Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 & 5 - Trường THCS Hà Kỳ

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 & 5 - Trường THCS Hà Kỳ

Văn bản: LÃO HẠC

 ( Nam Cao)

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức:

- Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám .

- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao: thương cảm, trân trọng .

- Bước đầu hiểu về đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, hình dáng, cử chỉ, hành động; kĩ năng đọc diễn cảm.

3. Giáo dục:

- Giáo dục lòng yêu thương con người, tình cảm cha con.

II. Chuẩn bị.

- Gv: Ảnh chân dung Nam Cao , tập truyện ngắn Nam Cao, soạn bài.

 - Hs: Tóm tắt truyện ngắn ''Lão Hạc'', soạn trước bài ở nhà.

III. Phương pháp - kĩ thuật.

- Gợi mở, vấn đáp, giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa; nêu và giải thích vấn đề, so sánh đối chiếu.

IV. Tiến trình bài dạy.

1. ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

? Từ các nhân vật chị Dậu, anh Dậu, bà lão hàng xóm, em có thể khái quát gì về số phận và phẩm cách của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám ?

? Từ các nhân vật cai lệ, người nhà lý trưởng, khái quát về bản chất của chế độ thực dân nửa phong kiến Việt Nam trước cách mạng tháng Tám?

? Em hiểu gì về nhan đề ''Tức nước vỡ bờ''?

- G/v cho học sinh nhận xét. G/v nhận xét cho điểm.

3. Bài mới:

- Giới thiệu bài : cho học sinh xem ảnh Nam Cao và tập truyện ngắn của ông .

 

doc 13 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 661Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 4 & 5 - Trường THCS Hà Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 
Ngày soạn: 04/ 9/ 2012 
Tiết 13 
Ngày dạy: / 9/ 2013 
Văn bản: lão hạc
 ( Nam Cao) 
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Học sinh thấy được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quý của nhân vật lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám .
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao: thương cảm, trân trọng .
- Bước đầu hiểu về đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, hình dáng, cử chỉ, hành động; kĩ năng đọc diễn cảm.
3. Giáo dục:
- Giáo dục lòng yêu thương con người, tình cảm cha con.
II. Chuẩn bị.
- Gv: ảnh chân dung Nam Cao , tập truyện ngắn Nam Cao, soạn bài.
 - Hs: Tóm tắt truyện ngắn ''Lão Hạc'', soạn trước bài ở nhà.
iii. Phương pháp - kĩ thuật.
- Gợi mở, vấn đáp, giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa; nêu và giải thích vấn đề, so sánh đối chiếu.
IV. Tiến trình bài dạy.
1. ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Từ các nhân vật chị Dậu, anh Dậu, bà lão hàng xóm, em có thể khái quát gì về số phận và phẩm cách của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám ?
? Từ các nhân vật cai lệ, người nhà lý trưởng, khái quát về bản chất của chế độ thực dân nửa phong kiến Việt Nam trước cách mạng tháng Tám?
? Em hiểu gì về nhan đề ''Tức nước vỡ bờ''?
- G/v cho học sinh nhận xét. G/v nhận xét cho điểm.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài : cho học sinh xem ảnh Nam Cao và tập truyện ngắn của ông .
Gọi học sinh đọc chú thích * trong SGK 
? Nêu vài nét về tiểu sử của nhà văn Nam Cao?
?Vị trí của ông trong dòng văn học hiện thực? 
? Sự nghiệp sáng tác của ông?
? Nêu đôi nét về văn bản “Lão Hạc”?
 Đọc với giọng biến hoá đa dạng, chú ý ngôn ngữ độc thoại, đối thoại phù hợp với từng nhân vật. 
- Giáo viên đọc mẫu.
- Gọi học sinh đọc.
? Giải thích từ''bòn'',''ầng ậng''?
? Nếu tách thành hai phần theo dấu cách trong SGK thì nội dung mỗi phần là gì?
?Kể tóm tắt đoạn truyệntừ tr 38 đến tr41? Vì sao lão Hạc rất yêu thương cậu Vàng mà vẫn phải đành lòng bán cậu?
?Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thái độ, tâm trạng của lão khi lão kể chuyện bán cậu Vàng với ông giáo?
? Câu ''Những vết nhăn xô lại ... ép cho nước mắt chảy ra'' có sức gợi tả như thế nào?
?Cái hay của cách miêu tả ở đoạn văn trên của tác giả là gì?
? Qua đó em có thể hình dung lão Hạc là người như thế nào?
*Tác giả sử dụng từ ngữ giàu tính gợi cảm, từ láy, cách thể hiện chân thật , chính xác tâm lý nhân vật cho thấy lão Hạc vô cùng đau đớn xót xa . Lão ốm yếu, nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương, tình nghĩa, thuỷ chung.
?Sâu xa hơn, đằng sau sự đau đớn của việc bán cậu Vàng, ta còn hiểu gì về lão Hạc?
- Học sinh thảo luận và phát biểu:
* Lão Hạc thương con sâu sắc.
- Cho học sinh thảo luận câu hỏi
- Gọi học sinh đại diện nhóm thảo luận trả lời
? Ta còn hiểu thêm được gì ở lão Hạc qua lời phân trần của lão với ông giáo và ngược lại: không nên hoãn sự sung sướng lại, chuyện hoá kiếp...?
*Số phận người nông dân hiện tại và tương lai mờ mịt.
I.Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Nam Cao(1915-1951)(SGK/45)
- Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc viết về người nông dân và trí thức nghèo trong xã hội cũ.
2. Tác phẩm :
- Là truyện ngắn xuất sắc viết về người nông dân (1943)
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
+ Bòn: Tận dụng, nhặt nhạnh một cách chi ly tiết kiệm .
+ầng ậng: nước mắt dâng lên, sắp sửa tràn ra ngoài mi mắt.
