Tuần: 6
Tiết: 21, 22:
Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM
(An-đéc-xen)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Giúp HS: Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp đãn, có sựu đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện “ Cô bé bán diêm “ qua đó Anđecxan truyền cho người đọc lòng cảm thương của ông đối với đứa bé bất hạnh.
2. Kĩ năng:
Biết tóm tắt và phân tích bố cục của văn bản tự sự, phân tích nhân vật và phân tích tác dụng của biện pháp đối lập.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng cảm thông, yêu thương đối với những em bé bất hạnh.
II. Chuẩn bị:
1/ Giaó viên:
- Phương tiện: Giáo án, SGK, tranh phóng to.
- Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp- gợi tìm, hợp tác và diễn giảng.
2/ Học sinh: Học bài cũ, tìm đọc thêm truyện cổ tích của An-dec-xen và đọc toàn văn truyện “ cô bé bán diêm “ và trả lời câu hỏi SGK.
Ngày Soạn: 12-09-2009 Ngày dạy: Tuần: 6 Tiết: 21, 22: Văn bản: CÔ BÉ BÁN DIÊM (An-đéc-xen) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS: Khám phá nghệ thuật kể chuyện hấp đãn, có sựu đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng với các tình tiết diễn biến hợp lí của truyện “ Cô bé bán diêm “ qua đó Anđecxan truyền cho người đọc lòng cảm thương của ông đối với đứa bé bất hạnh. 2. Kĩ năng: Biết tóm tắt và phân tích bố cục của văn bản tự sự, phân tích nhân vật và phân tích tác dụng của biện pháp đối lập. 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng cảm thông, yêu thương đối với những em bé bất hạnh. II. Chuẩn bị: 1/ Giaó viên: - Phương tiện: Giáo án, SGK, tranh phóng to. - Phương pháp: Đọc sáng tạo, vấn đáp- gợi tìm, hợp tác và diễn giảng. 2/ Học sinh: Học bài cũ, tìm đọc thêm truyện cổ tích của An-dec-xen và đọc toàn văn truyện “ cô bé bán diêm “ và trả lời câu hỏi SGK. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định(1’). 2. Kiểm tra bài cũ:(3’). Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của “ Lão Hạc”? 3. Bài mới: 3.1: Nêu vấn đề(1’): Trên thế giới có rất nhiều những nhà văn chuyên viết truyện và truyện cổ tích dành cho trẻ em. Những truyện cổ tích do nhà văn Đan Mạch An- déc xen sáng tác thì thật tuyệt vời. Không những trẻ con khắp nơi vô cùng yêu thích, say mê đón đọc mà người lớn đủ mọi lứa tuổi cũng đọc mãi không chán. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 1 câu chuyện hay của ông tác phẩm “ Cô bé bán diêm”. 3.2. Tiến trình các hoạt động: Hoạt động 1 :(15’) Tìm hiểu chung( Đọc , vấn đáp- gợi tìm) ?Trình bày những hiểu biết của em về tác giả An- đéc- xen? HS trình bày - GV chốt nội dung Hướng dẫn HS đọc chậm, giọng tình cảm. GV đọc mẫu sau đó gọi 2 HS đọc đến hết. Yêu cầu 1 HS tóm tắt lại truyện, HS khác nhận xét, GV điều chỉnh Yêu cầu HS giải thích một số từ khó? Theo dõi nội dung truyện và cho biết: Truyện có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung từng đoạn? HS : 3 đoạn 1. Từ đầu...cứng đờ ra: Hoàn cảnh của cô bé bán diêm 2. Tiếp...chầu thượng đế: Những lần quẹt diêm và mộng tưởng 3. Còn lại: Cái chết của cô bé bán diêm I. Tìm hiểu chung. 1.Tác giả, tác phẩm: SGK/67. 2.