Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - 3 cột

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - 3 cột

Bài: 7

Văn bản:

 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (t1)

 (Trích “Đôn Ki – hô – tê” của Xéc – van- tét)

I. Mục tiêu cần đạt.

1. Kiến thức:

 Sau Khi học xong tiết học HS: Nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản.

Tìm hiểu những đặc điểm và tính cách nhân vật Đôn Ki-hô-tê

2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc – tóm tắt, phân tích đánh giá nhân vật.

3. Thái độ: tránh mặt xấu, học tập mặt tốt của hai nhân vật.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

a. Phương pháp: Dùng lời, vấn đáp gợi tìm, đọc sáng tạo

b. ĐDDH: Giáo án, SGK,tranh

2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/79

 

doc 12 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 670Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 7 - 3 cột", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7	Ngày soạn: ../../..
Tiết: 25	 Ngày dạy: ../.../..
Bài: 7
Văn bản: 
 ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ (t1)	 
 (Trích “Đôn Ki – hô – tê” của Xéc – van- tét) 
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
 Sau Khi học xong tiết học HS: Nắm được tác giả, tác phẩm, bố cục của văn bản.
Tìm hiểu những đặc điểm và tính cách nhân vật Đôn Ki-hô-tê 
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng đọc – tóm tắt, phân tích đánh giá nhân vật.
3. Thái độ: tránh mặt xấu, học tập mặt tốt của hai nhân vật. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
a. Phương pháp: Dùng lời, vấn đáp gợi tìm, đọc sáng tạo
b. ĐDDH: Giáo án, SGK,tranh
2. Học sinh: Đọc và trả lời câu hỏi 1, 2 SGK/79
III. Các bước lên lớp.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1. Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số HS
Lớp trưởng báo cáo.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu nội dung và nghệ thuật của truyện “ Cô bé bán diêm” 
Lên bảng trả lời 
3. Dạy bài mới:
HĐ1: Giới thiệi bài:
Xéc-van-tét là nhà văn lỗi lạc cảu Tây Ban Nha .Cuốn tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê của ông là một trong tác phẩm vĩ đại nhất của thời phục hưng, nó đã làm cho tên tuổi của ông trở nên bất tử.
Nghe
HĐ2: Đọc- tiếp xúc văn bản 
I.Đọc- tiếp xúc văn bản:
? Nêu những nét chính về tác giả - tác phẩm.
Tiểu thuyết gồm 2 phần: 
+P1 có 52 chương xb 1605
+P2 có 74 chương XB 1615
Đoạn trích thuộc chương 8 phần một.
 Đọc chú thích 
1.Tác giả: 
+ (1547-1616) nhà văn Tây Ban Nha.
2.Tác phẩm: trích trong tiểu thuyết “Đôn Ki-hô-tê” 
Y/c: Giọng rõ ràng, hài ước chú ý câu đối thoại, giọng của từng nhân vật .
Gv đọc 1 đoạn gọi HS đọc tiếp Gv theo dõi HS đọc và uốn nắn, sửa chữa những chỗ sai cho HS 
2 – 3 HS đọc văn bản
3. Đọc – tìm hiểu từ khó:
GV hướng dẫn HS giải nghĩa một số từ khó.
Theo dõi chú thích SGK
? Nêu bố cục của văn bản 
-P1: đầukhông cân sức( Thầy trò Đ trước trận đấu)
-P2: Tiếp nửa vai.( Đánh nhau với cối xay gió và thất bại)
-P3 còn lại. (Tiếp tục lên đường).
4.Bố cục:3 phần 
? Nêu những sự việc chủ yếu bộc lộ tính cách nhân vật
5 sự việc chủ yếu.( bảng phụ)
+Hai nhân vật nhìn thấy cối xay gió
+Nhận định về cối xay gió của hai thầy trò.
+Đánh nhau với cối xay gió
+Cách cư xử khi bị đau
+chuyện ăn, ngủ
? Thể loại gì 
5. Thể loại: tiểu thuyết
HĐ2: HD đọc và tìm hiểu nội dung của văn bản 
II. Đọc và tìm hiểu nội dung 
