Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS Ngô Gia Tự

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS Ngô Gia Tự

TUẦN 4 - BÀI 4

TIẾT 13 + 14: Văn bản:

 LÃO HẠC

(Trích - Nam Cao)

Cho lớp: 8A5

I. Mức độ cần đạt:

 Thấy được cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc; đồng thời hiểu được niềm cảm thương, sự trân trọng của người nông dân và t ài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.

II. Trọng tâm kiên thức, kỹ năng

1. Kiến thức:

- Nhận biết: + tình cảnh cùng khổ và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc

 + nhân vật ông giáo - người kể chuyện, thấy được tấm lòng nhân ái sâu sắc

 của Nam Cao:

- Thông hiểu:

 + hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn rất đáng trân trọng của

 người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.

 + Thương cảm, xót xa và thật sự trân trọng đối với những người nông

 dân nghèo.

 + bước đầu hiểu được nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của tác giả: Khắc họa nhân vật với chiều sâu tâm lý, cách kể chuyện tự nhiên, đan xen nhiều giọng điệu, sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tìn và triết lý.

 - Vận dụng: bước đầu vận dụng cách khắc họa nhân vật với chiều sâu tâm lý, cách kể

 chuyện tự nhiên, đan xen nhiều giọng điệu, sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình và triết lý.

2. Kỹ năng: Rèn các kỹ năng : Tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại qua hình dáng, cử chỉ và hành động; Kỹ năng đọc diễn cảm, thay đổi giọng điệu thể hiện tâm trạng của các nhân vật khác trong truyện.

3. Thái độ: Yêu thương , quý trọng con người.

 

doc 17 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 - Trường THCS Ngô Gia Tự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 - bài 4
Tiết 13 + 14: Văn bản: 
 Lão hạc
(Trích - Nam Cao)
Ngày soạn: 28/02/2010
Ngày thực hiện: 06/09/2010 
Cho lớp: 8A5
I. Mức độ cần đạt:
 Thấy được cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật Lão Hạc; đồng thời hiểu được niềm cảm thương, sự trân trọng của người nông dân và t ài năng nghệ thuật của nhà văn Nam Cao.
II. Trọng tâm kiên thức, kỹ năng
1. Kiến thức: 
- Nhận biết : + tình cảnh cùng khổ và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc
 + nhân vật ông giáo - người kể chuyện, thấy được tấm lòng nhân ái sâu sắc
 của Nam Cao: 
Thông hiểu :
 + hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn rất đáng trân trọng của 
 người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8.
 + Thương cảm, xót xa và thật sự trân trọng đối với những người nông 
 dân nghèo.
 + bước đầu hiểu được nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc của tác giả: Khắc họa nhân vật với chiều sâu tâm lý, cách kể chuyện tự nhiên, đan xen nhiều giọng điệu, sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tìn và triết lý.
 - Vận dụng : bước đầu vận dụng cách khắc họa nhân vật với chiều sâu tâm lý, cách kể 
 chuyện tự nhiên, đan xen nhiều giọng điệu, sự kết hợp hài hòa giữa tự sự, trữ tình và triết lý.
2. Kỹ năng: Rèn các kỹ năng : Tìm hiểu và phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại qua hình dáng, cử chỉ và hành động ; Kỹ năng đọc diễn cảm, thay đổi giọng điệu thể hiện tâm trạng của các nhân vật khác trong truyện.
3. Thái độ: Yêu thương , quý trọng con người.
III. Chuẩn bị: 
1. . Giáo viên:
- ảnh chân dung Nam Cao, Nam Cao tác phẩm- tập 1
- Băng hình phim làng Vũ Đại ngày ấy(nếu có).
- Hướng dẫn: HS đọc toàn truyện hoặc xem phim Làng Vũ Đại ngày ấy.
2. Học sinh:
- Đọc toàn bộ truyện ngắn Lão Hạc, tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện.
- Xem phim Làng “Vũ Đại ngày ấy” dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
IV. Tổ chức dạy và học
Bước I. ổn định tổ chức (1p) : kiểm tra sĩ số lớp, vệ sinh lớp học
Bước II. Kiểm tra bài cũ (5p):
1. Từ nhân vật chị Dậu, anh Dậu và bà lão hàng xóm, em có thể khái quát điều gì về số phận và phẩm cách của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám ?
2. Từ nhân vật cai lệ và người nhà lý trưởng, có thể khái quát điều gì về bản chất của chế độ thực dân phong kiến Việt Nam trước đây?
3. Em có đồng tính với lời can ngăn của anh Dậu không ? Vì sao ?
Bước III. Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
Thời gian dự kiến: 2phút
Phương pháp: Phương pháp thuyết trình
Kĩ thuật:
Thầy
Trò
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt
Ghi chú
H: Em hiểu gì về nhà văn Nam Cao?
- Học sinh trả lời dự vào kiến thức của mình
 Từ sự trả lời của hs giáo viên bắt vào bài: Có những người nuôi chó, quý chó như người, như con. Nhưng quý chó đến mức như lão Hạc thì thật hiếm. Và quý đến thế, tại sao lão vẫn bán chó để rồi lại tự dằn vặt hành hạ mình và cuối cùng tự tìm đến cái chết dữ dội, thê thảm? Nam Cao muốn gửi gắm điều gì qua thiên truyện đau thương và vô cùng xúc động này? Cô trò ta cùng đọc và tìm hiểu đoạn trích để hiểu được tình cảm của Nam Cao.
Hoạt động 2: Hoạt động tri giác
Thời gian dự kiến: 10 phút
Phương pháp: đọc phân vai
Kĩ thuật:
Thầy
Trò
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt
Ghi chú
GV lưu ý học sinh: đọc phân vai(chú ý phân biệt các giọng đọc).
Giọng nhân vật ông giáo - người kể chuyện: đọc chậm, buồn, cảm thông, có lúc xót xa, đau đớn, suy tư và ngẫm nghĩ.