Đọc, tìm hiểu từ khó: - Đọc: - Từ khó: 2, 3, 5, 7, 8, 10, 11 3. Bố cục: 3 đoạn Hoạt động2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản( Đọc sáng tạo, vấn đáp- gợi tìm, hợp tác). Hoạt động 2.1 :(22’). GV hướng dẫn HS tìm hiểu về cô bé bán diêm đêm giao thừa.( Đọc, vấn đáp- gợi tìm, hợp tác) HS đọc đoạn 1 ? Hoàn cảnh của cô bé bán diêm trong văn bản có gì đặc biệt? HS: Bà và mẹ mất, tài sản tiêu tan, sống với bố trong cái xó tối tăm. Bố khó tính em “luôn nghe những lời mắng nhiếc chưởi rủa”. ? Hoàn cảnh đó đưa em bé đến tình trạng như thế nào? HS: Bán diêm để kiếm sống. ? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của cô bé bán diêm? HS: Nghèo khổ. GV: Nhận xét, lưu bảng. ? Cô bé cùng những bao diêm xuất hiện trong thời gian và không gian nào?( Đêm giao thừa, ngoài đường phố). ? Theo em đêm giao thừa là một đêm như thế nào?(hạnh phúc và đầm ấm). ? Hình ảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa được tác giả khắc hoạ bằng biện pháp nghệ thuật gì là chính? HS : Đối lập- tương phản ? Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự đối lập? Tác dụng của nghệ thuật đó? HS : Thảo luận trình bày. GV : Chốt. - Ngoài đường lạnh buốt, đen tối >< Trong nhà rực ánh đèn. - Xó tối tăm >< Ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân - Đầu trần, chân đất >< Trời rét, tuyết - Bụng đói >< Mùi ngỗng quay... ? Hình ảnh đó gợi cho em cảm tưởng gì ? -> Nỗi đau khổ và tình cảnh đáng thương của em bé. GV : Nhận xét. 4. Củng cố : 2’ Hình ảnh em bé hiện lên như thế nào trong đêm giao thừa ? 5. Hướng dẫn tự học : 1’ - Xem lại nội dung đã học. - Tìm hiểu về cảnh thực và ảo trong những lần quẹt diêm, cái chết của em bé và thái độ của mọi người. II. Tìm hiểu chi tiết. 1. Em bé đêm giao thừa: - Nhà nghèo, mồ côi me, bán diêm để kiếm sống. - Nghệ thuật đối lập, tương phản -> Nỗi bật sự đau khổ, tình cảnh đáng thương, bất hạnh của em bé. => Hình ảnh có thật trên đất nước Đan Mạch, gợi nhiều thương tâm và đồng cảm trong lòng người đọc. Tiết 22 I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Hiểu được cảnh thực, ảo trong các lần quẹt diêm, cái chết đau thương của cô bé bán diêm 2. Kĩ năng: Rèn kí năng phân tích, cảm thụ tác phẩm. 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng yêu thương con người nghèo khổ. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Phương tiện: Giáo án, SGK, tư liệu. - Phương pháp: Đọc, vấn đáp- gợi tìm, hợp tác. 2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp:(1') 2.Kiểm tra bài cũ: Trình bày hoàn cảnh của cô bé bán diêm? 3. Bài mới: 1. Đặt vấn đề:(1') 2. Tiến trình các hoạt động : Hoạt động2: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết văn bản( Đọc sáng tạo, vấn đáp- gợi tìm, hợp tác).( Tiếp theo). Hoạt động : 2.2 ( 16’) Tìm hiểu về cảnh thực và ảo trong những lần quẹt diêm.(vấn đáp, hợp tác). ? Câu chuyện được tiếp tục nhờ một chi tiết nào cứ lặp đi lặp lai? (Chi tiết 5 lần em bé quẹt diêm). ? Vì sao em bé lại quẹt diêm? (Để sưởi ấm, để đắm mình trong ảo ảnh.) ? Lần lượt từng lần tác giả đã cho em bé mơ thấy những cảnh gì? HS: Trả lời GV: Ở dây tác giả đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? ( Tương phản). ? Chứng minh rằng những ảo ảnh của cô bé qua các lần quẹt diêm diễn ra theo thứ tự hợp lí?. HS: Thảo luận- trình bày. Lớp nhận xét GV: Chốt, lưu bảng. ? Trong các mộng tưởng ấy, điều nào gắn với thực tế, điều nào thuần tuý chỉ là mộng tưởng? (Lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nô-en gắn với thực tế; ngỗng quay nhảy khỏi đĩa, 2 bà cháu nắm tay bay lên trời-> mộng tưởng.) ? Tạo ra những hình ảnh thiên đường chốc lát ấy, theo nhà văn nhằm mục đích gì?