Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 và 36

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 và 36

 Tiết 132:TỔNG KẾT PHẦN VĂN

 (Tiếp)

I.Mục tiêu

1. Kiến thức: HS củng cố hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và gia trị nghệ thuật của mỗi văn bản.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích, chứng minh

3.Thái độ : Yêu thích văn bản nghị luận.

II. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGV

- HS: Soạn bài.

III. Tiến trình dạy học

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài.

3. Bài mới.

Hoạt động 1: ( 20 phút) Lập bảng thống kê các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn 8.

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 765Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 35 và 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngaỳ soạn:11-4-2010
Ngày dạy: 28 -4 -2010
. 
 Tiết 132:Tổng kết phần văn
 (Tiếp) 
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: HS củng cố hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và gia trị nghệ thuật của mỗi văn bản. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích, chứng minh
3.Thái độ : Yêu thích văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV
- HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài.
3. Bài mới.
Hoạt động 1: ( 20 phút) Lập bảng thống kê các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn 8.
Số TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn
Chiếu
Phản ánh khát vọng của nhân dân về một đất nước độc lập, thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Kết cấu chặt chẽ, lập luận giàu sức thuyết phục, hài hoà tình lí: Trên thuận ý trời, dưới theo ý dân.
2 
Hịch tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
Hịch
Tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên( TK XIII) thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến quyết thắng, trên cơ sở đó, tác giả phê phán khuyết điểm của các tì tướng, khuyên bảo họ phải ra sức học tập binh thư, rèn quân .
Lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, đanh thép, tình cảm thống thiết, rung động lòng người sâu xa. Lời hịch trở thành mệnh lệnh của lương tâm.
3
Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi
Cáo
ý thức dân tộc và chủ quyền đã đợc phát triển tới độ cao, ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử. Kẻ xâm lược phản nhân nghĩa nhất định thất bại.
Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, xác thực, ý tứ rõ ràng sáng sủa và hàm súc, kết tinh cao độ tinh thần và ý thức dân tộc trong thời kì lịch sử dân tộc thật sự lớn mạnh. 
4
Bàn luận về phép học
Nguyễn Thiếp
Tấu
Quan điểm tiến bộ của tác giả về mục đích và tác dụng của việc học tập: Học là để làm người có đạo đức, có tri thức góp phần làm hưng thịnh đất nước. Muốn học tốt phải có phương pháp học, phải theo điều học mà làm.
Lập luận chặt chẽ, luận cứ rõ ràng. Sau kjhi phê phán những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong việc học, khẳng định quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn.
5 
Thuế Máu
Nguyễn ái Quốc
Phóng sự - chính luận
Bộ mặt giả nhân, giả nghĩa, thủ đoạn tàn bạo của chính quyền TD Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa tàn khốc.
Tư liệu phong phú, xác thực, tính chiến đấu cao, nghệ thuật trào phúng sắc sảo và hiện đại: Mâu thuẫn trào phúng, ngôn ngữ, giọng điệu giễu nhại.
6
Đi bộ ngao du
J. Ru – xô
Nghị luận nước ngoài
Đi bộ có ích lợi nhiều mặt. Tác giả là con người giản dị, quí trọng tự do và yêu thiên nhiên
Lí lẽ, dẫn chứng rút ra từ kinh nghiệm và cuộc sống của nhân vật, từ thực tiễn sinh động, thay đổi các đại từ nhân xưng
Hoạt động 2: ( 10 phút)
? Văn nghị luận là gì?
-> Là kiểu văn bản nêu ra những luận điểm rồi bằng những luận cứ, luận chứng làm sáng tỏ những luận điểm đó một cách thuyết phục. 