? Văn bản có mấy nhân vật chính 
2 nhân vật
? Đôn ki –hô-tê hiện lên với dáng vẻ như thế nào, được giới thiệu như thế nào.
-Trạc 50 tuổi, gầy gò, cao lênh khênh
1.Nhân vật Đôn Ki –hô-tê:
? Nguồn gốc xuất thân 
-Xuất thân: dòng dõi quý tộc
? Đ đã nhận xét như thế nào về chiếc cối xay gió.
Tưởng là tên khổng lồ
? Tại sao Đ lại có suy nghĩ như vậy.
Ảnh hưởng của phim kiếm hiệp 
? Nhận xét về suy nghĩ trên
-Suy nghĩ mê muội hoang tưởng.
? Từ suy nghĩ trên Đ có hành động gì.
-thúc ngựa xông lên
-thét: Chớ có chạy trốn
-Đâm mũi giáo
? Nhận xét về động cơ và hành động.
GV: Trong phút tấn công kẻ thù hình ảnh chàng hiệp sĩ sáng lên, đẹp như một người anh hùng rất đáng kính.Nếu tấn công với kẻ thù thật thì chúng ta rất khâm phục. Song chúng ta không khỏi bật cười vì đối tượng chàng ra tay hành động không pahỉ là kẻ gian ác mà là cối xay gió.
-Động cơ tốt muốn tiêu diệt kẻ xâu, hành động lại điên rồ
? Kết quả của trận chiến như thế nào, nguyên nhân.
Thất bại nhanh chóng và thê thảm. do cuộc chiến không cân sức giữa con người và một vật vô tri
? Điều đáng cười và đáng khen của hiệp sĩ này là ở chi tiết nào.
-Khen : dũng cảm, thất bại không nản
-Chê: mê muội, bắt chước hiệp sĩ.
? Sau thất bại ấy chàng có tình ngộ không.
Không, tin vào tài năng kiếm thuật của mình sẽ có ngày chiến thắng pháp thuật của lão pháp sư.
? Quan niệm sống của Đ là gì 
+Đau không rên la
+Suốt đêm không ngủ nghĩ đến người yêu.
+Không ăn vì nghĩ đến người yêu cũng đủ no
? Nhận xét gì về quan niệm sống của Đôn Ki –hô-tê.
Đầu óc mê muội là nguyên nhân dẫn đến những hành động sai lầm của Đ như: Tưởng cối xay gió là tên khổng lồ, bị thương không rên rỉ, không ăn không ngủ  làm theo sách
nghe
→Lí tưởng tốt, có nhiều đức tính tốt, nhưng hành động điên rồ mê muội hoang tưởng.
? Cảm nghĩ của em về chàng Đôn Ki-hô-tê.Rút ra bài học cho bản thân
-Khâm phục tính cách cao thượng, dũng cảm.
Tự bộc lộ
4.Củng cố: 
? Nêu điểm tốt và xấu của Đôn Ki-hô-tê.
Đứng tại chỗ trình bầy 
? Qua nhân vật Đôn Ki-hô-tê em rút ra bài học gì cho bản thân
5.HDHS học bài ở nhà: 
-Học thuộc nội dung ghi trong tập .Tóm tắt văn bản.
-Trả lời câu hỏi 4, 5 SHK/79 giờ sau học tiếp.
Về nhà thực hiện
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 7	Ngày soạn: ../../..
Tiết: 26	Ngày dạy: ../.../..
Bài: 7
Văn bản: 
 ĐÁNH NHAU VỚI CÔI XAY GIÓ (T 2)	
 (Trích “Đôn Ki –hô-tê” của Xéc-van-tét) 
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
-Sau khi học xong tiết học này HS: 
+Hiểu được nghệ thuật xây dựng cặp nhân vật tương phản Đôn Ki–hô–tê và Xan-chô Pan-xa
+Đánh giá đúng hai mặt tốt-xấu của nhân vật.
2. Kỹ năng: 
-Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá nhân vật.
3. Thái độ:
 -Yêu, học hỏi cái tốt, lên án cái xấu.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
a. Phương pháp: Dùng lời, vấn đáp gợi tìm, đọc sáng tạo
b. ĐDDH: Giáo án, SGK,tranh 
2. Học sinh: Trả lời câu hỏi 3, 4 SGK
III. Các bước lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1. Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số HS
Lớp trưởng báo cáo.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu điểm tốt và xấu cảu Đôn Ki-hô-tê. Rút ra bài học cho bản thân qua nhân vật này.
Lên bảng trình bầy 
3. Dạy bài mới:
HĐ1: Giới thiệi bài:
Giờ học trước ta đã tìm hiểu về nhân vật Đôn Ki –hô-tê, giờ này ta tiếp tục tìm hiểu nhân vật Xan – chô Pan –xa. 
Nghe
HĐ2: Đọc-tìm hiểu văn bản 
II. Đọc - tìm hiểu văn bản
? Xan-chô Pan –xa được giới thiệu như thế nào. So với Đ 
Là bác nông dân béo lùn, nhút nhát, ăn khỏe, đau thì rên đối lập với Đ
2.Nhân vật Xan-chô Pan –xa
? có suy nghĩ gì về cối xay gió
Giải thích rõ ràng cái vật giống cánh tay là cái quạt
?nhận xét chung về nhân vật này
-Thực dụng, nhút nhát, hơi đau một chút là rên ngay.
-Suy nghĩ: tỉnh táo, khôn ngoan thực tế.
? Khi chủ bị ngã X đã làm gì.
-thúc lừa chạy tới cứu chủ
-Cầu chúa phù hộ
-Ngăn không được để mặc chủ
? Nhận xét về hành động của X.
Đúng: bác biết hành động của chủ là điên rồ , sẽ thất bại
Sai: Chưa thật sự quan tâm để xông lên can ngăn chủ
-Hành động: Vừa đúng vừa sai.
? X có quan niệm như thế nào về cuộc sống.
-Hơi đau đã rên
-Đói thì ăn
-Ngủ say
? Con người mà suốt nagỳ chỉ nghĩ đến ăn , ngủ thì như thế nào 
tầm thường
? Nhận xét về quan niệm của X
-Quan niệm sống: Thực dụng, tầm thường, hèn nhát, nghĩ đến bản tâhn
? Xan – chô Pan –xa là người như thế nào.
→Có những mặt tốt nhưng cũng có những mặt tầm thường đáng chê trách.
Thảo luận:
? Nhận xét về hai nhân vật mà tác giả đã khắc họa.
-Đ-biểu tượng cho loại người hoang tưởng lãng mạn.
-X -người tỉnh táo, thực tế đến mức thực dụng tầm thường.
? Nghệ thuật nổi bật nhất trong đọan trích là gì.(Viết lên bảng phụ)
Đối lập.
3.Nghệ thuật: 
Xây dựng cặp nhân vật tương phản 
Tương phản về hình dáng, nguồn gốc, suy nghĩ, hành động, mơ ước
+Cao gầy
+Béo lùn
+Quý tộc
+Nông dân
+Mê muội
+Tỉnh táo
+Ngựa còm
+Lừa lùn
+Khát vọng cao cả
+Dũng cảm
+Ước muốn tầm thường
+Hèn nhát
+Mong giúp ích cho đời
+Nghĩ đến bản thân
HĐ3: HD tổng kết 
III. Tổng kết: 
? Nêu đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của VB 
Đọc to ghi nhớ 
Ghi nhớ / 80 
kể và bộc lộ cảm xúc; miêu tả tâm trạng, từ
ngữ giầu chất thơ
? Sau khi học xong bài học này em rút ra bài học gì cho bản thân 
Tự bộc lộ
Khi làm văn tự sự có thể xây dựng cặp nhân vật sóng đôi
4. Củng cố:
? Xan –chô Pan –xa là người như thế nào.
? Học xong truyện này em rút ra bài học gì cho bản thân 
Đứng tại chỗ trình bầy 
5. Hướng dẫn HS học ở nhà.
-Học thuộc nội dung ghi trong tập và ghi nhớ /80
-Trả lời câu hỏi mục I+II bài 
“ Tình thái từ” giờ sau học
Về nhà thực hiện 
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 7	Ngày soạn: ../../..
Tiết: 27	 Ngày dạy: ../.../..
Bài: 7
Tiếng Việt:
TÌNH THÁI TỪ 
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này HS hiểu rõ: Thế nào là tình thái từ .
2. Kỹ năng: 
-Rèn luyện kỹ năng nhận diện và sử dụng tình thái từ trong nói và viết.
3. Thái độ:
 -Sử dụng tốt tình thái từ trong nói và viết.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
a. Phương pháp: Định hướng giao tiếp, rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ
b. ĐDDH: Giáo án, SGK, bảng phụ.
2. Học sinh: Bài soạn, vở ghi, sgk
III. Các bước lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số HS
Lớp trưởng báo cáo.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Trợ từ , thán từ là gì.Cho VD
Lên bảng trả lời
3. Dạy bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: 
 Trong khi nói và viết chúng ta dùng những từ ngữ để nêu lên việc, vật. Nhưng có những từ không diễn đạt ý nghĩa mà dùng để nêu sắc thái tình cảm của người nói. Đó là tình thái từ.Vậy thế nào là tình thái từ ta sẽ tìm hiểu qua bài học.
Nghe
HĐ2: Tìm hiểu chức năng của tình thái từ.
I.Chức năng của tình thái từ.
1. Đọc VD/80:
? Xác định mục đích nói của mỗi câu có từ in đậm.
 ( Bảng phụ)
- Mẹ đi làm rồi à? → hỏi
- Con nín đi!→ cầu khiến
- Thương thay!→ cảm thán
2. Nhận xét
? Ta bỏ đi từ in đậm ý nghĩa có thay đổi không?
- Em chào cô ạ!→ sắc thái tình cảm có thay đổi
VD: Mẹ đi làm rồi -) câu đơn, trần thuật
-Mẹ đi làm rồi à ? –câu hỏi
a.Bỏ từ in đậm thì sắc thái của câu thay đổi:
-Từ “à” không còn câu nghi vấn.
-Từ “đi” không còn câu cầu khiến
-Từ “ thay” câu cảm thán 
Không được tạo lập.
? Từ “ạ” biểu thị sắc thái tình cảm gì của người nói?
- Biểu thị sắc thái kính trọng lễ phép
b.Từ “ạ” biểu thị sắc thái lễ phép của người nói.
Gv các từ “à, đi, thay, ạ” là tình thái từ. Vậy chức năng của tình thái từ làm gì? TTT có mấy loại.
3 lại
3.Ghi nhớ /81
Bài tập nhanh (bảng phụ)
? Tìm TTT trong câu sau:
-Tôi đã bảo anh rồi mà.
 ttt
-Cậu lo làm mà ăn
 Qht
-Ai mà biết việc ấy
 trợ từ.
HĐ3:Sử dụng tình thái từ 
II. Sử dụng tình thái từ
? Các tình thái “à, ạ, nhé” được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào?
a) Hỏi thân mật, bằng vai nhau
b) hỏi, lễ phép, người dưởi hỏi người trên
c) Cầu khiến, thân mật, bằng vai 
d) Cầu khiến, lễ phép, người nhỏ tuổi nhờ người lớn tuổi 
1.VD/81:
? Qua ví dụ trên em cho biết: khi nói hoặc viết chúng ta cần sử dụng tình thái từ như thế nào?
- Dùng phù hợp với hoàn cảnh giới thiệu (quan hệ tuổi tác, thứ bậc xã hội, tình cảm)
Bài tập nhanh
Cho một thông tin sự kiện: Nam học bài. Dùng tình thái để thay đổi sắc thái ý nghĩa câu
Chia 2 dãy mỗi dãy ra 1câu
Nam học bài -) câu đơn trần thuật
- Nam học bài nhé!→ sắc thái tình cảm
- Nam học bài đi!→ Cầu khiến
- Nam học bài hả?→ nghi vấn
HĐ4: Hướng dẫn làm BT
III. Luyện tập
? Yêu cầu của BT1 là gì?
HS làm
BT1:
Câu dùng tình thái: b, c, e, i
? Yêu cầu của BT2 là gì
HS làm
BT2:
a) Chứ: nghi vấn
b) Nhấn mạnh điều vừa khẳng định
g) Miễn cưỡng, không hài lòng
h) Thuyết phục
c) Hỏi với thái độ phân vân
d) Thân mật
e) Dặn dò, thái độ thân mật
? Yêu câu của BT3 là gì?
BT3:
-Chị đã nói rồi mà!
Gv ghi nhanh lên bảng, nhận xét đánh giá điểm
Hs đứng tại chỗ trả lời
- Nó là HS giỏi mà!
- Đừng chọc nữa, nó khóc đấy!
- Tôi phải giải bằng được bài toán ấy chứ lị!
- Em chỉ nói vậy đẻ anh biết thôi!
- Con thích được tặng cái cặp cơ!
- Thôi, đành ăn cho xong vậy!
? Yêu cầu của BT4 là gì?
HS đứng tại chỗ trả lời
BT4:
Gv nhận xét đánh giá điểm
- Thưa thầy, em xin phép hỏi thầy một câu được không ạ!
- Đằng ấy đã học bài rồi chứ?
- Mẹ sắp đi làm phải không ạ!
4. Củng cố:
? Chức năng của tình thái từ là gì?
? Sử dụng tình thái từ như thế nào cho hợp lí
TL 
5. Dặn dò:
- Học thuộc 2 phần ghi nhớ, làm BT5
- Chuẩn bị bài “Luyện tập viết đoạn văn”
Về nhà thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần: 7	Ngày soạn: ../../..
Tiết: 28 	 Ngày dạy: ../.../..
Bài: 7
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM 
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức:
Sau khi học xong bài này HS hiểu: 
-Củng cố lại kiến thức về đoạn văn: cấu trúc, liên kết, chuyển đoạn
2. Kỹ năng: 
-Rèn kỹ năng viết đoạn văn trong văn bản.
3. Thái độ:
 -Viết tốt các đoạn văn và bài tập làm văn có bố cục rõ ràng, mạch lạc.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
a. Phương pháp: Định hướng giao tiếp, rèn luyện theo mẫu, phân tích ngôn ngữ
b. ĐDDH: Giáo án, SGK,bảng phụ.
2. Học sinh: trả lời câu hỏi mục I/24
III. Các bước lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số HS
Lớp trưởng báo cáo.
2. Kiểm tra bài cũ:
? Tình thái từ là gì? Cho ví dụ
? Nêu cách sử dụng tình thái từ
Lên bảng trả lời
3. Dạy bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: 
Muốn viết văn tự sự hay, sinh động, lột tả được tâm trạng của nhân vật, chúng ta cầm viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm, đánh giá. Bài học hôm nay giúp các em làm tốt điều đó.
Nghe
HĐ2: Tìm hiểu quy trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu ta và biểu cảm
? HS đọc mục I
? Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự là gì
- Sự việc: hành vi, hành độngxảy ra 
- Nhân vật chính: là chủ thể của hành động
? Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong đoạn văn tự sự là 
- Làm cho sự việc trở nên dễ hiểu, hấp dẫn, 
gì?
nhân vật chính trở nên gần gũi, sinh động
- Có vai trò bổ trợ cho sự việc và nhân vật chính
? Quy trình xây dựng đoạn văn tự sự gồm mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước
- 5 bước:
a. B1: Lựa chọn sự việc chính
b. B2: Lựa chọn ngôi kể
c. B3: Xác định thứ tự kể, diễn biến; kể lại sự việc một cách chi tiết đan xen miêu tả và biểu cảm 
d. B4: Xác định liều lượng và yếu tố miêu tả biểu cảm
đ. viết thành đoạn văn
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập
II. Luyện tập:
BT1: Các yếu tố miêu tả biểu cảm trong đoạn văn là gì?
- Miêu tả: cười như mếu, đôi mắt ầng ậc nước, co rúm lại
- Biểu cảm: không xót xa, không ái ngại
- Sự việc: báo tin bán con vàng
- Ngôi kể: tôi - số ít
BT1/84: viết đoạn văn
Hôm sau Lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa thấy tôi lão báo ngay:
- Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ!...hu hu khóc
Tôi ngạc nhiên hỏi lại:
- Lão yêu quý con vàng lắm cơ mà?
- Thì vẫn yêu, nhưng vẫn phải bán! Cái số kiếp nó và cả tôi nữa có gì khác nhau đâu hở ông giáo?
Tôi lẩm bẩm:
- Không thể nào tin được!
- Tôi bán thật rồi, họ vừa bắt nó mang đi
* Nhập vai ông giáo kể lại
Tôi đang ngồi nghĩ vẩn vơ về những người hàng xóm sống quanh tôi, trong đó có LH. Lão sống âm thầm trong cảnh túng quẫn và cả sự chờ đợi vô vọng của đứa con trai duy nhất đã đi xa. Bỗng LH lằng hắng bước vào. Tôi mỉm cười: 
- Cậu vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
BT2: Em giúp một cụ bà qua đường vào lúc đông người có nhiều xe cộ đi lại
Làm việc tốt là một điều không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người. Em cũng vậy, bản thân em đã làm được nhiều việc tốt nhưng em nhớ nhất một việc đó là: Hôm ấy em đi học về, trời nắng gay gắt vì là giờ cao điểm nên xe cộ qua lại tấp nập. Em rảo bước nhanh trên con đường trở về nhà, đến, 
ngã tư em thấy một bà cụ đang loay hoay ở bên đường. Dáng bà lom khom, không hiểu sự tình như thế nào nên em chạy đến lễ phép hỏi và biết được vì đường phố xe cộ đông đúc nên bà không thể qua đường được, em cảm thấy thương bà lắm! Trời thì nắng như thế này mà bà vẫn đứng ở đây, không ngần ngại em liền đưa bà qua đường. Sau khi sang đến bên kia đường em tạm biệt bà để về 
bà đã cảm ơn em rất nhiều. Đi được một đoạn em nhìn lại vẫn thấy bà đang nhìn về phía em. Em cảm thấy vô cùng hạnh phúc và vui sướng một việc làm nhỏ mà thật có ý nghĩa
4.củng cố :
? Có mấy bước xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm
Đứng tại chỗ trả lời 
5. Hướng dẫn HS học ở nhà.
- Làm BT2 thành bài văn hoàn chỉnh
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 bài “ Chiếc lá cuối cùng” giờ sau học.
Về nhà thực hiện.
IV. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 7.doc