Tiết 21 CÔ BÉ BÁN DIÊM ( Trích )
- An-đéc-xen -
I- MỤC TIÊU:
1 Kiến thức : Đọc và tìm hiểu khái quát truyện, qua đó thấy được lòng thương cảm của An-đéc-xen đối với cô bé bán diêm bất hạnhtrong đêm giao thừa được kể lại bằng nghệ thuật truyện cổ tích cảm động,
thấm thía
2 Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tóm tắt, phân tích bố cục văn bản tự sự,phân tích nhân vật qua hành động và lời kể;phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật tương phản,đối lập
3 Thái độ : Giáo dục các em lòng đồng cảm,lòng yêu thương con người
II- CHUẨN BỊ :
1.Chuẩn bị của GV:
-Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học
-Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;Truyện An-đéc-xen
-Soạn giáo án.
2.Chuẩn bị của HS:
-Học bài cũ:văn bản Lão Hạc.
-Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK,theo sự hướng dẫn của GV
Ngày soạn :15.9.2010 Tuần 6 Tiết 21 CÔ BÉ BÁN DIÊM ( Trích ) - An-đéc-xen - I- MỤC TIÊU: 1 Kiến thức : Đọc và tìm hiểu khái quát truyện, qua đó thấy được lòng thương cảm của An-đéc-xen đối với cô bé bán diêm bất hạnhtrong đêm giao thừa được kể lại bằng nghệ thuật truyện cổ tích cảm động, thấm thía 2 Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng tóm tắt, phân tích bố cục văn bản tự sự,phân tích nhân vật qua hành động và lời kể;phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật tương phản,đối lập 3 Thái độ : Giáo dục các em lòng đồng cảm,lòng yêu thương con người II- CHUẨN BỊ : 1.Chuẩn bị của GV: -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học;Truyện An-đéc-xen -Soạn giáo án. 2.Chuẩn bị của HS: -Học bài cũ:văn bản Lão Hạc. -Bài soạn theo hệ thống câu hỏi SGK,theo sự hướng dẫn của GV III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : 1.Ổn định tình hình lớp: (1’) -Kiểm tra sĩ số,tác phong HS 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) * Câu hỏi:Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc * Dự kiến trả lời : Lòng thương con , trọng danh dự ->Chọn cái chết để giải thoát cuộc đời cùng quẫn đồng thời gián tiếp tố cáo xã hội PK đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng không lối thoát,chọn cái chết để bảo tồn danh dự. 3 .Giảng bài mới : a- Giới thiệu bài (1’) : Trên thế giới không ít các nhà văn viết truyện cổ cho thiếu nhi. Đặc biệt là nhà văn Đan Mạch với những truyện cổ sáng tạo tuyệt vời, được rất nhiều trẻ con và người lớn trên thế giới yêu thích. Ta sẽ tìm hiểu một trong những truyện ấy của An- đec- xen b- Tiến trình bài dạy : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH NỘI DUNG 20’ Hoạt động 1:Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản. I. Tìm hiểu chung về VB: 1.Giới thiệu tác giả,tác phẩm: -Gọi HS đọc phần chú thích * SGK/ T.67 HS đọc chú thích * SGK/T.67. An – đéc- xen (1805-1875) sTrình bày ngắn gọn vài nét về tác giả, tác phẩm? 4An – đéc- xen(1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện dành cho thiếu nhi. Văn bản này trích gần hết truyện ngắn “ Cô bé bán diêm”. -An – đéc- xen(1805-1875) là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với loại truyện dành cho thiếu nhi. -Văn bản này trích gần hết truyện ngắn “Cô bé bán diêm”. GV: Giới thiệu thêm cho HS về An – đéc- xen và sự nghiệp sáng tác của ông. - Nghe. *Hướng dẫn HS đọc: chậm, nhẹ nhàng, giọng cảm thông,phân biệt những ảnh thực và ảo ảnh -Đọc mẫu 1 đoạn, gọi HS đọc tiếp đoạn trích. GV: Nhận xét cách đọc của HS và sữa chữa. - Nghe hướng dẫn cách đọc. - HS đọc tiếp văn bản theo yêu cầu của GV, cả lớp đọc thầm và theo dõi. 2.