Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Chuẩn kiến thức

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Chuẩn kiến thức

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

 Giúp học sinh thông qua thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viế mổt đoạn văn tự sự.

II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định :

 2. Kiểm tra bài cũ :

- Tình thái từ là gì ? cho ví dụ minh hoạ ?

- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.

- Nêu cách sử dụng tình thái từ.

 3. Bài mới.

 a. Giới thiệu bài :

 Muốn viết văn tự sự hay ,sinh động, lột tả được tâm trạng củanhân vật ,chúng ta cần viết đoạn văn tự

 sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm , đánh giá. Chúng ta hãy cùng luyện tập.

 b.Tiến trình hoạt động :

 

doc 4 trang Người đăng tranhiep1403 Lượt xem 1398Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - Chuẩn kiến thức", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7 
TIẾT 28
oOo
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
 Giúp học sinh thông qua thực hành biết cách vận dụng sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viế mổt đoạn văn tự sự.
II. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
Ổn định :
 2. Kiểm tra bài cũ :
Tình thái từ là gì ? cho ví dụ minh hoạ ?
Gọi học sinh lên bảng làm bài tập.
Nêu cách sử dụng tình thái từ.
 3. Bài mới.
 a. Giới thiệu bài :
 Muốn viết văn tự sự hay ,sinh động, lột tả được tâm trạng củanhân vật ,chúng ta cần viết đoạn văn tự 
 sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm , đánh giá. Chúng ta hãy cùng luyện tập.
 b.Tiến trình hoạt động :
HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu qui trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
 -Giáo viên gọi học sinh đọc phần 1-từ sự việc và nhân vật đến doạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm
 - Các sự việc và nhân vật:
 a. Em chẳng may đánh vỡ một lọ hoa đẹp
 b. Em giúp một bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ . 
 c. Em nhận được một món quà bất ngờ nhân ngày sinh nhật hoặc ngày lễ tết.
 ? Để xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm chúng ta phải làm các bước nào?
 -Các bước :
 Bước 1 : Lựa chọn việc chính(một trong ba việc trên).
 Bước 2 : Chọn lựa ngôi kể (người kể ở ngôi thứ mấy? Xưng là gì?)
 Bước 3 : Xác định thứ tự kể ( câu chuyện diễn ra từ đâu, diễn ra như thế nào ? Và kết thúc ra sao ?)
 Bước 4 : Xác định các yếu tố miêu tả và biểu cảm dùng trong d0oạn văn tự sự đã viết ( xem ví dụ SGK-trang 85 )
 Bước 5 : Viết thành đoạn văn kể chuyện ,phải kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm sao cho hợp lý.
 Giáo viên gợi ý cho học sinh dựng đoạn văn (b) . Hướng dẫn học sinh viết một đoạn văn về việc giúp đỡ bà cụ qua đường.
 Bước 1; bước 2 kể ở ngôi thứ nhất- xưng( em)
 Bước 3;4;5 : Xác định thứ tự kể câu chuyện bắt đầu từ : em đi học về thấy bên đường có một bà cụ cứ lúng túng muốn qua đường mà không qua được . Từ xa em thấy bà cụ mấy lần bước chân xuống đường rồi lại vội vã rụt chân lên không dám bước xuống vì xe cộ cứ nườm nượp .Bà loay hoay nhìn bên này đường rồi lại nhìn bên kia đường .
 Diễn ra thế nào?
 Lại gần các em phải miêu tả : Đó là một bà cụ như thế nào ? Tình cảm và thái độ của em “biểu cảm”. Em đi nhanh đến bên bà thì thấy đó là một bà cụ khoảng ngoài 70 tuổi .Người bà gầy và nhỏ ,tóc bà bạc trắng ,đoi vai rung rung,hai tay bà khẳng khiu ôm chặt một cái túi nhỏ trước ngực. Tuy nhỏ người nhưng khuôn mặt bà toát lên một vẻ phúc hậu chứ không gầy đét như một số bà cụ già mà em thường thấy .Em hỏi “ Bà ơi bà muốn qua đường phải không ạ? ,bà để cháu dắt qua đường”. Nghe thấy thế bà mừng lắm liền đưa tay cho em. Em nhìn trước nhìn sau rồi từ từ dắt bà qua đường .Vì có tuổi nê bà d0i chậm chạp ,bước chân có vẻ nặng nhọc . Lúc dắt bàøù đi mà em lải nhớ đến bà em ở nha, bà em đi đâu cũng được bố mẹ em chở đi chứ chẳng bao giờ bà em phải đi ra đừơng một mình . Cho nên em thấy thật thương cho bà cụ .Em hỏi bà :” Bà ơi! Nhà bà ở đâu để cháu đưa bà về” chuyện còn tiếp diễn nếu như các em kể thành câu chuyện nhưng ở đây chúng ta chỉ yêu cầu học sinh viết đoạn văn- nên lưu ý cho học sinh cách miêu tả biểu cảm và đánh giá.
 Họat động 2 :Phân tích đánh giá đoạn văn vừa hoàn thành .
 Sau khi hoạ sinh đãtừng bước hoàn thành được đoạn văn giáo viên yêu cầu một vài học sinh đọc đoạn văn của mình trước lớp.
 ?- Các em có nhận xét gì về đoạn văn bạn vừa viết ? Hãy đối chiếu với các bước trong SGK. Giáo viên nhận xét và bổ sung cho hoàn chỉnh.
 Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập viết đoạn văn.
 Giáo viên nêu yêu cầu và nhiệm vụ cho học sinh theo tình huống ,sự việc và nhân vật đã cho trong SGK ( giáo viên có thể nhấn mạnh yêu cầu miêu tả và biểu cảm của bài tập thể hiện ở chỗ nào?-vẻ mặt và tâm trạng rất đau khổ ).
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn hoạ sinh đối chiếu ,so sánh và rút ra nhận xét.
 -Yêu cầu tìm đoạn văn tương ứng của Nam Cao trong truyện ngắn Lão Hạc.
 -Yêu cầu đối chiếu ,so sánh và rút ra các nhận xét như SGK đã nêu.
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm .
 Em giúp một bà cụ qua đường lúc đông người và nhiều xe cộ.
 -Bước 1 : Lựa chọn sự việc chính
 -Bước 2 : Lựa chọn ngôi kể “em” (ngôi thứ nhất)
 -Bước 3 : Xác định thứ tự kể ( bắt đầudiễn biến kết thúc)
 -Bước 4 : Xác định những yếu tố miêu tả, biểu cảm
 + Đó là một bà cụ như thế nào ?Cụ lúng túng sợ sệt qua đường ra sao ( miêu tả)
 + Tình cảm và thái độ của em khi thấy bà cụ già như thế (biểu cảm)
 -Bước 5 : Viết thành đoạn văn kể chuyện.
 II. Luyện tập :
Đóng vai ông giáo và viết đoạn văn.
 Ví dụ :” Lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi lão bảo ngay”Cậu Vàng” bị tôi bán rồi ông giáo ạ. Lảo cố làm ra vẻ vui vẻ nhưng tôi biết lão buồn lắm ,lão cười như mếu ,các nếp nhăn hằn sâu trên khuôn mặt khắc khổ,già nua. Và rồi như không thể chịu được lâu hơn nữa lão ôm mặt khóc.
® Kể được phải có miêu tả,biểu cảm nhưng chưa sâu
 2.Tìm đoạn văn của Nam Cao và so sánh với đoạn văn của mình .
 Đoạn văn của Nam Cao đã kết hợo yếu tố miêu tả và biêu cảm ở chỗ nào ?
 Sự việc trong đoạn văn của Nam Cao rất đơn giản-chỉ là việc lão Hạc báo tin d0ã bán cậu vàng cho ông giáo biết .Nhưng Nam Cao đã lồng vào đó các yếu tố miêu tả biểu cảm rất đậm nét : đó là việc ông tập trung tả lại chân dung đau khổ của lão Hạc với nhửng chi tiết rất độc đáo ;Nụ cười như mếu ,mắt lão ầm ập nước ,mặt lão đột nhiên co rúm lại ,những vết nhăn xô lại,cái đầu lão ngẹo về một bên ,cái miệng móm mém mếu như con nít ,lão hu hu khóc.
 Đoạn văn của em đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm chưa ? Học sinh tự trả lời ,giáo viên nhận xét.
 Những yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp Nam Cao thể hiện được gì ?
 Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trên đã khắc sâu vào lòng bạn đọc một lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài đặc biệt là thể hiện được rất sinh động sự đau đớn ,quằn quại về tinh thần của một người trong giây phút ân hận ,xót xa “Già bằng này tuổi đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó”
 4. Củng cố :
 Qua bài tập gọi học sinh đọc thêm /86/87.
 5. Dặn dò :
 - Viết đoạn văn “ Em chẳng may đánh vỡ một lọ hoa đẹp “ .
 - Chuẩn bị bài “ Chiếc lá cuối cùng “. 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc