Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6, 7, 8

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6, 7, 8

TIếT 21+22 CÔ Bé BáN DIÊM

 (An – đec – xen)

A. Mức độ cần đạt

- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.

- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An – đéc – xen qua một tác phẩm tiêu biểu.

B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ

 1. Kiến thức

- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An – đéc – xen.

- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.

- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.

 2. Kĩ năng

- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.

- Phân tích một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).

- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.

 3. Thái độ

- Lòng cảm thông với nỗi bất hạnh của những người nghèo. (Liên hệ thực tế).

 

doc 40 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 6, 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/9/2011	
Ngày dạy: 
TIếT 21+22 CÔ Bé BáN DIÊM	 
 (An – đec – xen)
A. Mức độ cần đạt 
- Biết đọc – hiểu một đoạn trích trong tác phẩm truyện.
- Sự thể hiện của tinh thần nhân đạo, tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn An – đéc – xen qua một tác phẩm tiêu biểu.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ 
 1. Kiến thức
- Những hiểu biết bước đầu về “người kể chuyện cổ tích” An – đéc – xen.
- Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố hiện thực và mộng tưởng trong tác phẩm.
- Lòng thương cảm của tác giả đối với em bé bất hạnh.
 2. Kĩ năng
- Đọc diễn cảm, hiểu, tóm tắt được tác phẩm.
- Phân tích một số hình ảnh tương phản (đối lập, đặt gần nhau, làm nổi bật lẫn nhau).
- Phát biểu cảm nghĩ về một đoạn truyện.
 3. Thái độ
- Lòng cảm thông với nỗi bất hạnh của những người nghèo. (Liên hệ thực tế).
C. Phương pháp: 
- Đọc, giảng, bình, thảo luận nhóm. 
D. Tiến trình dạy học 
 1. ổn định lớp: 8A	 8B	 8C
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Tóm tắt văn bản Lão hạc?
Câu 2: Trình bày ngắn gọn nguyên nhân và ý nghĩa cái chết của lão Hạc?
Đáp án
Câu 1 (5đ): Tóm tắt được các ý chính sau:
- Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng. (1đ)
- Con trai lão hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu vàng”. (0,5đ)
- Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. (1đ)
- Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. (0,5đ)
- Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão bị ốm một trận khủng khiếp. (0,5đ)
- Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe chuyện đó. (0,5đ)
- Lão bỗng nhiên chết. Cả làng không ai hiểu, trừ Binh Tư và ông giáo. (1đ)
Câu 2 (5đ): Nguyên nhân: chấp nhận sự giải thoát cho tương lai của đứa con trai và để tạ lỗi cùng cậu vàng. (2,5đ)
- ý nghĩa: bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão hạc  Góp phần làm cho những người chung quanh hiểu rõ con người lão hơn, quí trọng và thương tiếc lão hơn. (2,5đ)
 3. Đặt vấn đề
 Có cảnh thương tâm nào hơn cảnh một em bé mồ côi mẹ chết cóng trong đêm giao thừa? Vì sao lại đến nông nổi ấy? Câu chuyện này liệu có thật và có thể xảy ra hay không? Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua văn bản Cô bé bán diêm.
 4. Hoạt động dạy và học
HOạT ĐộNG CủA GV Và HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Em hãy nêu vài nét về tác giả, tác phẩm? 
* Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
- GV đọc mẫu một đoạn, gọi 3 hs đọc tiếp đoạn trích. 
+ Yêu cầu đọc giọng chậm, cảm thông, cố gắng phân biệt những cảnh thực và ảo ảnh trong và sau từng lần cô bé quẹt diêm 
- GV nhận xét cách đọc của hs. 
- Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
+ P1: từ đầu  cứng đờ ra -> Hoàn cảnh của cô bé bán diêm.
+ P2: tiếp theo  thượng đế –> Các lần quẹt diêm và những mộng tưởng.
+ P3: còn lại -> Cái chết thương tâm của em bé. 
- Theo em, phần nào là phần trọng tâm của truyện? 
+ P2, vì nó chứa những diễn biến chính của câu chuyện bao gồm tình tiết, tâm trạng và hành động của nv chính.
- Em hãy nhận xét về cách xây dựng bố cục của truyện “Cô bé bán diêm”?
+ Có đầy đủ ba phần: mở, thân, kết; bao gồm giới thiệu hoàn cảnh, diễn biến câu chuyện và kết thúc truyện. Cách xây dựng bố cục như thế rất mạch lạc, hợp lý giúp người đọc dễ theo dõi, dễ nhớ.
* Gọi hs đọc phần 1 
- Em biết gì về gia cảnh cô bé bán diêm?
+ Người thân yêu thương em là bà và mẹ đã mất từ lâu, nỗi khốn khổ khiến người bố trở nên thô bạo, em phải đi bán diêm tự kiếm sống.
- Gia cảnh ấy đã đẩy em bé đến tình trạng ntn?
+ Em bé phải chịu cảnh ngộ đói rét, không nhà, không người yêu thương ngay cả trong đêm giao thừa.
- Phần đầu của câu chuyện đã mở ra trước mắt người đọc một bối cảnh không gian và thời gian ntn?
+ Thời gian: đêm giao thừa. 
+ Không gian: ngoài đường phố rét buốt. Ơ các nước Bắc Âu như Đan Mạch, đây là lúc thời tiết rất lạnh.
- Thời điểm ấy tác động ntn đến với con người?
+ Thường nghĩ đến gia đình (sum họp, đầm ấm); con người tràn ngập niềm vui, hạnh phúc. 
- Cảnh tượng hiện ra ntn trong đêm giao thừa ấy: ở trong từng ngôi nhà, ở ngoài đường phố ?
- Qua những lời giới thiệu trên của tác giả về cô bé bán diêm, em hãy nhận xét tác giả đã sd nghệ thuật chính gì và mục đích của NT đó?
+ Nghệ thuật tương phản, đối lập.
. Giữa cảnh thời tiết giá lạnh, không gian đen tối mênh mông >< tấm thân của một em bé mồ côi, cô đơn.
. Giữa cảnh ngoài trời tối đen >< cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn.
. Giữa hoàn cảnh em bé vừa đói vừa rét >< trong phố sực nức mùi ngỗng quay.
. Giữa quá khứ hạnh phúc và hiện tại đau khổ.
- Những sự việt đó đã làm xuất hiện một cô bé bán diêm ntn trong cảm nhận của em?
 TIếT 2
* ổn định
* GV khái quát lại tiết 1 – chuyển ý
* Hoạt động 2 (Tiếp theo)
* Gọi hs đọc phần 2. 
- Cô bé đã quẹt diêm tất cả mấy lần?
+ Năm lần, trong đó 4 lần đầu mỗi lần quẹt một que, lần thứ 5 em quẹt hết các que diêm còn lại trong bao. 
- Trong lần quẹt diêm thứ nhất, cô bé đã thấy gì?
+ Lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng 
- Đó là một cảnh tượng ntn? Điều đó cho thấy mong ước nào của cô bé bán diêm? 
+ Sáng sủa, ấm áp, thân mật. Mong ước được sưởi ấm trong một mái nhà thân thuộc.
- Trong lần quẹt que diêm thứ hai và thứ ba, những hình ảnh nào đã đến với em bé?
- Cô bé đã quẹt que diêm ba lần và mỗi lần đều có những mộng tưởng rất khác nhau. Giải thích tại sao cô bé không nhìn thấy điều gì khác mà chỉ thấy những hình ảnh ấy?
+ Các mộng tưởng của em bé đều diễn ra theo một trình tự hợp lý, đầu tiên vì rét nên em mộng tưởng đến lò sưởi, tiếp đó em mộng tưởng đến bàn ăn, vì em đang đói. Cây thông Nô-en hiện ra là một tình tiết rất phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý tuổi thơ.
- Thế nhưng khi que diêm vụt tắt, em phải đối diện với thực tế ra sao?
+ Lò sưởi, bàn ăn, cây thông biến mất. Thực tế đã trở về một cách lạnh lùng và tàn nhẫn.
+ Mộng tưởng hoàn toàn đối lập với thực tế phũ phàng, nhưng em vẫn tiếp tục quẹt những que diêm vì em mong sẽ tiếp tục nhìn thấy những điều kì diệu, những hình ảnh đẹp đẽ và hạnh phúc.
- Lần quẹt que diêm thứ tư, em đã thấy hình ảnh nào?
* Gọi HS đọc từ “Em quẹt que diêm  từ chối đâu”
- Vì sao lúc này, hình ảnh người bà lại hiện ra?
+ Hình ảnh người bà xuất hiện cho thấy cô bé bán diêm không những thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu thốn về tình thương, em cần được sự ấp ủ, chăm chút như trước đây bà vẫn dành cho em.
- GV: thế nhưng tất cả đều là ảo ảnh và em lại quẹt hết những que diêm còn lại trong bao.
- Em hãy cho biết cách quẹt diêm lần này có gì khác so với những lần trước?
+ Muốn níu giữ bà lại -> mộng tưởng về vật chất chỉ thoáng qua rồi tắt. Đó là nỗi khổ, là sự thiệt thòi. Nhưng mất đi hình ảnh người bà thì em không thể nào chịu đựng được vì trong ảo ảnh mà em nhìn thấy ấy còn có khát vọng của tình thương. 
- Hành động quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao ấy nhằm mục đích gì?
+ Những que diêm nối tiếp nhau rực sáng để em được sống trong tình yêu thương để rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, chẳng còn đói rét, đau buồn. Nguyện vọng của em bé đã được thực hiện dù là trong ảo ảnh
- Tất cả những điều kể trên đã nói với ta về một em bé ntn?
* Gọi hs đọc đoạn cuối.
- Kết thúc truyện là một cảnh rất thương tâm, tác giả đã miêu tả cảnh ấy như thế nào?
+ Một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Em đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa.
- Tác giả đã nói về thái độ của mọi người ra sao?
+ Mọi người vui vẻ  chắc nó muốn sưởi cho ấm.
- Trong đoạn văn này, tác giả đã sd nghệ thuật gì?
+ Tương phản, giữa một bên là cái chết thương tâm của em bé với một bên là sự vui vẻ, lạnh lùng, tàn nhẫn trước cái chết của em.
- Qua đó em thấy được tấm lòng của tác giả ntn?
+ Tấm lòng nhân hậu, sự cảm thông sâu sắc và trân trọng của tác giả với những người nghèo khổ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
- Câu chuyện “Cô bé bán diêm” muốn gởi gắm đến chúng ta điều gì? (HS liên hệ thực tế)
- Em có muốn có một kết cục khác không? Vì sao?
- Nếu cần bình về cái chết của cô bé bán diêm từ hình ảnh em bé chết đói, chết rét là một em bé có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười thì em sẽ nói điều gì? 
+ Đó là một cái chết vô tội, một cái chết không đáng có 
- Có gì đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của An – đec – xen mà chúng ta cần học tập? 
+ Đan xen yếu tố thật và huyền ảo, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm, kết cấu truyện theo lối tương phản.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Trong vb này hình ảnh, chi tiết nào làm em cảm động nhất? Vì sao?
- Học qua vb này, em nhận thức ntn về xh và con người mà tác giả muốn nói với chúng ta?
* Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
- GV hướng dẫn hs tóm tắt được nội dung vb. 
NộI DUNG BàI DạY
I. Giới thiệu chung
 1. Tác giả
 2. Tác phẩm
II. Đọc – hiểu văn bản 
 1. Đọc 
 2. Tìm hiểu văn bản
 a. Bố cục: 3 phần. 
 b. Phân tích 
 b1.Em bé trong đêm giao thừa 
- Số phận của em bé bán diêm;
+ Gia cảnh: bà và mẹ đã mất, người bố thô bạo, em phải đi bán diêm tự kiếm sống.
+ Cảnh ngộ đói rét, không nhà, không người yêu thương ngay cả trong đêm giao thừa.
- Trong từng ngôi nhà: cửa sổ mọi nhà sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay. 
- Ngoài đường phố: em ngồi nép trong một góc tường; thu đôi chân vào người -> rét buốt hơn. 
-> Biện pháp tương phản, đối lập. 
=> Một cô bé bán diêm nhỏ nhoi, cô độc, đói rét, bị đầy ải, không ai đoái hoài. 
 b2. Thực tế và mộng tưởng 
+ Mộng tưởng 
- Lần quẹt diêm thứ nhất: lò sưởi.
- Lần thứ 2: bàn ăn, ngỗng quay. 
- Lần thứ 3: cây thông Nô – en.
- Lần thứ tư : bà nội hiện về 
- Lần thứ 5: bà cụ cầm tay em và 2 bà cháu bay vụt về trời
+ Thực tế 
- Lò sưởi biến mất. 
- Chẳng có bàn ăn thịnh soạn , chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt. 
-> Một cô bé bị bỏ rơi, đói rét và cô độc, luôn khao khát được ấm no, yên vui và thương yêu. 
 b3. Một cảnh thương tâm 
- Số phận hoàn toàn bất hạnh. 
- Xh thờ ơ với nỗi bất hạnh của người nghèo. 
- Đó là một cái chết vô tội, một cái chết không đáng có.
-> Nỗi day dứt, nỗi xót xa của nhà văn đối với em bé bất hạnh.
 3. Tổng kết
- Nội dung
- Nghệ thuật
+ Miêu tả, hình ảnh đối lập.
+ Sắp xếp trình tự sự việc.
+ Sáng tạo trong cách kể chuyện.
* Ghi nhớ: sgk/ 68.
 4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học
- Đọc diễn cảm đoạn trích.
- Ghi lại cảm nhận của em về 1 ( hoặc 1 vài) chi tiết nghệ thuật tương phản trong đoạn trích.
- Soạn bài: Đánh nhau với cối xay gió.
+ Đọc và tóm tắt văn bản.
+ Xác định ba phần của đoạn trích.
+ Liệt kê năm sự việc chủ yếu.
+ Chỉ ra tính cách của các nhân vật.
Ngày soạn:	
Ngày dạy: 
 TIếT 23	 TRợ Từ, THáN Từ	 	
A. Mức độ cần đạt 
- Hiểu thế nào là trợ từ và thán từ, các loại thán từ.
- Nhận biết và hiểu tác dụng của trợ từ và thán từ trong văn bản.
- Biết dùng trợ từ và thán từ trong ... : Hướng dẫn tổng kết
- Nhận xét về biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích? 
- Nêu nội dung của đoạn trích?
- Từ đó em hiểu gì về tư tưởng và tài năng của tác giả truyện Chiếc lá cuối cùng?
+ Yêu thương, quí trọng người nghèo, tài viết truyện với những kết thúc độc đáo bất ngờ.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập
- Nêu ý nghĩa của văn bản?
- Tại sao tác phẩm chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân lại là kiệt tác của cụ Bơ-men?
* Hoạt động 5: Hướng dẫn tự học
- GV hướng dẫn hs đọc tóm tắt phần đầu của truyện để nắm được cốt truyện.
NộI DUNG BàI DạY
I. Giới thiệu chung 
 1. Tác giả 
 2. Tác phẩm
 (Sgk/ 89)
II. Đọc – hiểu văn bản 
 1. Đọc 
 2. Tìm hiểu văn bản
 2.1. Tóm tắt
 2.2. Bố cục: 3 phần
 2.3. Phân tích 
 a. Cảnh ngộ và tâm trạng của Giôn–xi 
- Cô bị bệng sưng phổi.
-> Từ chỗ tuyệt vọng, chỉ đợi cái chết, mong chết đến chỗ thấy rằng “muốn chết là một tội”.
=> Là người có khát vọng sống cao đẹp, yêu đời.
 b. Tình thương yêu của Xiu
- Em hãy nghĩ đến chị chị sẽ làm gì đây? 
- Quấy cháo gà, pha sữa, chăm sóc cho Giôn-xi. 
- Kể chuyện về cái chết của cụ Bơ-men cho Giôn-xi nghe.
-> Tận tình, chu đáo chăm sóc Giôn – xi. 
 c. Kiệt tác của cụ Bơ – men 
- Vẽ chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn–xi. 
- Vẽ âm thầm, bí mật trong đêm mưa gió lạnh buốt ngoài trời.
- Cụ chết vì viêm phổi. 
-> Cụ là một con người cao thượng, quên mình vì người khác. Cụ đã nhen lên niềm tin, niềm hi vọng và nghị lực sống cho Giôn – xi.
=> ý nghĩa của tác phẩm NT chân chính: vì sự sống của con người.
 d. Đảo ngược tình huống hai lần
- Nhân vật Giôn–xi tưởng chết nhưng lại sống. 
- Cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh lại chết.
 3. Tổng kết
- Nghệ thuật:
+ Dàn dựng cốt truyện chu đáo.
+ NT đảo ngược tình huống hai lần.
- Nội dung:
* Ghi nhớ :sgk / 90.
 4. Luyện tập
- ý nghĩa văn bản
III. Hướng dẫn tự học
- Nhớ 1 số chi tiết hay trong TP.
- Học thuộc ghi nhớ, tóm tắt lại tác phẩm. 
- Soạn bài mới “Hai cây phong”:
+ Đọc và chia bố cục của văn bản.
+ Xác định hai mạch kể lồng vào nhau trong truyện.
E. Rút kinh nghiệm 
Ngày soạn: 	
Ngày dạy:	 
 TIếT 31 
CHƯƠNG TRìNH ĐịA PHƯƠNG (Phần Tiếng Việt)
A. Mức độ cần đạt 
- Hệ thống hóa từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương. 
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Các từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích.
 2. Kĩ năng
- Sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ thân thích, ruột thịt.
 3. Thái độ
- Biết giải thích nghĩa từ ngữ địa phương bằng cách đối chiếu với từ ngữ toàn dân .
C. Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, đóng vai.
D. Tiến trình dạy học 
 1. ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: HS làm bài tập 4/ sgk, 83.
* Đáp án – biểu điểm: HS có thể đặt các câu tương tự như: (mỗi câu 3đ)
- Thưa thầy, em xin phép hỏi thầy một câu được không ạ?
- Đằng ấy đã học bài rồi chứ?
- Mẹ sắp đi làm phải không ạ?
3. Đặt vấn đề
 ở tiết trước, chúng ta đã được tìm hiểu và biết thế nào là từ ngữ địa phương. Tiết học này sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng trong giao tiếp ở địa phương. 
4. Hoạt động dạy và học 
HOạT ĐộNG CủA GV Và HS
NộI DUNG BàI DạY
* Hoạt động 1: Ôn lại lý thuyết
- GV cho hs nhắc lại thế nào là từ toàn dân và từ địa phương?
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Câu 1: HS kẻ bảng vào vở
+ GV cho hs thảo luận theo tổ.
+ Đại diện tổ trình bày kết quả.
I. Tìm hiểu chung
- Từ toàn dân.
- Từ địa phương.
II. Luyện tập
Câu 1:
STT
Từ TOàN DÂN
Từ NGữ ĐƯợC DùNG ở ĐịA PHƯƠNG EM
1
Cha
Bố, ba
2
Mẹ
Mạ
3 
Ông nội
Ông nội
4 
Bà nội
Bà nội
5
Ông ngoại
Ông ngoại
6 
Bà ngoại
Bà ngoại
7 
Bác (anh trai của cha)
Bác
8
Bác (vợ anh trai của cha)
Bác
10
Thím(vợ của chú)
Thím
11
Bác (chị gái của cha)
Bác
12
Bác (chồng chị gái của cha)
Bác
13
Cô (em gái của cha)
O
14
Chú (chồng em gái của cha)
Dượng
15
Bác (anh trai của mẹ)
Bác
16
Bác (vợ anh trai của mẹ)
Bác
17
Cậu (em trai của mẹ)
Cậu
18
Mợ (vợ em trai của mẹ)
Mợ
19
Bác (chị gái của mẹ)
Bác
20
Bác (chồng chị gái của mẹ)
Bác
21 
Dì (em gái của mẹ)
Dì
22
Chú (chồng em gái của mẹ)
Chú
23 
Anh trai
Anh trai
24 
Chị dâu
Chị dâu
25
Em trai
Em trai
26 
Em dâu
Em dâu
27
Chị gái
Chị gái
28 
Anh rể
Anh rể
29 
Em gái
Em gái
30
Em rể
Em rể
31
Con
Con
32
Con dâu
Con dâu
33 
Con rể
Con rể
34 
Cháu (con của con)
Cháu
- Sưu tầm và chép lại những bài thơ, bài văn, đoạn văn hay có sử dụng từ ngữ địa phương chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích?
- Phân tích tác dụng của những từ ngữ này trong tác phẩm?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
Câu 3: Ví dụ
- Anh em như thể tay chân.
- Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- Mấy đời bánh đúc có xương
Mấy đời dì ghẻ lại thương con chồng 
III. Hướng dẫn tự học
- Tiếp tục sưu tầm thêm những từ ngữ và thơ ca chỉ quan hệ ruột thịt, thân thích được dùng ở địa phương khác. 
- Soạn bài: Nói quá
+ Tìm hiểu thế nào là nói quá và tác dụng của nó.
+ Tìm các ví dụ có sử dụng biện pháp nói quá.
E. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:	
Ngày dạy:	 
 TIếT 32	 
LậP DàN ý CHO BàI VĂN Tự Sự KếT HợP VớI MIÊU Tả
Và BIểU CảM. HƯớNG DẫN BàI VIếT Số 2
A. Mức độ cần đạt 
- Biết lập bố cục và cách thức xây dựng dàn bài cho bài văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ
 1. Kiến thức
- Cách lập dàn ý cho văn bản tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.
 2. Kĩ năng
- Xây dựng bố cục, sắp xếp các ý cho bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
- Viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm có độ dài khoảng 450 chữ.
 3. Thái độ
- Tự tìm hiểu, phân tích, lập dàn ý cho các bài văn tự sự .
C. Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.
D. Tiến trình dạy học 
 1. ổn định lớp: 	
 2. Kiểm tra bài cũ: Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm gồm có mấy bước? Nêu nội dung từ ng bước?
* Đáp án – biểu điểm: Xây dựng một đoạn văn tự sự  có 5 bước: B1: Lựa chọn sự việc chính. (2đ), B2: Lựa chọn ngôi kể. (2đ), B3: Xác định thứ tự kể. (2đ), B4: Xác định liều lượng các yếu tố miêu tả và biểu cảm. (2đ), B5: Viết thành đoạn văn. (2đ)
3. Đặt vấn đề
 ở tiết trước các em đã luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm, thì bài học này giúp các em cách thức lập một dàn ý cho cả bài văn. Vậy cách thức đó ntn? Tiết học này sẽ trả lời cho câu hỏi đó.
4. Hoạt động dạy và học
HOạT ĐộNG CủA GV Và HS
* Hoạt động 1: Tìm hiểu dàn ý của bv tự sự
- GV yêu cầu hs đọc bài văn Món quà sinh nhật 
- Một bài văn thường có 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận. Hãy chỉ ra 3 phần đó và nêu nội dung khái quát của từng phần?
- Truyện “Món quà sinh nhật” kể về sự việc gì?
+ Món quà sinh nhật bất ngờ và đầy ý nghĩa.
- Người kể chuyện ở ngôi thứ mấy? 
- Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào?
+ Trong buổi sinh nhật của Trang
+ Gần cuối bữa tiệc, tiệc gần tàn và bạn bè đã bắt đầu ra về mà người bạn thân vẫn chưa đến.
- Hãy kể tên những nhân vật có trong truyện?
- Ai là nhân vật chính trong truyện? (Trang và Trinh)
- Hãy nêu tính cách của hai nhân vật chính?
+ Trang: hồn nhiên, thẳng thắn, dễ thông cảm.
+ Trinh: thâm trầm, nhạy cảm, quan tâm sâu sắc.
- Em hãy nêu mở đầu, diễn biến và kết thúc của câu chuyện?
+ Mở đầu: sinh nhật Trang, bạn bè đến chung vui.
+ Diễn biến:Trinh đến và giải tỏa những băn khoăn thắc mắc của Trang, sau đó tặng Trang một bông hồng vàng và một chùm ổi được chăm sóc khi chỉ là những bông hoa.
+ Kết thúc: cảm nghĩ của Trang về món quà sinh nhật.
- Đâu là đỉnh điểm của câu chuyện?
+ Tiệc gần tàn mà Trinh vẫn chưa tới dẫn đến việc Trang hiểu lầm Trinh.
- Điều gì đã tạo nên sự bất ngờ trong câu chuyện này?
+ Điều tạo nên sự bất ngờ trong câu chuyện này chính là bắt nguồn từ đỉnh điểm câu chuyện.
- Các yếu tố miêu tả, biểu cảm được kết hợp và thể hiện ở những chỗ nào trong truyện? (HS thảo luận)
- Tác dụng những yếu tố miêu tả và biểu cảm này?
+ Td:góp phần thể hiện rõ tc của nhân vật trong truyện. - Những nội dung trên được tác giả kể theo thứ tự nào?
+ Tg vừa kể theo trình tự thời gian nhưng trong khi kể, tg có dùng hồi ức ngược thời gian nhớ về sự việc đã diễn ra“ lâu lắm, từ mấy tháng trước ”
* GV yêu cầu hs tìm hiểu mục 2 trong sgk. 
- Dàn ý của bài văn tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm thường gồm mấy phần? Là những phần nào? Nêu nhiệm vụ của mỗi phần?
* Hoạt động 2: Luyện tập
- HS đọc bài tập 1. 
- Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì?
- HS xác định ngôi kể, người kể?
- Phần mở bài giới thiệu ai? Trong hoàn cảnh nào?
- Thân bài nêu các sự việc chính xảy ra với nhân vật theo trật tự thời gian (lúc đầu, sau đó, tiếp theo) và kết quả (Mấy lần quẹt diêm? Mỗi lần diễn ra như thế nào và kết quả ra sao?)
- Chỉ ra các yếu tố mt và biểu cảm được sd trong đó? 
-> Chú ý mức độ sd các yếu tố mt và biểu cảm ở mỗi phần sao cho phù hợp, không lấn át tự sư.
- Kết cục số phận của nhân vật như thế nào và cảm nghĩ của người kể ra sao ?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
- GV giới thiệu một số đề bài để hs tham khảo.
- Cho hs phân tích một số đề.
+ Xác định ngôi kể, nội dung và thể loại.
- Xây dựng một đoạn văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm gồm có những bước nào?
- GV hướng dẫn hs lập dàn ý.
- Lưu ý hs sử dụng đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- GV hướng dẫn hs lập dàn ý.
- Lưu ý hs tự tìm các yếu tố miêu tả và biểu cảm có thể kết hợp.
NộI DUNG BàI DạY
I. Tìm hiểu chung
 1. Dàn ý của bài văn tự sự 
 a. Tìm hiểu dàn ý của bài văn tự sự
v Văn bản “Món quà sinh nhật”
 a. Mở bài
- Từ đầu  “la liệt trên bàn”
-> Kể và tả lại quang cảnh chung của buổi sinh nhật.
 b. Thân bài
- Từ “Vui thì vui thật không nói”
-> Kể về món quà sinh nhật độc đáo của người bạn.
 c. Kết luận
- Phần còn lại.
-> Cảm nghĩ của người bạn về món quà sinh nhật.
 b. Dàn ý của một bài văn tự sự 
- Mở Bài 
- Thân Bài 
- Kết bài 
 2. Ghi nhớ: sgk /95
II. Luyện tập 
Bài tập 1: Dựa vào vb Cô bé bán diêm lập dàn ý 
MB: Giới thiệu em bé bán diêm trong điêm giao thừa.
TB: Lần lượt nêu các sự việc chính và các lần quẹt diêm của em bé.
+ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm: đan xen vào trong quá trình kể chuyện. 
KB: Em bé bán diêm đã chết “vì giá rét trong đêm giao thừa” 
III. Hướng dẫn tự học
 1. Hướng dẫn bài viết số 2
 2. Hướng dẫn tự học
- Xác định thứ tự các sự việc được kể trong văn bản Lão Hạc.
- Lập dàn ý cho đề bài: Hãy kể về một kỉ niệm với người bạn tuổi thơ khiến em xúc động và nhớ mãi.
- Chuẩn bị bài viết số 2 –Văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
+ Xem lại các nội dung đã được học.
+ Tham khảo các đề bài trong sgk/ 103.
E. Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 8tuan 678.doc