( mơ ước được sống tốt đẹp.) Hoạt động 2.3: (12’)Tìm hiểu về cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người( Vấn dáp- gợi tìm, diễn giảng) ? Tác giả đã miêu tả hình ảnh em bé vào sáng 1 tết như thế nào? ( Hình ảnh em bé đẹp, ngây thơ, hồn nhiên giữa gió lạnh, bầu trời xanh nhạt. Em đã chết vì gió rét trong đêm giao thừa). ? Hình ảnh đó gợi cho em cảm xúc gì?( Thương tâm). HS: Phát biểu. GV: Nhận xét. ? Thái độ của mọi người như thế nào khi chứng kiến cảnh đó?(Lạnh lùng) Chi tiết này nói lên điều gì?(Sự ích kỉ, tàn nhẫn của xã hội .) ? Tác giả Andecxen đã bày tỏ tình cảm như thế nào trong bài? HS: Giàu lòng nhân ái, cảm thương sâu sắc. 2. Cảnh thựcvà cảnh ảo trong những lần quẹt diêm: - Thực tế và mộng tưởng xen kẻ với nhau. - Cái biến hoá - Mơ ước > < cái bất biến- hiện thực nghiệt ngã. * L1: Lò sưởi toả ra hơi nóng-> vì em rét cóng, muốn được sưởi ấm. * L2: Bàn ăn sang trọng.....-> Vì em đang đói khao khát được ăn * L3: Cây thông nô en -> Nhớ đến cảnh đón giao thừa với bà. * L4: Hình ảnh bà xuất hiện-em nói với bà-> Nhớ thương bà * L5: Em đi theo bà -> Trình tự mộng tưởng xảy ra hợp lí -> Làm nổi bật vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng của em bé đáng thương và tình cảm yêu thương sâu nặng của tác giả. 3. Cái chết của em bé bán diêm và thái độ của mọi người: - Cái chết tội nghiệp -> một cảnh thương tâm - Người đời lạnh lùng, ích kĩ, tàn nhẫn. - Andecxen: Giàu lòng nhân ái, cảm thông sâu sắc, thương yêu chân thành. Hoạt động 3: (10') Hướng dẫn học sinh tổng kết ( Vấn đáp- gợi tìm). GV: Qua tác phẩm “ Cô bé bán diêm” An-dec-xen muốn nói gì với tất cả mọi người? ( Về trách nhiệm, tình cảm của người lớn đối với trẻ em.) ? Tại sao có thể nói “ Cô bé bán diêm là một bài ca về lòng nhân ái với con người nói chung và với trẻ em nói riêng? HS: Phát biểu. ? Em có nhận xét gì về nghệ thuật kể chuyện của tác giả? HS: Phát biểu. GV: Nhận xét, chốt ý và gọi học sinh đọc to mục ghi nhớ. III. Tổng kết. * Ghi nhớ SGK/68 4 . Củng cố: (3') Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật “ cô bé bán diêm”? 5 .Hướng dẫn tự học: (2') Bài cũ: - Đọc và tóm tắt lại truyện “ Cô bé bán diêm”. - Nắm nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyện. Bài mới: Xem trước bài: Trợ từ và thán từ. Ngày Soạn:22-09-2009 Ngày dạy: . Tuần: 6 Tiết: 23 TRỢ TỪ, THÁN TỪ I. Mục tiêu cần đạt: 1/.Kiến thức; - Hiểu thế nào là trợ từ, thán từ. 2/. Kĩ năng : - Dùng trợ từ, thán từ phù hợp với tình huống giao tiếp. 3/. Thái độ: - Thấy đượcc tầm quan trọng của việc dùng trợ từ và thán từ. II. Chuẩn bị: 1/ Giaó viên: Phương tiẹn: Giáo án, SGK, bảng phụ. Phương pháp:Rèn theo mẫu,diễn giảng, vấn đáp gợi tìm và hợp tác. 2/ Học sinh: Học bài củ, xem trước bài mới. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định:(1') 2.Kiểm tra bài cũ: (3')Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Lấy ví dụ mỗi loại từ riêng? 3. Bài mới: 3.1. Nêu vấn đề:(1') Trong quá trình giao tiếp, đôi khi ngoài nội dung thông báo khách quan, chúng ta còn muốn thể hiện thái độ, tình cảm của mình và việc sử dụng phù hợp các trợ từ, thán từ sẽ giúp ta đạt đc hiệu quả giao tiếp mà mình mong muốn. 3.22. Tiến trình các hoạt động: Hoạt động 1:(10') Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về trợ từTrợ từ:(Vấn đáp- gợi tìm, hợp tác). HS đọc 3 câu ở mục 1 ? Nghĩa của các câu dưới đây có gì khác nhau? Vì sao có sự khác nhau đó? HS: Thảo luận cặp đôi- Trình bày. GV: Chốt ý. Câu 1: Thông báo khách quan. Câu 2, 3: Thông báo khách quan+ chủ quan. ? Các từ những và có ở trong câu 2, 3 biểu thị thái độ gì của người nói? Nó đi kèm từ ngũ nào trong câu? (Đi kèm từ ngũ sau nó -> Thái độ nhấn mạnh, đánh giá của người nói đối với sự vật, sự việc.) ? Những từ như “ Có” và “ Những “ ở hai câu trên gọi là trợ từ, vậy trợ từ là gì? HS: Nêu cách hiểu. GV: Nhận xét. ? Đặt 3 câu có từ chính, đính, ngay. (Nói dối là tự làm hại chính mình Tôi đã gọi đích danh nó ra) GV: Gọi học sinh đọc to mục ghi nhớ SGK. I. Trợ từ *. Tìm hiểu: VD : SGK/69 1. - Câu 1 : Thông báo khách quan. - Câu 2,3 : Khách quan + chủ quan. 2. Những, có : Biểu thị thái độ nhấn mạnh. *. Ghi nhớ: SGK/69 Hoạt động 2:(10') Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về Thán từ:(Vấn đáp- gợi tìm) HS đọc ví dụ 2: SGK ? Các từ “này, a, vâng”trong những đoạn trích biểu thị điều gì? HS: Câu a: Này, Gây sự chú ý ở người đối thoại. -> Từ gọi đáp. Từ a: Biểu thị thái độ tức giận. -> Bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu b: Vâng, biểu thị thái độ lễ phép -> từ gọi đáp. ? HS đọc nội dung mục 2 và trả lời câu hỏi SGK? ( a, c,d) ? Vậy thán từ là gi? Thán từ gồm mấy lọai chính? HS: Phát biểu ? Đặt câu có thán từ “ A” biểu thị thái độ vui mừng? Đặt câu với những thán từ khác? HS: Làm. GV: Nhận xét, gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK. II. Thán từ * .Tìm hiểu: VD : SGK/69 1/ a - « Này » : Gây sự chú ý. « a » : Biểu thị thái độ tức giận. b- « Này » : Biểu thị thái độ tức giận. « Vâng » : Biểu thị thái độ lễ phép. 2/ a, c, d. 2/. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3:(15') Hướn ... Qua tất cả những biểu hiện đó, em thấy Đôn- ki- hô- tê có bình thường không?( Không). ?Điều đó cho em thấy Đôn- ki- hô- tê là người như thế nào?( Mê muội hoang tưởng.) ? Em có suy nghĩ gì trước những biểu hiện mê muội hoang tưởng đó?(Hài hước, buồn cười.) GV: Bên cạnh những nhược điểm thì Đôn- ki- hô- tê vẫn có những biểu hiện bình thường khác của con người rất đáng trân trọng. ? Đôn- ki- hô- tê đã có một ý tưởng chiến đấu như thế nào? - II. Phân tích : (tt) 1. Nhân vật Đôn- ki- hô- tê: * Nhược điểm: - Mê muội hoang tưởng, thiếu thực tế, hành động điên rồ. * Ưu điểm: - Dũng cảm, kiên cường - Lí tưởng cao cả, sống hết mình vì lí tưởng. (Quét sạch cái giống xấu xa) GV: Mặc dù Xan- chô- pan- xa cố khuyên ngăn nhưng Đôn- ki- hô- tê quyết tâm hành động, thất bại bẻ cành cây sữa lại giáo chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới, bị đau không rên la. ? Những chi tiết đó cho ta thấy những ưu điểm gì của Đôn- ki- hô- tê? HS: Trả lời, học sinh khác nhận xét. GV: Nhận xét. ?Qua những ưu, nhược của nhân vật, em hãy đánh giá về nhân vật? HS: Phát biểu ? Qua