? Nêu những điểm khác nhau giữa nghị luận trung đại và nghị luận hiện đại?
Hoạt động 3 ( 10 phút)
? Nêu những nét giống nhau cơ bản về nội dung và hình thức của ba bài chiếu, hịch và cáo?
? Nêu những nét khác nhau cơ bản về nội dung và hình thức của ba bài chiếu, hịch và cáo?
Văn nghị luận.
*Nghị luận trung đại:
- Có những thể loại riêng: chiếu, cáo, hịch với kết cấu bố cục riêng.
- In đậm thế giới quan của người trung đại: tư tưởng mệnh trời, thần –chủ, tâm lí sùng cổ.
- Dùng nhiều điểm cố điển tích, hình ảnh ước lệ, câu văn biền ngẫu nhịp nhàng.
* Nghị luận hiện đại.
- Sử dụng những thể loại văn xuôI hiện đại: Tiểu thuyết, phóng sự, tuyên ngôn
- Cách viết giản dị, câu văn ngần lời nói thường, gần với đời sống thực.
3. Những nét giống và khác nhau cơ bản về nội dung tư tưởng và hình thức thể loại của các văn bản trong bài 22, 23, 24.
* Giống nhau: 
- Tư tưởng: ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước. Tinh thần dân tộc sâu sắc, lòng yêu nước nồng nàn.
- Hình thức thể loại: Văn bản nghị luận trung đại. Lí, tình kết hợp, chứng cứ dồi dào, đầy sức thuyết phục.
* Khác nhau:
- Bài chiếu là ý chí tự cường của đại Việt đang lớn mạnhthể hiện ở chủ trương dời đô.
- Bài hịch là tinh thần bất khuất, quyết chiến thắng quân xâm lược. 
- Bài cáo là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về một nước Đại Việt độc lập.
4.Củng cố 
? Tại sao Bình ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta?
5.Hướng dẫn về nhà 
? Làm câu hỏi 4 ( SGK T. 144)?
? Soạn bài: Tổng kết phần văn?
Ngaỳ soạn:11-4-2010
Ngày dạy: -4 -2010
. 
 Tiết 133:Tổng kết phần văn
 (Tiếp) 
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: HS củng cố hệ thống hoá những kiến thức cơ bản của cụm văn bản nghị luận đã học ở lớp 8, nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và gia trị nghệ thuật của mỗi văn bản. 
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp, so sánh, phân tích, chứng minh
3.Thái độ : Yêu thích văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV
- HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong bài.
3. Bài mới.
Hoạt động của thày và trũ
tg
Nội dung
Hoạt động 1
25’
 . Lập bảng thống kê tác phẩm văn học nước ngoài đã học ở lớp 8.
Số TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Giá trị nội dung
Giá trị nghệ thuật
1
Cô bé bán diêm
An- đéc -xen
Cổ tích Đan Mạch
Lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé Đan Mạch bất hạnh, chết cóng bên đường trong đêm giao thừa.
Kể chuyện cổ tích rất hấp dẫn, đan xen hiện thực và mộng ảo, tình tiết diễn biến hợp lí.
2
Đánh nhau với cối xay gió.
Xéc-van -téc
Tiểu thuyết Tây Ban Nha
Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn ki hô tê và Xan trô pan xa Cả 2 dều có những mặt tốt đáng quý nhưng cũng có điểm đáng trách, đáng cười biểu hiện trong chiến công đánh cối xay gió trên đường phiêu lưu..
- Miêu tả, kể theo trật tự thời gian, đối lập, tương phản, song hành, của cặp nhân vật chính.
- Giọng hài hước, giễu nhại,khi kể, tả về thầy trò nhà hiệp sĩ đáng thương.
3
Chiếc lá cuối cùng
O Hen-ri
Truyện ngắn tiếng Anh
Tình yêu thương cao cả giữa những nghệ sĩ nghèo. 
Nghệ thuật đảo ngược tình huống 2 lần, hình ảnh chiếc lá cuối cùng.
4
Hai cây Phong.
Ai –ma- tốp
Truyện ngắn tiếng Nga.
Tình yêu quê hương da diết gắn với câu chuyện hai cây Phong và thầy giáo Đuy – sen thời thơ ấu của tác giả.
Miêu tả cây phong rất sinh động, câu chuyện đậm chất hồi ức ngòi bút đậm chất hội hoạ.
Hoạt động 2: ( 15 phút) ). Lập bảng thống kê văn bản nhật dụng đã học ở lớp 8.
Số TT
Tên văn bản
Tác giả
Chủ đề
Đặc điểm thể loại, nghệ thuât
1
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Tài liệu của sở KHCN Hà Nội
Tuyên truyền phổ biến một ngày không dùng bao bì ni lông, bảo vệ môi trường trái đất.