Đọc ,tóm tắt và tìm hiểu bố cục văn bản: a) Đọc văn bản. b)Tóm tắt văn bản. s Hãy tóm tắt lại nội dung văn bản vừa đọc? GV:Nhận xét, bổ sung văn bản tóm tắt của HS, có thể ghi điểm để khuyến khích HS. 4Tóm tắt đoạn trích: Một bé gái nhà nghèo, mồ côi mẹ, bố sai đi bán diêm trong đêm giao thừa rét buốt. Suốt cả ngày cuối năm, em không bán được bao diêm nào nên chẳng dám về nhà vì lo sợ bị bố chửi đánh.Vừa đói, vừa rét em lang thang trên đường, cuối cùng em ngồi nép trong một góc tường giữa hai ngôi nhà và quẹt diêm liên tục để sưởi ấm.Trong lúc quẹt diêm em bé đã tưởng tượng ra lò sưởi, bàn ăn sang trọng, cây thông Nô-en kết đèn hoa rực rỡ.Và sau đó em bé tưởng tượng ra mình đã gặp được người bà yêu quý. Hết một bao diêm thì em bé chết cóng trong giấc mơ cùng bà lên trời. Hôm sau,ngày mồng một đầu năm, ở xó tường, người ta thấy một bé gái đã chết vì đói và rét. Gọi HS đọc các chú thích ở SGK/T.67,68. Chú ý ở các chú thích(7),(10),. -HS đọc các chú thích để nắm nghĩa của các từ khó. s Hãy xác định bố cục của truyện?Nhận xét? (văn bản này được chia làm mấy phần?Nội dung từng phần như thế nào?) 4 HS xác định: + Bố cục 3 phần: - Phần 1: “ Từ đầu" đờ ra”:hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm. -Phần 2:”Tiếp theo" thượng đế”: Những mộng tưởng của cô bé bán diêm qua những lần quẹt diêm -Phần 3: Còn lại" Cái chết của cô bé + Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian và sự việc c) Bố cục :gồm 3 phần: - Phần 1: “ Từ đầu" đờ ra” " hoàn cảnh sống của cô bé bán diêm. - Phần 2:”Tiếp theo" thượng đế” " Những lần quẹt diêm và mộng tưởng -Phần 3: Còn lại" Cái chết của cô bé. GV: Câu chuyện được kể theo trình tự thời gian và sự việc.Tác giả sử dụng ngôi thứ ba để kể – đây là cách kể phổ biến của truyện cổ tích. - Nghe. 13’ Hoạt động 2:Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết. II. Tìm hiểu chi tiết: -GV nhắc nhở HS chú ý vào phần 1 của văn bản s Qua phần đầu câu chuyện ta biết được điều gì về gia cảnh của cô bé bán diêm?(Gia cảnh của cô bé có gì đặc biệt?) sEm bé cùng những bao diêm -HS đọc thầm phần 1 4Mẹ mất, bà qua đời, sống với bố, gia sản sa sút dần, phải bán nhà đến chui rúc trong “xó tối tăm”, phải đi bán diêm để kiếm sống. 4HS phát hiện: 1) Cô bé bán diêm trong đêm giao thừa: *Gia cảnh: Mồ côi mẹ, bà qua đời, sống với bố khắc nghiệt, chui rúc trong “xó tối tăm”; phải đi bán diêm để kiếm sống . xuất hiện trong thời điểm đặc biệt nào? s Nghệ thuật khắc hoạ hình ảnh cô bé bán diêm ? sChỉ ra các hình ảnh tương phản đối lập ? Nêu tác dụng? GV:Rất nhiều hình ảnh tương phản đối lập đã được tác giả sử dụng để làm nổi bật tình cảnh tội nghiệp của cô bé:đặt ánh sáng đèn ở mỗi nhà, phố sực nức mùi ngỗng quay đối lập với cảnh đói rét ở xó tối tăm của