 Giọng lão Hạc! Có những biến đổi khá phong phú ! Khi đau đớn, khi năn nỉ giãi bày, khi chua chát từ mỉa mai.
Giọng vợ ông giáo: Lạng lùng, khô khan, coi thường
Giọng Binh Tư: đầy nghi ngờ, mỉa mai.
- 5 học sinh đọc bài
I. Đọc chú thích
1. Đọc
H : Kể tóm tắt đoạn truyện từ tr.38 - 41?
- Sau khi buộc phải bán "Cậu vàng" lão Hạc sang nhà ông giáo hàng xóm kể việc này và cậy nhờ giữ giúp ba sào vườn cho con trai sau này cùng với 30 đồng bạc dành dụm để khi chết có tiền ma chay. Sau đó, khi còn điều gì để ăn, lão Hạc đã xin bả chó để tự đầu độc. Cái chết thật vật vã thê thảm. Tác giả (nhân vật ông giáo) được chứng kiên và kể lại những sự việc này với niềm thương cảm chân thành.
H: Trình bày những hiểu biết của emm về Nam Cao?
H: Nêu xuất xứ tác phẩm? Chủ đề tác phẩm?
*HS – Trình bày theo SGK.
*HS – Là tác phẩm xuất sắc viết về đề tài nông thôn được đăng báo lần đầu 1943.
- Thông qua số phận khổ đau của Lão Hạc, N.Cao đã dựng lại một cách chân thực một mảng hiện thực , tàn nhẫn, đồng thời khám phá , ngợi ca những phẩm chất cao đẹp của người nông dân trong những giây phút khốn cùng nhất.
2. Chú thích
a. Tác giả, tác phẩm 
*Tác giả:
* Tác phẩm:
Giải nghĩa lại một số từ trong 43 chú thích Tr.46 - 47SGK. Giải thích thêm một số từ: bòn (vườn)? Con nít?nằn nì?
- Bòn (vườn) : Tận dụng, nhặt nhạnh một cách chi li, tiết kiệm, ở đây là số tiền thu hoạch từ các thứ cây cối, hoa quả trong vườn.
- Con nít: trẻ con
- Nằn nì: nài nỉ, cố nói, xin cho đạt nguyện.
b.Giải thích từ khó
Hoạt động 3: Hoạt động phân tích, cắt nghĩa
Thời gian dự kiến: 60 phút
Phương pháp: phân tích, tổng hợp, đánh giá
Kĩ thuật:
Thầy
Trò
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt
Ghi chú
H: Đoạn trích học kể chuyện gì và có thể chia làm mấy đoạn nhỏ ?
- Đoạn trích kể về những ngày khốn khó cuối cùng trong cuộc đời lão Hạc, dẫn đến cái chết thê thảm của lão.
Có thể chia làm 3 đoạn :
1. Lão Hạc sang nhờ ông giáo
a. Lão Hạc kể chuyện bán chó, ông giáo cảm thông và an ủi lão.
b. Lão Hạc nhờ cậy ông giáo hai việc
2. Cuộc sống của Lão sau đó, thái độ của Binh Tự và của ông giáo khi biết việc lão Hạc xin bả chó.
3. Cái chết của lão Hạc
II. Tìm hiểu văn bản
1. Tìm hiểu chung
- Bố cục
GV nhắc lại hoàn cảnh của lão Hạc ở phần chữ in nhỏ.
2. Phân tích
H : Quan hệ của lão với con chó Vàng ?
- Để khuây khoả lão nuôi con chó vàng làm bạn và gọi nó là cậu Vàng như con cầu tự...-> mối quan hệ gắn bó thân thiết khó phá vỡ.
1. Nhân vật lão Hạc:
H : Vì sao lão Hạc rất yêu thương "Cậu Vàng" mà vẫn phải đành lòng bán cậu ?
H : Qua lí do này em hiểu thêm gì về lão Hạc ?
- Cảnh túng quẫn ngày càng đe doạ : mất việc làm thuê, cạn nguồn thu hoạch. Không nỡ tiiêu pha vào những đồng tiền cố dành dụm cho đứa con trai vì nghèo mà phải phẫn chí bỏ làng ra đi.
-> người cha nhân hậu, yêu con giàu lòng tự trọng
* Lí do bán chó
H: Tâm trạng lão trước khi bán chó?
- Trước khi bán: nhiều lần lão nói đi nói lại ý định bán cậu Vàng với ông giáo.-> lão suy tính đắn đo nhiều lầm. Lão coi việc này rất hệ trọng. 
* Tâm trạng lão Hạc khi bán chó
H: Sau khi bán cậu Vàng LH có tâm trạng ntn? Nêu và phân tích?
H: Những biểu hiện đó bộc lộ tâm trạng gì? Vì sao lão lại khóc hu hu?
H: Tại sao lão lại có tâm trạng như vậy?
H: Qua đây em hiểu thêm gì về lão Hạc và cuộc sống của lão? 
H: Thủ pháp nghệ thuật chính mà tác giả thể hiện tâm trạng của lão Hạc?
- Sau khi bán cậu Vàng: lão có làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu đôi mắt ầng ậng nước, mặt lão tự nhiên co rúm lạilão hu hu khóc..day dứt ân hận vì trót lừa một con chó
- Tâm trạng day dứt đau đớn, xót xa tủi cực, ân hận vì phải lừa một con chó, phải bán đi kỉ vật của con trai, bán đi người bạn thân thiết , niềm qan ủi khuây khoả hàng ngày.
- Vì lão thương con sâu sắc, luôn có cảm giác có tội với con bởi không lo nổi cho con, vì tuyệt vọng trước sự phũ phàng của cuộc sống
--> cuộc sống bi đát tuyệt vọng nhưng lão là con người sống giàu tình nghĩa, trung thực thuỷ chung, đặc biệt là tình cảm yêu thương con sâu sắc.
- Phương thức tự sự kết hợp miêu tả. Sử dụng tốt thủ pháp miêu tả ngoại hình để bộc lộ nội tâm nv ( sử dụng từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ bộ phận và hoạt động của khuôn mặt lão Hạc)
H: Kết thúc câu chuyện là sự việc gì?
* Xung quanh cái chết của lão Hạc
H: Để chuẩn bị cho cái chết của mình, lão Hạc đã làm gì?
- Nhờ ông giáo giữ 3 sào vườn cho con trai.
- Nhờ ông giáo giữ 30 đồng bạc để sau này lo ma chay hộ lão, để giúp bà con đỡ khổ vì lão, không nhận sự trợ giúp của ông giáo.
- xin ít bả chó của Binh Tư.
+ Lão chuẩn bị cho cái chết của mình
H: Qua việc làm trên của lão Hạc em thấy ở LH ánh lên phẩm chất gì?
H: Tại sao LH lại chọn cái chết tự tử ? Qua đó cho em hiểu gì về số phận của người nông dân đương thời?
 -> giàu lòng tự trọng, cẩn thận chu đáo, suy nghĩ tỉnh táo, yêu con vô hạn, hi sinh lớn lao, âm thầm.
- Vì tình cảnh đói quẫn, gửi của cải cho con. Đây là hành động tự giải thoát -> nêu bật c/s người nông dân trước CMT8: bi thảm, túng quẫn, tuyệt vọng, không lối thoát.
H: Nam Cao đã tả cái chết của lão Hạc như thế nào?
H: Tại sao LH lại chọn tự tử bằng bả chó mà không bằng hình thức? Theo em đây là cái chết ntn?
- Lão Hạc vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc: Lão tru tréo, bọt mép sùi ragiật mạnh nảy lên.
- Đây là hình thức tự trừng phạt ghê gớm: hiền lành, nhân hậu chưa từng lừa ai, lần này trót lừa một con chó, người bạn thân thiết. Giờ đây lão phải chon cái chết của kiểu con chó bị lừa -> càng chứng tỏ đức tính trung thực, lòng tự trọng đáng quý của lão Hạc. Cái chết tô đậm ấn tượng mạnh trong bạn đọc.
+ Lão Hạc tự tử bằng bả chó.
H: Nhân vật ông giáo có vai trò gì trong truyện?
- Là nv trong truỵện và cũng là người kể chuyện -> tăng tính khách quan hấp dẫn cho câu chuyện
2. Nhật vật ông giáo
H: Qua những lần trò chuyện với LH, qua suy tư của ông giáo, em hiểu gì về nhân vạt này?
- Là trí trức có cuộc sống túng quẫn, nỗi buồn lớn: nghèo, buồn vì người thân, vì nỗi khổ của người xung quanh. 
- Là người LH tin cậy và chia sẻ
H: Em thấy thái độ, tình cảm của ông giáo với lão Hạc?
- Thái độ với LH:
+ khi nghe Binh Tư kể việc LH xin bả chó thì ông ngỡ ngàng: “con người đáng kính ấy ....đáng buồn”
+ nhưng khi rõ ngọn ngành, chứng kiến cái chết đau đớn của LH: “Không! Cuộc đời ....nghĩa khác”
H: Em hiểu gì về ý nghĩ của ông giáo “Không! Cuộc đời ....nghĩa khác”?
 - Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn: vì ông giáo hiểu LH là người cao quý, chết vì mục đích cao quý
 - Cuộc đời buồn theo nghĩa khác: tại sao những con người như LH phải chết, lại chêt một cách đau đớn, liệu cuộc đời có còn là mảnh đất cho những người tốt sống nưa hay không?-> ý nghĩ của ông giáo thể hiệnnhững suy nghĩ nghiêm túc về số phận của con người trong một xã hội vô nhân đạo.
H: Vậy em nhận xét gì về giá trị của chi tiết LH xin bả chó của Binh Tư?
- Chi tiết LH xin bả chó của Binh Tư có một vị trí nghệ thuật quan trọng:
 + Nó có ý nghãi đánh lừa chuyển ý nghĩ tốt đẹp của ông giáo và mọi người sang một hướng trái ngược “cuộc đời cứ ngày một đnág buồn..” -> tình huống truyện bị đẩy tới đỉnh điểm
 +Tạo cho kết thúc truyện được bất ngờ -> khẳng định phẩm chất cao đẹp cuộc đời cơ cực của LH
H: Em hiểu gì về ý nghĩ của ông giáo “Chao ôi.... lấp mất:?
- Lời triết lí khẳng định 1 thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần n ...  Cười hô hố: tiếng cười to, gây cảm giác khó chịu cho người khác
- Cười hơ hớ: tiếng cười thoải mái, vui vẻ, không cần che đậy, giữ gìn
3. Bài tập 3
H: Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh sau đây: Lắc đắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch cạch, ầm ầm, ào ào.
HS lên bảng làm việc cá nhân
- Gió thổi ào ào
- Cành cây lắc rắc	
- Nước mắt cô bé rơi lã chã
- Cành đào đã lấm tấm những nụ hoa 
- Con đường khúc khuỷu quá 
- Đom đóm lập lòe
- Đồng hồ cứ tích tắc suốt đêm ngày 
- Mưa rơi lộp bộp
- Đàn vịt lạch bạch về chuồng
- Anh Nam có giọng nói ồm ồm
4. Bài tập 4
Sưu tầm một bài thơ có dùng từ tượng hình, tượng thanh.
Động Hương Tích
Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm 
Nứt ra một chỗ hỏm hòm hom
Người quen cõi phật chen chân xọc. 
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót
Con thuyền vô trạo cúi lom khom 
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại
Rõ khéo trời già đến dở dom 
 Hồ Xuân Hương
5. Bài tập 5
Bước IV: Giao bài và hướng dẫn học bài, chuẩn bị bài ở nhà ( 2 phút )
 - Học thuộc phần ghi nhớ sgk. 
 - Hoàn thành BT còn lại.
 - Chuẩn bị bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản. 
Tiết 16: liên kết các đoạn văn trong văn bản
Ngày soạn: 04/09/2010
Ngày thực hiện: 
Cho lớp: 8A5
I. Mức độ cần đạt:
 Biết cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
II. Trọng tâm kiên thức, kỹ năng
1. Kiến thức: Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng dùng phương tiện liên kết để tạo liên kết hình thức và liên kết nội dung giữa các đoạn trong văn bản.
3. Thái độ: có thái độ nghiêm túc áp dụng các phương tiện liên kết khi tạo lập văn bản
III. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: 
- Đọc các tài liệu liên quan đến ND bài học
- Soạn bài, chuẩn bị các dụng cụ giảng dạy: bảng phụ ...
2. Học sinh:
- Soạn bài theo ND GV hướng dẫn
- Phiếu học tập
IV. Tổ chức dạy và học
Bước I. ổn định tổ chức (1p) : kiểm tra sĩ số lớp, vệ sinh lớp học
Bước II. Kiểm tra bài cũ (5p):
H1: Đoạn văn là gì? Từ ngữ và câu trong đoạn văn phải như thế nào? Từ ngữ chủ đề là những từ ngữ như thế nào?
- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên VB, bắt dầu từ chữ viết ý tưởng đối hoàn chỉnh. Đoạn văn thường do nhiều câu tạo thành.
- đoạn văn thường có từ ngữ chủ đề và câu chủ đề. 
- từ ngữ chủ đề là các từ ngữ được dùng làm đề mục hoặc các từ ngữ được lặp lại nhiều lần (thường là chỉ từ đồng nghĩa) nhằm duy trì đối tượng được biểu đạt.
H2: Thế nào là câu chủ đề ? Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ gì?
- Câu chủ đề mang nội dung khái quát lời lẽ ngắn gọn, thường đủ hai thành phần chính và đứng ở đầu hay cuối đoạn văn.
 - các câu trong đoạn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng các phép diễn dịch, qui nạp, song hành...
Bước III. Tổ chức dạy và học bài mới
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
Thời gian dự kiến: 2phút
Phương pháp: Phương pháp thuyết trình
Kĩ thuật:
Thầy
Trò
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt
Ghi chú
H: Trong khi tạo lập văn bản, yếu tố nào tạo nên sự liên kết trong văn bản?
HS trả lời
GV chốt và chuyển bài mới
Hoạt động 2: Hoạt động tri giác
Thời gian dự kiến: 2 phút
Phương pháp: đọc diễn cảm
Kĩ thuật:
Thầy
Trò
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt
Ghi chú
* Giáo viên yêu cầu HS đọc thêm 2 đoạn văn ở 2 mục I1 và I2
* GV yêu cầu HS đọc phần mục II, 1 SGK và trả lời các câu hỏi
* HS: Đọc thầm 2 đoạn văn
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
1. Xét VD
Hoạt động 3: Hoạt động phân tích, cắt nghĩa
Thời gian dự kiến: 13 phút