Thuyết minh ( Giới thiệu, giải t5hích, phân tích, đề nghị)
2
Ôn dich thuốc lá
Nguyễn Khắc Viện
Giống như ôn dịch và òcn nguy hiểm hơn cả ôn dịch. Bởi vậy, chống lại việc hút thuốc là cũng phải có quyết tâm cao và triệt để hơn cả là việc phòng chống ôn dịch. Vấn đề chống hút thuốc lá đã trỏ thành vấn đề văn hoá, xã hội quan trọng, thời sự và thiết thực của loài người.
Giải thích và chứng minh bằng những lí lẽ và dẫn chứng cụ thể, sinh động, gần gũi và hiển nhiên để cảnh báo mọi người.
3
Bài toán dân số
Thái An
Hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu của sự phát triển loài người
Từ câu chuyện bài toán cổ hạt thóc, tác giả đưa ra các con số buộc người đọc phải liên tưởng và suy ngẫm.
4.Củng cố 
? Những văn bản nhật dụng giúp chúng ta nhận ra những vấn đề cấp bách nào của xã hội?
5.Hướng dẫn về nhà
? Soạn bài: Ôn tập tập làm văn?
Ngaỳ soạn:11-4-2010
Ngày dạy: -5 -2010
. 
 Tiết 134:
 ôn tập phần tập làm văn
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: Hệ thống hoá các kiến thức và kĩ năng phần tập làm văn đã học trong năm. Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự; kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hệ thống hoá, so sánh viết đoạn văn, phát triển đoạn văn theo kiểu loại, chủ đề. 
3.Thái độ : Yêu thích phân môn tập làm văn.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV
- HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong giờ
3. Bài mới.
Hoạt động của thày và trũ
tg
Nội dung
Hoạt động 1 
? Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất? 
? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào?
* Hoạt động nhóm.(7 phút)
- GV giao nhiện vụ: Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề của bài 2.
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét-> GV nhận xét.
? Thế nào là văn bản tự sự?
? Vì sao cần phải tóm tắt văn bản tự sự?
? Muốn tóm tắt một văn bản tự sự thì phải làm như thế nào? dựa vào những yêu cầu nào?
? Có mấy phương pháp thuyết minh, đó là những phương pháp nào?
? Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì?
? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hàng ngày?
? Muốn làm văn bản thuyết minh trước tiên ta phải làm gì?
? Hãy cho biết bố cụcthường gặp khi làm bài thuyết minh?
- Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh
-Thân bài: Trình bày cấu tạo, đặc điểm, lợi ích của đối tượng.
- Kết bài: Bày tỏ thái độ.
-> Bố cục mỗi kiểu bài thuyết minh lại có những đặc điểm riêng.
Hoạt động 4 
? Thế nào là luận điểm trong văn nghị luận ?
? Hãy nêu Ví dụ luận điểm và nói tính chất của nó?
? Phân biệt luận điểm, luận cứ, luận chứng? 
-> Trong bài văn nghị luận: một luận điểm phải sáng rõ, vững chắc, có đủ căn cứ để chứng minh, góp phần làm rõ vấn đề, đặt trong mối tương quan với những luận điểm khác của bài văn nghị luận.
? Vai trò của yếu tố miêu tả, biểu cảm, tự sự, trong văn nghị luận? 
10’
15’
10
10’’
I. Noi dung on tập
1-Tính thống nhất của văn bản : 
 - Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất của chủ đề của văn bản.
- Viết thành đoạn văn từ mỗi câu chủ đề sau.
- Em rất thích đọc sách
- .Mùa hè thật hấp dẫn.
2. Văn bản tự sự.
 - Là tái hiện lại câu chuyện, sự việc, nhân vật cùng suy nghĩ, hành động trước mắt người đọc như nó đang sảy ra.
- Văn bản tự sự tóm tắt ý chính cơ bản giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu.
* Tác dụng của tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm.
-> Làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn.
3. Văn bản thuyết minh.
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp lịêt kê.
- Phương pháp nêu ví dụ.
- Phương pháp dùng số liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân loại và phân tích.