tìm hiểu hãy cho biết tất cả những ưư điểm, nhược điểm của Đôn- ki- hô- tê xuất phát từ nguyên nhân nào? (Bắt chước các hiệp sĩ) ? Từ những ưu nhược của nhân vật em rút ra bài học gì cho bản thân? (- Con người phải có những ước mơ, hoài bão nhưng không viễn vong hảo huyền - Chọn sách tốt để đọc - Không quá say mê các trò chơi điện tử ) Hoạt động 2.2:(11’) Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nhân vật Xan-chô-pan-xa (Vấn đáp- gợi tìm, hợp tác). ? Em hãy cho biết nguồn gốc xuất thân và ngoại hình của nhân vật Xan-chô? HS: Trả lời GV: Nhận xét, lưu bảng. GV: Về việc Đôn-ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, Xan-chô có những lời can ngăn như thế nào? Vì sao Xan-chô có những lời can ngăn đó? ( Biết rõ sự thật đó là những cối xay gió) ? Xan- chô có những quan niệm như thế nào khi bị đau?( Chỉ cần hơi đau một chút là tôi rên rỉ ngay) ? Nếu như Đôn-ki-hô-tê không lấy làm thích thú vì chuyện ăn ngủ thì Xan chô lại phải như thế nào?( Ngủ một mạch) ?Qua những biểu hịên đó, đặc điểm tính cách nào của Xan chô được bộc lộ? HS: Trả lời GV: Nhận xét. Trong cuộc chiến đấu với cối xay gió của chủ, Xan- chô luôn là người đứng ngoài cuộc, điều đó cho ta thấy đặc điểm nào khác của Xan- chô-pan-xa? HS: Trả lời, học sinh khác nhận xét. GV: chốt, lưu bảng. ? Đến đây, em hiểu gì về toàn bộ tính cách của Xan- chô? -> Tỉnh táo, thực dụng, tầm thường ? Vậy qua 2 nhân vật em thấy nếu trở thành con người hoàn thiện thì cần hội đủ những yếu tố nào? HS: Thảo luận cặp- trình bày. (Kết hợp ưu, nhược của 2 nhân vật). => Vừa đáng trách vừa đáng thương, vừa đáng khâm phục, vừa đáng chê cười. Nguyên nhân: Say mê, bắt chước các hiệp sĩ trong truyện 2. Nhân vật Xan- chô- pan- xa: - Nguồn gốc: Nông dân - Ngoại hình: Lùn béo. - Luôn tỉnh táo thực tế và thực dụng - Ích kĩ, hèn nhát -> Tỉnh táo, thực dụng, tầm thường. Hoạt động 3: (4’) Hướng dẫn học sinh tổng kết( vấn đáp, gợi tìm). ? Đọc văn bản này em hiểu như thế nào về hai nhân vật Đôn - ki- hô- tê và Xan- chô- pan- xa.? HS Trả lời ? Với em bài học kinh nghiệm rút ra từ hai nhân vật này là gì? HS : Phát biểu ? Nghệ thuật nổi bật được sử dụng ở văn bản này là gì ? HS : Đối lập tương phản. III. Tổng kết * Ghi nhớ: ( SGK/80 ) 4. Củng cố: ( 3’). Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật Đôn- ki- hô- tê và Xan chô- pan- xa ? 5. Hướng dẫn tự học(2’) Bài cũ: - Đọc kĩ văn bản và tóm tắt nội dung. - Nắm nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của văn bản và tự rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân. Bài mới: Xem trước bài " Tình thái từ " *************************** Ngày Soạn:28-09-2009 Ngày dạy: Tuần: 7 Tiết: 27 Bài: TÌNH THÁI TỪ I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Hiểu thế nào là tình thái từ. 2/. Kĩ năng : Sử dụng tình thái từ phù hợp với tình huống giao tiếp. 3/. Thái độ: Có thói quen sử dụng tình thái từ để đạt được tính lịch sự, lễ phép trong giao tiếp. II. Chuẩn bị: 1/ Giaó viên: - Phương tiện: Giáo án, SGK, bảng phụ. - Phương pháp: Rèn luyện theo mẫu, vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng và hợp tác. 2/ Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. III. Tiến trình lên lớp 1. Ổn định:1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 