2. Bố cục
- Phần 1: Những việc làm của lão Hạc trước khi chết.
- Phần 2: Cái chết của lão Hạc .
3. Phân tích:
a. Nhân vật lão Hạc :
a1.Tâm trạng của lão Hạc khi bán cậu Vàng :
- Con chó là kỉ niệm cuối cùng, là bạn của lão. Bán nó là việc bất đắc dĩ vì lão nghèo, yếu sau trận ốm, không ai giúp đỡ. Cậu Vàng ăn rất khoẻ, lão không nuôi nổi.
- Lão cười như mếu, đôi mắt ầng ậng nước ... Mặt lão đột nhiên co rúm lại, vết nhăn xô lại, ép cho nước mắt chảy ra, đầu ngoẹo, miệng mếu máo như con nít...hu hu khóc. 
-> Gợi lên gương mặt cũ kĩ, già nua, khô héo, một tâm hồn đau khổ đến cạn kiệt cả nước mắt, một hình hài đáng thương.
- Tác giả sử dụng một loạt từ láy: ầng ậng, móm mém, hu hu ... lột tả sự đau đớn, hối hận, xót xa, thương tiếc dâng trào, đang vỡ oà. Cách thể hiện chân thật cụ thể, chính xác diễn biến tâm trạng nhân vật rất phù hợp với tâm lý, hình dáng của người già.
- Ta càng thấm thía lòng thương con sâu sắc của người cha nghèo khổ. Lão Hạc có lẽ đã mòn mỏi đợi chờ và ăn năn ''mắc tội với con. Cảm giác day dứt vì không cho con bán vườn cưới vợ nên lão có tích cóp dành dụm để khoả lấp cảm giác ấy. Dù rất thương cậu Vàng nhưng cũng không thể phạm vào đồng tiền, mảnh vườn cho con.
+ Những lời chua chát, ngậm ngùi đượm màu sắc triết lý dung dị của người nông dân nghèo thất học nhưng đã trải nghiệm cùng năm tháng. Đó là nỗi buồn về số phận hiện tại và tương lai mờ mịt.
+ ''Không nên hoãn ...''thể hiện sự lạc quan, pha chút hóm hỉnh của người bình dân.
4. Củng cố: 
? Kể tóm tắt truyện ''Lão Hạc''?
? Nêu và phân tích những nét tâm trạng chính của lão Hạc sau khi bán con chó?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà: 
- Học lại bài cũ.
- Đọc và kể tóm tắt lại truyện “Lão Hạc”. 
- Soạn tiếp phần bài còn lại của truyện theo câu hỏi Đọc - Hiểu văn bản SGK
Tuần 4 
Ngày soạn: 04/ 9/ 2012 
Tiết 14 
Ngày dạy: / 9/ 2013 
Văn bản: lão hạc (Tiếp)
 (Nam Cao) 
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- Hs tiếp tục tìm hiểu tác phẩm hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám qua hình ảnh lão Hạc.
- Thấy được lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao: thương cảm, trân trọng.
- Bước đầu hiểu về đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Nam Cao.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm hiểu, phân tích nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, hình dáng, cử chỉ , hành động; kĩ năng đọc diễn cảm.
3. Giáo dục:
- Giáo dục lòng yêu thương con người.
II. Chuẩn bị:
- Gv: ảnh chân dung Nam Cao , tập truyện ngắn Nam Cao, soạn bài.
- Hs: Tóm tắt truyện ngắn ''Lão Hạc'', soạn trước bài ở nhà.
iii. Phương pháp - kĩ thuật.
- Gợi mở, vấn đáp, giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa; nêu và giải thích vấn đề, so sánh đối chiếu.
IV. Tiến trình bài dạy.
1.ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy tóm tắt văn bản Lão Hạc?
? Phân tích tâm trạng của lão Hạc sau khi bán cậu vàng?
- G/v cho học sinh nhận xét. G/v nhận xét, cho điểm.
3. Bài mới 
? Qua việc lão Hạc nhờ vả ông giáo, em có nhận xét gì về nguyên nhân và mục đích của việc này?
?Có ý kiến cho rằng lão Hạc làm thế là gàn dở, lại có người cho thế là đúng; ý kiến của em như thế nào?
 ? Nam Cao tả cái chết của lão Hạc như thế nào? 
? Nhận xét về cách tả ?
? Tác dụng?
? Tại sao lão Hạc lại chọn cách chết như vậy?
? Nguyên nhân cái chết của lão Hạc?
- Nếu lão Hạc tham sống lão có thể sống lâu được vì lão còn 30 đồng, 3 sào vườn nhưng lão làm thế thì ăn vào tiền, vốn liếng cuối cùng để cho con.
*Cái chết xuất phát từ lòng thương con âm thầm mà lớn lao và lòng tự trọng đáng kính của lão.
? Qua những điều lão nhờ cậy ông giáo và hành động sau đó ta thấy lão là người như thế nào?
? Cái chết của lão Hạc có ý nghĩa gì?
* Cái chết của lão Hạc giúp mọi người hiểu lão hơn, quý trọng và tin tưởng ở phẩm chất con người, căm ghét xã hội cũ thối nát, đẩy con người đến bước đường cùng.
? So với ''Tắt đèn'' cách kể chuyện của Nam Cao trong truyện ngắn này có gì khác?
- ''Tắt đèn'' tác giả kể chuyện ở ngôi thứ ba, giấu mặt, còn ở đây Nam Cao kể chuyện ở ngôi thứ nhất, nhân vật ông giáo vừa dẫn dắt vừa trực tiếp bày tỏ thái độ.
? Ông giáo có vai trò như thế nào?
* Là trí thức nghèo ở nông thôn.
 Ông giáo đồng cảm với lão Hạc.
? Thái độ của ông giáo đối với lão Hạc như thế nào?
Đoạn văn ''Chao ôi ! Đối với những người ở quanh ta...đáng buồn'' và '' Không! cuộc đời chưa hẳn... một nghĩa khác''
? Tại sao ông giáo lại suy nghĩ như vậy?
* Có lúc ông đã hiểu lầm nhưng rồi hiểu ra và càng trân trọng nhân cách lão Hạc.
? Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Tại sao?
 *Ông giáo đã rút ra triết lý về nỗi buồn trước cuộc đời và con người, chứa chan tình thương và lòng nhân ái sâu sắc.
-Yêu cầu học sinh thảo luận:
? Tại sao lão Hạc không chọn cái chết lặng lẽ êm dịu?
- Lão trung thực và tự trọng biết bao. Cái chết đã gây ấn tượng mạnh đối với người đọc.
* Tác phẩm của Nam Cao có chiều sâu tâm lý và thắm đượm triết lý nhân sinh sâu sắc.
? Hãy nhận xét về giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện?
* Cách kể chuyện linh hoạt, hấp dẫn
* Kết hợp kể, tả, biểu cảm
* Miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, tinh tế.
? Truyện phản ánh điều gì? Qua đó tác giả bộc lộ thái độ ntn?
+ Là nhà văn của những người lao động nghèo khổ mà lương thiện.
+ Giàu lòng thương người nghèo.
+ Có lòng tin mãnh liệt vào những phẩm chất tốt đẹp của người lao động.
- Cho hoc sinh đọc ghi nhớ.
- G/v nhấn mạnh ghi nhớ.
? Em còn biết tác phẩm nào của Nam Cao viết về cuộc đời đau thương của người nghèo với lòng đồng cảm và tin yêu nhà văn?
? Qua đoạn trích ''Tức nước vỡ bờ'' và truyện ngắn “Lão Hạc” em hiểu như thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ?
I. Tìm hiểu chung :
II. Đọc - hiểu văn bản 
3. Phân tích:
a2. Cái chết của lão Hạc :
- Vật vã trên giường, đầu tóc rũ rượi, giật mạnh, nảy lên, ...
- Sử dụng nhiều từ láy: vật vã, rũ rượi, xộc xệch, long sòng sọc, tru tréoTạo hình ảnh cụ thể, sinh động về cái chết dữ dội, thê thảm, bất ngờ.
- Cái chết đau đớn về thể xác nhưng chắc chắn lão lại thanh thản về tâm hồn vì đã hoàn thành nốt công việc đối với con và bà con hàng xóm về đám tang của mình.
 - Lão chọn cái chết để đảm bảo cho tương lai của con: bảo toàn căn nhà và mảnh vườn.
+ Cái chết xuất phát từ lòng thương con âm thầm và lớn lao. 
- Gửi vườn, nhà cho con
- Tiền lo ma.
- Từ chối thẳng thừng sự giúp đỡ, thà nhịn ăn.
 Tính cẩn thận, chu đáo, lòng tự trọng cao của lão .
''Chết trong còn hơn sống đục''
-> Bộc lộ rõ số phận và tính cách của lão và cũng là những người nhân dân nghèo trong xã hội cũ, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy người lương thiện đến cái chết.
->Giúp mọi người hiểu rõ lão, quý trọng và thương tiếc lão hơn ''đói cho sạch...''
-> Nam Cao tôn trọng lôgic cuộc đời kể chuyện hấp dẫn.
b. Nhân vật ông giáo
- Ông giáo là trí thức nghèo, giàu tình thương, lòng tự trọng thân thiết, là người lão Hạc tâm sự để tìm nguồn an ủi; giúp đỡ lão Hạc.
- Khi nghe Binh Tư nói lão Hạc xin bả chó, ông giáo ngỡ ngàng thấy cuộc đời đáng buồn nhưng khi chứng kiến cái chết của lão Hạc, ông giáo lại có cảm nhận khác.
+ Chi tiết xin bả chó là một chi tiết quan trọng, ông lão giàu tình thương và lòng tự trọng đã đi đến quyết định cuối cùng ''đánh lừa'' ý nghĩ của m ... - Hs đọc ghi nhớ.
- Cho học sinh đọc
? Xác định các phương tiện liên kết đoạn văn trong 3 ví dụ a, b, d?
? Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng ví dụ?
? Kể thêm các phương tiện liên kết đoạn văn trong mỗi ví dụ? 
* Dùng từ ngữ để liên kết : 
+ Từ ngữ chỉ quan hệ liệt kê
+ Từ ngữ chỉ quan hệ tương phản, đối lập
+ Từ ngữ chỉ ý tổng kết, khái quát.
+ Dùng đại từ, chỉ từ...
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại 2 đoạn văn mục I.2
? Từ ''đó'' thuộc từ loại nào?
? Kể thêm một số từ cùng từ loại với từ đó?
? Trước đó là thời điểm nào?
? Tác dụng của từ đó? 
-H/s đọc ghi nhớ.
- Cho học sinh đọc.
? Tìm câu liên kết giữa 2 đoạn văn?
? Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?
Câu có tác dụng nối hai đoạn văn. 
? Từ đó em rút ra kết luận gì?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* ý nhỏ 2 trong ý lớn 2 của ghi nhớ.
? Qua việc tìm hiểu các ví dụ trên, em rút ra kết luận gì về cách kiên kết các đoạn văn trong văn bản và tác dụng của nó?
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
- G/v nhấn mạnh ghi nhớ.
? Tìm các từ ngữ có tác dụng liên kết đoạn văn trong những đoạn trích và cho biết mối quan hệ ý nghĩa gì?
? Chọn các từ ngữ hoặc câu thích hợp đã cho điền vào chỗ trống để làm phương tiện liên kết đoạn văn?
I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản: 
1. Ví dụ: SGK 
2. Nhận xét:
- Hai đoạn văn cùng viết về ngôi trường nhưng việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau, đánh đồng hiện tại và quá khứ nên sự liên kết giữa 2 đoạn còn lỏng lẻo, do đó người đọc cảm thấy hụt hẫng.
- Thêm cụm từ ''Trước đó mấy hôm''
- Td: Từ ''đó'' tạo sự liên tưởng cho người đọc với đoạn văn trước. Chính sự liên tưởng này tạo lên sự gắn kết chặt chẽ giữa 2 đoạn văn với nhau, làm cho 2 đoạn văn liền ý liền mạch.
- So với 2 đoạn văn trên ở đây có sự phân định rõ thời gian hiện tại và quá khứ.
- Có dấu hiệu về ý nghĩa xác định thời quá khứ của sự việc và cảm nghĩ nhờ đó 2 đoạn văn trở lên liền mạch.
II. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản: 
1. Dùng từ ngữ để liên kết các đoạn văn 
a. Ví dụ:
- Học sinh đọc ví dụ tr51- SGK 
b. Nhận xét:
- Ví dụ a: sau khâu tìm hiểu
- Ví dụ b: nhưng
- Ví dụ d: nói tóm lại
+ Ví dụ a: quan hệ liệt kê
+ Ví dụ b: quan hệ tương phản, đối lập
+ Ví dụ d: quan hệ tổng kết, khái quát.
- Ví dụ a: trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, sau hết, trở lên, mặt khác...
- Ví dụ b: nhưng, trái lại, tuy vậy, tuy nhiên, ngược lại, thế mà, vậy mà, nhưng mà.
- Ví dụ d: tóm lại, nhìn chung, nói tóm lại, tổng kết lại, nói một cách tổng quát thì, nói cho cùng, có thể nói...
- Từ "đó" thuộc chỉ từ.
- Một số từ cùng loại với từ đó: này, kia, ấy, nọ, (thế, vậy - đại từ)
- Trước đó là thời quá khứ. còn ''Trước sân trường...'' là thời hiện đại.
- Có tác dụng liên kết 2 đoạn văn 
2. Dùng câu nối để liên kết các đoạn văn 
a. Ví dụ:
- Học sinh đọc ví dụ mục II.2 trong
 SGK - tr53
b. Nhận xét:
- Câu: ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy.
- Câu đó nối tiếp và phát triển ý ở cụm từ ''bố đóng sách cho mà đi học'' trong đoạn văn trên.
 Ngoài từ ngữ còn có thể dùng câu nối để liên kết đoạn văn.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập 
 Bài tập 1
- Học sinh đọc bài tập 1
a. Nói như vậy: tổng kết.
b. Thế mà: tương phản.
c. Cũng: nối tiếp, liệt kê.
 Tuy nhiên: tương phản.
 Bài tập 2
a. Từ đó.
b. Nói tóm lại.
c. Tuy nhiên.
d. Thật khó trả lời.
4. Củng cố:
? Nhắc lại các ý chính của bài.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà: 
- Học thuộc ghi nhớ; làm bài tập 3 (tr55- SGK)
- Giáo viên giới thiệu 2 đoạn văn để học sinh tham khảo:
“ Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo. Giả sử vì quá yêu nhân vật của mình mà tác giả để cho chị Dậu đánh phủ đầu tên cai lệ chẳng hạn thì câu chuyện sẽ giảm đi sức thuyết phục rất nhiều. Đằng này chị Dậu đã cố gắng nhẫn nhịn hết mức, chỉ đến khi chị không thể cam tâm nhìn chồng đau ốm mà vẫn bị tên cai lệ nhẫn tâm hành hạ thì chị mới vùng lên. Chị đã chiến đấu và chiến thắng bằng sức mạnh của lòng căm thù sâu sắc.
Miêu tả khách quan và chân thực cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ như vậy, tác giả đã khẳng định tính đúng đắn của quy luật tức nước vỡ bờ. Đó là cái tài của ngòi bút Ngô Tất Tố. Nhưng gốc của cái tài ấy lại là cái tâm ngời sáng của ông khi ông đặc biệt nâng niu trân trọng những suy nghĩ và hành động của người nông dân tuy nghèo nhưng không hèn, có thể bị cường quyền ức hiếp nhưng không bao giờ chịu khuất phục.”
- Xem trước bài ''Tóm tắt văn bản tự sự''
Tuần 5
Ngày soạn: 13/ 9/ 2012 
Tiết 17 
Ngày dạy: / 9/ 2013 
Tiếng Việt: từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ thế nào là từ ngữ địa phương, thế nào là biệt ngữ xã hội.
- Biết sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội đúng lúc, đúng chỗ.
- Tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, gây khó khăn trong giao tiếp.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng nhận biết và phân biệt từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
3. Giáo dục:
- Giáo dục ý thức sử dụng từ ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: bảng phụ ghi phần kiểm tra bài cũ; sưu tầm một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.
- Học sinh: sưu tầm từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
iii. Phương pháp - kĩ thuật.
- Gợi mở, vấn đáp, giải thích, minh hoạ; phân tích cắt nghĩa; nêu và giải thích vấn đề, so sánh đối chiếu.
IV. Tiến trình dạy học:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là từ tượng hình, tượng thanh? tác dụng?
? Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong bài ''Động Hương Tích'' của Hồ Xuân Hương và nêu tác dụng của nó (giáo viên chép bài thơ lên bảng phụ)
3. Bài mới:
- Gọi học sinh đọc ví dụ , chú ý các từ in đậm.
? bắp, bẹ đều có nghĩa là ngô, nhưng từ nào được dùng phổ biến hơn? 
?Tại sao?
Từ ''ngô'' là từ toàn dân .
? Trong ba từ trên, những từ nào được gọi là từ địa phương? 
? Tại sao? 
"Bắp'', ''bẹ'' là từ địa phương.
- Giáo viên giải thích: từ ngữ toàn dân là lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi.
? Hãy lấy ví dụ về từ ngữ địa phương mà em biết? 
? Vậy em thấy thế nào là từ ngữ địa phương? 
- Cho học sinh đọc ghi nhớ. 
- Gọi học sinh đọc ví dụ trong SGK .
? Tại sao tác giả dùng hai từ mẹ và mợ để chỉ cùng một đối tượng?
Sử dụng trong một tầng lớp xã hội.
? Trước cách mạng tháng 8, tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ mợ, cậu?
 Không dùng rộng rãi trong toàn dân.
? Trong ví dụ 2, các từ ngữ: ngỗng, trúng tủ có nghĩa là gì?
? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
? Vậy em rút ra kết luận gì về biệt ngữ xã hội?
- Cho học sinh đọc ghi nhớ 
- GV nhấn mạnh ghi nhớ.
? Tìm những từ tầng lớp vua quan phong kiến thường dùng?
Cho h/s thảo luận câu hỏi.
? Khi sử dụng lớp từ ngữ này cần lưu ý điều gì? Tại sao?
 Khi sử dụng cần lưu ý: đối tượng giao tiếp, tình huống giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp.
? Trong tác phẩm văn thơ, các tác giả có thể sử dụng lớp từ này, vậy chúng có tác dụng gì?
 Trong văn thơ, tác giả thường sử dụng để tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật.
? Có nên sử dụng lớp từ này 1 cách tuỳ tiện không? Tại sao?
 ? Lấy VD những câu thơ văn, lời nói có sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội mà em biết?