en bé để làm rõ cảnh sống bất hạnh của em bé. Em đã rét đã khổ,có lẽ còn rét khổ hơn khi mọi nhà rực ánh đèn. Em đã đói lại càng đói hơn khi ngửi thấy mùi ngỗng quay.Và còn cả cái “xó tối tăm” với ngôi nhà mà em đã ở trước đây. ->Không chỉ làm bật lên nỗi khổ vật chất mà còn cả mất mát về tinh thần vì chỉ có bà là thương em nhất.Tình cảnh của em bé thật đáng thương biết bao. -Đêm giao thừa,trời rét buốt 4 HS phát hiện: Đối lập tương phản 4 Em bé cô đơn phải đi bán diêm.>< mọi người quây quần bên nhau trong niềm vui và hạnh phúc -Trời rét buốt, tăm tối >< cô bé quần áo phong phanh, đầu trần, chân đất. -Em bé đói khát>< trong phố sực nức mùi ngỗng quay. => Nhằm nêu bật tình cảnh hết sức khốn khổ, tội nghiệp của cô bé, gợi niềm thương cảm, đồng cảm nơi người đọc.. * Hình ảnh em bé đêm giao thừa: - Em bé cô đơn phải đi bán diêm - Mọi người quây quần bên nhau trong niềm vui và hạnh phúc . -Trời rét buốt, tăm tối - Em bé quần áo phong phanh, đầu trần, chân đất. -Em bé đói khát -Trong phố sực nức mùi ngỗng quay. ->Nghệ thuật đối lập tương phản => Nhằm nêu bật tình cảnh hết sức khốn khổ, tội nghiệp của cô bé, gợi niềm thương cảm, đồng cảm nơi người đọc.. 5’ Hoạt động 3: Củng cố. *Hướng dẫn sơ kết tiết học -Tóm tắt truyện? -Nắm nghệ thuật đối lập, tương phản -HS tóm tắt truyện -Chỉ ra được những chi tiết đối lập, tương phản trong việc khắc họa hình ảnh em bé bán diêm 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’) * Bài cũ: - Kể tóm tắt lại câu chuyện. * Bài mới: - Về nhà học bài và chuẩn bị tiếp phần còn lại của VB (câu hỏi 3và 4) để tiết sau học tiếp. - Tập kể tóm tắt lại VB bằng giọng văn của em vào vở bài tập. IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ............................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn :22.9.2010 Tuần 7 Tiết 25: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ ( Trích “Đôn Ki-hô-tê”-Xéc-van-tét ) I- MỤC TIÊU: 1. Kiến thức :Giúp HS thấy rõ tài nghệ của Xéc-van- tét trong việc xây dựng cặp nhân vật bất hủ Đôn-Ki-hô-tê và Xan- chô Pan –xa tương phản về mọi mặt;đánh giá đúng đắn các mặt tốt,mặt xấu của hai nhân vật ấy,từ đó rút ra bài học thực tiễn. 2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng đọc, kể, tóm tắt và phân tích truyện 3. Thái độ : Giáo dục HS sống phải có khát vọng nhưng khát vọng ấy phải gắn với thực tế và có ích;Thấy tác hại của sách kiếm hiệp II- CHUẨN BỊ : 1.Chuẩn bị của GV: -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học; -Soạn giáo án.Bảng phụ ghi hệ thống tương phản hai nhân vật 2.Chuẩn bị của HS: -Học bài cũ:văn bản Cô bé bán diêm. -Bài soạn Đánh nhau với cối xay gió theo hệ thống câu hỏi SGK,theo sự hướng dẫn của GV III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’ ) * Câu hỏi : Biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong Cô bé bán diêm ? Tác dụng ? Đưa ra dẫn chứng Xéc-van –tét (1547-1616) * Dự kiến trả lời : - Em bé cô đơn phải đi bán diêm - Mọi người quây quần bên nhau trong niềm vui và hạnh phúc . -Trời rét buốt, tăm tối - Em bé quần áo phong phanh, đầu trần, chân đất. -Em bé đói khát -Trong phố sực nức mùi ngỗng quay. ->Nghệ thuật đối lập tương phản => Nhằm nêu bật tình cảnh hết sức khốn khổ, tội nghiệp của cô bé, gợi niềm thương cảm, đồng cảm nơi người đọc.. 3.Giảng bài mới : a- Giới thiệu bài (1’) : Tây ban Nha – một đất nước phía Tây Châu Âu, trong thời kì phục hưng đất nước này đã sản sinh ra một nhà văn vĩ đại Xec-van –tet với tác phẩm bất hủ : Bộ tiểu thuyết Đôn –Ki- hô -tê b- Tiến trình bài dạy : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 17’ Hoạt động 1 :Hướng dẫn tìm hiểu chung I- Tìm hiểu chung: -Gọi HS đọc phần chú thích* trong SGK/78 sEm hãy trình bày ngắn gọn vài nét về tác giả,tác phẩm. GV giới thiệu thêm: Bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê gôm 126 chương,chia làm 2 phần:phần 1 gồm 52 chương(1605),phần 2 gồm 74 chương(1615) nhân vật chính là lão Đôn Ki-hô-tê một quý tộc của xứ Man –cha muốn làm hiệp sĩ để thực hiện công lí - Đọc phần chú thích* trong SGK/78 4Xéc-van –tét (1547-1616) là nhà văn Tây Ban Nha.Ông vốn là binh sĩ,bị thương năm 1571 trong một cuộc thủy chiến.Cuộc đời của ông nhiều vất vả gian truân -Văn bản Đánh nhau với cối xay gió thuộc chương 8 của bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê 1. Giới thiệu tác giả,tác phẩm: -Xéc-van –tét (1547-1616) là nhà văn Tây Ban Nha. Ông vốn là binh sĩ,bị thương năm 1571 trong một cuộc thủy chiến.Cuộc đời của ông nhiều vất vả gian truân -Văn bản Đánh nhau với cối xay gió thuộc chương 8 của bộ tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê . * Hướng dẫn HS đọc:Chú ý những câu đối thoại của hai nhân vật chính,giọng v ... u cầu HS trình bày cho cả lớp nghe, nhận xét. Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ dựa vào gợi ý, hướng dẫn của GV. - GV nhận xét, hoặc gợi ý thêm nếu HS viết ý chung chung, sơ sài. - Đó là đoạn văn trong VB của tác giả - Lý do yêu thích : + Nội dung : + Nghệ thuật: + Lí do khác: - Đó là nhân vật trong VB:của tác giả: + Phẩm chất: + Ngoại hình, nội tâm: + Lí do khác: 2’ Hoạt động 4: Củng cố. Yêu cầu HS nhắc lại tên các văn bản truyện kí VN đã học có kèm theo năm ra đời, tên tác giả HS trình bày những kiến thức vừa ôn lại 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ ) * Bài vừa học: Về nhà hoàn tất việc viết đoạn văn, bài văn nêu cảm nhận của bản thân về nhân vật hoặc đoạn văn yêu thích * Bài mới: Chuẩn bị bài : Thông tin về trái đất năm 2000 .Cụ thể: -Đọc;Trả lời câu hỏi phần Đọc-hiểu văn bản -Hiểu được ý nghĩa bảo vệ môi trường là hết sức to lớn của hành động tưởng như rất bình thường: “Một ngày không dùng bao bì ni lông”. IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: . Ngày soạn : 10.10.2010 Tuần 10 Tiết 39: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000 I. MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: -Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao bì ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện. -Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà VB đề xuất. - Từ việc sử dụng bao bì ni lông, có những suy nghĩ tích cực về các việc tương tự trong vấn đề xử lí rác thải sinh hoạt, một vấn đề vào loại khó giải quyết nhất trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường hiện nay. - Tích hợp các môn: Hoá, Địa, Sinh có liên quan đến 2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu, phân tích một VB nhật dụng dưới dạng VB thuyết minh một vấn đề khoa học. 3.Thái độ: Giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ môi trường. II- CHUẨN BỊ : 1.Chuẩn bị của GV: -Nghiên cứu SGK, SGV, STK để nắm được mục tiêu và nội dung của bài học -Đọc thêm các tài liệu có nội dung liên quan đến bài học; -Soạn giáo án. 2.Chuẩn bị của HS: - Tìm hiểu tình hình thực tế sử dụng bao bì ở nơi em ở. - Học bài cũ, làm bài tập,soạn bài mới theo sự hướng dẫn của GV. III- HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định tình hình lớp: (1’) Kiểm tra sĩ số ,tác phong của HS 2. Kiểm tra bài cũ :( 5’ ) * Câu hỏi : Hãy so sánh sự giống và khác nhau các văn bản đã học? * Dự kiến trả lời : *Giống: -Đều là văn tự sự, truyện kí hiện đại. -Đều lấy đề tài về con người, cuộc sống đương thời của tác giả, miêu tả số phận cùng cực của người dân -Đều chan chứa tinh thần nhân đạo -Đều có lối viết chân thực, gần đời sống ( bút pháp hiện thực). * Khác : Thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung,nghệ thuật 3 Giảng bài mới : a.Giới thiệu bài (1’) :Bảo vệ môi trường, bảo vệ Trái Đất đang bị ô nhiễm là nhiệm vụ quan trọng của cả nhân loại trên thế giới hiện nay. Một trong những vấn đề cần thiết và cấp bách mà chúng ta cần thực hiện ngay trong đời sống hàng ngày là hạn chế sử dụng bao bì ni lông. Vì sao vậy? Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 sẽ giải thích giúp chúng ta. b.Tiến trình bài dạy : TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 10’ Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về VB I. Tìm hiểu chung về VB: - Hướng dẫn HS đọc văn bản:đọc to, rõ ràng, mạch lạc chú ý đến các thuật ngữ chuyên môn. -GV đọc mẫu, gọi HS đọc tiếp; -GV nhận xét, sửa chữa cách đọc cho HS Gọi HS đọc phần chú thích và -HS nghe hướng dẫn cách đọc. -Đọc theo yêu cầu của GV HS đọc VB và phần chú thích SGK/T.106 1.Đọc văn bản và chú thích: hướng dẫn HS tìm hiểu các từ khó. s Giải thích nghĩa của các loại ni lông , nhựa? s Nêu đặc tính của các loại ni lông, nhựa? GV lưu ý cho HS về tính chất của Pla-xtíc (chất dẻo): còn gọi chung là nhựa được tổng hợp từ các phân tử pô-li-me. Túi ni lông được sản xuất từ hạt pô-li-me và nhựa tái chế có thể tồn tại từ 20 năm đến 5000 năm. s Nếu nói VB thuyết minh nhằm trình bày tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và XH; thì theo em VB này có thuộc kiểu VB thuyết minh không? Vì sao? sVăn bản này có phải là văn bản nhật dụng không? Vì sao? GV: Đây là văn bản nhật dụng vì nội dung của nó đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự, bức xúc đối vơí toàn nhân loại hiện nay, đó là vấn đề bảo vệ sự trong sạch của môi trường Trái đất. s Nếu cần tìm bố cục 3 phần của văn bản này thì dự kiến tách đoạn của em sẽ như thế nào? Nội dung của từng đoạn ra sao? 4 Pla-xtic: chất dẻo (nhựa) vật liệu tổng hợp gồm các phân tử pôlime. 