Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 36 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 36 - Trường THCS Quang Trung

TỔNG KẾT PHẦN VĂN ( Tiếp theo)

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS nắm được trọng tâm:

1. Kiến thức:

Hệ thống kiến thức liên quan đến các văn bản văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng đã học: giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài và chủ đề chính của văn bản nhật dụng ở các bài đã học. .

2. Kĩ năng

- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về các văn bản trên một số phương diện cụ thể.

- Liên hệ để thấy được những nét gần gũi giữa một số tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam, giữa các tác phẩm văn học nước ngoài học ở lớp 7 và lớp 8.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Bảng hệ thống hoá kiến thức

 - Học sinh: Ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong SGK/151

 

doc 7 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 36 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 36 Tiết 133
Ngày soạn : 07/ 05/ 2011
Ngày dạy : 09/ 05/ 2011
TỔNG KẾT PHẦN VĂN ( Tiếp theo) 
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS nắm được trọng tâm: 
1. Kiến thức: 
Hệ thống kiến thức liên quan đến các văn bản văn học nước ngoài và văn bản nhật dụng đã học: giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm văn học nước ngoài và chủ đề chính của văn bản nhật dụng ở các bài đã học. . 
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu và nhận xét về các văn bản trên một số phương diện cụ thể. 
- Liên hệ để thấy được những nét gần gũi giữa một số tác phẩm văn học nước ngoài và văn học Việt Nam, giữa các tác phẩm văn học nước ngoài học ở lớp 7 và lớp 8. 
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên:	Bảng hệ thống hoá kiến thức
	- Học sinh: 	Ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong SGK/151
III. Lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn tập các văn bản văn học nước ngoài. 
- HS trình bày bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài đã học ở lớp 8 theo các cột: tên văn bản, tác giả, tên nước, thể loại, nội dung chủ yếu, đặc sắc nghệ thuật chủ yếu. 
- Gv nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh bảng thống kê. 
? Đọc thuộc lòng 2 đoạn văn ở 2 văn bản khác nhau, mỗi đoạn khoảng 10 dòng.? 
Hoạt động 2: Hướng dẫn hoc sinh ôn tập cụm văn bản nhật dụng. 
? Kế tên các văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8? 
? Nhắc lại chủ đề của 3 văn bản nhật dụng đó ? Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu mà mỗi văn bản sử dụng. ? 
I. Các văn bản văn học nước ngoài.
II. Cụm văn bản nhật dụng. 
I. Các văn bản văn học nước ngoài.
Stt
Tên vb
T.giả
( nước, châu)
Thể loại
Giá trị nội dung
Đặc sắc nghệ thuật
1
Cô bé bán diêm ( trích Tr.cổ tích) 
An đéc xen ( 1805- 1875) ( Đan Mạch, C.Âu) 
Truyện cổ tích 
Lòng thương cảm sâu sắc đối với 1 em bé ĐM bất hạnh chết cóng trên đường trong đêm giao thừa.
Nt kế chuyện cổ tích rất hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng ảo, tình tiết diễn biến hợp lí. 
2
Đánh nhau với cối xay gió ( trích tt Đ) 
Xéc van téc ( 1547- 1616) TBN- C. Âu
Tiểu thuyết phiêu lưu dài. 
Sự tương phản về mọi mặt giữa Đ và X. Cả 2 đều có những mặt tốt, đáng quí bên cạnh những mặt đáng trách, đáng cười biểu hiện trong chiến công đánh cối xay gió trên đường phiêu lưu. 
- Nt miêu tả và kể chuyện theo trật tự t.g và dựa trên sự đối lập ,tương phản, song hành của cặp n.v chính. 
- Giọng điệu hài hước, giễu nhại khi kể, tả về thầy trò nhà hiệp sĩ a. hùng nhưng cũng rất đáng thương. 
3
Chiếc lá cuối cùng 
O-hen-ri ( 1862 – 1910) 
Mỹ- C. Mỹ
Truyện ngắn hiện thực. 
T.y thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo. 
Nt đảo ngược tình huống 2 lần, h.ảnh chiếc lá cuối cùng. 
4
Hai cây phong
Ai-ma-tốp
( 1928 ) ( Ku-rơ-gư- xtan- Châu Á) 
Truyện ngắn 
T.y quê hương da diết gắn với câu chuyện 2 cây phong và thầy giáp Đuy sen thời thơ ấu của t.g. 
Miêu tả cây phong rất sinh động. Câu chuyện đậm chất hồi ức, ngòi bút đậm chất hội họa. 
5
Đi bộ ngao du
Ru-Xô ( Pháp) 
Tiểu thuyết
( Văn nghị luận) 
Bàn về lợi ích của đi bộ ngao du với lối sống tự do của con người , với quá trình học tập , hiểu biết và rèn luyện sức khỏe. 
Giải thích, chứng minh luận điểm bằng cách đã dẫn chứng trong những câu chuyện chân thật và hấp dẫn. 
II. Cụm văn bản nhật dụng. 
Stt
Tên vb
T.giả
( nước, châu)
Chủ đề
Đặc điểm thể loại, nghệ thuật
1
Thông tin Ngày Trái đất năm 2000
Theo tài liệu của sở khoa học công nghệ HN
Tuyên truyền, phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường trái đất – ngôi nhà chung của mọi người
Thuyết minh ( Giới thiệu, giải thích, phân tích, đề nghị)
2
Ôn dịch thuốc lá 
Theo Nguyễn Khắc Viện (Từ thuốc lá đến ma túy – Bệnh nghiện)
Giống như ôn dịch còn nguy hiểm hơn ôn dịch bởi vậy chống lại việc hút lá cúng phải có quyết tâm cao và triệt để hơn việc phòng chống ôn dịch. Vấn đề chống hút lá đã chở thành vấn đề VHXH quan trọng, thời sự và thiết thực của loài người
Giải thích và chứng minh bằng lý lẽ và những dẫn chứng cụ thể, sinh động gần giủ và hiển nhiên để cảnh báo mọi người. 
3
Bài toán dân số
Theo Thái An, Báo GD & T.Đại số 28, 1995
Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cảu sự phát triển của loài người
Từ câu chuyện bài toán cổ hạt thóc tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm
4. Củng cố
 - GV hệ thống toàn bài. 
 5. Dăn dò.
 - Chuẩn bị bài ôn tập phần tập làm văn
-----------------------------------------------------------------
Tuần 36 Tiết 134 
Ngày soạn : 07/ 05/ 2011
Ngày dạy : 09/ 05/ 2011
ÔN TẬP PHẦN TẬP LÀM VĂN 
I. Mục tiêu cần đạt: 
Giúp HS nắm được trọng tâm: 
1. Kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức và kĩ năng về văn bản thuyết minh, tự sự, nghị luận, hành chính. 
- Cách kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự ; miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận. 
2. Kĩ năng
- Khái quát, hệ thống hóa kiến thức về các kiểu văn bản đã học.
- So sánh, đối chiếu, phân tích cách sử dụng các phương thức biểu đạt trong các văn bản tự sự, thuyết minh, nghị luận, hành chính và trong tạo lập văn bản. 
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên:	Bảng hệ thống hoá kiến thức
	- Học sinh: 	Ôn tập theo hệ thống câu hỏi trong SGK/151
III. Lên lớp
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn tập về tính thống nhất của văn bản .
I. Ôn tập về tính thống nhất của văn bản.
? Em hiểu thế nào về tính thống nhất của 1 văn bản
- Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề của văn bản
? TTN của một văn bản thể hiện rõ nhất ở đâu ?
- Thể hiện trong chủ đề, trong TTN của văn bản
? Vậy chủ đề của văn bản là gì ?
- Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt
? Tính thống nhất của chủ đề được thể hiện ntn và có tác dụng gì ? 
- Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề trong nhan đề văn bản, trong các đề mục, trong mối quan hệ giữa các phần, các từ ngữ then chốt lặp đi lặp lại nhiều lần ?
- Tính thống nhất về chủ đề 
Hoạt động 2: Ôn tập về văn bản tự sự .
khi chỉ biểu đạt chủ đề xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác. TTN chủ đề còn được thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, các đoạn trong văn bản tất cả đều tập trung làm sáng tỏ và nổi bật chủ đề của văn bản.
II. Ôn tập về văn bản tự sự
? Thế nào là văn bản tự sự ?
- Văn bản tự sự là văn bản kể chuyện bằng ngôn ngữ văn xuôi, bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện, sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ và hành động trước mắt người đọc, như là nó đang xảy ra.
? Tóm tắt văn bản TS để làm gì?
- Tóm tắt văn bản TS giúp cho người đọc dễ dàng nắm được nội dung chủ yếu, hoặc để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu phân tích, bình giá
? Làm thế nào để TTVB TS có hiệu quả ?
- Muốn tóm tắt văn bản TS có hiệu quả, cầ
+ Đọc thật kĩ nhiều lần tp, phát hiện các đoạn mạch, các chi tiết chính, kể lại bằng lời của mình
+ Chú ý đến sự đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này làm cho câu chuyện, sv và nv thêm cụ thể, sinh động
Hoạt động 3: Ôn tập về văn thuyết minh .
III. Ôn tập về văn bản thuyết minh
? Thế nào là VB TM ?
- VB thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp tri thức, kiến thức về đặc điểm tính chất, nguyên nhân . của cách hđ và sv trong tự nhiên, XH bằng phương pháp trình 
? Có bao nhiêu kiểu đề bài TM, kiểu bài TM ? Có mấy phương pháp chủ yếu ?
bày, giới thiệu, giải thích
- Có 2 kiểu đề bài TM: đề bài mở về đề giới hạn phạm vi, mức độ đối tượng rõ ràng, có 6 phương pháp TM chủ yếu
? Có thể TM 1 đối tượng mà chưa bao giờ được nhìn thấy nó không ?
? Trong TM có thể và cần trí tưởng tượng, sáng tạo không ?
Hoạt động 4: Ôn tập phần văn nghị luận. 
? Hãy phân tích, phân biệt giữa luận điểm, luận cứ luận chứng. Vai trò của luận điểm trong bài văn NL ?
IV. Ôn tập văn bản nghị luận:
- Luận điểm: là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, làm sáng tỏ vấn đề cần biện luận
? Trong bài văn NL: 1 lđ phải sáng rõ, vững chắc có đủ căn cứ để chứng minh, góp phần làm rõ vấn đề, đặt trong mối tương quan với những luận điểm khác của bài văn NL
- Luận điểm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bài văn NL. Không có luận điểm, luận điểm mờ, yếu, bài văn NL sẽ không có xương sống, không có linh hồn, không có lí do tồn tại 
- Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng căn cứ để giải thích, cm luận điểm
- Luận chứng, quá trình lập luận, hướng dẫn, phân tích, cm làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm
? Trong bài văn NL, yếu tố biểu cảm, miêu tả, tự sự có vai trò ntn ?
- Yêu cầu HS phân tích yếu tố miêu tả biểu cảm trong một số văn bản: HTS Ý nghĩa vc ?
- Trong bài văn NL, các yếu tố biểu cảm, miêu tả dù cụ thể, sinh động, nồng nhiệt đến đâu vẫn không mang mục đích tự thân mà chỉ có thể và được phép phục vụ cho mạch lập luận, cho việc làm sáng tỏ luận điểm
Hoạt động 5 : Ôn tập văn bản điều hành 
V. Ôn tập văn bản điều hành
? Hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa 2 văn bản T2 và TB? 
- So sánh 2 văn bản T2 và TB
+ Giống: Cùng có tiêu ngữ, quốc hiệu, tên nhãn, địa điểm, nơi nhận nội dung, kí tên người viết
+ Khác nhau:
? Hãy nêu cách viết 2 văn bản ấy ?
. Văn bản t2: sự việc xảy ra rồi, của cấp dưới gởi cấp trên
. Văn bản thông báo: sự việc chưa xảy ra, của cấp trên gởi cấp dưới.
- Cách viết văn bản điều hành
+ Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Yêu cầu HS đọc lại 1 văn bản hoàn chỉnh (TT,TB)
+ Địa điểm, ngày tháng năm viết
+ Tên văn bản, nơi nhận
+ Nội dung, lời đề nghị, cam kết 
+ Kí tên
* Văn bản TB: tên cơ quan, đơn vị trực thuộc, nơi nhận (góc trái)
4 . Củng cố
 - GV hệ thống toàn bài. 
 5. Dăn dò.
 - Ôn bài tiết sau : Kiểm tra học kì 2.
-----------------------------------------------------------------
Tuần 36 Tiết 135, 136 
Ngày soạn:07/ 05/ 2011
Ngày dạy: 10/ 05/ 2011
KIỂM TRA HỌC KÌ II
Mục tiêu cần đạt
 Nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:
Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của cả 3 phần trong sgk ngữ văn 8, tập 2
Xem sét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần văn, tiếng Việt và tập làm văn của môn học ngữ văn trong một bài kiểm tra 
Rèn luyện tích độc lập suy nghĩ, tự giác trong làm bài kiểm tra.
 II. Chuẩn bị 
Thầy : Ra đề kiểm tra phù hợp với học sinh, xây dựng đáp án- biểu điểm rõ ràng.
Trò: Ôn tập theo hệ thống câu hỏi .
III. Lên lớp 
1.Ổn định tổ chức 
2.Kiểm tra bài cũ 
 3.Bài mới:
Hoạt động 1: GV phát đề ( đã phô tô ) cho từng học sinh
Hoạt đông 2: Gv hướng dẫn học sinh làm bài
Yêu cầu: + Đọc kĩ đề , xác định đúng yêu cầu của đề 
 + Lập dàn bài ra nháp và dựa vào dàn bài để viết bài văn hoàn chỉnh 
 + Trình bày theo bố cục 3 phần rõ ràng, đúng chỉnh tả, có sự liên kết , mạch lạc giữa các câu văn, đoạn văn.( đối với câu hỏi tập làm văn)
Hoạt động 3: Học sinh làm bài
Gv quan sát học sinh làm bài, xử lí các trường hợp vi phạm ( nếu có)
Hoạt động 4: Thu bài
4. Củng cố 
 Gv nhận xét thái độ làm bài của học sinh trong 2 tiết kiểm tra, uốn nắn kịp thời những hành vi không nghiêm túc khi làm bài (nếu có).
5.Dặn dò 
- Xem lại đề bài
- Soạn bài : “ Văn bản thông báo”. 
--------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuân 36.doc