- Cho học sinh đọc ghi nhớ SGK
? Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc ở vùng khác mà em biết, nêu từ ngữ địa phương tương ứng?
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi giữa các đội.
- Các đội báo cáo kết quả.
- Giáo viên đánh giá tuyên dương đội làm tốt.
(Củng cố về từ địa phương)
? Tìm một số từ ngữ của tầng lớp học sinh hoặc của tầng lớp xã hội khác mà em biết và giải thích nghĩa của các từ ngữ đó?
(Củng cố về biệt ngữ xã hội )
I. Từ ngữ địa phương: 
1.Ví dụ:
2. Nhận xét:
-Từ ngô được dùng phổ biến hơn vì nó là từ nằm trong vốn từ vựng toàn dân, có tính chuẩn mực văn hoá cao.
- Hai từ ''bắp'', ''bẹ'' là từ địa phương - vì nó chỉ được dùng trong phạm vi hẹp, chưa có tính chuẩn mực văn hoá.
- Học sinh nghe, nhận biết.
Từ toàn dân
Từ địa phương
lợn
heo
ổi
ủi
- Học sinh khái quát.
*Ghi nhớ (SGK )
II. Biệt ngữ xã hội 
1 . Ví dụ:
2. Nhận xét: 
- Tác giả dùng từ mẹ để miêu tả những suy nghĩ của nhân vật, dùng từ mợ để nhân vật xưng hô đúng với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp ( hai người cùng tầng lớp xã hội )
- Tầng lớp xã hội trung lưu thường dùng các từ này.
- Ngỗng: điểm 2
- Trúng tủ: đúng phần đã học thuộc lòng.
- Tầng lớp học sinh, sinh viên thường dùng các từ này.
*Ghi nhớ: SGK tr57
III. Sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
VD: Trẫm (cách xưng hô của vua); khanh (cách vua gọi các quan) long sàng (giường vua); ngự thiện (vua dùng bữa)
+ Cần lưu ý đến đối tượng giao tiếp (Người đối thoại, người đọc); tình huống giao tiếp (nghiêm túc, trang trọng hay suồng sã, thân mật); hoàn cảnh giao tiếp (thời đại đang sống, môi trường học tập, công tác...) để đạt hiệu quả giao tiếp cao.
+ Tô đậm sắc thái địa phương hoặc tầng lớp xuất thân, tính cách của nhân vật.
+ Không nên lạm dụng vì nó dễ gây ra sự tối nghĩa, khó hiểu.
- Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng.
- Rứa là hết chiều ni em đi mãi
Còn mong chi ngày trở lại Phước ơi
- Dân chợ búa: Hôm nay tôi kiếm được 1 lít 
(100 000đ) đấy.
- Chuyện vui: Cô gái đi xe va vào đâu đất (mô); gẫy mấy cái sao (răng) kia cả cái mông (tê) Tránh sử dụng (sai) do hiểu sai.
* Ghi nhớ: 
IV. Luyện tập 
Bài tập 1
- Nghệ Tĩnh:
+ Nhút: 1 loại dưa muối
+ Chộ: thấy
+ Chẻo: 1 loại nước chấm
+ Tắc: 1 loại quả họ quít
+ Ngái: xa
- Nam Bộ:
+ Nón: mũ, nón
+Vườn:vườn, miệt vườn (nông thôn)
+ Thơm: quả dứa
+ Chén: cái bát
+ Ghe: thuyền 
+ Mận: quả doi
+ Trái: quả
+ Cá lóc: cá quả
+ Vô: vào
- Thừa Thiên - Huế:
+ Đào: quả doi
+ Mè: vừng
+ Sương: gánh
+ Bọc: cái túi áo
+ Tô: cái bát
 Bài tập 2
- Sao cậu hay học gạo thế? (học thuộc lòng một cách máy móc)
- Phải học đều, không nên học tủ mà nguy đấy (đoán mò 1 số bài nào đó để học thuộc lòng, không ngó ngàng gì đến các bài khác)
- Nói làm gì với dân phe phẩy (mua bán bất hợp pháp)
- Nó đẩy con xe ấy rồi. (bán)
 Bài tập 3:
a(+); b(-); c(-); d(-); e(-); g(-)
4. Củng cố: 
- Thế nào là từ địa phương và biệt ngữ xã hội?
- Khi sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội cần chú ý điều gì?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ của bài; xem trước bài ''Trợ từ, thán từ''
- Làm bài tập 4, 5 tr59 - SGK 
Gợi ý bài tập 4:
'' Răng không, cô gái trên sông
Ngày mai cô sẽ từ trong đến ngoài
Thơm như hương nhụy hoa lài
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng"
 (Tố Hữu)
(Răng: sao
Thừa Thiên - Huế)
'' Bây chừ sông nước về ta
Đi khơi, đi lộng, thuyền ra thuyền vào
..............................................
Gan chi, gan rứa, mẹ nờ
Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai?''
 (Tố Hữu)
(Bây chừ: bây giờ
chi: gì, sao
rứa: thế, vậy)

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4 5 Ngu van 8.doc