Phương pháp: phân tích, tổng hợp, đánh giá
Kĩ thuật:
Thầy
Trò
Chuẩn kiến thức, kỹ năng cần đạt
Ghi chú
H1? Hai đoạn văn này có mối liên hệ gì không? tại sao?
- Hai đoạn văn cùng viết về một ngôi trường (tả và phát triển cảm nghĩ) không hợp lí (đánh đồng thời gian hiện và quá khứ) nên sự liên kết giữa 2 đoạn còn lỏng lẻo, do đó người đọc cảm thấy hụt hẫng.
2. Nhận xét
H2? Nhận xét hai đoạn văn ở mục I2: a cụm từ trước đó mấy hôm được viết thêm vào đầu đoạn văn có tác dụng gì? 
HS: a. Cụm từ trước đó mấy hôm được viết thêm vào đầu đoạn văn có tác dụng bổ xung ý nghĩa về thời gian phát biểu cảm nghĩ cho đoạn.
b. Sau khi thêm cụm từ trước đó mấy hôm 2 đoạn văn đã liên hệ với nhau như thế nào?
HS: Sau khi thêm cụm từ trước đó mấy hôm, cụm từ ấy tạo ra sự liên kết về hình thức và nội dung với đoạn văn thứ nhất do đó hai đoạn văn trở nên gắn bó chặt chẽ với nhau
* HS có dấu hiệu về ý nghĩa xác định thời quá khứ của sự việc và cảm nghĩ nhờ đó hai đoạn văn trở nên liền mạch
H3? Cụm từ đó trước mấy hôm là phương tiện liên kết đoạn. hãy cho biết tác dụng của nó trong VB?
- Là phương tiện ngôn ngữ tường minh liên kết hai đoạn văn về mặt hình thức, góp phần làm nên tính hoàn chỉnh cho văn bản.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản
H4 Hướng xác định phương tiện liên kết đoạn văn trong 3 ví dụ a, b, d
- Ví dụ a: Sau khâu tìm hiểu 
Ví dụ b: Nhưng
Ví dụ d: nói tóm lại
1. Xét VD
H5? Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ví dụ?
* HS: + Ví dụ a: quan hệ liệt kê 
+ Ví dụ b: quan hệ tương phản đối lập
+ Ví dụ d: Quan hệ tổng kết khái quát 
2. Nhận xét
H5? Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ví dụ?
* HS: + Ví dụ a: quan hệ liệt kê 
+ Ví dụ b: quan hệ tương phản đối lập
+ Ví dụ d: Quan hệ tổng kết khái quát 
H6? Kể thêm các phương tiện liên kết đoạn văn cho mỗi ví dụ: 
HS: + Ví dụ a: trước hết, đầu tiên, cuối cùng sau nữa, sau hết, trở lên, mặt khác, một mặt, một là hai là, thêm vào đó, ngoài ra 
ví dụ b: nhưng trái lại, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, thế mà, vậy mà, nhưng mà 
ví dụ d: Tóm lại, nhìn chung, nói tóm lại tổng kết lại, nói một cách tổng kết thì nói cho cùng, có thể nói
H7? GV yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn ở mục I2.
Từ đó thuộc từ loại nào? Kể thêm 1 số từ cùng từ loại với từ đó? Trước đó là điểm nào? tác dụng của từ đó
* HS: 1. Từ đó thuộc từ loại: chỉ từ. Một số từ cùng từ loại với từ đó: này, kia, ấy, nọ
2. Trước từ đó là thời quá khứ. Còn trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người là thời hiện tại.
3. Có tác dụng liên kết hai đoạn văn
H8? Giáo viên yêu cầu HS đọc thầm mục II2 SGK xác định câu nối dùng để liên kết giữa 2 đoạn văn?
HS: Đọc thầm mục II 2 SGK 
Câu: ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy
Vì sao nói đó là câu có tác dụng liên kết
- Lí do: Nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ bố đóng sách cho mà đi học trong đoạn văn trên
H9? Đọc chậm, rõ ghi nhớ SGK (53). Cần ghi nhớ những điều gì?
* HS: + Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết chủ yếu sau đây để thể hiện ý liệt kê so sánh, đối lập, tổng kết, khái quát
Dùng câu nối
..
Hoạt động 5 : luyện tập, áp dụng, vận dụng
- Thời gian dự kiến :20 phút
- Phương pháp : Phân tích, tổng hợp, tích hợp
- Kĩ thuật :
Thầy
Trò
Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt
Ghi chú
H. Yêu cầu BT 1? 
1. Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích và cho biết chúng chỉ mối quan hệ, ý nghĩa gì? 
* HS: a. Nói như vậy: tổng kết
b. Thế mà: tương phản
công nghệ sản xuất : cũng: nối tiếp, liệt kê 
Tuy nhiên: tương phản
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
2. Chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn.
* HS: a. Từ đó oán nặng, thù sâu
b. Nói tóm lại: Phải có khen 
c. Tuy nhiên điều đáng kể là
d. Thật khó trả lời: Lâu nay tôi vẫn là 
2. Bài tập 2
* HS: "Tắt đèn có nhiều điểm rất hay, rát khéo có nhiều trang làm xúc động lòng người. Trong đó có cảnh "tức nước vỡ bờ", một trang văn :"tuyệt khéo", giàu kịch tính, như một màn bi hài kịch. Có tiếng khóc, có tiếng van xin, có lời thách thức. Có cảnh đánh nhau giữa người đàn bà lực điền với tên cai lệ. Anh Dậu vừa mới "tỉnh" được một lát thì tên cai lệ, tên hầu cận lí trưởng với roi song tay thước, dây thừng "sầm sập" kéo tới. Lũ sai nha sát khí đằng đằng. Chỉ một tiếng thét "thằng kia" thế mà tên cai lệ đi làm cho anh Dậu vừa kề miệng vào bát cháo đã "lăn đùng ra" chết ngất!, hắn chửi chị Dậu thậm tệ, khi chị thiết tha van xin khất sưu hắn "trợn ngược hai mắt" quát "Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà mày mà dám mở mồm xin khất!". Hắn chạy "sầm sập" đến chỗ anh Dậu để trói kẻ thiếu sưu, hắn dã man "bịch" vào ngực chị Dậu "tất đánh bôp" vào mặt chị Dậu. Hắn lồng lên như một con thú dữ, Ngôn ngữ, điệu bộ hành động của tên cai lệ được đặc tả "tuyệt khéo" đã vạch trần bộ mặt ghê tởm của một tên sác nha mất hết cả tính người. Còn có gì "tuyệt khéo" nữa? Cảnh đánh nhau giữa chị Dậu và tên cai lệ diễn ra dữ dỗi và hết sức bất ngờ. Người đàn bà con mọn chỉ có hai bàn tay khộng trong lúc đó, tên cai lệ, tên hầu, cận lí trưởng nào roi song, nào dây thừng tay thước. Bị "bịch" vào ngực bị "tát đánh bốp" vào mặt, người chồng ốm đau sắp bị trói, chị Dậu đã phản ứng lại dữ dội. Sau cái "nghiến hai hàm răng" thách thức chị Dậu đã "túm lấy cổ" và "ấn dúi" tên cai lệ, làm cho hắn "ngã chỏng quèo" Cảnh "tức nước vỡ bờ" còn có gì "tuyệt khéo" nữa? Những lời đối thoại thật khéo. Ngòi bút của Ngô Tất Tố "tuyệt khéo" khi nói về cách đối đáp, ứng xử, tinh thần, thái độ , hành động của chị Dậu. Lúc đấy chị nín nhịn, nhẫn nhục, van xin "nhà cháu đã túng lại phải... Hai ông lamg phúc nói với ông Lí cho cháu khất ...", "Khốn nạn! nhà chái đã không có, dẫu ông chửi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại!" "Cháu van ông, nhà cháu vừa mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!..." Sau đó, chị Dậu đã hoàn toàn thay đổi, Chị trở nên táo bạo và quyết liệt, chồng sắp bị trói, chị bị tên cai lệ chửi và "bịch" vào ngực vào ngực mấy cái, chị cự lại! "chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!" Cai lệ "tát đánh bốp" vào mặt chị Dậu. Như lửa đổ thêm dầu, chị đã "nghiến hai hàm răng" thách thức! "mày chói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem". Và chị đã đánh ngã nhào 2 tên chó má! Dưới ngòi bút "tuyệt khéo" của ông đầu xứ tố, ta thấy "trên cái tối giời tối đất của đồng lúa ngày xưa, hiện lên một cái chân dung lạc quan của chị Dậu (Nguyễn Tuân)
Thật vậy, Ngô Tất Tố viết "tuyệt khéo", sự việc ở nông thôn ngày xưa rất thực rất sống. Trong văn thấm đầy tinh thần nhân đạo. Ông đã chỉ ra cái hiện tượng "Con gin xéo mãi cũng quằnh. ông đã nêu lên một qui luật tự nhiên. "Có áp bức có đấu tranh". Chị Dậu là một người vợ, người mẹ đảm đang, giàu tình thương và rất cứng cỏi cái "tuyệt khéo" của Ngô tất Tố là đã dựng nên bức chân dung chị Dậu.
ị Các chữ viết mực đỏ là phương tiện chuyển đoạn. Người viết đã chứng minh cái "tuyệt khéo" trong cảnh "tức nước vỡ bờ". Các đoạn văn được nối kết, khá chặt chẽ.
3. Bài tập 3
Bước IV. Giao bài về nhà và hướng dẫn , chuẩn bị bài ở nhà (2phút)
- Học bài, làm nốt bài tập.
- Chuẩn bị bài mới: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội

Tài liệu đính kèm:

  • doc8-4 Hue.doc