- Muốn làm văn bản thuyết minh, trước hết người viết phải quan sát, tìm hiểu sự vật, hiện tượng cần thuyết minh, để tránh sa vào trình bày các biểu hiện không tiêu biểu, không quan trọng.
4. Văn nghị luận 
– Luận điểm : Là ý kiến, quan điểm, của người viết để làm rõ, làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận.
- Luận cứ: Là lí lẽ, dẫn chứng, căn cứ để giải thích , chứng minh luận điểm.
- Luận chứng: Quá trình lập luận, dẫn dắt phân tích, chứng minh làm sáng tỏ, bảo vệ luận điểm.
- Yếu tố tự sự ,miêu tả, biểu cảm làm cho bài văn chặt chẽ, sinh động.
4.Củng cố
?Thế nào là văn bản nghị luận? Thế nào là văn bản thuyết minh, 
5.Hướng dẫn về nhà (1 phút )
? Ôn tập chuẩn bị thi học kì II?
Ngaỳ soạn:11-4-2010
Ngày dạy: -4 -2010
. Tiết 135:Văn bản thông báo
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: HS hiểu được những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng qui cách.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với các văn bản tường trình, báo cáo bước đầu viết văn bản thông báo đưn giản đúng quy cách. 
3.Thái độ : Yêu thích phân môn tập làm văn.
II. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV
- HS: Soạn bài.
III. Tiến trình dạy học 
1. ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới.
Hoạt động của thày và trũ
tg
Nội dung
Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu đặc điểm của văn bản thông báo.
? Gọi HS đọc văn bản
? Trong văn bản trên, ai là người phải viết bản thông báo, ai là người nhận thông báo? 
? Mục đích thông báo là gì?
? Nội dung thông báo thường là gì?
? Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo? 
? Hãy nêu một số trường hợp cần phải viết thông báo trong quá trình học tập và sinh hoạt ở trường? 
-> Thông báo của Đội, Đoàn, Trường THCS, các hoạt động khác có liên quan đến đối tượng học sinh THCS.
? Qua tìm hiểu em hiểu văn bản thông báo là gì? 
Hoạt động : HDHS tìm hiểu cách làm văn bản thông báo.
? Trong các tình huống, tình huống nào cần phải viết thông báo và thông báo cho ai?
? Văn bản thông báo gồm mấy phần? 
-> Ba phần: Mở đầu, nội dung, kết thúc.
? Phần mở đầu cần ghi những gì? 
? Phần nội dung cần có nội dung gì? 
? Phần kết thúc như thế nào? 
? Khi viết văn bản thông báo cần chú ý những gì? 
* Chú ý: 
- Tên văn bản cần viết chữ in hoa cho nổi bật.
- Giữa các phần quốc hiệu, tiêu ngữ, địa điểm thời gian, tên văm bản cần cách nhau một dòng.
- Khi viết cần cân đối trang giấy.
Hoạt động : HDHS luyện tập.
15’
10’
I.Bài học
Đặc điểm của văn bản thông báo.
a.Ví dụ.
- Đọc văn bản 1, 2.
. Nhận xét. 
- Người viết thông báo : phó hiệu trưởng (1), liên đội trưởng (2).
- Người nhận: GVCN (1), các chi đội (2).
- Mục đích: GVCN, các chi đội biết để thực hiện, tham gia.
- Nội dung: Là những thông tin cụ thể, (Từ phía cơ quan, đoàn thể, người tổ chức cho những người dưới quyền, người quan tâm biết.)
- Thể thức: Tuân thủ theo thể thức hành chính, ( Tên cơ quan, số công văn, tiêu ngữ, tên văn bản, người nhận ,người gửi, chức vụ).
b-Ghi nhớ:Sgk
2. Cách làm văn bản thông báo. 
1. Tình huống cần làm văn bản thông báo.
- Tình huống b, c cần viết bản thông báo( nếu có đại biểu thì cần phải có giấy mời 
2. Cách làm văn bản thông báo.
* Phần mở đầu.
- Tên cơ quan chủ quản, đơn vị trực thuộc( góc trên bên trái).
- Quốc hiêuh, tiêu ngữ ( góc trên bên phải)
- Địa điểm thời gian làm thông báo ( góc bên phải).
- Tên văn bản ( ghi chính giữa)
* Nội dung thông báo.
- Là những thông tin cụ thể cần thông báo.
* Phần kết thúc.
- Nơi nhận ( ghi phía dưới bên trái)
- Kí tên, họ tên, chức vụ của người thông báo.
* Ghi nhớ : SGK (T.136)
II.Luyện tập.
- Viết văn bản thông báo dựa vào một tình huống trong các tình huống mục II. 
4.Củng cố 
? Thế nào là văn bản thông báo?
5.Hướng dẫn về nhà 
? Viết văn bản thông báo cho việc chuẩn bị đại đội chi đội?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 35+36.doc