3’ ? Thế nào là trợ từ, thán từ? Cho ví dụ? 3. Bài mới: 3.1. Nêu vấn đề:(1') Ở một số trường hợp, khi ta thêm vào câu trần thuật những tình thái từ thì nó trở thành câu cầu khiến, câu cảm thán hoặc câu nghi vấn. Tiết học hôm nay chúng ta tìm hiểu xem tình thái từ là gì? Công dụng của nó như thế nào trong việc tạo câu trong mục đích nói. 3.2. Tiến trình các hoạt động: Hoạt động 1:(15') Tìm hiểu về chức năng của tình thái từ:( Rèn theo mẫu, vấn đáp- gợi tìm). GV: Treo bảng phụ gọi học sinh đọc HS: Đọc và chú ý quan sát từ in đậm. ?Trong các ví dụ đó, nếu bỏ các từ in đậm thì ý nghĩa của câu có gì thay đổi? a). Bỏ từ “ à”: Không còn là câu nghi vấn b). Bỏ từ “ Đi “ Không còn là câu cầu khiến. c). Bỏ từ “ Thay”: Không còn là câu cảm thán. ? Như vậy mỗi từ in đậm trên là một yếu tố cấu tạo nên câu gì? HS: Trả lời- học sinh khác nhận xét GV: Nhận xét ? Ở ví dụ (d) từ “ ạ “ biểu thị sắc thái tình cảm gì con người?(Kính trọng, lễ phép). GV: Những từ in đậm đó gọi là tình thái từ. ? Em hãy cho biết tình thái từ là gì? nó gồm những loại nào? HS: Phát biểu GV: Gọi học sinh đọc ghi nhớ. GV: Yêu cầu học sinh đặt câu với từ: Hả, với, sao, nhé. HS: Làm- Giáo viên nhận xét I. Chức năng của tình thái từ: * Ví dụ : SGK/80 1/ a). Từ “ à”: Yếu tố tạo nên câu hỏi. b). Từ “ Đi”: Yếu tố tạo nên câu cầu khiến. c). Từ “ Thay”: Yếu tố tạo nên câu cảm thán. 2/ “Ạ”: Kính trọng, lễ phép. *. Ghi nhớ: SGK/81 Hoạt động 2: (7') Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cách sử dụng tình thái từ:( Hợp tác, diễn giảng) GV: Gọi HS đọc Ví dụ ở mục (II) và cho biết những từ in đậm ( tình thái từ) được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp khác nhau như thế nào? HS: Thảo luận cặp- trình bày. GV: Nhận xét, chốt. 1). à: hỏi, thân mật, bằng vai nhau. 2). ạ: hỏi, kính trọng. 3). Nhé: Cầu khiến, thân mật. 4). ạ: Cầu khiến lễ phép. ? Khi sử dụng tình thái từ ta cần phải chú ý đến điều gì? HS: Phát biểu GV: Gọi HS đọc to mục ghi nhớ SGK/81. II/ .Sử dụng tình thái từ: * Ví dụ : SGK/81 - “à”: hỏi, thân mật, bằng vai nhau. - “ạ”: hỏi, kính trọng. - “Nhé”: Cầu khiến, thân mật. - “ạ”: Cầu khiến lễ phép. * Ghi nhớ: SGK/81 Hoạt động 3:(13') Hướng dẫn học sinh luyện tập:( Vấn đáp- gợi tìm ). HS đọc nội dung bài tập 1 và xác định từ nào là tình thái từ và từ nào không phải? GV: Nhận xét. Giải thích ý nghĩa của các tình thái từ in đậm? Học sinh đặc câu, học sinh khác nhận xét. GV: Nhận xét Học sinh đặc câu, học sinh khác nhận xét. GV: Nhận xét III. Luyện tập. Bài tập 1: Các tình thái từ:: b, c, e, i Bài tập 2: a). Chứ: Nghi vấn. b). Chứ: Nhấn mạnh. c) Ư: Hỏi, phân vân. d). Nhỉ: Thân mật. e). Nhé: dặn dò, thân mật. g). Vậy: Miễn cưởng, không hài lòng. h). Cơ mà: thuyết phục. Bài tập 3: - Mẹ đây mà! - Con làm gì đấy?... Bài tập 4: - Em chào thầy a! - Bạn đợi tôi cùng về chứ? - Mẹ nấu cơm giúp con được không ạ? 4. Củng cố (2') Nhắc lại chức năng của tình thái từ? Thử lấy 1 ví dụ về tình thái từ cầu khiến? 5. Hướng dẫn tự học (3') Bài cũ: - Nắm kĩ nội dung 2 ghi nhớ, làm bài tập 3, 4 ( SGK). - Xem lại nội dung bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự. Bài mới: Chọn 1 trong ba sự việc nêu ở sách giáo khoa và viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. ****************************** Ngày soạn: 28-09-2009 Ngày dạy: Tuần: 7 Tiết: 28 Bài: LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI VĂN MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I. Mục tiêu cần đạt: 1/. Kiến thức: - Cũng cố lại kiến thức về đoạn văn: Cấu trúc, liên kết, chuyển đoạn. 2/. Kĩ năng : - Viết đoạn văn theo những yêu cầu cho trước. 3/. Thái độ: - Thấy được vai trò quan trọng của việc xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. II. Chuẩn bị: 1/ Giaó viên - Phương tiện: Giáo án, SGK. - Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp- gợi tìm, diễn giảng và hợp tác. 2/ Học sinh: Viết đoạn văn theo các sự việc cho trước. III. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: (3') Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh. 3.. Bài mới: 3.1. Nêu vấn đề: 1’: Trực tiếp.(1') 3.2. Tiến trình các hoạt động: Hoạt động 1: (17') Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.( Vấn đáp- gợi tìm). GV cho HS tìm hiểu qui trình xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. GV: Gọi HS đọc các dữ kiện SGK. Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn là gì? - Sự việc: Các hành vi, hành động...đã xảy ra. - Nhân vật chính: Chủ thể của hành động hoặc người chứng kiến sự việc. ? Vai trò của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự ?(Làm cho sự việc dễ hiểu, hấp dẫn, sinh động.) ? Quy trình xây dựng 1 đoạn văn gồm mấy bước? Nhiệm vụ của mỗi bước là gì? (5 bước). HS: Theo dõi SGK, tài liệu kiến thức, sau đó GV yêu cầu HS chọn lựa sự việc và nhân vật rồi viết thành đoạn văn (7’). Gọi 3 HS trình bày bài viết của mình trước lớp. – HS khác nhận xét và bổ sung. -GV nhận xét và điều chỉnh. I. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm. 1. Tìm hiểu: VD : SGK/83,84. 2. Kết luận: Qui trình xây dựng đoạn văn gồm 5 bước: + Lựa chọn sự việc. + Lựa chọn ngôi kể. + Xác định thứ tự kể. + Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm. + Viết đoạn văn Hoạt động 2:(20') Hướng dẫn học sinh luyện tập( Vấn đáp, gợi tìm) Nhập vai ông giáo để viết đoạn văn theo sự việc và nhân vật đã cho ở SGK. HS viết: 4 em đọc bài viết, HS khác nhận xét. GV : Nhận xét ? Tìm trong truyện Lão Hạc của Nam Cao đoạn văn tương ứng với sự việc trên? ( Hôm sau Lão Hạc...Lão hu hu khóc) ? Em hãy xác định yếu tố miêu tả và biểu cảm được sử dụng trong đoạn văn? Những yếu tố đó giúp Nam Cao biểu hiện điều gì? HS : Thảo luận- trình bày, nhóm nhận xét. GV : Nhận xét. –> Thể hiện sinh động sự đau đớn, quặn quại về tinh thần của Lão Hạc trong giây phút ân hận, xót xa. -> Thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhân vật “ tôi” với Lão Hạc. II. Luyện tập: 1/.Viết đoạn văn: 2/. So sánh với đoạn văn tương ứng của Nam Cao: - Hôm sau Lão Hạc.hu hu khóc. - Miêu tả, biểu cảm: Thể hiện sinh động sự đau đớn về tinh thần của Lão Hạc. 4. Củng cố:(2') GV cho HS đọc thêm 2 đoạn văn ở SGK để các em thấy được sự kết hợp của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn tự sự? 5. Hướng dẫn tự học :(1') Bài cũ: - Tập chọn sự việc, nhân vật và tự viết thành đoạn văn có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm. Bài mới: - Đọc văn bản “ Chiếc lá cuối cùng”. - Soạn bài theo câu hỏi SGK.
Tài liệu đính kèm: