Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Quang Trung

Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Quang Trung

TỔNG KẾT PHẦN VĂN

I. Mục tiêu cần đạt.:

 Giúp h/s nắm được trọng tâm:

1. Kiến thức:

- Một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản như chủ đề, đề tài , nội dung yêu nước , cảm hứng nhân văn.

- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản.

- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ.

- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới.

2. Kĩ năng:

 - Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể.

- Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học.

II. Chuẩn bị.

- Soạn bài

- Phương tiện: sgk, chuẩn kiến thức

- Phương pháp dạy: tích hợp (nêu vấn đề, vấn đáp-tìm tòi).

 

doc 10 trang Người đăng haiha30 Lượt xem 760Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 8 - Tuần 34 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 34 Tiết 125
Ngày soạn: 23/ 04/ 2011
Ngày dạy: 26/ 04/2011
TỔNG KẾT PHẦN VĂN
I. Mục tiêu cần đạt.:
 Giúp h/s nắm được trọng tâm: 
Kiến thức: 
- Một số khái niệm liên quan đến đọc- hiểu văn bản như chủ đề, đề tài , nội dung yêu nước , cảm hứng nhân văn.
- Hệ thống văn bản đã học, nội dung cơ bản và đặc trưng thể loại thơ ở từng văn bản. 
- Sự đổi mới thơ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 trên các phương diện thể loại, đề tài, chủ đề, ngôn ngữ. 
- Sơ giản về thể loại thơ Đường luật, thơ mới. 
2. Kĩ năng:
 - Khái quát, hệ thống hóa, so sánh, đối chiếu các tư liệu để nhận xét về các tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể. 
- Cảm thụ, phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của một số tác phẩm thơ hiện đại đã học. 
II. Chuẩn bị.
- Soạn bài
- Phương tiện: sgk, chuẩn kiến thức
- Phương pháp dạy: tích hợp (nêu vấn đề, vấn đáp-tìm tòi).
III. Lên lớp
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài học.
3)Bài mới:
* Hoạt động 1 :
I.Phần thống kê các tác phẩm.
TÊN VĂN BẢN
TÁC GIẢ
THỂ LOẠI
NỘI DUNG CƠ BẢN
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu
Bát cú 
Đường luật
Phẩm chất kiên cường của người sĩ phu yêu nước.
Đập đá ở Côn Lôn
Phan Châu Trinh
Bát cú 
Đường luật
Lòng yêu nước và ý chí quyết tâm đánh tan kẻ thù xâm lược
Muốn làm thằng Cuội
Tản Đà
Bát cú 
Đường luật
Nỗi buồn người thi sĩ trong đêm trung thu muốn theo giấc mộng thoát li.
Hai chữ nước nhà
Trần Tuấn Khải
Lục bát
Lời tâm sự của tác giả về nỗi nhục mất nước và kêu gọi nhân dân đấu tranh giành độc lập.
Nhớ rừng
Thế Lữ
Tự do
Mượn lời con hổ bị giam cầm diễn tả tâm sự nỗi buồn cảnh mất tự do.
Ông Đồ
Vũ Đình Liên
Ngũ ngôn
Ong Đồ trước thời đại tàn và niềm hoài cổ của tác giả.
Qquê hương
Tế Hanh
Bảy chữ
Nỗi nhớ quê hương qua hình ảnh một làng chài ven biển.
Khi con tu hú
Tố Hữu
Lục bát
Nỗi uất ức của người cách mạng bị tù đày trong ngục tối khát khao cuộc sống tự do bên ngoài.
Tức cảnh Păc Bó
Hồ Chí Minh
Tứ tuyệt
Niềm lạc quan của người chiến sĩ cách mạng vượt mọi khó khăn để làm cách mạng.
Ngắm trăng
Hồ Chí Minh
Tứ tuyệt
Cảnh ngục tù không ngăn nổi niềm yêu thiên nhiên tha thiết của Bác
Đi đường
Hồ Chí Minh
Tứ tuyệt
Bài hoc về đường đời,đường cách mạng và việc đi đường của mỗi con người.
Chiếu dời đô
Lí Công Uẩn
Văn xuôi
Diễn tả suy nghĩ của Vua trước khi dời đô từ Hoa Lư về Đại La.
Hịch Tướng sĩ
Trần Quốc Tuấn
Văn xuôi
Kêu gọi tướng sĩ luyện tập binh đao chuẩn bị kháng chiến đánh giậc Nguyên Mông.
Nước Đại Việt ta
Nguyễn Trãi
Văn xuôi
Niềm tự hào dân tộc và khảng định lập trường chính nghĩa của dân tộc ta.
Thuế máu
Nguyễn Ai Quốc
Truyện ngắn
Bản án tố cáo Thực dân Pháp với những thủ đoạn bóc lột dã man người dân thuộc địa.
* Hoạt động 2 :
II.Phân biệt Thơ mới-thơ cũ.
Gv:Thơ mới và Thơ cũ khác nhau ở chỗ nào về hình thức nghệ thuật?
4.Củng cố : GV hệ thống bài
5.Dặn dò : Hướng dẫn HS học bài, và chuẩn bị bài mới
-------------------------------------------------------
Tuần 34 Tiết 126
Ngày soạn : 23/ 04/ 2011
Ngày dạy : 27/ 04/ 2011
ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT HỌC KÌ II
I. Mục tiêu cần đạt.:
Giúp h/s nắm vững trọng tâm :
1. Kiến thức : 
-Các kiểu câu :,Nghi vấn,Cầu khiến,Cảm thán, Trần thuật, phủ định.
-Các kiểu hành động nói:Trình bày,hỏi,điều khiển,hứa hẹn,bộc lộ cảm xúc.
- Cách thức thực hiện hành động nói bằng các kiểu câu khác nhau. 
2. Kĩ năng : 
- Sử dụng các kiểu câu phù hợp với hành động nói để thực hiện nhằm mục đích giao tiếp khác nhau.
- Lựa chọn trật tự từ phù hợp để tạo câu có sắc thái khác nhau trong giao tiếp và làm văn
II. Chuẩn bị.
Soạn bài
Phương tiện : sgk, chuẩn kiến thức...
Phương pháp : nêu vấn đề, gợi mở, thảo luận nhóm. 
III. Lên lớp.
1) Ổn định tổ chức
2) Kiểm tra bài cũ: 
? Hãy kể các kiểu câu đã học? Cho ví dụ?
3)Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh ôn tập về các kiểu câu. 
? Cho biết các kiểu câu phân loại theo mục đích nói ? ( Đặc điểm hình thức, chức năng ) 
- HS trả lời nhanh. 
- Gv treo bảng phụ . 
Stt
Kiểu câu
Đặc điểm hình thức
Chức năng
1
Câu nghi vấn
-Có những từ nghi vấn 
( ai, gì, nào, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu, à, ư, hả, chứ, hoặc có từ hay ( nối các vế có quan hệ lựa chọn).
- Khi viết, kết thúc bằng dấu chấm hỏi. 
- Chức năng chính: dùng để hỏi.
- Chức năng khác: cầu khiến, khẳng định, phủ định, đe dọa. 
( Nếu không dùng để hỏi thì trong 1 số trường hợp câu nghi vấn có thể kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng) 
2
Câu cầu khiến
- Có những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ,..đi, thôi, nàohay ngữ điệu cầu khiến. 
- Khi viết thường kết thúc = dấu chấm than nhưng khi ý cầu khiến không được nhấn mạnh thì có thể kết thúc bằng dấu chấm. 
Dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo,
3 
Câu cảm thán
- Có những từ ngữ cảm thán như : ôi, than ôi, hỡi ơi, chao ơi ( ôi), trời ơi; thay, 
- Xuất hiện chủ yếu trong ngôn ngữ nói hàng ngày và trong văn chương. Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than.
Dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói ( người viết) 
4
Câu trần thuật 
- Câu trần thuật không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán. 
- Khi viết, thường kết thúc bằng dấu chấm, nhưng đôi khi nó có thể kết thúc bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm lửng. 
- Chức năng chính: thường dùng để kể, thông bào, miêu tả, 
- Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tình cảm, cảm xúc( vốn là chức năng chính của những kiểu câu khác) 
5
 Câu phủ định
- Là câu có những từ ngữ phủ định như : không, chẳng, chả, chưa, không phải ( là), chẳng phải ( là), đâu có phải ( là) , đâu ( có)
- Dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó ( câu phủ định miêu tả) 
- Phản bác 1 ý kiến, một nhận định ( câu phủ định bác bỏ). 
Bài 1, 2, 3 : HS đọc bài tập 1, 2, 3 – xđ yêu cầu. 
- 3 hs lên bảng làm bài tập
- Nhận xét, gv sửa chữa. 
Bài 4: HS đọc bài 4- xđ yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm làm bài tập. 
- Đại diện nhóm trình bày- nhận xét nhau.
- GV sửa chữa. 
Hoạt động 2: Ôn tập về Hành động nói. 
? Hành động nói là gì? 
- Hành động nói là hành động được thực hiện bằng lời nối nhằm mục đích nhất định. 
? Một số kiểu hành động nói thường gặp ? 
- Hỏi
- Trình bày ( báo tin, kết, tả, nêu ý kiến, dự đoán)
- Điều khiển ( cầu khiến, đe dọa, thách thức,) 
- Hứa hẹn, bộc lộ cảm xúc.
? Cách thức thực hiện hành động nói ? 
Mỗi hành động nói có thể thực hiện bằng kiểu câu có chức năng chính phù hợp với hành động đó ( cách dùng trực tiếp) hoặc bằng kiểu câu khác ( cách dùng gián tiếp
Bài 1 +2 : ? Xác định hành động nói của những câu đã cho ? Xếp các câu vào bảng tổng kết theo mẫu đã cho. 
GV treo bảng phụ ( bảng 1+ 2) – HS điền trên bảng phụ. 
Bài 3:Học sinh viết rồi xác định mục đích của hành động nói.( làm ở nhà) 
Hoạt động 3: Ôn tập về trật tự từ trong câu. 
Bài 1, 2 : ? Đọc và nêu yêu cầu bài tập ?
- HS làm bài tập theo ý kiến cá nhân. 
- Gv nhận xét, bổ sung. 
Bài 3: ? Câu nào mang tính nhạc rõ hơn. 
-Làm bài tập 3,chuẩn bị bài tiếp theo
I. Các kiểu câu.
Bài 1: 3 câu văn đều là câu trần thuật.
- Câu 1: trần thuật ghép, vế 1 có dạng câu phủ định. 
- Câu 2: Trần thuật đơn. 
- Câu 3: trần thuật ghép, vế 2 có dạng câu phủ định. 
Bài 2: Câu nghi vấn: 
-Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những gì che lấp mất?
- Những gì có thể che lấp mất cái bản tính tốt của người ta ? 
- Cái bản tính tốt của người ta có thể bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất không? 
Bài 3: Câu cảm thán. 
Bông hoa này đẹp quá,các bạn ơi!
Bài 4:
a)Trần thuật 1,3,6.Cầu khiến 4.Nghi vấn 2,5,7.
b) Câu nghi vấn để hỏi:câu 7.
c) Câu nghi vấn 2, 5 không dùng để hỏi 
( câu 2: bộc lộ sự ngạc nhiên về lão Hạc “ cụ” nói về những chuyện chỉ có thể xảy ra trong tương lai xa , chưa thể xảy ra trước mắt. 
Câu 5: giải thích ( trình bày) cho đề nghị nêu ở câu 4, theo qđ của người nói “ ông giáo” và cũng là lẽ thông thường thì ko có lí do gì mà lại nhịn đói để dành tiền. 
II.Hành động nói.
Bài 1 : Xác định hành động nói. 
-Câu 1: Kể.Câu 2: Bộc lộ cảm xúc.Câu 3: Nhận định.Câu 4: Đề nghị.Câu 5:Giải thích: Câu 6:Phủ định bác bỏ. Câu 7:Hỏi.
Bài 2: 
Stt
Kiểu câu
Hđ nói được thực hiện
Cách dùng
1
Trần thuật
Kể
Trực tiếp
2
Nghi vấn
Bộc lộ cảm xúc.
Gián tiếp
3
Cảm thán
Nhận định
Gián tiếp
4
Cầu khiến
Đề nghị
Trực tiếp
5
Nghi vấn
Giải thích
Gián tiếp
6
Phủ định 
Phủ định bác bỏ
Trực tiếp
7
Nghi vấn
Hỏi
Trực tiếp
III.Lựa chọn trật tự từ trong câu.
Bài 1 : Giải thích lí do sắp xếp trật tự từ. 
Các trạng trái và hoạt động của sứ giả xếp theo đúng thứ tự xuất hiện và thực hiện: thoạt tiên là tâm trạng kinh ngạc, sau đó mừng rỡ và cuối cùng là về tâu vua. 
Bài 2: Tác dụng của việc sắp xếp các từ ngữ in đậm ở đầu câu: 
a) Nối kết câu
b) Nhấn mạnh ( làm nổi bật) đề tài của câu nói. 
Bài 3: Câu a mang tính nhạc rõ hơn vì: 
- Đặt “ man mác” trước “ khúc nhạc đồng quê” gợi cảm xúc mạnh hơn. 
- Kết thúc thanh bằng “ quê” có độ ngân hơn kết thúc thanh trắc “ mác”. 
4. Củng cố : GV hệ thống bài
5. Dặn dò: Hướng dẫn HS học bài và chuẩn bị bài mới
--------------------------------------------------------------------
Tuần 34 Tiết 127
Ngày soạn : 23/ 4 / 2011
Ngày dạy : 28/ 04/ 2011
Tập làm văn : VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
I. Mục tiêu cần đạt.:
Giúp h/s nắm được trọng tâm :
1. Kiến thức :
- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính
- Mục đích, yêu cầu và qui cách làm một văn bản tường trình. 
2. Kĩ năng : 
- Nhận diện và phân biệt văn bản tường trình với các văn bản hành chính khác. 
- Tái hiện lại một sự việc trong văn bản tường trình. 
II. Chuẩn bị.
- Soạn bài
- Phương tiện : sgk, chuẩn kiến thức...
- Phương pháp dạy: tích hợp (nêu vấn đề, đàm thoại).
III. Lên lớp
1) Ổn định tổ chức. 
2) Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3) Bài mới :
	Hoạt động của thầy và trò	
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của văn bản tường trình.
Gọi HS đọc văn bản SGK.
? Trong các văn bản trên ai là người phải viết bản tường trình 
? Viết cho ai? 
? Viết nhằm mục đích gì?
-VB 1:HS Phạm Việt Dũng viết gửi cho cô giáo về việc lí do nộp bài chậm.
-VB 2: HS Vũ Ngọc Kí viết gửi cho Thầy Hiểu trưởng về việc mất xe đạp.
? Nội dung văn bản có gì đáng chú ý?
-Có các qui định bắt buộc ở phần đầu và cuối văn bản.
? Người viết văn bản cần có thái độ như thế nào?
-Trình bày sự việc phải khách quan đúng sự thật.
? Nêu đặc điểm của văn bản tường trình ?
? Trong các tình huống ở bài 2 tình huống nào cần viết bản tường trình?
-a) Viết gửi cho cô giáo chủ nhiệm lớp.
-b) Viết gửi cho cô giáo dạy bộ môn hoặc nhà trường.
-c)Viết gửi cho cô giáo chủ nhiệm lớp.
-d)Viết gửi cho công an hoặc chính quyền.
* Hoạt động 2 :
? Hãy trình bày cách làm văn bản tường trình?
-Quốc hiệu,tiêu ngữ.
-Địa điểm thời gian làm tường trình.
-Tên văn bản.
-Người hoặc cơ quan nhận tường trình.
-Nội dung tường trình.
-Lời đề nghị hoặc cam đoan.
-Chữ kí của người viết.
? Khi viết cần chú ý gì để văn bản được trang trọng?
-Tên văn bản viết chữ in hoa,giữa mỗi phần nên chừa khoảng cần thiết để dễ phân biệt,không viết sát lề trái.
I.Đặc điểm của văn bản tường trình.
1/ Ví dụ :
-VB1: HS Phạm Việt Dũng viết gửi cho cô giáo về việc lí do nộp bài chậm.
-VB 2: HS Vũ Ngọc Kí viết gửi cho Thầy Hiểu trưởng về việc mất xe đạp.
-Có các qui định bắt buộc ở phần đầu và cuối văn bản.
-Trình bày sự việc phải khách quan đúng sự thật.
2/ Kết luận : 
 Ghi nhớ SGK
II.Cách làm văn bản tường trình.
-Quốc hiệu,tiêu ngữ.
-Địa điểm thời gian làm tường trình.
-Tên văn bản.
-Người hoặc cơ quan nhận tường trình.
-Nội dung tường trình.
-Lời đề nghị hoặc cam đoan.
-Chữ kí của người viết.
-Tên văn bản viết chữ hoa,giữa mỗi phần nên chừa khoảng cần thiết để dễ phân biệt
4. Củng cố
 - GV hệ thống toàn bài. 
5 .Dăn dò.
 - Học bài và chuẩn bị baì ôn tập.
-------------------------------------------------------------------
Tuần 34 Tiết 128
Ngày soạn : 23/ 04 / 2011
Ngày dạy : 28/ 04/ 2011
LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN TƯỜNG TRÌNH
I. Mục tiêu cần đạt.:
Giúp h/s được trọng tâm : 
1. Kiến thức : 
- Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính
- Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của văn bản tường trình. 
2. Kĩ năng :
- Nhận biết rõ hơn tình huống cần viết văn bản tường trình.
- Quan sát và nắm được trình tự sự việc để tường trình. 
II. Chuẩn bị.
Soạn bài
Phương tiện : sgk, chuẩn kiến thức
Phương pháp : gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận nhóm. 
III. Lên lớp.
1) Ổn định tổ chức.
2) Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là văn bản tường trình ?Cho ví dụ?
3)Bài mới:
	Hoạt động của thầy và trò	
Phần ghi bảng
*Hoạt động 1 :
?Hãy trình bày mục đích viết tường trình?
-Trình bày mức độ thiệt hại hay trách nhiệm của mình trong sự việc sảy ra để cơ quan hay người có thẩm quyền giải quyết.
? Hãy nêu bố cục một bản tường trình?
-Quốc hiệu,tiêu ngữ.
-Địa điểm thời gian làm tường trình.
-Tên văn bản.
-Người hoặc cơ quan nhận tường trình.
-Nội dung tường trình.
-Lời đề nghị hoặc cam đoan.
-Chữ kí của người viết.
* Hoạt động 2 :
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1,2.
- Thảo luận nhóm.
I.Ôn tập phần lí thuyết.
-Trình bày mức độ thiệt hại hay trách nhiệm của mình trong sự việc sảy ra để cơ quan hay người có thẩm quyền giải quyết.
Bố cục:
-Quốc hiệu,tiêu ngữ.
-Địa điểm thời gian làm tường trình.
-Tên văn bản.
-Người hoặc cơ quan nhận tường trình.
-Nội dung tường trình.
-Lời đề nghị hoặc cam đoan.
-Chữ kí của người viết.
II.Luyện tập.
Bài 1:
a)Viết bản kiểm điểm.
b)Viết bản báo cáo xây dựng kế hoạch.
c)Viết bản báo cáo thành tích.
Bài 2:
-Sự việc phòng ở khu nội trú vỡ kính cửa.
-Mất quần áo tư trang.
Bài 3 : Viết một bản tường trình.
4. Củng cố : GV hệ thống toàn bài. 
5.Dăn dò. - Học bài, tiết sau trả bài kiểm tra văn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 34.doc