4 Các loại ni lông, nhựa có một đặc tính chung là không thể tự phân huỷ, biến hoá, do thời gian, côn trùng và mầm sống khác phân huỷ như các chất hữu cơ hoặc vô cơ. 4 Là VB thuyết minh vì đã cung cấp cho mọi người những căn cứ rõ ràng về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và việc hạn chế sử dụng chúng. 4Đây là văn bản nhật dụng vì nội dung của nó đã đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường trái đất. 4Cá nhân HS xác định 3 phần: -Phần 1(Từ đầu đến không sử dụng bao bì ni lông) -> - Phần 2(Tiếp theo đến sơ sinh)-> - Phần 3(Phần còn lại) -> 2. Kiểu loại văn bản : Văn bản thuyết minh. 3. Bố cục: 3 phần -Phần 1: Nguyên nhân ra đời của bản thông báo về ngày trái đất. - Phần 2: Tác hại nhiều mặt và giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông. - Phần 3: Kêu gọi mọi người hãy bảo vệ Trái đất. 17’ Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết VB. II. Tìm hiểu chi tiết VB: - GV nhắc HS chú ý vào phần 2 của VB . GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm về nguyên nhân và tác hại của việc sử dụng bì ni lông. s Hãy chỉ ra nguyên nhân và tác hại của việc dùng bao ni lông có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường? GV: Bao bì ni lông vứt bừa bãi gây mất vẻ đẹp mĩ quan nhất là ở những nơi tôn nghiêm như di tích lịch sử hoặc các danh lam thắng HS chú ý vào nội dung đoạn 2 và trả lời câu hỏi: 4HS thảo luận nhóm rút ra kết luận: +Tính chất không phân huỷ của plastic tạo tác hại +Cản trở sự phân huỷ đất đai, mất mĩ quan. +Lần vào đất, cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật. +Làm tắt cống, rãnh thoát nước 1 . Nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc hạn chế dùng bao ni lông: +Tính chất không phân huỷ của plastic tạo tác hại +Cản trở sự phân huỷ đất đai, mất mĩ quan. +Lần vào đất, cản trở quá trình sinh trưởng của thực vật. +Làm tắt cống, rãnh thoát nước muỗi phát sinh, truyền bệnh. cảnhBao bì ni lông dùng gói rác thải khác cũng sẽ gây ra những chất độc hại khác. Hằng năm có khoảng 100.000 chim, thú biển chết do nuốt phải bao bì ni lông. GV liên hệ thực tế: s Nêu những hạn chế trong việc xử lý rác bì ni lông? GV: Việc xử lí bao bì ni lông là vấn đề nan giải chưa giải quyết triệt để được vì việc sử dụng bao bì ni lông là lợi bất cập hại. s Các biện pháp nào được dùng để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông? s Các biện pháp này có thực hiện được không? Và có giải quyết triệt để không? s Liên hệ vấn đề sử dụng bao bì ni lông ở gia đình và địa phương em hiện nay? sTheo dõi phần kết bài, cho biết bức thông điệp nhắc nhở chúng ta điều gì? sHãy phân tích tính thuyết phục về những kiến nghị mà văn bản đề xuất? Chỉ ra tác dụng của từ “Vì vậy trong việc liên kết các phần của văn bản? GV:Văn bản rất chặt chẽ từ nguyên nhân đến hệ quả. “Vì vậy” có tác dụng liên kết đoạn 1 với đoạn 2 . muỗi phát sinh, truyền bệnh. +Sinh vật nuốt phải sẽ chết. +Rác đựng trong túi ni lông khó phân huỷ sinh ra các chất độc NH3, CH4, H2S +Bao ni lông màu làm ô nhiễm thực phẩm. 4 Vứt bừa bãi xuống các nguồn nước (cống, sông, ao, hồ) -Chôn lấp thành bãi lớn -Đốt: gây ra chất đi ô xin , rất độc hại cho sức khỏe. -Tái chế: Gặp nhiều khó khăn nan giải. 4- Giặt phơi khô rồi dùng lại . - Không sử dụng khi không cần thiết . - Sử dụng : giấy, lá thay thế - Tuyên truyền tác hại của nó . 4Có thể thực hiện được , tuy nhiên chưa triệt để tận gốc . Cá nhân HS tự liên hệ vấn đề này trong thực tế gia đình . 4 - Nhiệm vụ chung: Bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm. - Hành động cụ thể: “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”. 4Phần thứ nhất tóm tắt lịch sử ra đời bức thông điệp. -Phần hai: đoạn 1 nêu nguyên nhân đến hệ quả đoạn 2 gặp với đoạn 1 bằng quan hệ từ “vì vậy”. -Phần ba: dùng 3 từ “hãy” +Sinh vật nuốt phải sẽ chết. +Rác đựng trong túi ni lông khó phân huỷ sinh ra các chất độc +Bao ni lông màu làm ô nhiễm thực phẩm * Xử lí rác bì ni lông: Vứt bừa bãi xuống các nguồn nước (cống, sông, ao, hồ) -Chôn lấp thành bãi lớn -Đốt: gây ra chất đi ô xin , rất độc hại cho sức khỏe. -Tái chế: Gặp nhiều khó khăn nan giải. 2 . Những biện pháp hạn chế dùng bao ni lông : - Giặt phơi khô để dùng lại. - Không dùng khi không cần thiết . - Sử dụng giấy hoặc lá để gói thực phẩm . - Tuyên truyền tác hại của nó cho mọi người . 3. Kiến nghị: - Nhiệm vụ chung: Bảo vệ trái đất khỏi nguy cơ ô nhiễm. - Hành động cụ thể: “ Một ngày không dùng bao bì ni lông”. 5’ Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết III. Tổng kết: - Hướng dẫn HS tổng kết lại nội dung vừa tìm hiểu. s Ý nghĩa mà vấn đề trong VB này đưa ra là gì? -Gọi HS đọc ghi nhớ HS tổng kết lại nội dung vừa hướng dẫn HS tìm hiểu 4Lời kêu gọi, tác hại của việc dùng bao bì ni lông và lợi ích của việc hạn chế chất thải ni lông để cải thiện môi trường. -HS đọc ghi nhớ SGK.T 107. (Ghi nhớ SGK/T.107) sBảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn thể mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống. Em hãy cho biết ở địa phương em hiện nay có những hoạt động nào nhằm bảo vệ mội trường sống? GV chốt và nâng cao kiến thức: Những giải pháp mà VB đưa ra chỉ là những giải pháp tình thế, trước mắt nhằm hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông. Trong khi loài người chưa loại bỏ được hoàn toàn thì những biện pháp mà VB đề xuất là hợp tình, hợp lí và có tính khả thi. 4HS liên hệ thực tế để trả lời: + Phong trào trồng cây gây rừng. + Phong trào xanh, sạch đẹp ở nhà trường, quê hương. 5’ Hoạt động 4: Củng cố. sNgày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là ngày gì? VN tham gia tổ chức này lần đầu tiên vào năm nào,với chủ đề là gì? 4HS cần ghi nhớ: -Ngày Trái Đất.VN tham gia vào năm 2000;chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông” sEm hãy thử nêu cách xử lí bao bì ni lông của em trong tình hình hiện nay? 4Cá nhân HS trình bày giải pháp khả thi nhất 4- Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (1’ ) *Bài vừa học: - Học bài, liên hệ thực tế ở địa phương để tìm cách xử lí rác thải hợp lí nhất. - Về nhà tìm ít nhất bốn danh từ làm phụ ngữ cho từ ô nhiễm, đặt câu *Bài mới: Chuẩn bị bài Nói giảm nói tránh - Đọc,Trả lời câu hỏi ở mỗi phần bài học - Tự rút ra: hiểu thế nào là Nói giảm nói tránh; -Tác dụng của biện pháp tu từ này; - Luyện tập theo sự hiểu biết của mình IV-RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG: ..
Tài liệu đính kèm: