A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8 nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản.
B/ CHUẨN BỊ
- Các tác phẩm đã học.
C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
I. ỔN ĐỊNH
II. KIỂM TRA
III. BÀI MỚI
a/ Giới thiệu bài
b/ Tổ chức hoạt động
Hoạt động 1 : Lập bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài đã học ở lớp 8.
TUẦN 35 Tiết 137 : Tổng kết phần Văn Tiết 138 : Ôn tập lam văn Tiết 139, 140 : Kiểm tra Tổng hợp cuối năm Tiết : 137 Ngày soạn : 24/4/2010 Môn : Tổng kết phần Văn A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh củng cố, hệ thống hóa kiến thức văn học của cụm văn bản nghị luận được học ở lớp 8 nhằm làm cho các em nắm chắc hơn đặc trưng thể loại, đồng thời thấy được nét riêng độc đáo về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của mỗi văn bản. B/ CHUẨN BỊ Các tác phẩm đã học. C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ỔN ĐỊNH KIỂM TRA BÀI MỚI a/ Giới thiệu bài b/ Tổ chức hoạt động Hoạt động 1 : Lập bảng thống kê các văn bản văn học nước ngoài đã học ở lớp 8. TT Văn bản Tác giả Tên nước Thế kỉ Thể loại Nội dung chủ yếu Nghệ thuật đặc sắc 1 Cô bé bán diêm An-đéc-xen Đan Mạch 19 - Nghệ thuật kể chuyện đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng. - Tình tiết diễn biến hợp lý. 2 Đánh nhau với cối xay gió Xec – van tét Tây Ban Nha 16-17 - Đôn ki hô tê thật nực cười nhưng cơ bản có những phẩm chất đáng quý. - Xan – chô Pan xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách. - Xây dựng cặp nhân vật tương phản. 3 Chiếc lá cuối cùng O Henri Mỹ 18-19 Truyện - Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. - Nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần. 4 Hai cây phong Ai – ma tôp Cư rơ gư xtan (Liên Xô) 20 - Truyện truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và lòng xúc động đặc biệt vì đấy là hai cây phong gắn với câu chuyện về thầy Đuy sen, người đã vun từng ước mơ, hi vọng cho những học trò nhỏ của mình. - Miêu tả sinh động. 5 Đi bộ ngao du Ru xô Pháp 18 - Thể hiện rõ Ru xô là một con người giản dị quý trọng tự do và yêu thiên nhiên. - Lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục. 6 Ông Giuốc đanh mặc lễ phục Môlie Pháp 17 - Khắc họa tài tình tính cách lố lăng của một tay trưởng giả muốn học đòi làm sang, gây nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả. - Xây dựng tình huống. - Khắc họa tính cách nhân vật. Hoạt động 2 : Chọn học thuộc lòng hai đoạn ở hai văn bản khác nhau, mỗi đoạn khoảng 10 dòng. HS chọn. Hoạt động 3 : Chủ đề của 3 văn bản nhật dụng. Chỉ ra phương thức biểu đạt chủ yếu. a/ Văn bản : Thông tin về ngày Trái đất năm 200. + Chủ đề : Nêu tác hại việc dùng bao bì nilon, lợi ích của việc giảm bớt chất thải nilon – ý thức bảo vệ môi trường. + Phương thức : b/ Văn bản : Ôn dịch thuốc lá : Thuốc lá gây tác hại nhiều mặt đối với cuộc sống gia đình và xã hội - Cần phải có quyết tâm cao và biện pháp triệt để trong việc phòng chống. + Phương thức : c/ Văn bản : Bài toán dân số. + Chủ đề : Sự gia tăng dân số. + Phương thức. CỦNG CỐ DẶN DÒ Chuẩn bị “Kiểm tra tổng hợp cuối năm”. Tiết : 138 Ngày soạn : Môn : Ôn tập phần Tập làm văn A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp học sinh : Hệ thống hóa các kiến thức và kỹ năng phần Tập làm văn đã học trong năm. Nắm chắc khái niệm và biết cách viết văn bản thuyết minh, biết kết hợp miêu tả biểu cảm trong tự sự, kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm trong nghị luận. B/ CHUẨN BỊ C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ỔN ĐỊNH KIỂM TRA BÀI MỚI a/ Giới thiệu bài b/ Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV Hoạt động của HS ND HĐ CHÍNH HĐ1: Ôn lý thuyết. - Vì sao một văn bản cần có tính thống nhất? - Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những mặt nào? HĐ2: Ôn kỹ năng. - Cho hai câu như đề ở sgk. - Viết đoạn văn từ mỗi câu chủ đề. - Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? - Muốn tóm tắt một văn bản tự sự thì phải làm như thế nào? Phải dựa vào những yêu cầu nào? - Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm cần chú ý những gì? - Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm có tác dụng như thế nào? - Viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm cần chú ý những gì? - Văn bản thuyết minh có những tính chất như thế nào và có những lợi ích gì? Hãy nêu các văn bản thuyết minh thường gặp trong đời sống hằng ngày? - Muốn làm văn bản thuyết minh trước tiên ta phải làm gì? - Hãy cho biết những phương pháp cần dùng để thuyết minh sự vật? Nêu ví dụ về các phương pháp ấy? - Hãy cho biết bố cục thường gặp khi làm bài thuyết minh + Một đồ dùng. + Cách làm một sản phẩm nào đó. + Một di tích danh lam thắng cảnh + Một loài động vật, thực vật. + Một hiện tượng tự nhiên. - Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận? Hãy nêu ví dụ về một luận điểm và nói các tính chất của nó? - Văn bản nghị luận có thể vận dụng kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm như thế nào? Hãy nêu một ví dụ về sự kết hợp đó? - Thế nào là văn bản tường trình, văn bản thông báo? - Hãy phân biệt mục đích và cách viết hai loại văn bản đó? - Viết đoạn văn. - Ghi lại nội dung chính của chúng. - Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần đọc kỹ để hiểu đúng chủ đề văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý, sau đó viết thành văn bản tóm tắt. - Các yếu tố miêu tả và biểu cảm làm cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn. - Thuyết minh về một di tích, một đồ dùng... - Quan sát, tìm hiểu sự vật hiện tượng cần thuyết minh, nắm bắt được bản chất, đặc trưng của chúng. - Phương pháp : Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân tích phân loại. +Luận điểm trong bài văn nghị luận là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương mà người viết nêu ra ở trong bài. + Tính chất: Luận điểm cần phải chính xác rõ ràng, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ để làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra. - Vận dụng làm yếu tố phụ trợ. - Tường trình là loại văn bản trình bày thiệt hại hay mức độ trách nhiệm của người tường trình trong các sự việc xảy ra gây hậu quả cần phải xem xét. + Thông báo (sgk). Câu 2. Câu 3. Câu 4. Câu 5. Câu 6. Câu 7. Câu 9. Câu 10. Câu 11. CỦNG CỐ DẶN DÒ Chuẩn bị “Trả bài kiểm tra tổng hợp”. **************************************** Tiết : 135, 136 Ngày soạn : Môn : Ngày giảng : Kiểm tra tổng hợp cuối năm A/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Nhằm đánh giá : Khả năng vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của cả ba phần : Văn, tiếng Việt và Tập làm văn của môn Ngữ Văn trong một bài kiểm tra. Năng lực vận dụng các phương thức tự sự kết hợp với miêu tả biểu cảm, phương thức thuyết minh và lập luận trong một bài văn. Nhưng trọng tâm của HKII là nội dung văn thuyết minh và văn lập luận cùng các kỹ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài văn. B/ CHUẨN BỊ Đề cương ôn tập Học kỳ. C/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ỔN ĐỊNH KIỂM TRA BÀI MỚI Hoạt động 1 : Đề và yêu cầu chung (Sở GD ra đề và đáp án). Hoạt động 2 : Học sinh làm bài. CỦNG CỐ DẶN DÒ Chuẩn bị Chương trình địa phương (Phần TV). ****************************************
Tài liệu đính kèm: