệu:
Từ địa phương là từ chỉ dùng trong một địa phương, một vùng, một miền nhất định. Chúng gợi cảm thân mật trong giao tiếp giữa những người cùng nơi sinh ra và làm cho việc miêu tả thêm sinh động trong các tác phẩm văn chương. Dùng từ địa phương như thế nào cho đúng, bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản
? Đọc văn bản SGK ( sách ngữ văn địa phương)
? Hãy nêu đặc điểm chung của các từ in nghiêng mà em xác định?
( Từ địa phương)
? Dựa vài văn bản, em hãy thử tìm hiểu nghĩa của chúng?
( Ngó: nhìn; Ni: này;Viền: về; Ví chắc: với nhau{Đôi khi chắc có nghĩa là mình – người, vd: đau chắc tức là đau hết cả người}; Nẫu: người ấy, người ta; Toóc: rạ{phần gốc của cây lúa}; Xứ: quê; Mô: đâu, nào; Rầy: phiền; Hè: nhỉ (tiếng đệm); Chi: gì; Chộ: nhìn thấy; Nhởi: chơi; O nớ: cô ấy)
? Từ tìm hiểu trên, em rút ra kết luận gì?
? Tìm thêm một số từ địa phương mà em biết? ( Bu, bủ, anh Hai)
? Sưu tầm một số bài ca dao, thơ có sử dụng từ địa phương?
Ai vê thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm
Bầm ơi có rét không bầm!
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
( Bầm ơi – Tố Hữu)
Một dòng máu đỏ lên trời
Má ới, con đã nghe lời má kêu!
Nước non muôn quý ngàn yêu
Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang
( Bà má Hậu Giang)
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
? Tìm các từ địa phương tương đương với các từ sau?
? Điền vào chỗ trống?
? Chuyển câu thơ của Bùi Vợi ra tiếng phổ thông?
Răng o nỏ qua nhà tui nhởi?
* Củng cố: 
? Nhắc lại thế nào là từ ngữ toàn dân, thế nào là từ ngữ địa phương?
? Đặt 5 câu có từ địa phương?
I. Tìm hiểu văn bản:
* VD: sgk/ 40
* Ghi nhớ:
- Từ địa phương là từ chỉ dùng trong một địa phương, một vùng, miền nhất định.
- Dùng từ địa phương trong văn thơ sẽ làm đậm đà bản sắc địa phương được phản ánh.
- Lạm dụng từ địa phương sẽ gây khó hiểu trong giao tiếp.
II. Luyện tập:
a.
- Lộ, ghe, hên, chọc, cực, mắc cỡ, mắc (việc), mập, ốm.
- Đường, thuyền, may, trêu, khổ, xấu, bận(việc), béo, gầy.
- Hộp diêm, bơi, say, hạt, lạc, (nói) dối, (tấm) phản, hoa, vỡ(hộp quẹt), lội(vùng Nam Bộ), xỉn, đậu phụng, nói láo, bộ ngựa, bông. Bể.
b. Tau chô cái đàn nớ nớ rồi. Bọn mi nỏ có nhớ.
- Cách ngăn mười mấy năm trường
Khi mô mới được đường vô ra?
- Răng không cha vẫn cười khì
Người còn là quý kể chi bạc vàng
c. Sao em không qua nhà tôi chơi?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học
Nắm vững bảng từ (từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương)
- Tiếp tục sưu tầm trong thơ ca có sử dụng từ ngữ địa phương? Nhận xét việc sử dụng đó đã làm tăng hay giảm giá trị nghệ thuật của câu thơ? 
- Liệt kê các từ địa phương chỉ người sinh ra mình (cha, mẹ) (Bọ, bố, tía m, bầm, u,)
- Soạn bài "Lập dàn ý cho bài văn tự sự... cảm"
+ Đọc bài văn "Món quà sinh nhật" và thực hiện các câu hỏi bên dưới:tìm hiểu bố cục, các yếu tố:kể, tả, biểu cảm được thể hiện trong truyện, t/dụng của các yếu tố đó
+ Đọc lại văn bản Cô bé bán diêm để thực hiện theo yu cầu phần luyện tập
* Rút kinh nghiệm: 
	S: 06/ 10 /11
	S: 08/ 10 /11
Tiết 32:
 LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ 
 KẾT HỢP MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM
A/ Mức độ cần đạt: Giúp học sinh:
- Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
1. Kiến thức :
- Cách lập dàn ý cho bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 2. Kỹ năng 
a. Kĩ năng chuyên môn:
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
b. Kĩ năng sống:
- Nhận diện được bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài của một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Giao tiếp: trình bày ý tưởng ; trao đổi để xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm; sự kết hợp, mục đích, ý nghĩa của việc kết hợp hai yếu tố đó trong văn tự sự.
- Ra quyết định: sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm để nâng cao hiệu quả bài văn tự sự.
3. Thái độ : 	
- Nắm được cách thức vận dụng các yếu tố này trong một bài văn tự sự.
- Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự đan xen yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B/ Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nghiên cứu SGK, SGV, chuẩn kiến thức, giáo dục kĩ năng sống và các tài liệu liên quan, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh: Đọc SGK, soạn bài theo định hướng SGK và sự hướng dẫn của GV.
C/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học:
* Hoạt động 1: Khởi động
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Chấm vở bài tập của tiết 28
Bài mới: Giáo viên giới thiệu:
Dàn ý chung của một bài văn thông thường gồm mấy phần
Đó là những phần nào? GV dẫn dắt vào bài:
Thể loại tự sự và dàn ý của một bài văn tự sự đã rất quen thuộc đối với các em. Bố cục của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cũng có 3 phần như các bài văn khác. Tuy vậy, ở loại bài này, người viết không chỉ thuần túy kể lại sự việc mà mỗi sự việc lại được phát triển, soi sáng bởi những yếu tố miêu tả, biểu cảm. Hôm nay, chúng ta sẽ luyện tập làm dàn ý của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cả.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Tìm hiểu và nhận biết dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
GV: Lớp 7, các em đã được tìm hiểu và luyện tập cách viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Hôm nay cô giúp các em cách thức lập một dàn ý cho cả bài văn.
? Theo em, bài văn khác đoạn văn ở chỗ nào?
GV: Khác ở tính hoàn chỉnh về nội dung cũng như hình thức. Nếu đoạn văn chỉ tập trung vào một sự việc ở một thời điểm nhất định thì bài văn phải là một chuỗi sự việc kế tiếp nhau có mở đầu, có quá trình phát triển, có đỉnh điểm và có kết thúc.
? Đọc bài văn "Món quà sinh nhật (sgk tr92)
? Kể tên một số văn bản tự sự, kết hợp với miêu tả và biểu cảm mà em đã được học ở lớp 8
(Kể cả văn học nước ngoài)?
? Dựa vào các văn bản đã học, hãy tìm bố cục bài văn "Món quà sinh nhật"?
Nêu nội dung khái quát của mỗi phần
? Nhắc lại quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
? Truyện kể về việc gì? ai là người kể chuyện (kể ở ngôi thứ mấy)? hoặc các yếu tố của văn bản tên là gì?
? Câu chuyện xảy ra ở đâu? vào lúc nào? trong hoàn cảnh như thế nào?
(Ngày sinh nhật của Trang có các bạn đến chúc mừng)
? Chuyện xảy ra với ai? có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Tính cách của mỗi nhân vật ra sao?
? Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong bài văn? Nêu tác dụng của nó?
+ Miêu tả hành động, tâm trạng, dáng vẻ của Trang
+ Biểu cảm: Cảm xúc, suy nghĩ của Trang về người bạn và món quà sinh nhật -> Cảm nhận về tình bạn đáng quý giữa hai người => kể sinh động và sâu sắc hơn.
? Dựa vào các yếu tố trên, em hãy trình bày diễn biến câu chuyện?
Gợi ý: ? Mở đầu nêu vấn đề gì? đỉnh điểm của câu chuyện ở đâu? Kết thúc ở chỗ nào? điều gì đã tạo nên sự bất ngờ?
(Bất ngờ là do tình huống chuyện từ :chờ đợi -> chê trách -> vỡ lẽ ra rằng đó là sự chậm trễ đầy cảm thông -> suýt trách nhầm bạn)
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS rút ra nhận xét dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
? Từ việc tìm hiểu văn bản trên, em hãy rút ra dàn ý chung của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm?
- HS nhận xét.
- GV chốt ý rồi gọi HS đọc, mục 2 sgk tr95
 HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập:
? Đọc yêu cầu bt1.
? Văn bản "Cô bé bán diêm" của tác giả nào?
Nêu phương thức biểu đạt của văn bản?
? Hãy lập dàn ý theo gợi ý trong sgk
HS làm nháp -> GV chốt, cho ghi 
BT2: GV hướng dẫn HS về nhà làm
Gợi ý: - Mở bài; Giới thiệu người bạn của mình là ai? Kỉ niệm khiến mình xúc động là kỉ niệm nào (nêu khác quát)
TB: Tập trung kể về kỉ niệm xúc động ấy?
? Nó xảy ra ở đâu?
? Lúc nào (thời gian, hoàn cảnh)
? Với ai (nhân vật)
? Chuyện xảy ra như thế nào? (Mở đầu, diễn biến, kết quả)
? Điều gì khiến em xúc động?
KB: Em có suy nghĩ gì về kỉ niệm ấy?
* Củng cố:
? Nhắc lại dàn ý chung của một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
I. Dàn ý của bài văn tự sư:
1. Tìm dàn ý của bài văn:
"Món quà sinh nhật"
a. Bố cục: Gồm 3 phần:
MB: từ "nhân... trên bàn"
Quang cảnh chung quanh buổi sinh nhật.
TB: Tiếp "vui... gật đầu không nói"
Món quà sinh nhật độc đáo của Trinh.
KB: còn lại: Cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật
b. Các yếu tố của văn bản:
- Truyện kể về món quà sinh nhật - Trang kể - ngôi thứ nhất
- Trang + Trinh là nhân vật chính.
c. Diễn biến câu chuyện:
MB: Tâm trạng bồn chồn của Trang khi người bạn thân nhất chưa đến
- Đỉnh điểm: Sự xuất hiện của Trinh với chùm ổi.
- Kết thúc: Sự xúc động của Trang.
Điều bất ngờ: Tình huống chuyện
d. Thứ tự kể: Theo trình tự thời gian trước sau có hồi ức
2. Dàn ý của một bài văn tự sự:
- Mục 2: sgk tr95
* Ghi nhớ sgk tr95
II. Luyện tập: 
* Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học:
a. Học bài: 
- Nắm vững lí thuyết về văn tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.
- Hoàn thiện bài tập 2.
- Xác định thứ tự các sự việc được kể trong một văn bản tự sự đã học theo yêu cầu của giáo viên.
- Lập dàn ý cho một bài văn tự sự. Ở mỗi phần của bài làm văn tự sự, tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm có thể kết hợp.
b. Soạn bài :
- "Hai cây phong"theo yêu cầu 4 câu hỏi phần đọc - hiểu văn bản. Đọc kĩ văn bản, các chú thích, tìm hiểu thêm về tác giả. Tìm hiểu hình ảnh 2 cây phong, những kí ức tuổi thơ của tác giả
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 8Tuan 8 chuan kien thuc.doc